TỈnh đỒng nai bộ CÂu hỏi lý thuyết trại rèn luyệN "HÀo khí ĐỒng nai" LẦn VI, NĂM 2015



tải về 0.55 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.55 Mb.
#20558
  1   2   3   4   5   6


HỘI LHTN VIỆT NAM – HỘI ĐỒNG ĐỘI

TỈNH ĐỒNG NAI

***

BỘ CÂU HỎI LÝ THUYẾT

TRẠI RÈN LUYỆN "HÀO KHÍ ĐỒNG NAI"

LẦN VI, NĂM 2015



PHẦN 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM



Trong lịch sử của dân tộc ta, nhà nước đầu tiên được thành lập là nhà nước nào?

a- Âu Lạc c- Văn Lang

b- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam d- Đại Cồ Việt




Cờ lau tập trận thiếu thời

Lớn lên Vạn Thắng khắp trời danh uy

Hoa Lư nên bóng quốc kỳ

Trường An nay hãy còn ghi ơn Người”

Bài thơ này nói về ai?.

a- Trần Hưng Đạo c- Đinh Bộ Lĩnh

b- Quang Trung d- Lê Lợi




Vào thế kỷ thứ XIII, ai là người có công đầu đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông:

a- Trần Thủ Độ c- Trần Hưng Đạo

b- Trần Quang Khải d- Trần Quốc Toản




“Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, lời nói của:

a- Trần Hưng Đạo c- Ngô Quyền

b- Lê Lợi d- Trần Bình Trọng




Nền giáo dục đại học Việt Nam xem như được bắt đầu từ thời điểm nào và với sự kiện gì?

a- Vào năm 1075, khi nhà Lý mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn nhân tài

b- Dưới thời Lê Thánh Tông với sự ra đời bộ Luật Hồng Đức

c- Vào năm 1070, với việc nhà Lý dựng Văn Miếu mở Quốc Tử Giám

d- Thời Tây Sơn, sau khi lập lại nền thống nhất đất nước




Vị Vua cuối cùng của chế độ phong kiến nước ta là:

a- Duy Tân c- Bảo Đại



b- Khải Định d- Nguyễn Ánh



“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Đó là câu nói của:

a- Lý Thường Kiệt c- Trần Quốc Toản



b- Nguyễn Huệ d- Đinh Bộ Lĩnh



Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) nhằm chống lại triều đại phong kiến nào?

a- Phong kiến nhà Tấn c- Phong kiến nhà Thục



b- Phong kiến nhà Ngô d- Phong kiến nhà Ngụy



Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do ai lãnh đạo?

a- Lý Thường Kiệt phá tan quân Tống



b- Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán

c- Trần Hưng Đạo phá tan quân Nguyên

d- Ngô Quyền đánh bại quân Đông Hán




Người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước vào năm 967 là ai?

a- Lê Hoàn c- Đinh Bộ Lĩnh

b- Lý Công Uẩn d- Lý Thường Kiệt





Tác giả Bộ binh pháp nổi tiếng “Binh thư yếu lược” của nước ta là ai?

a- Lê Lợi c- Trần Hưng Đạo

b- Nguyễn Trãi d- Lý Thường Kiệt





Trần Bình Trọng là người đã nêu câu nói bất hủ nào?

a- “Xin bệ hạ hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”

b- “Bao giờ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”

c- “Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông”



d- “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”



Tác giả và tên gọi bộ lịch sử dân tộc đầu tiên của nước ta là ai?

a- Lê Văn Hưu với Đại Việt sử ký toàn thư

b- Lê Văn Hưu với Đại Việt sử ký

c- Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử ký toàn thư

d- Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử ký




Bộ Luật Hồng Đức – một công trình lập pháp lớn của thời hậu Lê – được xây dựng và ban hành dưới thời nào ?

a- Lê Thái Tổ c- Lê Thánh Tông

b- Lê Thái Tông d- Lê Nhân Tông





Chiến thắng có ý nghĩa lớn lao của nghĩa quân Tây Sơn ở Đàng Trong năm 1875 là chiến thắng gì ?

a- Hạ thành Quy Nhơn

b- Đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút

b- Chiếm đất Gia Đinh

d- Giải phóng Quảng Ngãi và Phú Yên




Tác giả của bộ Thượng Kinh ký sự, nhà y học lỗi lạc của Việt Nam thế kỷ XVIII là ai?

a- Tuệ Tĩnh c- Lê Quý Đôn



b- Ngô Nhân Tĩnh d- Lê Hữu Trác



Nước ta được chính thức mang tên Đại Việt vào thời nào, năm bao nhiêu?

a- Thời Đinh (968 ) c- Thời Lý (1009)

b- Thời Tiền Lê (980) d. Thời Lý (1054)





Triều Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam do ai lập nên?

a- Lê Lợi c- Lê Thái Tổ

b- Lê Hoàn d- Lê Thánh Tôn




Người dựng nên nước Ân Lạc là ai?

a- Đinh Bộ Lĩnh c- Thục Phán

b- Lý Bí d- Hùng Vương





Câu nói đanh thép “Đầu tôi chưa rớt xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai?

a- Trần Hưng Đạo c- Trần Thủ Độ

b- Trần Quang Khải d- Trần Bình Trọng






Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?

a- Nguyễn Quang Bích c- Đinh Công Tráng



b- Phan Đình Phùng d- Tống Duy Tân



Đời Trần có một danh sĩ được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (trạng nguyên của hai nước) đó là:

a- Lê Quý Đôn c- Chu Văn An



b- Mạc Đĩnh Chi d- Lê Văn Hưu



Người ban hành chiếu Cần Vương kêu gọi đồng bào, tướng lĩnh, sĩ phu ra giúp nước là ai?

a- Vua Hàm Nghi c- Vua Duy Tân

b- Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết d- Vua Thành Thái



Nguyễn Thái Học là lãnh tụ của tổ chức nào ?

a- Tâm Tâm xã c- Việt Nam Quốc dân Đảng

b- Tân Việt Cách mạng Đảng d- Đại Việt dân xã Đảng





Người làm nên chiến công đốt cháy tàu Espérance (tiếng Pháp nghĩa là Hy Vọng) trên sông Nhật Tảo là ai?

a- Trương Định c- Thủ Khoa Huân

b- Thiên Hộ Dương d- Nguyễn Trung Trực




Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được Lý Thường Kiệt đọc khi:

a- Kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 1

b- Vây hãm quân Tống tại thành Ung Châu

c- Đánh chặn quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

d- Sau khi dẹp loạn quân Chiêm Thành





Nước ta chính thức mang tên Việt Nam vào thời điểm nào?

a- Năm 1802 thời Vua Gia Long c- Năm 1802 thời Vua Minh Mạng



b- Năm 1804 thời Vua Gia Long d- Năm 1804 thời Vua Minh Mạng



“Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là câu nói của ai và ở đâu?

a- Nguyễn Văn Trỗi ở pháp trường



b- Nguyễn Viết Xuân trên trận địa

c- Phạm Tuấn trong cuộc chiến đấu chống B52 của Mỹ

d- Chị Út Tịch trong một trận chiến đấu




Người khởi xướng phong trào đưa thanh niên ra nước ngoài học tập là ai?

a- Phan Chu Trinh với phong trào Duy Tân

b- Nguyễn Thái Học với Việt Nam Quốc dân Đảng

c- Lương Văn Can với Đông kinh Nghĩa thục

d- Phan Bội Châu với phong trào Đông Du




Cuộc bãi công của hơn 1000 công nhân Ba Son diễn ra tháng 08/1925 dưới sự lãnh đạo của Công hội bí mật nhằm mục tiêu:

a- Tăng lương 20%; phải thu lại thợ bị sa thải; giữ lệ nghỉ trước 30 phút trong ngày lãnh lương

b- Kéo dài thời gian sửa chữa tàu Jules Michelet, ngăn cản không cho tàu sang bảo vệ tô giới và đàn áp cách mạng Trung Quốc

c- Ủng hộ việc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên



d- Cả a và b đều đúng



“Con đường thanh niên chỉ là con đường cách mạng chứ không phải con đường nào khác”. Đó là câu nói của:

a- Lý Tự Trọng b- Trần Phú

c- Trần Văn Ơn d- Nguyễn Văn Linh





Đồng tiền Việt Nam đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa quyết định cho lưu hành trong cả nước lần đầu tiên vào thời gian nào?

a- Tháng 01/1946 c- Tháng 11/1946

b- Tháng 04/1946 d- Tháng 9/1946



Ngày 09/01/1950 đã trở thành Ngày Học sinh, sinh viên toàn quốc là ngày

a- Thành lập Đoàn Sinh viên – học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn

b- Thành lập Liên đoàn Sinh viên – học sinh Việt Nam

c- Đoàn Sinh viên – học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn hoạt động công khai



d- Diễn ra cuộc biểu tình tuần hành của SV - HS Sài Gòn - Chợ Lớn



Nam bộ kháng chiến bắt đầu ở Sài Gòn vào ngày tháng năm nào ?

a- 23/11/1940 c- 23/9/1945

b- 23/11/1945 d- 02/9/1945





Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào ?

a- Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ

b- Cuộc binh biến Đô Lương

c- Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn

d- Cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Hà Nội





Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua vào thời điểm nào ?

a- Tháng 3/1946 c- Tháng 8/1946

b- Tháng 6/1946 d- Tháng 10/1946



Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi hoàn toàn vào thời điểm nào

a- Sáng 7/5/1954 c- Chiều 7/5/1954

b- Trưa 7/5/1954 d- Tối 7/5/1954





Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định chính thức được mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh từ ngày tháng năm nào?

a- 08/04/1975 c- 14/04/1975

b- 12/04/1975 d- 25/04/1975





Chiến thắng nào của quân dân miền Nam làm phá sản về cơ bản “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” của Mỹ – Ngụy?

a- Đồng Xoài (Biên Hòa) c- An Lão (Bình Định)

b- Bình Giã (Bà Rịa) d- Ba Gia (Quảng Ngãi)



Quốc hội quyết định lấy tên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bắt đầu từ thời gian nào?

a- 30/03/1975 c- 30/04/1976



b- 02/9/1975 d- 02/7/1976



Ngày 25/8/1963, một cuộc biểu tình của 5.000 HS-SV tại chợ Bến Thành đã làm dấy lên cao trào đấu tranh sôi sục của tuổi trẻ miền Nam. Một nữ sinh đã ngã xuống trong cuộc vùng lên này, trở thành biểu tượng cho ngọn lửa sức sống của tuổi trẻ. Đó là :

a- Phi Yến c- Quách Thị Trang

b- Nguyễn Thị Minh Khai d- Lê Thị Hồng Gấm




Trong chiến dịch nào, chiến sĩ La Văn Cầu đã chặt đứt cánh tay bị thương để tiếp tục làm nhiệm vụ:

a- Hòa Bình c- Biên Giới

b- Việt Bắc d- Tây Bắc





“Đánh… Đánh, còn cái lai quần cũng đánh” là câu nói của:

a- Chị Sứ c- Chị Sáu

b- Chị Út Tịch d- Chị Lý



“Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử

Có những lời hơn mọi lời ca

Có con người như chân lý sinh ra”

Nhà thơ Tố Hữu đã viết những dòng thơ trên để ca ngợi sự hy sinh anh hùng của:

a- Nguyễn Thái Bình c- Lý Tự Trọng

b- Nguyễn Văn Trỗi d- Lê Văn Tám




Trong kháng chiến chống Mỹ có một đội viên thanh niên xung phong là người đầu tiên tìm cách phá bom nổ chậm. Anh được bầu là chiến sỹ thi đua xuất sắc, dự đại hội anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ IV, tháng 1/1967. Đó là:

a- Lê Viết Lân c- Phạm Văn Lực

b- Nguyễn Văn Hạnh d- Nguyễn Chí Ân





“…Đảng chúng tôi làm cách mạng để đánh đổ đế quốc, phong kiến, chính xác các người mới là bọn giết người…”. Câu nói trên của ai:

a- Cao Xuân Quế c- Lý Tự Trọng



b- Nguyễn Cảnh Nhượng d- Nguyễn Văn Trỗi



Tác giả của lá cờ đỏ sao vàng là:

a- Văn Cao c- Nguyễn Hữu Tiến

b- Trần Văn Cẩn d- Nguyễn Văn Tiến




Đồng chí Hồ Hảo Hớn, Bí thư khu đoàn Sài Gòn – Gia Định (1965 – 1967) hy sinh trong trường hợp nào?

a- Bị địch phục kích bắn chết trên đường vào nội thành công tác năm 1968

b- Bị địch bắt đày ra Côn Đảo và chết trong chuồng cọp năm 1970

c- Bị địch bắt và tra tấn đến chết ở bốt Bà Hòa – Chợ Lớn năm 1967

d- Bị bom đánh vào Chiến khu Dương Minh Châu năm 1969




Trong chiến dịch Hòa Bình (1951), “anh hùng đánh xe tăng”, “anh hùng đường số 6” là tên gọi trân trọng của nhân dân ta dành cho:

a- Anh hùng quân đội La Văn Cầu

b- Anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiêm

c- Anh hùng quân đội Cù Chính Lan

d- Chiến sĩ thi đua Cao Viết Bảo




Phong trào Đồng Khởi nổ ra đầu tiên vào ngày tháng năm nào, tại đâu?

a- 17/1/1960 tại Bến Tre c- 17/1/1960 tại Vĩnh Long

b- 20/12/1960 tại Bến Tre d- 20/12/1960 tại Vĩnh Long




PHẦN 2: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH



“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Bác Hồ đã nói câu này trong thời gian nào?.



a- Thăm và nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958

b- Thăm và nói chuyện với lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo tháng 9/1959

c- Nói chuyện với Đoàn nhân dịp 26/3/1966

d- Thăm và nói chuyện tại Đại hội lần 3 của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam 24/3/1961





Câu nói nổi tiếng đã trở thành chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được Bác Hồ nói trong thời gian nào?

a- 7/7/1946 c- 17/6/1956



b- 17/7/1966 d- 17/6/1966



Bác Hồ được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?.

a- Khóa I – 1946 c- Khóa I – 1945

b- Khóa I – 1947 d- Khóa I – 1944





“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;

Thành công, thành công, đại thành công”.

Hai câu thơ trên được chủ tịch Hồ Chí Minh nói lần đầu tiên vào dịp:

a- Hội nghị hợp nhất mặt trận Liên Việt – Việt Minh 3/1951

b- Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng 1/1960

c- Thư gởi phụ nữ toàn quốc nhân kỉ niệm 50 năm ngày quốc tế phụ nữ

d- Đại hội thanh niên tích cực lao động XHCN





Bác Hồ viết tuyên ngôn độc lập tại:

a- Gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang – Hà Nội

b- Gác 2 nhà số 48 phố Hàng Quạt – Hà Nội

c- Gác 2 nhà số 48 phố Hàng Buồm – Hà Nội

d- Gác 2 nhà số 48 phố Hàng Gai – Hà Nội





Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?

a- 10/6/1910 c- 19/5/1911



b- 5/6/1911 d- 2/4/1945



Hãy cho biết khi Bác Hồ trở về Tổ quốc, Bác đã lấy bí danh gì - năm nào?

a- Anh Ba phụ tàu - 1911 c- Già Thu - 1941

b- Nguyễn Ái Quốc - 1930 d- Hồ Chí Minh - 1945




Bản tuyên ngôn độc lập - khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Bác đọc tại đâu?

a- Hồ Hoàn Kiếm c- Phủ Khâm Sai



b- Quảng trường Ba Đình d- Cả 3 đều sai



“Bản án chế độ thực dân Pháp” của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản tiếng Pháp xuất bản đầu tiên, tác giả ký tên là:

a- Nguyễn Tất Thành c- Nguyễn Ái Quốc



b- Hồ Chí Minh d- Nguyễn Văn Ba




“Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói trên là của:

a- Hồ Chí Minh c- Nguyễn Văn Linh

b- Tôn Đức Thắng d- Trần Văn Khuê





Năm 1910, trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng lại ở đâu, làm gì ?

a- Phan Rang – dạy học c- Phan Thiết – dạy học

b- Phan Thiết – liên lạc với các sĩ phu yêu nước d- Quy Nhơn – dạy học



Trong thời gian bị giam ở Quảng Tây (Trung Quốc) Bác Hồ đã sáng tác tập thơ là:

a- Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) c- Cảnh rừng Việt Bắc

b- Lên núi d- Thăm Khúc phụ



Trong năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra mặt trận chỉ huy và động viên bộ đội chiến đấu. Đó là chiến dịch:

a- Hòa Bình  c- Biên Giới 

b- Đường số 4 d- Cao – Bắc – Lạng



Bác Hồ đi tìm đường cứu nước trong bao nhiêu năm?

a- 28 năm  c- 30 năm

          b- 29 năm                          d- 31 năm




Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm quê mấy lần?

a- 1 lần (1957) c- 2 lần (1957 & 1961)

b- 3 lần (1957, 1961, 1969) d- Chưa lần nào

Каталог: Lists -> Vn%20bn -> Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ubnd tỉnh yên báI
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh đỒng nai độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Phụ lục 1: quyếT ĐỊnh thành lập tổ CÔng tác cai nghiện ma túY
Attachments -> TỈnh đỒng nai số: 2037/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TỈnh yên bái số: 115/kh-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân tỉnh đỒng nai
Attachments -> TỈnh yên bái số: 1193/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương