TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi



tải về 0.5 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.5 Mb.
#31227
  1   2   3   4   5   6   7
KHU HỆ CHIM RỪNG VÙNG MỞ RỘNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHU HỆ CHIM RỪNG VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG,

TỈNH QUẢNG BÌNH

Tác giả báo cáo: CN.Lê Trọng Trãi (BirdLife Quốc tế Chương trình Việt Nam)



Phạm Tuấn Anh (BirdLife Quốc tế Chương trình Việt Nam)

Nguyễn Cử, Ngô Xuân Tường và Phan Văn Trường (cung cấp thông tin để xây dựng báo cáo)
Nhóm khảo sát: Lê Trọng Trãi (BirdLife Quốc tế Chương trình Việt Nam)

Phan Văn Trường (BirdLife Quốc tế Chương trình Việt Nam)

Nguyễn Cử (Tư vấn độc lập)

Ngô Xuân Tường (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh học)

Phạm Kim Vương (Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng)

Nguyễn Chi Phương (Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng)

Giới thiệu


Báo cáo giới thiệu kết quả của hai phần chính: phần một mô tả kết quả nghiên cứu về Khu hệ chim rừng ở phần mở rộng của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PNKB). Phần hai đánh giá tổng thể các giá trị khoa học và bảo tồn trên cơ sở rà soát lại kết quả của tất cả các đợt khảo sát và nghiên cứu chim trước đây ở vùng PNKB.

Các đợt khảo sát đa dạng sinh học trước đây liên quan đến nghiên cứu, đánh giá Khu hệ chim của VQG PNKB:

Cuộc điều tra điểu học đầu tiên ở VQG PNKB được thực hiện tháng 6 năm 1994 bởi các nhà khoa học của tổ chức Bảo tồn chim Quốc tế BirdLife phối hợp với Uỷ ban Bảo vệ Loài (Species Survival Committee) của IUCN. Đợt khảo sát đó nhằm xác định các vùng có quần thể các loài Gà lôi đặc hữu; các vùng đó, nếu chưa được bảo vệ, sẽ rất thích hợp để thành lập các khu bảo vệ (Eames et al. 1994, Lambert et al. 1994). Đợt khảo sát này đã ghi nhận một số loài có liên quan đến bảo tồn ở vùng Phong Nha, những loài này là: Khướu đá mun Stachyris herberti, Gõ kiến xanh cổ đỏ Picus rabieri và Niệc nâu Anorrhinus austeni.

Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1997, Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga (VRTC) tiến hành một cuộc khảo sát đa dạng sinh học tại khu vực Kẻ Bàng, xã Thượng Hoá, huyện Minh Hoá. Địa điểm đó hiện nay là một phần trong khu vực mới được mở rộng mà trước đây là vùng đệm của VQG PNKB. Trong đợt khảo sát, nhóm điều tra đã đến một số địa điểm bao gồm: rừng nguyên sinh và rừng tái sinh trên núi đá vôi và thung lũng hẹp dài khoảng 12 - 18km phía Tây Nam bản Yên Hợp; các sinh cảnh gần khu vực dân cư xung quanh bản Yên Hợp và Mò Ó thuộc xã Thượng Hoá (Kalyakin 1999). Về khu hệ chim, đợt khảo sát này ghi nhận bốn loài gần bị đe doạ, bao gồm Trĩ Sao Rheinardia ocellata, Khướu đá mun Stachyris herbeti, Gõ kiến xanh cổ đỏ Picus rabieri and Niệc nâu Anorrhinus austeni (Kalyakin 1999 and BirdLife International 2011).

Một cuộc khảo sát đa dạng sinh học toàn diện khác, bao gồm cả khảo sát khu hệ chim, do Robert Timmins thực hiện và báo cáo của Timmins et al. (1999). Đợt khảo sát đó ghi nhận một số loài bị đe doạ toàn cầu và gần bị đe doạ toàn cầu, bao gồm Trĩ sao Rheinardia ocellata, Gà so ngực gụ Arborophila charltonii và Gõ kiến xanh cổ đỏ Picus rabieri, Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui. Timmins et al. (1999) cho rằng Phong Nha có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bảo tồn chim, bởi vì quần thể các loài chim có  giá  trị bảo tồn trong vùng chưa phải đối mặt với các rủi ro tuyệt chủng cũng như sự suy giảm lớn số lượng quần thể. Cả Phong Nha và khu vực núi đá vôi Kẻ Bàng bên cạnh (gồm cả phần nằm ngoài VQG tại huyện Minh Hóa) đã được công nhận là một trong 63 vùng chim quan trọng tại Việt Nam (Tordoff 2002).

Đợt khảo sát gần nhất được thực hiện trong Ttháng 7 năm 2011. Đây là một trong các hoạt động của hợp phần Dự án “Bảo tồn và Quản lý bền vững Tài nguyên thiên nhiên Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, Tỉnh Quảng Bình, Việt Nam (2008-2016) do Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Bình làm chủ dự án.



1. Mục đích, Nội dung và Khu vực nghiên cứu năm 2011

1.1 Mục đích và mục tiêu của đợt khảo sát khu hệ chim


Đợt khảo sát này nhằm thu thập thông tin đa dạng sinh học cơ bản về khu hệ chim tại phần mở rộng của VQGPN-KB.

Mục tiêu cụ thể của đợt khảo sát là:



  • Rà soát và tổng hợp các số liệu đã có về khu hệ chim tại VQG PN-KB;

  • Khảo sát, thu thập số liệu về sự xuất hiện của các loài chim tại các khu vực được điều tra;

  • Đánh giá tình trạng các loài bị đe dọa cấp quốc gia và cấp toàn cầu tại khu vực điều tra;

  • Phát hiện và đánh giá các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học tại khu vực điều tra;

  • Đưa ra các khuyến nghị về mặt kỹ thuật và quản lý cụ thể cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn;

  • Đề xuất các loài chim chủ chốt để giám sát lâu dài, gợi ý chiến lược và quy trình giám sát.



1.2. Khu vực nghiên cứu và quy mô khảo sát


Phần mở rộng của VQGPNKB với diện tích khoảng 30.000ha nằm trọn trong địa bàn hai xã Thượng hóa và Hóa Sơn của huyện Minh Hóa, phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, trong đó phần diện tích trên địa bàn xã Thượng Hóa là khoảng 22.000ha và Hóa Sơn là 8.000ha. Hai địa điểm khảo sát chủ yếu do đó cũng được lựa chọn lần lượt tại hai xã trên.

Địa hình tại hai điểm khảo sát đặc trưng bởi núi đá vôi xen kẽ là những thung lũng hẹp, được bao phủ bởi rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh trên núi đá vôi, và đan xen là nhiều loại rừng và đất rừng khác nhau, bao gồm các vạt rừng nguyên sinh đã bị chia cắt, rừng thứ sinh, và các khu vực nương rẫy định canh và du canh. Độ cao của khu vực khảo sát thay đổi từ 285 đến 650m trên mực nước biển. Hình thái địa mạo chủ yếu của khu vực đó là đá vôi. Thủy văn của khu vực chiếm ưu thế là lưu vực thượng nguồn sông Gianh với hệ thống sông ngầm trong lòng núi đá vôi, ngoài ra có rất ít sông suối có nước thường xuyên có ở khu vực nghiên cứu (Xem bản đồ 1).

Nhóm điều tra gồm bốn chuyên gia về Chim. Ngoài ra hai cán bộ kỹ thuật của VQG PNKB tham gia tập huấn tại chỗ và hỗ trợ cho nhóm khảo sát của BirdLife. Mỗi thành viên của nhóm khảo sát đã dành 20 ngày trên thực địa để thu thập số liệu về các loài chim, như vậy tổng số ngày ngoại nghiệp của cả nhóm là 80 ngày.


  • Thời gian khảo sát tại Mò Ó, Thượng Hóa: từ 5 đến 15/7/2011;

  • Thời gian khảo sát tại Tăng Hóa, Hóa Sơn: từ 16 đến 23/7/2001.

Bản đồ 1: Các điểm lán trại và tuyến khảo sát ở phần mở rộng trong hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn



Bản đồ 1: Phạm vi và tuyến khảo sát chim ở phần quy hoạch mở rộng của VQG PN-KB

2. Phương pháp


Khảo sát các loài chim được tiến hành ở hai địa điểm trong vòng 20 ngày, không kể những ngày di chuyển đến và giữa hai điểm khảo sát. Tại mỗi điểm khảo sát, số liệu chim được thu thập sử dụng phương pháp đã được mô tả trong MacKinnon và Phillipps (2000) đã được điều chỉnh từ phương pháp mô tả trong Bibby et al. (1996) để thu thập thông tin về thành phần loài và đo đếm sự phong phú của khu hệ chim. Những ghi nhận quan trọng về những loài chim cũng được thu thập thông qua các tuyến điều tra đi bộ. Các loài bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu được định vị bằng GPS cần tay và sau đó nêu trong phần mô tả tình trạng ghi nhận của mỗi loài.

Trong điều kiện thời tiết cho phép, việc tìm kiếm các loài chim ngay sau khi mặt trời mọc cho đến gần trưa (11 giờ), và lặp lại vào buổi chiều (16 giờ) cho đến lúc hoàng hôn. Đôi khi việc tìm kiếm các loài chim ăn đêm cũng được thực hiện. Thực hiện bằng cách đi chậm và thận trọng trên những con đường mòn trong rừng, với những điểm dừng chân quan sát đàn chim đang tìm kiếm thức ăn hoặc các đàn chim đang ăn quả trên cây. Chim sẽ được phát hiện cả bằng mắt thường (quan sát), sử dụng ống nhòm 8x42, và bằng cách xác định tiếng hót hay tiếng kêu. Tỷ lệ bắt gặp chim sẽ được nâng lên bằng việc thường xuyên sử dụng còi tre bắt chước tiếng hót loài Cú vọ mặt trắng (Collared Owlet glaucidium brodiei). Bằng công cụ còi tre làm náo động và kích thích các đàn chim, làm chúng tò mò tiếp cận nguồn gốc của tiếng kòi, qua đó tạo điều kiện định loại chúng một cách dễ dàng hơn.

Để tính toán tính phong phú của từng loài và suy đoán tính đa dạng của khu hệ chim rừng, số liệu chim được thu thập theo phương pháp lập danh sách 10 loài chim trên các tuyến khảo sát. Theo phương pháp này chuyên gia sẽ lập danh sách 10 loài chim đầu tiên ghi nhận được trên tuyến khảo sát, và cứ như vậy lặp lại quá trình đó cho đến khi có được các danh sách 10 loài chim được ghi nhận. Một loài có thể xuất hiện ở nhiều danh sách. Thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi danh sách cũng được ghi nhận. Không thu thập số liệu lặp lại trên cùng một tuyến khảo sát, để tránh ghi nhận lặp lại nhiều loài. Biểu đồ tổng số của các loài ghi nhận so với số danh sách được tạo ra sẽ tạo thành 1 đường cong mà độ dốc của nó phản ánh sự phong phú của các loài và cho biết bao nhiêu loài có khả năng vẫn còn tìm thấy tại khu vực điều tra. Các loài có tỷ lệ xuất hiện cao trong danh sách là các loài phổ biến nhất hoặc các loài dễ thấy trong khu hệ chim tại địa phương (Mackinnon and Phillipps 2000).

Lưới mờ

Phương pháp sử dụng lưới mờ đã không được nêu trong đề xuất kỹ thuật ban đầu nhưng BirdLife đã quyết định sử dụng lưới mờ với mục đích đào tạo cho hai cán bộ của VQG PN-KB. Trên thực tế lưới mờ được các nhà Điểu học và các nhà nghiên cứu Dơi với mục đích bắt các loài chim và dơi để đeo vòng hoặc nhằm cho nhiều mục đích nghiên cứu khác. Đặc thù của lưới mờ với những mắt lưới nylon và được treo lên giữa hai cột, giống như lưới bóng chuyền. Với tiêu chuẩn thích hợp, lưới mờ hầu như không nhìn rõ. Kích cỡ của mắt lưới có nhiều loại phụ thuộc vào độ lớn của loài định bắt. Chiều rộng của lưới dao động 1-2m và chiều dài cũng từ 6-15m. Khi lưới được đặt ở ngoài thực địa, người điều tra phải kiểm tra lưới thường xuyên, tối thiểu là 30 phút một lần để tránh các loài chim bị chết do mắc trong lưới quá lâu.


3. Kết quả khảo sát năm 2011

3.1 Sự đa dạng và thành phần loài của khu hệ chim rừng


Tổng số 159 loài chim đã ghi nhận trong đợt khảo sát này ở hai vùng khảo sát. Trong số đó 151 loài đã ghi nhận chắc chắn qua quan sát và định loại qua tiếng hót/kêu và tám loài được ghi nhận thông qua các cuộc phỏng vấn thợ săn địa phương hoặc định loại qua lông và những bộ phận cơ thể của chim tìm thấy trong nhà các thợ săn.

Trong số 159 loài ghi nhận, 143 ghi nhận ở khu vực xã Thượng Hóa và 121 loài ghi nhận ở khu vực xã Hóa Sơn. Thành phần loài chim ở cả hai khu vực này gần như tương tự nhau do cả hai nằm cùng trong cảnh quan núi đá vôi giữa Phong Nha – Kẻ Bàng, Việt Nam và Hin Namno, Lào.



Trong số các loài ghi nhận chắc chắn trong đợt khảo sát này có năm loài bị đe dọa trên toàn cầu ở cấp gần bị đe dọa (BirdLife Iternational 2011). Trong số những loài này có hai loài bị đe dọa ở cấp quốc gia ở mức sắp nguy cấp (Anon 2007). Trong phần mở rộng, đã ghi nhận ba loài trong số bảy loài có vùng phân bố hẹp đã xác định cho Vùng Chim Đặc hữu Đất thấp Trung Bộ (Bảng 1).
Bảng 1: Các loài chim bị đe dọa ở cấp toàn cầu và quốc gia ghi nhận trong đợt khảo sát này


Tên phổ thông

Tên khoa học

IUCN 2011

VN-RDB 2007

Gà so ngực gụ

Arborophila charltonii

NT




Bồng chanh rừng

Alcedo hercules

NT




Niệc nâu

Anorrhinus austeni

NT

VU

Khướu mỏ dài

Jabouilleia danjoui

NT, RRS




Khướu đá mun

Stachyris herberti

NT, RRS

VU

Chích chạch má xám

Macronous kelleyi

RRS




Ghi chú: Tình trạng bảo tồn toàn cầu: NT = Gần bị đe dọa theo BirdLife International/IUCN (2011). Tình trạng bảo tồn quốc gia: VU = sắp nguy cấp theo Sách đỏ Việt Nam 2007; RRS = Loài có vùng phân bố hẹp (Vùng phân bố toàn cầu của loài dưới 50.000km2.

3.2 Tính đa dạng và phong phú của các loài chim


Trong đợt khảo sát này đã thu thập được 47 danh sách 10 loài ở hai vùng khảo sát, trong đó có 100 loài chim đã ghi nhận trong tổng số các danh sách 10 loài chim, mỗi loài xuất hiện trên một hoặc nhiều danh sách (Biểu đồ 1). Hai loài phổ biến đã ghi nhận là Chích chạch má vàng Macronous gularis và Khướu mào bụng trắng Erpornis zantholeuca, cả hai xuất hiện trên 22 danh sách (47%). Tiếp theo bốn loài phổ biến là Hút mật đuôi nhọn Aethopyga christinae, Thày chùa đít đỏ Megalaima lagrandieri, Lách tác vành mắt Alcippe peracensis và Cu luồng Chalcophaps indica đã xuất hiện trên 18 danh sách (38%), 17 danh sách (36%), 17 danh sách (36%) và 16 danh sách (34%) theo thứ tự từng loài một. Bốn loài phổ biến tiếp theo là Chèo bẻo đuôi cờ chẻ Dicrurus paradiseus, Phường chèo đỏ lớn Pericrocotus flammeus, Đớp ruồi xanh gáy đen Hypothymis azurea, và Khướu đầu trắng Garrulax leucolophus đã ghi nhận 14 danh sách (30%), 14 danh sách (30%), 14 danh sách (30%) và 13 danh sách (28%) theo thứ tự lần lượt. Tiếp theo bốn loài phổ biến nữa là Khướu đá đuôi ngắn Napothera brevicaudata, Chuối tiêu đuôi ngắn Malacopteron cinereum, Nuốc bụng đỏ Harpactes erythrocephalusChim lam Irena puella, đã xuất hiện trên 11 danh sách (23%), 10 danh sách (21%) và 9 danh sách (19%) và 9 danh sách (19%) theo thứ tự lần lượt (Biểu đồ 1).


Biểu đồ 1: Đường cong phát hiện các loài chim ở hai vùng khảo sát trong phần mở rộng của Vườn quốc gia PN-KB trong đợt khảo sát.
Đường cong phát hiện các loài chim ở biểu đồ 1 cho thấy số lượng loài bổ sung cho danh sách đã tăng lên tỉ lệ thuận với nổ lực khảo sát và số loài cho danh sách vẫn tiếp tục tăng vào cuối thời điểm của đợt điều tra. Điều này phản ánh tính đa dạng về loài của khu vực cao và cũng có nghĩa là nổ lực khảo sát càng tăng thì số loài phát hiện cho khu vực càng nhiều.

3.3 Lưới mờ


Như đã nói ở phần trên sử dụng lưới mờ với mục đích thu tập một số mẫu các loài chim để tập huấn cho hai cán bộ của VQG PN-KB về nhận dạng các loài chim.

Tổng số 12 tấm lưới mờ đã được đặt trong vòng 7 ngày ở mỗi vùng khảo sát. Kích thước lưới mờ sử dụng có chiều rộng/cao 4m và chiều dài dao động từ 6, 8, 12 và 15m.

Tổng số 25 loài đã được định loại từ 108 mẫu chim. Những loài này trong các họ sau: họ Nuốc, họ Bồng chanh, họ Chào mào, họ đớp ruồi xanh, họ Khướu, họ Chim chích, họ Đớp ruồi, họ Hút mật, họ Chèo bẻo và họ Quạ. Trong số đó có loài Bồng chanh rừng Alcedo hercules đã không quan sát được khi khảo sát thực địa. Hơn thế nữa, đã bắt được loài Chích đá vôi Phylloscopus calciatilis. Đây loài loài vừa được mô tả loài mới cho khoa học năm 2010 (Per Alstrom et al. 2010).


3.4 Các loài Chim liên quan đến bảo tồn


Mô tả tình trạng ghi nhận của các loài mà tình trạng bảo tồn của chúng là những loài bị đe dọa và gần bị ở cấp độ toàn cầu theo BirdLife International (2011).

Gà so ngực gụ Arborophila charltonii NT-Gần bị đe dọa toàn cầu

Đã quan sát thấy một đôi trên đường mòn trong rừng thứ sinh vào ngày 7 tháng 7, ở tọa độ địa lý 17040.902’N - 105054.966’E, độ cao 285m so với mặt biển. Tiếng kêu của ba đàn khác đã nghe được vào các ngày 7, 8 và 11 tháng 7 ở vùng rừng Thượng Hóa với độ cao từ 280-300 m so với mặt biển. Hai con khác đã quan sát thấy trong một đàn vào ngày 18/7 ở thung lũng có tọa độ địa lý 17044.857’N - 105052.007’E, độ cao 317m, thuộc vùng Hóa Sơn.



Bồng chanh rừng Alcedo hercules NT - Gần bị đe dọa toàn cầu

Đã bắt được một mẫu của loài này bằng lưới mờ, tại điểm đặt lưới gần lán khảo sát 1 ở thôn Mò Ó, ngày 11 tháng 7, tọa độ địa lý: 17040.866’N - 105054.973’E. Loài này thích hợp với sinh cảnh suối trong rừng. Ở Việt Nam loài này tương đối phổ biến ở vùng Tây Bắc và Miền Trung Việt Nam. Phân bố dọc theo các sông, suối trong rừng, phạm vi sống hẹp, quần thể nhỏ (xem ảnh).



Niệc nâu Anorrhinus austeni Gần bị đe dọa toàn cầu

Đã nghe được nhiều tiếng kêu của một đàn ở Thung Voi ngày 20 tháng 7, tọa độ địa lý: 17043.008’N - 105053.739’E, ở vùng Hóa Sơn. Quan sát thấy hai cá thể bay trên tán rừng ở Thung Voi. Loài này được đánh giá là loài Gần bị đe dọa trên toàn cầu theo BirdLife International (2011), trong khi đó sách đỏ Việt Nam (Anon 2007) đánh giá loài này Sắp Nguy Cấp ở cấp quốc gia. Các thông tin địa phương cho biết loài này cùng với hai loài trong Họ Hồng hoàng gặp khá phổ biến dọc theo thung lũng từ Đà Lạt 1 đến Đà Lạt 3 trong các thang 9 và 10 hàng năm. Ở Việt Nam loài này đang đối mặt với săn bắn làm thực phẩm ở địa phương.

Gần đây, loài Niệc nâu Anorrhinus tickelli đã tác ra thành hai loài: A. tickelliA. austeni (Rasmussen and Anderton. 2005). Loài Niệc nâu Anorrhinus austeni có ở Trung Quốc (hiếm), Ấn Độ (quần thể nhỏ), Myanmar, Thái Lan (nhìn chung không phổ biến), Lào, Việt Nam (hiếm đến không phổ biến ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam) và Cambodia (rải rác) (BirdLife International 2011).

Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui

Gần bị đe dọa toàn cầu và loài phân bố hẹp (RRS)

Một đôi (trống, mái) đã quan sát được ở Thung Bìm Bìm, ngày 11 tháng 7 (tọa độ: 17040.231’N - 105055.344’E). Nhiều tiếng hót khác của loài này đã nghe được cùng này ở đây. Loài này cũng đã ghi nhận cho Phong Nha bởi Robert Timmin (Timmin et al. 1999). Đây là loài có vùng phân bố hạn hẹp và chỉ được ghi nhận ở Bắc Bộ, miền Trung Việt Nam và ở Lào đã ghi nhận các quần thể nhỏ ở nhiều địa điểm và vùng Trung Lào, trong khi đó quần thể lớn hơn ghi nhận ở gần biên giới Việt - Lào. Ở Đông Bắc, Việt Nam chỉ thấy ở gần biên giới với Trung Quốc nơi mà có sinh cảnh thích hợp (BirdLife International 2011).

Khướu đá mun Stachyris herberti Gần bị đe dọa toàn cầu và Loài phân bố hẹp (RRS)

Trong đợt khảo sát này đã gặp 6 đàn ở hai vùng Thượng Hóa và Hóa Sơn. Các ghi nhận được mô tả chi tiết như sau:

Đã gặp một đàn hơn 10 cá thể vào ngày 9 tháng 7 ở rừng núi đá vôi, tại tọa độ: 17041.349’N - 105053.56’E, ở độ cao 548-550m so với mặt biển. Đàn thứ hai nhìn thấy 12 cá thể ở cùng sinh cảnh rừng núi đá vôi, cùng ngày ở vị trí: 17041.236’N - 105053.498’E, độ cao 645m so với mặt biển. Đàn thứ ba khoảng hơn 4 cá thể đã gặp ngày 10 tháng 7, tọa độ: 17041.483’N - 105053.528’E, độ cao 450m so với mặt biển, khoảng 15km từ điểm lán khảo sát 1 về phía tây bắc thuộc xã Thượng Hóa. Đàn thứ tư hơn 10 cá thể gặp ngày 11 tháng 7 ở khu vực Đà Lạt, tọa độ: 17040.368’N - 105055.284’E, độ cao 431m so với mặt biển. Đàn thứ năm 7 cá thể gặp ngày 12 tháng 7 ở Đà Lạt 2, tọa độ: 17039.661’N - 105054.803’E, độ cao 397m so với mặt biển. Đàn thứ sáu gặp 5 cá thể, ngày 20 tháng 7 ở Thung Voi, tọa độ: 17043.008’N - 105053.739’E, độ cao 510m so với mặt biển.

Ở Việt Nam loài này có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở cấp Sắp Nguy cấp vì chúng chỉ mới tìm thấy ở hai khu bảo vệ: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Đakrong (Quảng Trị). Một điều tin tưởng là ở Phong Nha - Kẻ Bàng nơi tập trung quần thể lớn của loài này, trong khi đó ở Khu bảo tồn Đakrông chỉ tìm thấy một quần thể nhỏ (Cress. 2006). Hay nói cách khác loài này phân bố rộng lớn ở vùng rừng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng trong khi đó ở Đakrông chỉ tìm thấy ở một vạt rừng nhỏ trên núi đá vôi (xem ảnh).


Khướu đá mun Stachyris herberti, ảnh chụp ở vùng rừng núi đá vôi của khu vực Thượng Hóa


Chích chạch má xám Macronous kelleyi Loài phân bố hẹp

Đã quan sát thấy loài này ở hai địa điểm trong đợt khảo sát này và thường gặp với các loài khác như Lác tác vành mắt, Khướu mào bụng trắng và Hút mật đuôi nhọn. Theo đánh giá của BirdLife International loài này không ở các cấp bị đe dọa nhưng vùng phân bố của loài chỉ hạn hẹp ở Việt Nam và Lào. Đây là ghi nhận đầu tiên cho Phong Nha - Kẻ Bàng về sự có mặt của loài này.



Chích đá vôi Phylloscopus calciatilis Loài chưa đánh giá, loài mới công bố là loài mới cho khoa học năm 2010.

Một cá thể của loài này đã bắt được từ lưới mờ ở rừng chân núi đá vôi, thôn Mò Ó, xã Thượng Hóa, gần với điểm lán khảo sát 1, tọa độ: 17040.866’N - 105054.973’E, độ cao 28 m so với mặt biển. Hai cá thể khác đã quan sát được, ngày 10 tháng 7, tọa độ: 17041.533’N - 105053.419’E, độ cao 435 m so với mặt biển, sinh cảnh rừng trên núi đá vôi.

Sinh cảnh sống đặc trưng của loài là vùng núi đá vôi ở Việt Nam và Lào. Đây là loài mới được mô tả loài mới, rất giống với loài Chích ngực vàng P. ricketti, nhưng kích thước nhỏ hơn, trên tổng thể mỏ và cánh rộng hơn. Tiếng hót và kêu có đặc trưng rõ rệt. Đây loài loài định cư và sinh sản ở các vùng núi đá vôi của miền Trung Việt Nam và Lào. Mặc dù, cho đến nay chưa thấy bất cứ sự đe dọa nào đối với loài này, tình trạng bảo tồn của loài sẽ được tổ chức BirdLife International đánh giá trong tương lai (xem ảnh).

Chích đá vôi Phylloscopus calciatilis, loài chuyên sống ở rừng trên núi đá vôi ở

VQG PN-KB

3.5 Những loài có liên quan đến bảo tồn nhưng mới chỉ ghi nhận tạm thời trong đợt khảo sát này

Phần này mô tả tình trạng của một số loài mà tình trạng ghi nhận chúng chưa chắc chắn trong đợt khảo sát này. Những thông tin liên quan đến sự hiện diện hoặc tuyệt chủng của chúng đã được thu thập qua phỏng vấn thợ săn và người dân địa phương ở hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn (thuộc phần mở rộng của Vườn Quốc Gia PN-KB).



[Gà lôi hông tía] Lophura diardi (Gần bị đe dọa)

Không ghi nhận loài này trong đợt khảo sát nhưng phỏng vấn bốn người rất hiểu biết về loài này. Kết quả cho thấy loài này sống ở rừng thứ sinh của các thung lũng ở hai khu vực Thượng Hóa và Hóa Sơn và chúng bị đe dọa bởi săn sử dụng bẫy trước đây và hiện tại.



[Gà tiền mặt vàng] Polyplectron bicalcaratum (Cấp quốc gia: Sắp nguy cấp)

Không ghi nhận loài này trong đợt khảo sát nhưng nhiều thợ săn và người dân địa phương rất hiểu biết về loài này. Đã quan sát hai cặp chân, mà mỗi chân có hai cựa ở trong nhà thợ săn ở thôn Tăng Hóa, xã Hóa Sơn. Ở Việt Nam, Sách Đỏ Việt Nam đã đánh giá loài này cấp sắp nguy cấp do hậu quả của nạn săt bắn, bẫy quá mức để sử dụng làm thực phẩm ở địa phương.



[Trĩ sao] Rheinardia ocellata (Gần bị đe dọa)

Không ghi nhận loài này trong quá trình khảo sát. Kết quả phỏng vấn cho thấy loài này đã tuyệt chủng khỏi khu vực cách đây khoảng 10 năm. Loài này được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam (Anon 2007) ở cấp Sắp Nguy cấp.



[Công] Pavo muticus (Nguy cấp)

Không ghi nhận loài này trong quá trình khảo sát. Kết quả phỏng vấn cho thấy loài này đã tuyệt chủng khỏi khu vực cách đây khoảng 20 năm. Loài này được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam (Anon 2007) ở cấp sắp nguy cấp. Thiết nghĩ rằng loài này cũng có thể tuyệt chủng ở vùng đất thấp miền Trung Việt Nam do nạn săn bắn, bẫy bắt kéo dài trong nhiều năm.



[Hồng hoàng] Buceros bicornis (Gần bị đe dọa)

Không ghi nhận được loài này trong quá trình khảo sát nhưng kết quả phỏng vấn nhiều người dân địa phương cho thấy loài này vẫn còn xuất hiện ở các khu vực khảo sát. Một số ghi nhận về loài này ở khu vực Yên Hợp, xã Thượng Hóa bởi Kalyakin năm 1999 (Kalyakin 1999). Loài này hiện đang đe dọa bởi săn bắn dùng súng trong mùa quả của nhiều loài cây rừng.



[Chào mào trọc đầu] Pycnonotus hualon (Loài mới được mô tả loài mới cho khoa học năm 2009)

Không ghi nhận được loài này trong quá trình khảo sát nhưng có thể thấy phần mở rộng có nhiều nơi có sinh cảnh phù hợp với loài này. Chào mào trọc đầu được mô tả và công bố loài mới cho khoa học năn 2009 và chỉ được biết từ vùng núi đá vôi ở bên Lào, đã ghi nhận ở vùng chim quan trọng Phong Nha vào tháng hai năm 2010 (Woxvold et al. 2009; Nguyễn Hoài Bão cung cấp thông tin).



Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương