TỈnh ủy quảng nam số 2107-QĐ/tu đẢng cộng sản việt nam



tải về 35.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích35.89 Kb.
#15187


TỈNH ỦY QUẢNG NAM

*

Số 2107-QĐ/TU




ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM




Tam Kỳ, ngày 16 tháng 01 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

ban hành Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng,

chính quyền các cấp tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý

xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; đối thoại trực tiếp giữa

người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân

______

- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”;

- Căn cứ Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015;

- Theo đề nghị của Ban Dân vận Tỉnh ủy,

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân”.

Điều 2. Các cấp ủy đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và được phổ biến đến chi bộ.

Nơi nhận: T/M BAN THƯỜNG VỤ

- Ban Bí thư Trung ương Đảng, PHÓ BÍ THƯ

- Ban Dân vận Trung ương (HN-ĐN),

- Các đồng chí Tỉnh ủy viên,

- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, (đã ký)

- HĐND, UBND tỉnh,

- Các sở, ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể tỉnh,

- Các huyện, thành ủy và đảng ủy trực thuộc,

- Lưu Văn phòng Tỉnh ủy. Nguyễn Ngọc Quang

QUY ĐỊNH

trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tiếp thu

góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội

và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền;

đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng,

chính quyền các cấp với nhân dân

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2153-QĐ/TU,

ngày 16 tháng 01 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)

________
I- Quy định chung



1- Quy định này hướng dẫn Điều 7 và Điều 12 về phương pháp góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Quy định về việc “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” ban hành kèm theo Quyết định số 218-QĐ/TW, cụ thể: Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp (gọi tắt là tổ chức) tiếp thu ý kiến góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp (gọi tắt là cá nhân) với nhân dân.

2- Về mục đích, nguyên tắc, phạm vi, đối tượng, nội dung, khen thưởng, xử lý vi phạm việc tiếp thu ý kiến góp ý đã được quy định cụ thể tại Quy định về việc “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.

II- Việc tiếp thu ý kiến góp ý

1- Trách nhiệm của tổ chức là cấp ủy, tổ chức đảng (ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy các cấp; các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cơ quan đảng ở các cấp; chi ủy, chi bộ), chính quyền (hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân; các cơ quan của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp, lãnh đạo tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp):

1.1- Cung cấp những thông tin liên quan được quy định tại Điều 6 về nội dung góp ý của Quy định về việc “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp.

- Phân loại và chuyển ý kiến góp ý cho cá nhân đến thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có cá nhân được góp ý để chỉ đạo cho đảng viên, cán bộ, công chức, đại biểu dân cử, viên chức, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang đó báo cáo tiếp thu, giải trình và thông báo kết quả đến chủ thể góp ý.

- Tổng hợp ý kiến góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của tổ chức, cá nhân; xây dựng báo cáo tiếp thu ý kiến góp ý, đề ra phương hướng khắc phục những mặt thiếu sót, khuyết điểm, điều chỉnh cách làm chưa phù hợp mà ý kiến góp ý đã nêu; giải trình những vấn đề cần thiết gửi đến chủ thể góp ý theo quy định.

1.2- Cơ chế tiếp thu ý kiến góp ý: Thực hiện thông qua các hình thức tiếp thu góp ý định kỳ, thường xuyên và đột xuất. Khi tiếp nhận những nội dung góp ý không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình thì chuyển cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý, tiếp thu và thông báo cho chủ thể góp ý biết.

1.3- Thời gian lấy ý kiến góp ý, tiếp thu và trả lời ý kiến góp ý:

- Các nội dung cần lấy ý kiến góp ý phải được chuyển đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp chậm nhất 30 ngày làm việc trước khi ban hành hoặc thông qua, hoặc đăng tải, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc, trên các phương tiện thông tin đại chúng.



- Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến góp ý, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền thông báo kết quả tiếp thu ý kiến góp ý cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân. Riêng đối với những nội dung góp ý cần có thời gian thẩm tra, có liên quan đến nhiều ngành thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được góp ý. Nếu quá thời hạn trên, phải có văn bản trình bày rõ lý do cho chủ thể góp ý biết. Những vấn đề phức tạp, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên.

1.4- Hình thức trả lời ý kiến góp ý: Kết quả tiếp thu ý kiến góp ý phải được thông báo bằng văn bản gửi đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp và người góp ý. Tùy từng nội dung cụ thể, có thể công khai kết quả tiếp thu góp ý tại trụ sở làm việc, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.5- Theo dõi, báo cáo việc tiếp thu ý kiến góp ý: Hằng năm, báo cáo kết quả tiếp thu góp ý lên cấp ủy, chính quyền cấp trên trực tiếp (riêng đối với chính quyền đồng thời phải báo cáo với cấp ủy cùng cấp); đồng thời gửi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp để theo dõi, giám sát.

2- Trách nhiệm của cá nhân là đảng viên, cán bộ, công chức, đại biểu dân cử, viên chức, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang: Báo cáo với cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị (riêng đối với đại biểu dân cử đồng thời phải báo cáo HĐND cùng cấp) việc tiếp thu ý kiến góp ý và thông báo kết quả tiếp thu góp ý đến chủ thể góp ý biết. Những vấn đề phức tạp báo cáo xin ý kiến của cấp ủy. Hằng năm, báo cáo với cấp ủy, thủ trưởng cơ quan việc tiếp nhận ý kiến góp ý và kết quả tiếp thu góp ý của đảng viên, cán bộ, công chức, đại biểu dân cử, viên chức, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang.

III- Việc tổ chức đối thoại trực tiếp

1- Trách nhiệm của cá nhân là người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp gồm Bí thư Tỉnh ủy; Bí thư huyện ủy, thành ủy; Bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn. Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; Chủ tịch HĐND, UBND huyện, thành phố; Chủ tịch HĐND, UBND xã, phường, thị trấn:

1.1- Tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân; giao nhiệm vụ cho bộ phận tham mưu, giúp việc phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp, các cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch, chuẩn bị các nội dung liên quan đến đối thoại để tổ chức thực hiện. Trong quá trình đối thoại trực tiếp với nhân dân, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tiếp thu, giải đáp, trao đổi lại những vấn đề đối thoại đặt ra. Việc tổ chức đối thoại phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, trung thực trên tinh thần xây dựng và thiết thực, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra theo quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

1.2- Tổng hợp báo cáo và kiến nghị của nhân dân gửi các ngành chức năng cấp trên về những vấn đề thuộc thẩm quyền cấp trên giải quyết; đồng thời, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc giải quyết những vấn đề sau khi đối thoại. Hằng năm, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền báo cáo kết quả tổ chức đối thoại và kết quả giải quyết các kiến nghị sau đối thoại với cấp ủy, chính quyền cùng cấp và cấp ủy, chính quyền cấp trên trực tiếp; đồng thời gửi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị- xã hội cùng cấp để theo dõi, giám sát.

2- Trách nhiệm của cá nhân là các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, đại diện tổ chức đảng, lãnh đạo HĐND, UBND, các sở, ban, ngành tiếp xúc làm việc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội: Những nội dung góp ý thuộc thẩm quyền liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của cá nhân đang tiếp xúc, làm việc có thể trả lời ngay việc tiếp thu góp ý và giải trình tại buổi làm việc, tiếp xúc. Trường hợp những nội dung góp ý có liên quan đến tổ chức, cá nhân khác cần phải nghiên cứu, xem xét thì sau khi kết thúc buổi làm việc, người tiếp nhận góp ý tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ (có thể chỉ đạo kiểm tra, xác minh) hoặc chuyển nội dung góp ý đến tổ chức, cá nhân liên quan và trả lời cho chủ thể góp ý biết.

IV- Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội

1- Chủ trì tổ chức việc góp ý, tập hợp, tổng hợp ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân chuyển đến cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cá nhân được góp ý; phối hợp tổ chức việc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân.

2- Theo dõi, thông tin kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cá nhân đến tổ chức, cá nhân góp ý; đồng thời giám sát chặt chẽ việc tiếp thu, giải quyết ý kiến góp ý của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và kết quả giải quyết các kiến nghị sau đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cùng cấp.

V- Tổ chức thực hiện

1- Các cấp ủy đảng, chính quyền có trách nhiệm xây dựng chương trình, ban hành quy định cụ thể về việc tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân theo Quy định này.

2- Các đồng chí đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp phải có chế độ bố trí tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân định kỳ mỗi năm một lần, ngoài ra có thể tổ chức đối thoại đột xuất khi cần thiết.

3- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh ban hành quy định cụ thể về trách nhiệm, nội dung, phương pháp, quy trình tham gia góp ý của tổ chức mình đối với Đảng, chính quyền theo Quy định này.

4- Định kỳ vào ngày 15/11 hằng năm, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, thủ trưởng các sở, ban, ngành báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Dân vận Tỉnh ủy). Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy định, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các cấp ủy đảng, chính quyền phản ánh kịp thời về Ban Thường vụ Tỉnh ủy để tiếp tục sửa đổi, bổ sung./.



tải về 35.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương