TỈnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 135.18 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích135.18 Kb.
#13694

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số 117 /BC-UBND Tam kỳ, ngày 07 tháng 11 năm 2007



BÁO CÁO

Đánh giá tác động, ảnh hưởng của chia tách đơn vị hành chính đến

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam từ năm 1997 đến nay

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Nội vụ về đánh giá tác động, ảnh hưởng của chia tách đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh trong 10 năm qua (1997 – 2007), Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam báo cáo nội dung như sau:


1. Khái quát tình hình chia tách đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Nam:

Ngày 01/01/1997, tỉnh Quảng Nam được tái lập theo Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 về tách tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Với quan điểm về sự cần thiết chia tách ra để Đà Nẵng và Quảng Nam có điều kiện phát triển, vươn lên cùng các địa phương trong khu vực và cả nước.

Khi mới chia tách tỉnh Quảng Nam có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 02 thị xã và 12 huyện với 211 đơn vị hành chính cấp xã; gồm 189 xã, 10 phường và 12 thị trấn; toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 10.406,34 km2, và dân số là 1.364.599 người.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, để phù hợp với trình độ, khả năng quản lý và dựa trên tình hình thực tế của các địa phương (huyện, xã) nhất là về đặc điểm địa hình, các yếu tố về lịch sử, dân số, diện tích…, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tiến hành lập các thủ tục và được Chính phủ cho phép thành lập thêm các huyện, các xã ở từng giai đoạn cụ thể đồng thời thành lập thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh; như vậy sau hơn mười năm chia tách (1997-2007) tỉnh Quảng Nam có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (tăng 03 huyện), bao gồm: 01 thành phố thuộc tỉnh, 01 thị xã, 15 huyện, (có 8 huyện miền núi); hiện có 236 đơn vị hành chính cấp xã (tăng 25 xã), gồm: 17 phường, 12 thị trấn, 207 xã (trong đó có 114 xã miền núi, 36 xã vùng cao, 12 xã biên giới, 01 xã hải đảo, 44 xã đồng bằng và 29 phường, thị trấn). Toàn tỉnh hiện có 1.663 thôn, tổ dân phố với dân số 1.471.719 người (tăng 107.120 người) so với năm 1997, trong đó dân tộc ít người chiếm tỷ lệ 0,7% so với dân số của tỉnh.



1.1. Tình hình biến động của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh từ năm 1997 đến nay:

a. Tình hình biến động của các đơn vị hành chính cấp huyện:

Ngày 20/6/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ-CP về việc chia tách huyện Hiên thành các huyện Đông Giang và Tây Giang, huyện Trà My thành các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Đến năm 2005, Chính phủ có Nghị định số 01/2005/NĐ-CP ngày 05/01/2005 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tam Kỳ để thành lập huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

Ngày 29/9/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2006/NĐ-CP về thành lập thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam. Như vậy, số đơn vị hành chính cấp huyện từ 14 huyện, thị xã (năm 1997) lên 17 huyện, thị xã, thành phố.

b. Tình hình biến động của các đơn vị hành chính cấp xã:

Theo các Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các đơn vị hành chính cấp xã từ năm 1997 đến nay có 25 đơn vị hành chính cấp xã được thành lập, nâng tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 211 đơn vị (năm 1997) lên 236 đơn vị, cụ thể theo bảng kê dưới đây:



Năm

Đơn vị hành chính cấp huyện

Đơn vị hành chính cấp xã

1997

14

211

1998

14

212

1999

14

217

2002

14

222

2003

16

222

2004

16

225

2005

17

233

2007

17

236

1.2. Những lý do chính của xu hướng điều chỉnh, chia tách đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Nam:

- Việc điều chỉnh, chia tách địa giới hành chính là do yêu cầu phát triển về kinh tế-xã hội của từng địa phương để có điều kiện tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tạo điều kiện để quản lý gần dân, sát dân hơn.

- Do các đơn vị hành chính có quy mô dân số quá lớn, diện tích quá rộng và các yếu tố đặc thù khác như địa hình phức tạp, sông suối chia cắt, cách trở,…bên cạnh đó, khả năng trình độ quản lý điều hành phát triển kinh tế-xã hội, nhất là cấp xã còn hạn chế vì vậy cần phải có sự điều chỉnh, chia tách là yêu cầu cần thiết.

- Tôn trọng tính truyền thống, lịch sử đã hình thành từ lâu đời và thể theo nguyện vọng chính đáng của đại đa số nhân dân và cán bộ địa phương đề nghị chia tách đơn vị hành chính để công tác quản lý ngày càng chặt chẽ, sâu sát hơn.



1.3. Nhận xét đánh giá về hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến chia tách đơn vị hành chính:

Việc thực hiện chia tách địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã dựa trên cơ sở Thông tư 19/BT ngày 31/01/1979 của Bộ trưởng phủ Thủ tướng về điều chỉnh địa giới hành chính các quận, huyện, xã các đơn vị tương đương thuộc các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định 64b/HĐBT ngày 12/9/1081 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý. Các văn bản nêu trên về cơ bản đã giải quyết được những bất hợp lý về địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên, do những quy định trên đã quá lâu cần thiết phải có các văn bản thay thế để phù hợp với thực tế về tổ chức bộ máy của Trung ương hiện nay cũng như có sự điều chỉnh, bổ sung một số nội dung liên quan cho sát với tình hình, cụ thể như: Các tiêu chí để căn cứ cho việc thực hiện chia tách địa giới hành chính là quy mô về dân số và diện tích của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là chưa thể hiện đầy đủ.

- Quy trình thủ tục cần phải nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Đối với các tiêu chí đã quy định thì tiêu chí về dân số có phần không hợp lý, bởi vì quy định về quy mô dân số vẫn còn thấp mà mức độ tăng dân số hằng năm của một số đơn vị hành chính sẽ ảnh hưởng lớn đến việc chia tách.

- Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về chia tách địa giới hành chính cần phải được thực hiện như Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Tác động, ảnh hưởng của việc chia tách đơn vị hành chính đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.

2.1. Đối với phát triển kinh tế:

Quảng Nam là một tỉnh được Trung ương xác định vùng kinh tế trọng điểm của Duyên hải miền trung, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cả về đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ I, đường Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn, đường Nam Quảng Nam, có 125 km bờ biển, cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai là điều kiện liên kết và giao thương kinh tế vùng và cả nước trên đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Quảng Nam còn nằm trên tuyến hành lang Đông Tây, liên vùng, khu vực Lào-Campuchia-Thái Lan. Trên địa bàn tỉnh hiện còn lưu giữ nhiều công trình văn hoá vật thể và phi vật thể. Trong đó có 02 di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận là Phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn...là những ưu thế của Quảng Nam.


Từ những năm đầu trong quá trình xây dựng và phát triển, Quảng Nam gặp nhiều khó khăn trở ngại. Một tỉnh có địa bàn rộng, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là các huyện miền núi mới chia tách, điểm xuất phát về kinh tế còn thấp, nền kinh tế phổ biến là sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ bằng khoảng 60 % mức trung bình của cả nước. Công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé, việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng độc canh, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là vấn đề hết sức khó khăn. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn phân tán và nhỏ lẻ. Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém; thu ngân sách trên địa bàn còn thấp, thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư từ nước ngoài hạn chế. Nhiều vấn đề bức xúc của xã hội đặt ra chưa có điều kiện giải quyết kịp thời.
Sau 10 năm tái lập tỉnh (1997-2006) Quảng Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ trên tất cả các mặt: Chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tính đến nay, tỉnh đã hình thành 5 khu công nghiệp và 18 cụm công nghiệp, Khu kinh tế mở Chu Lai, đặc biệt là Khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc nền kinh tế từng bước ổn định và phát triển khá nhanh. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vòng 10 năm qua, nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao so với bình quân cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tổng sản phẩm GDP tăng trưởng nhanh, năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 1997. GDP thời kỳ 1997-2005 tăng bình quân 7,6 %; riêng năm 2005 GDP tăng 12,7 %, năm 2006 tăng 13,45 %. Cơ cấu các ngành trong GDP có sự chuyển biến tích cực, năm 1997 tỷ lệ cơ cấu các ngành nông, lâm, ngư - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ trong GDP là 47,7 % - 19,6 % - 32,7 %; đến cuối năm 2006 tỷ lệ các cơ cấu này 28,5 % - 36,5 % - 35 %. Tỷ lệ hộ nghèo được giảm mạnh, từ 27,35 % năm 1997 xuống còn 9,5 % năm 2005 (tiêu chí cũ) 26,65 % (tiêu chí mới).

Phát triển cơ sở hạ tầng: nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển nên những năm qua tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn lực và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để huy động vốn cho đầu tư phát triển. Tổng số vốn đầu tư phát triển 10 năm 1997-2006 là 21.955 tỷ đồng, riêng năm 2006 là 5.214,6 tỷ đồng…

Thu chi ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2006 đạt 1.037,7 tỷ đồng, gấp 6,6 lần năm 1997. Các khoản thu lớn như thu nội địa, thuế xuất nhập khẩu qua các năm đều tăng; thu từ doanh nghiệp nhà nước bình quân 10 năm tăng 15 %; thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng trên 20 %.

Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2006 là 2.515,5 tỷ đồng, trong những năm qua bảo đảm được một phần các khoản chi thường xuyên và tăng cường chi cho đầu tư phát triển. Các khoản chi từ ngân sách địa phương chủ yếu tập trung cho đầu tư xây dựng cơ bản và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Năm 2006 chi cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 42,9 % trong tổng chi ngân sách. Trong các khoản chi thường xuyên chú trọng các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá chiếm tỷ trọng 51 % trong chi thường xuyên góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống dân cư.


2.2 Đối với phát triển văn hoá-xã hội:

Các lĩnh vực xã hội đã có bước phát triển khá, chuyển biến trên nhiều mặt góp phần đáng kể nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và sự tiến bộ của tỉnh.

- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục đạt những thành tựu mới, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Toàn tỉnh có 213 trường mẫu giáo, nhà trẻ, tăng 39 trường so với năm 1997; có 519 trường phổ thông các cấp: Tiểu học, THCS, PTTH, tăng 129 trường so với năm 1997.

- Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng có nhiều tiến bộ đáng kể, nhờ đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ y tế, nhất là cán bộ y tế cho cơ sở nên số Bác sỹ tăng nhanh qua các năm. Năm 2006 bình quân 4,3 Bác sỹ/1 vạn dân, tăng 0,8 Bác sỹ so với năm 1997; 21,88 cán bộ y tế/1vạn dân; bình quân 24,06 giường bệnh/1 vạn dân. Đến nay 100 % số xã, phường có trạm y tế, tỷ lệ trạm y tế xã, phường có Bác sỹ đạt 36,91 %.

- Các hoạt động về văn hoá-du lịch của tỉnh trong 10 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực với hai Di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn, Hội An và hàng trăm Di tích lịch sử, lễ hội làng nghề truyền thống…là cơ hội cho đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ và phát huy tiềm năng văn hoá Quảng Nam, hạ tầng du lịch ngày càng được đầu tư phát triển. Tiếp tục thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá phù hợp với từng vùng, từng khu vực. Các chương trình xoá đói, giảm nghèo, cho vay giải quyết việc làm; chú trọng chương trình xoá nhà tạm, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo người có công, đối tượng xã hội được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, môi trường đầu tư từng bước được cải thiện, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
2.3. Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:

Sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam và thực hiện chia tách một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Các yếu tố như cơ chế chính sách và các văn bản quy định pháp luật, phân cấp quản lý trên các lĩnh vực, năng lực trách nhiệm, các yếu tố khác… nhìn chung đều có sự tác động lẫn nhau và có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì yếu tố ảnh hưởng trực tiếp sâu rộng đến sự phát triển nhất là về cơ chế chính sách và các văn bản quy định pháp luật; về đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương, đơn vị trong tỉnh, về nâng cao năng lực trình độ của cán bộ, công chức, trong đó việc chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã, cấp huyện ở một số địa phương đã có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của tỉnh và huyện, xã.


2.4. Về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền

Sau khi Quảng Nam được tái lập thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương. Tỉnh đã tập trung xây dựng hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức hội…Do yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và đặc thù của địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam đã đề nghị Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính một số đơn vị hành chính ở cấp huyện, cấp xã.

Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền ở các đơn vị hành chính mới thành lập được thực hiện đúng theo quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân. Thể hiện rõ vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước. Uỷ ban nhân dân các cấp đã có nhiều cố gắng điều hành các hoạt động một cách sâu sát, toàn diện; tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật; triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp về thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân, thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo, quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá xã hội các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cát ven biển.

Hoạt động của bộ máy chính quyền của các đơn vị hành chính (cấp tỉnh, huyện, xã) mới được điều chỉnh trong những năm qua, tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng, tập trung lãnh đạo, quản lý, điều hành các chương trình công tác đã thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội đề ra. Kinh tế ngày càng tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển hướng tích cực; huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển; khởi công và hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều công trình có ý nghĩa. Văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến, đạt được kết quả quan trọng. Kinh tế miền núi ổn định, phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

- Sự thay đổi, biến động tăng lên về số đơn vị hành chính các cấp, cũng làm tăng về quy mô tổ chức, bộ máy, biên chế chính quyền, đảng, đoàn thể thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Như vậy, trong vòng 10 năm đối với cấp huyện tăng thêm 03 đơn vị hành chính nhưng bộ máy tổ chức của hệ thống chính quyền cũng được bố trí phù hợp.

- Đối với 25 đơn vị hành chính cấp xã mới điều chỉnh, bình quân 19 cán bộ, công chức xã được thực hiện theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã; Sở Nội vụ tỉnh đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã (bao gồm cả chức danh bố trí tăng thêm theo số dân) của 25 xã, phường, thị trấn mới điều chỉnh với tổng số 475 cán bộ, công chức xã và gần 500 cán bộ không chuyên trách, nâng tổng số cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn lên 4.526 người (năm 2007).

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các Sở, Ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh vào năm 1997 là 18.486 (trong đó khối hành chính 1.144, khối sự nghiệp 17.342) và Cán bộ, công chức xã 4.096. Đến năm 2006 tổng số cán bộ, công chức là 28.910 Cán bộ, công chức, viên chức (trong đó hành chính 2.866 người, sự nghiệp 26.044 người) và cán bộ, công chức xã là 4.526 người.

Hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền trong khoảng thời gian đầu vừa tập trung lo cơ sở vật chất, địa điểm làm việc và trang thiết bị văn phòng cho nên hiệu quả còn hạn chế; phần lớn cán bộ, công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý hoặc bố trí vào từng chức danh là người địa phương tuổi đời còn trẻ, chưa thạo việc nên còn lúng đối với công việc được giao. Tuy nhiên sau 6 tháng hầu hết cán bộ, công chức phát huy tác dụng, giải quyết công việc được trôi chảy, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển địa phương. Tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân ban đầu nhiều lúc còn chậm, về phương tiện thiết yếu phục vụ công tác còn hạn chế.



3. Đề xuất, kiến nghị của địa phương liên quan đến chia tách đơn vị hành chính.

3.1. Từ trước đến nay việc chia tách đơn vị hành chính của cả nước nói chung, ở Quảng Nam nói riêng phần lớn là do các đơn vị hành chính huyện, thị, các xã, phường có vị trí địa lý không thuận lợi, địa bàn quá rộng, dân số quá đông, các điều kiện về phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt ở vùng miền núi, vùng cao, biên giới. Thực hiện quan điểm chia tách đơn vị hành chính là cần thiết đối với một số đơn vị để có điều kiện định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Cần quan tâm các đơn vị hành chính ở những nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới, diện tích quá lớn, công tác quản lý và cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội chưa có điều kiện đầu tư phát triển.

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Nội vụ quan tâm xem xét, trình Chính phủ quyết định chia tách huyện Quế Sơn thành 2 huyện Quế Sơn và Nông Sơn.

3.2. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu và từng bước sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản liên quan đến việc chia tách đơn vị hành chính, vì hiện nay có một số nội dung văn bản quy định chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương nhất là các tiêu chí để tiện cho việc chia tách đơn vị hành chính trong thời gian đến.

3.3. Chính phủ sớm phê duyệt quy hoạch đơn vị hành chính của các tỉnh, thành, để các địa phương có cơ sở định hướng, ổn định và phát triển.

Trên đây là báo cáo về đánh giá tác động, ảnh hưởng của chia tách đơn vị hành chính đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam từ năm 1997 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ để tổng hợp xây dựng quy hoạch các đơn vị hành chính./.



Nơi nhận: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

-Bộ Nội vụ; KT. CHỦ TỊCH

-Sở Nội vụ; PHÓ CHỦ TỊCH

-Lưu VT.NC. (Đã ký)



Nguyễn Ngọc Quang

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



THỐNG KÊ MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG



TT

CÁC CHỈ TIỂU

NĂM CHIA TÁCH

NĂM ĐẦU SAU CHIA TÁCH

NĂM 2006

CHỈ TIỂU CHUNG

1

Tổng diện tích đất toàn tỉnh (km2)

10.406,34

10.406,34

10.406,34

1.1

Diện tích đất nông nghiệp







6.549,13

1.2

Diện tích đất phi nông nghiệp







767,67

1.3

Diện tích đất chưa sử dụng







3.089,54

2

Dân số toàn tỉnh (người)

1.339.424




1.471.710

3

Số lượng CB, CC, VC

18.846

20.921

28.910

3.1

Khối hành chính

1.144

2.258

2.866

3.2

Khối sự nghiệp

17.342

18.663

26.044

4

Khối xã, phường, thị trấn

4.096

4.210

4.526

CHỈ TIÊU VỀ KINH TẾ

5

GDP hằng năm (tỷ đồng)

2.463,36

3032,64

5635,69

5.1

GDP trong ngành công nghiệp

452,998

684,779

2.000,164

5.2

GDP trong ngành nông nghiệp

1.191,367

1.273,845

1.549,516

5.3

GDP trong ngành TM, DV

818,999

1.074,024

2.086,010

6

Sản lượng lương thực BQ đầu người (kg)

257,1

253,3

293,3

7

Tổng đầu tư toàn tỉnh (triệu đồng)

595.871

1.420.555

5.214.609

7.1

Đầu tư Trung ương cơ bản

71.053

213.652

1.667.040

7.2

Đầu tư địa phương

473.438

1.143.549

3.118.031

7.3

Đầu tư nước ngoài

50.780

63.354

429.538

8

Tổng thu ngân sách hằng năm (tỷ.đồng)

157,3

210,4

1037,7

9

Tổng chi ngân sách hằng năm (tr.đồng)

534,8

973,0

2.515,5

10

GDP bình quân đầu người/năm (tr.đồng)

2.163,9

3.041,3

7.171,7

11

Tổng số doanh nghiệp tại địa phương

10.023

10.984

11.657

CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI

12

Tỷ lệ thất nghiệp

5,84

6,65

5,02

13

Tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia

27,35

16,84

26,65

14

Tỷ lệ hộ GĐ sống nhà tạm, nhà ổ chuột

15,75

14,6

7,93

15

Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng




40,40

23,35

16

Tỷ lệ trẻ em tử vong < 5 tuổi

13,39

19,95

12,40

17

Tỷ lệ mù chữ

2,7

1,6

1,8

19

Tỷ lệ trẻ em 3-5 tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo

43,5

47,9

68,1

CHỈ TIÊU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HOÁ

20

Số lớp mẫu giáo

1.752

1.752

1.631

21

Số trường phổ thông (các loại)

390

462

519

22

Số lớp học phổ thông (các loại)

9.241

10.209

9.754

23

Số học sinh phổ thông (các loại)

317.203

342.256

382.138

24

Số xã, phường có trường tiểu học (%)

100

100

100

25

Số xã, phường có trường THCS (%)

70,14

78,8

90,13

26

Số cơ sở khám chữa bệnh

236

252

269

27

Tổng số giường bệnh

2.547

2.832

3.661

28

Số bác sĩ và trình độ cao hơn

490

607

655

29

Số xã, phường có trạm y tế (%)

97,14

100

100

30

Số xã, phường có điện (%)

76,46

85,71

99,57

31

Số xã, phường có trạm truyền thanh




129

162

32

Số máy điện thoại/100 dân

0,85

1,78

7,53

33

Số xã, phường có đường ôtô đến trụ sở

180

186

218

34

Số trụ sở xã, phường xây dựng mới

174

182

198


Ghi chú: Thống kê theo các mốc thời gian 1996, 2000 và 2006.


Каталог: vbpq quangnam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 1037/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> TỈnh quảng nam số: 2483/ubnd-ktn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Danh môc vµ gi¸ Gãi thçu thiõt bþ D¹y nghò mua s¾M §îT 2 N¡M 2008 cña tr­êng trung cÊp nghÒ tØnh qu¶ng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Số: 3571 /QĐ-ubnd
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> U Ỷ ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam

tải về 135.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương