TỈnh ninh thuậN



tải về 71.18 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích71.18 Kb.
#7617




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH NINH THUẬN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________




_______________________________________

Số: 1426/QĐ-UBND



Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 27 tháng 4 năm 2009



QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý Dự án

Nâng cao năng lực Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận”

______________________________
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và Thông tư số 04/2001/TT-BKH ngày 05 tháng 6 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg;

Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban quản lý dự án “Nâng cao năng lực Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận” do Oxfam Anh tài trợ;

Xét đề nghị của Trưởng ban Ban quản lý dự án RVNA70 tại công văn số 30/CV-DA ngày 10 tháng 4 năm 2009 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 771/TTr-SNV ngày 17 tháng 4 năm 2009,


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án Nâng cao năng lực Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận, gồm 6 Chương 21 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Trưởng ban Ban quản lý dự án Nâng cao năng lực Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận, thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.





KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Xuân Hoà



ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH NINH THUẬN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________




_______________________________________



QUY CHẾ

Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án

Nâng cao năng lực Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận”



(Ban hành kèm theo Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2009

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

______________________________________
Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG



Điều 1. Mục đích yêu cầu

Phân định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý dự án (viết tắt là BQLDA), các cơ quan Hội đồng nhân dân trong vùng dự án và Oxfam Anh trong quản lý và điều hành các hoạt động dự án “Nâng cao năng lực Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận” (viết tắt là dự án RVNA70).

Để tạo điều kiện thuận lợi giải quyết nhanh gọn các thủ tục triển khai thực hiện theo đúng quy định của các hoạt động thuộc dự án RVNA70, đảm bảo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung của dự án.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Đối tượng áp dụng là tất cả thành viên của BQLDA.


Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN



Điều 3. Cơ cấu tổ chức

BQLDA do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập bao gồm đại diện: Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, thành phố và Thường trực Hội đồng nhân dân các xã, phường thụ hưởng dự án.

BQLDA có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước tỉnh Ninh Thuận. BQLDA làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, kinh phí hoạt động của BQLDA từ nguồn vốn đối ứng ngân sách của tỉnh.

Điều 4. Chức năng và trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong BQLDA

1. Trưởng ban BQLDA:

- Trưởng ban BQLDA điều hành công việc của BQLDA theo chế độ thủ trưởng, quyết định và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức thực hiện Dự án và sử dụng các nguồn lực của dự án một cách năng suất và hiệu quả nhất;

- Thực hiện nhiệm vụ chủ tài khoản Dự án, đảm bảo quản lý hiệu quả và đúng quy định các nguồn tài chính của Dự án; phê duyệt và ký kết các hợp đồng tư vấn trong phạm vi Dự án;

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BQLDA; giám sát kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của tất cả các cán bộ, bao gồm cả các chuyên gia tư vấn làm việc cho Dự án;

- Chủ trì các cuộc họp giao ban hằng tháng, quý, 6 (sáu) tháng và cả năm của BQLDA; nghe các cơ quan Hội đồng nhân dân trong vùng Dự án và các thành viên BQLDA báo cáo về tình hình thực hiện Dự án; chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của Dự án (nếu có);

- Trường hợp nảy sinh các bất đồng trong việc điều hành hoặc triển khai hoạt động của Dự án, Trưởng ban BQLDA có quyền triệu tập riêng các thành viên trong BQLDA (bao gồm cả chuyên gia tư vấn) để yêu cầu giải trình hoặc báo cáo ý kiến cá nhân và đề xuất các giải pháp giải quyết.

2. Phó Trưởng ban BQLDA:

- Điều hành hoạt động theo sự phân công của Trưởng BQLDA; trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án theo sự ủy quyền của Trưởng ban; ký các văn bản giao dịch theo sự ủy quyền của Trưởng ban; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban BQLDA về chất lượng, thời hạn hoàn thành công việc và việc tuân thủ các quy định của văn kiện Dự án trong quá trình thực hiện;

- Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo các bộ phận hoặc cán bộ, nhân viên có liên quan thực hiện phần việc được phân công; kiểm tra đôn đốc cán bộ, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tiến độ; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban BQLDA về kết quả giải quyết công việc phụ trách; giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện; trường hợp phải giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách chưa được pháp luật quy định hoặc các vấn đề quan trọng vượt quá thẩm quyền thì phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban BQLDA trước khi thực hiện.

3. Các ủy viên của BQLDA: 

- Chịu trách nhiệm trước BQLDA về các hoạt động của Dự án do cơ quan mình đảm nhận việc tổ chức và giám sát thực hiện;

- Với mỗi hoạt động thuộc cơ quan mình phụ trách, thành viên có trách nhiệm trực tiếp hoặc bố trí cán bộ lên kế hoạch hoạt động về tài chính chi tiết, tổ chức và giám sát việc thực hiện hoạt động đó;

- Cán bộ trực tiếp tổ chức, giám sát hoạt động sẽ được trả phụ cấp chuyên môn trên số ngày làm việc thống nhất trong kế hoạch quý, kế hoạch hoạt động chi tiết được phê duyệt bởi BQLDA và Oxfam Anh.

4. Thư ký BQLDA:

Thư ký BQLDA (kiêm thủ quỹ) do BQLDA chọn cử và có hợp đồng làm việc chuyên trách, được trả lương từ nguồn đối ứng của địa phương theo quy định, có nhiệm vụ tham mưu giúp việc BQLDA (trực tiếp là Trưởng, Phó trưởng BQLDA) với các nội dung công việc cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch, triển khai, theo dõi và báo cáo đánh giá các hoạt động của Dự án;

- Chuẩn bị cho các hoạt động của Dự án; là đầu mối giữa các thành viên BQLDA để triển khai công việc trong các lĩnh vực liên quan;

- Xây dựng và duy trì tốt hệ thống dữ liệu của Dự án (tài liệu dự án, hoạt động, báo cáo, …);

- Phân tích thông tin, xử lý dữ liệu và báo cáo tình hình thực hiện dự án với Trưởng, Phó BQLDA; kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp cho BQLDA nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng của việc tiến hành Dự án;

- Đảm bảo là vai trò đầu mối thông tin giữa BQLDA với các cơ quan Hội đồng nhân dân trong vùng Dự án và với nhà tài trợ;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được BQLDA phân công.

5. Kế toán BQLDA thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hỗ trợ BQLDA xây dựng kế hoạch ngân sách, kế toán và kiểm soát các giao dịch chi tiêu của Dự án; đảm bảo quản lý hiệu quả các nguồn tài chính của Dự án; đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước và nhà tài trợ;

- Hỗ trợ BQLDA trong quản lý ngân sách Dự án, tổng hợp kế hoạch và báo cáo tài chính quý, năm của BQLDA gửi Oxfam Anh;

- Hỗ trợ Oxfam Anh trong việc kiểm tra tính chính xác của các số liệu báo cáo trên sổ sách, báo cáo tài chính và tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ kế toán theo định kỳ hoặc đột xuất.


Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN



Điều 5. BQLDA có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế đã ký với nhà tài trợ; đảm bảo sự thống nhất quản lý Nhà nước với Dự án viện trợ không hoàn lại được quy định tại văn kiện dự án đã được thông qua và kế hoạch hoạt động hằng năm của Dự án được phê duyệt và ký kết.

Điều 6. Lập kế hoạch thực hiện Dự án

- BQLDA tham gia tuyển chọn tư vấn độc lập của Dự án, quản lý giám sát tư vấn trong và ngoài nước trong phạm vi hoạt động Dự án;

- BQLDA có nhiệm vụ tổng hợp xây dựng kế hoạch chi tiết hằng quý theo kế hoạch tổng thể của Dự án (kế hoạch giải ngân, kế hoạch chi tiêu, kế hoạch sử dụng vốn đối ứng hằng năm, ...) trình tổ chức Oxfam Anh thông qua, trong đó xác định rõ các nội dung hoạt động, tiến độ thực hiện, phương tiện thực hiện (tài chính, nguồn nhân lực và các phương tiện khác, …), địa điểm thực hiện, kết quả dự kiến và những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra đối với từng hoạt động của Dự án để làm cơ sở theo dõi, đánh giá;

- Kế hoạch chi tiết hằng quý phải được xây dựng trên cơ sở các nội dung được quy định tại văn kiện dự án tài trợ đã ký kết, phù hợp với lịch biểu xây dựng kế hoạch hằng năm, bảo đảm tiến độ thực hiện Dự án; xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đối ứng hằng năm theo cơ chế tài chính trong nước;

- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt, phối hợp với tổ chức Oxfam Anh điều hành, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Dự án, đảm bảo thực hiện theo đúng mục tiêu, đối tượng, tiến độ và nội dung trong kế hoạch;

- Phê duyệt kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính hằng quý, năm của các hợp phần.



Điều 7. Nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản và giải ngân

Quản lý tài chính, tài sản và thực hiện các thủ tục giải ngân theo quy định của pháp luật và phù hợp với các quy định của nhà tài trợ.



Điều 8. Nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình

1. Chuẩn bị yêu cầu và chỉ tiêu phục vụ cho các hoạt động của dự án. Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, tập hợp, phân loại, lưu trữ toàn bộ thông tin, tư liệu gốc liên quan đến Dự án và BQLDA theo các quy định của pháp luật và nhà tài trợ.

2. Cung cấp thông tin chính xác và trung thực cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, kiểm toán, nhà tài trợ, các cơ quan thông tin đại chúng và các cá nhân liên quan trong khuôn khổ nhiệm vụ và trách nhiệm được giao, ngoại trừ những thông tin được giới hạn phổ biến theo luật định.

3. Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan tham gia thực hiện dự án trong việc liên hệ với Oxfam Anh về các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện Dự án.



Điều 9. Công tác theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện Dự án

- Tổ chức theo dõi, giám sát về hoạt động của BQLDA;

- Tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện Dự án theo quy định hiện hành:

+ Báo cáo tình hình thực hiện dự án định kỳ và đột xuất theo kế hoạch đã được phê duyệt cho Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình thực hiện.

+ Làm đầu mối phối hợp với nhà tài trợ, cơ quan có thẩm quyền để đánh giá Dự án;

- Chấp hành đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 04/2001/TT-BKH ngày 05 tháng 6 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn vốn việc trợ không hoàn lại và các yêu cầu của Oxfam Anh về báo cáo tài chính, kiểm toán;

- Phát hiện các trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung Dự án, chuẩn bị các tài liệu cần thiết và làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Tổ chức thực hiện các quyết định và chịu sự giám sát, kiểm tra của Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức Oxfam Anh và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.



Điều 10. Công tác nghiệm thu, bàn giao, quyết toán Dự án

- Sau khi kết thúc dự án, trong vòng 6 (sáu) tháng BQLDA phải hoàn thành báo cáo kết thúc Dự án và báo cáo quyết toán dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Trường hợp chưa thể kết thúc được các công việc nêu trên trong thời hạn quy định, BQLDA phải làm văn bản giải trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét gia hạn để BQLDA tiếp tục hoàn thành các công việc dở dang và bảo đảm kinh phí cần thiết để BQLDA duy trì hoạt động trong thời gian gia hạn.

Điều 11. Các nhiệm vụ khác

Căn cứ nội dung, quy mô, tính chất và năng lực của BQLDA, Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho BQLDA quyết định hoặc ký kết các văn bản thuộc thẩm quyền của mình trong quá trình quản lý thực hiện.

BQLDA thực hiện các nhiệm vụ khác trong khuôn khổ Dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Chương IV

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 12. Với Văn phòng Oxfam Anh - Hà Nội

- BQLDA có mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ với Văn phòng Oxfam Anh - Hà Nội trong công tác xây dựng kế hoạch và điều hành Dự án; phối hợp kiểm tra, đánh giá, giám sát thực hiện Dự án; thông báo thường xuyên kết quả thực hiện; báo cáo định kỳ theo đúng quy định;

- BQLDA thực hiện các mối quan hệ với các cơ quan điều phối viện trợ của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân khác bảo đảm việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
Điều 13. Với Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh

Ngoài quy định về chế độ báo cáo tình hình thực hiện Dự án, BQLDA phải thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc.


Điều 14. Với các cơ quan Hội đồng nhân dân trong vùng dự án

Các cơ quan Hội đồng nhân dân trong vùng Dự án có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với BQLDA trong việc tổ chức triển khai Dự án.


Chương V


CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, BÁO CÁO VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 15. Chế độ làm việc

- Cán bộ tham gia BQLDA làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thời gian làm việc theo quy định của cơ quan hành chính Nhà nước. Trường hợp đột xuất hoặc theo yêu cầu công việc có thể làm việc ngoài giờ hành chính;

- Chế độ phụ cấp làm việc được tính theo văn kiện thoả thuận giữa 2 bên.
Điều 16. Chế độ báo cáo

- Ngoài các hoạt động giám sát trực tiếp tại Ninh Thuận, Oxfam Anh sẽ quản lý hoạt động và tài chính Dự án theo kế hoạch và báo cáo quý của BQLDA gửi;

- Kế hoạch và báo cáo của BQLDA do kế toán Dự án, thư ký của BQLDA tổng hợp, xây dựng và đuợc BQLDA thống nhất, phê duyệt (ký, đóng dấu) trước khi gửi cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Oxfam Anh. Kế hoạch quý của Dự án phải được sự thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Oxfam Anh thông qua trước khi đưa vào thực hiện;

- Từ kế hoạch quý đã đuợc BQLDA và Oxfam Anh thống nhất, theo yêu cầu thực tế, BQLDA phải lên kế hoạch hoạt động, tài chính chi tiết trước khi tổ chức mọi hoạt động Dự án. Kế hoạch hoạt động chi tiết và kế hoạch tài chính chi tiết phải được BQLDA và Oxfam Anh thống nhất trước khi triển khai;

- Tùy thuộc tính chất của từng hoạt động và khả năng của cán bộ, BQLDA phân công cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức (lên kế hoạch cụ thể, mời tư vấn (nếu cần), mời thành phần tham gia, phối hợp với kế toán dự trù ngân sách, ...) và chịu trách nhiệm giám sát hoạt động đó. Sự phân công này phải được thể hiện cụ thể trong kế hoạch quý;

- Lãnh đạo BQLDA và cán bộ tổ chức hoạt động được trả phụ cấp làm việc tại chổ theo từng hoạt động; số ngày tính phụ cấp và ngân sách phải được thể hiện rõ trong kế hoạch quý.


Điều 17. Chế độ họp định kỳ

1. Chế độ giao ban: hằng tháng họp giao ban định kỳ một lần vào ngày cuối tháng. Thành phần tham gia là các thành viên của BQLDA, và các chức danh thư ký, kế toán của Dự án. Nội dung họp: rà soát tiến độ triển khai các hoạt động và giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

2. Họp sơ kết quý vào ngày từ 25 - 30 của tháng cuối quý. Thành phần tham gia bao gồm các thành viên BQLDA, lãnh đạo của Hội đồng nhân dân tỉnh. Nội dung họp: báo cáo về kết quả, tiến độ triển khai các hoạt động của Dự án và thảo luận các hoạt động không triển khai theo đúng tiến độ hoặc các vấn đề mới phát sinh; xây dựng kế hoạch quý kế tiếp.

3. Họp tổng kết năm vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 của năm sau.


Điều 18. Chế độ giải ngân

Đầu mỗi quý, Oxfam Anh sẽ chuyển tiền vào tài khoản do BQLDA chỉ định, dựa vào các văn bản sau:

- Báo cáo tổng hợp các hoạt động của Dự án đã thực hiện trong quý trước;

- Báo cáo tài chính các hoạt động của Dự án đã thực hiện trong quý trước;

- Kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính của quý tiếp theo.
Điều 19. Mức phụ cấp và cơ chế chi trả cho BQLDA

Lãnh đạo BQLDA và cán bộ tổ chức hoạt động được chi trả phụ cấp làm việc tại chỗ theo từng hoạt động. Có hai nguồn ngân sách để chi trả cho phụ cấp này, gồm:

1. Nguồn ngân sách đối ứng của tỉnh: những hoạt động nào liên quan thuần túy đến việc quản lý dự án thì được tính vào phí quản lý Dự án lấy từ nguồn ngân sách đối ứng của tỉnh. Lãnh đạo QBLDA khi tham gia vào công tác chỉ đạo định hướng cho các hoạt động sẽ được tính phụ cấp cho công tác chỉ đạo. Định mức này sẽ được bàn bạc và thống nhất cụ thể giữa BQLDA và Oxfam Anh.

2. Ngân sách dự án do Oxfam Anh tài trợ: lãnh đạo và cán bộ của BQLDA tham gia vào hoạt động đã có ngân sách Dự án phân bổ theo văn kiện của dự án thì phụ cấp cho lãnh đạo và cán bộ khi tham gia hoạt động đó sẽ được tính vào nguồn ngân sách do Oxfam Anh tài trợ và theo định mức mà Oxfam Anh đã quy định.

Ở một số trường hợp, có thể có sự trùng lắp giữa hoạt động quản lý và hoạt động cụ thể của Dự án, để đảm bảo sự minh bạch tài chính, một nguyên tắc cơ bản là khoản phụ cấp cho một việc chỉ được tính vào một nguồn ngân sách (tránh trùng chi).

Số ngày tính phụ cấp và ngân sách phải được thể hiện rõ và được duyệt trong kế hoạch quý.


Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH



Điều 20. Bản Quy chế này là cơ sở để BQLDA “Nâng cao năng lực Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận”, các cơ quan tham gia Dự án thực hiện; đồng thời là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền theo dõi, giám sát hoạt động của BQLDA.
Điều 21. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, BQLDA có trách nhiệm đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quy chế này./.






KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Xuân Hoà




Каталог: cbaont.nsf -> f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuận cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Về việc ban hành Chương trình, Kế hoạch cải cách hành chính
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> TỈnh ninh thuậN
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Căn cứ Quyết định số 61/2011/QĐ-ubnd ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 tỉnh Ninh Thuận
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Về việc thành lập Hội đồng thẩm định phương án
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 26 tháng 11 năm 2007
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-cp ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004

tải về 71.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương