TỈnh hoà BÌnh ––––––– Số: 1274/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 52 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích52 Kb.
#5712

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HOÀ BÌNH

–––––––


Số: 1274/QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––––––



Hoà Bình, ngày 17 tháng 9 năm 2012



QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hoà Bình

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

Căn cứ Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 1353/SNV-TCCB ngày 13/8/2012,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hoà Bình gồm 7 chương, 22 điều đã được Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2012 - 2016 thông qua ngày 28/6/2012.

(có bản Điều lệ kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hoà Bình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


CHỦ TỊCH

Bùi Văn Tỉnh



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––––––––––––––



ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI)

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình

(Ban hành kèm theo Quyết định số:1274 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Chương I

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1. Tên gọi: Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình.

Điều 2. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người hoạt động sáng tạo, nghiên cứu, dịch thuật, lý luận, phê bình, sưu tầm, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống trong văn học nghệ thuật, cùng các giá trị văn hóa của các dân tộc Hòa Bình.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình hoạt động theo đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh theo khuôn khổ của hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và những quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Hội là thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình và là thành viên của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, đoàn kết, bình đẳng, tương trợ. Hội có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Chương II

NHIỆM VỤ CỦA HỘI

Điều 3. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình có nhiệm vụ

1. Tập hợp, đoàn kết, động viên và bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên về những hoạt động văn hóa văn học nghệ thuật, những cá nhân có tác phẩm, công trình phục vụ nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, nhằm bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, sáng tạo công trình văn học nghệ thuật mới, phục vụ sự nghiệp đổi mới của Đảng.

2. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình phối, kết hợp với cơ quan hữu quan và các đoàn thể quần chúng trong tỉnh và Trung ương nhằm:

a) Sáng tạo các tác phẩm văn học nghệ thuật mới phản ánh sâu sắc hiện thực cuộc sống và tôn trọng tiếng nói, chữ viết và phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc;

b) Sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật các di sản tinh hoa văn hóa, văn nghệ các dân tộc sinh sống trên quê hương tỉnh Hòa Bình;

c) Nghiên cứu, lý luận, phê bình văn hóa văn nghệ các dân tộc;

d) Phổ biến các tác phẩm văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình có giá trị bằng cách in, xuất bản phát hành, triển lãm, biểu diễn chuyên nghiệp và nửa chuyên nghiệp phục vụ công chúng, phục vụ công cuộc đổi mới.

3. Tham gia phát hiện những nhân tài văn hóa, văn học nghệ thuật trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đặc biệt trong dân tộc ít người.

4. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp về chính trị - xã hội, nghề nghiệp của hội viên.

5. Hướng dẫn, phối hợp các Chi hội chuyên ngành trong Hội văn học nghệ thuật để thực hiện các chương trình hàng năm.

6. Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo chuyên đè về các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng của hội viên.

7. Tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh để ban hành các chính sách nhằm phát triển và bảo tồn văn hóa, văn nghệ của từng vùng, từng dân tộc trong tỉnh.
Chương III

HỘI VIÊN

Điều 4. Hội viên gồm

Những người hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, bao gồm những người hoạt động sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu, lý luận, phê bình, dịch thuật, biên tập, xuất bản. Có những đóng góp nổi bật cho sự phát triển văn học nghệ thuật tỉnh, tán thành Điều lệ Hội, được 02 hội viên giới thiệu Ban Chấp hành xét kết nạp. Các hội viên ở nơi khác đến địa bàn tỉnh, muốn tham gia Hội phải có tổ chức Hội nơi công tác trước đây giới thiệu và chuyển hồ sơ đến Thường trực Hội để Ban Chấp hành xem xét quyết định.



Điều 5. Nhiệm vụ của hội viên

- Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Hội.

- Không ngừng nâng cao chất lượng tác phẩm và các hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật tỉnh.

- Tham gia các hoạt động đều đặn, thực hiện nhiệm vụ do Hội phân công.

- Tuyên truyền vận động kết nạp hội viên mới, đóng hội phí đầy đủ.

Điều 6. Quyền lợi hội viên

- Được cấp thẻ hội viên, giới thiệu người vào Hội, được xin ra khỏi Hội.

- Ứng cử, đề cử và bầu vào các cơ quan lãnh đạo Hội.

- Tham gia thảo luận, góp ý (trực tiếp hoặc bằng văn bản) xây dựng các chương trình, phương hướng giải pháp hoạt động Hội.

- Tham gia các lớp bồi dưỡng, trại sáng tác, hội thảo. Được Hội tạo điều kiện hỗ trợ trong sáng tác, công bố, biểu diễn, giới thiệu tác phẩm, công trình theo qui định của Nhà nước và của Hội.

- Hội viên có thể tham gia nhiều Chi hội chuyên ngành.

- Hội viên do sức khỏe quá yếu thì được miễn hội phí sinh hoạt (nếu hội viên đề nghị)

Điều 7. Tư cách hội viên

- Khi hội viên mất quyền công dân thì bị xóa tên trong danh sách hội viên; khi được khôi phục quyền công dân, muốn sinh hoạt trở lại phải làm đơn và được Ban Chấp hành ra quyết định.

- Hội viên vi phạm Điều lệ Hội có thể bị phê bình, cảnh cáo hoặc khai trừ ra khỏi Hội.

Điều 8. Thể thức ra vào Hội

- Người muốn vào Hội phải tự nguyện làm hồ sơ theo mẫu của Ban Chấp hành Hội, có sự giới thiệu của chi hội chuyên ngành.

- Ban Chấp hành xét và quyết định kết nạp hội viên, nếu quá 2/3 số Ủy viên Ban Chấp hành tán thành. Mỗi năm tổ chức kết nạp hội viên một lần.

- Hội viên xin ra khỏi Hội phải có đơn và được Ban Chấp hành quyết định.

- Hội viên không tham gia hoạt đông, không đóng góp hội phí từ 02 năm trở lên thì Ban Chấp hành xem xét xóa tên khỏi danh sách hội viên.
Chương IV

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Điều 9. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu.

- Nhiệm kỳ của Đại hội là 5 năm.

- Đại hội có nhiệm vụ:

+ Ban Chấp hành báo cáo công tác nhiệm kỳ, báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ và phương hướng nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới.

+ Thảo luận và biểu quyết các nội dung, báo cáo Điều lệ; ra Nghị quyết của Đại hội bầu ra Ban Chấp hành mới, số lượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội biểu quyết, Đại hội ủy quyền cho Ban Chấp hành quy định những điều khoản chi tiết để thực hiện nghị quyết của Đại hội và Điều lệ.

Điều 10. Tổ chức Hội

1. Cơ quan lãnh đạo Hội:

- Ban chấp hành Hội;

- Ban thường vụ.

2. Các tổ chức Hội:

- Ban Kiểm tra;

- Hội đồng nghệ thuật;

- Ban công tác hội viên và thi đua khen thưởng;

- Các chi hội chuyên ngành.

3. Các đơn vị trực thuộc Hội:

- Văn phòng Hội;

- Báo Văn nghệ Hòa Bình.



Điều 11. Các cơ quan lãnh đạo Hội

- Bao gồm:

+ Ban Chấp hành;

+ Ban Thường vụ;

- Nguyên tắc làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ: Lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tuân thủ theo Điều lệ Hội, chịu sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương và sự quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là các cơ quan tham mưu của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Nhiệm vụ Ban Chấp hành:

+ Bầu ra Chủ tịch, Phó Chủ tịch, số lượng Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường vụ do Ban Chấp hành quy định;

+ Ban Thường vụ, Ban kiểm tra, Hội đồng nghệ thuật, Ban công tác hội viên và thi đua khen thưởng, số lượng ủy viên do Ban Chấp hành quy định;

+ Thực hiện chương trình công tác của hội viên hai nhiệm kỳ Đại hội;

+ Kỳ họp thứ nhất do ủy viên Ban Chấp hành mới trúng cử có số phiếu cao nhất là triệu tập viên, bầu ra Chủ tịch, sau đó chủ tọa cuộc họp;

+ Ban Chấp hành họp 3 tháng một lần, thảo luận báo cáo bổ sung thông qua dự thảo báo cáo hoặc đề án công tác do Ban Thường vụ, Hội đồng, các Ban trình ra, có kết luận và khi cần họp Ban Chấp hành phải có mặt trên 2/3. Khi cần thiết Ban Chấp hành họp bất thường;

+ Giữa hai nhiệm kỳ nếu có trường hợp đặc biệt, Ban Chấp hành được phép bổ sung hoặc miễn nhiệm một số ủy viên, số lượng đó không quá 1/5 tổng số ủy viên do Đại hội bầu ra.

- Nhiệm vụ của Ban Thường vụ:

Ban Thường vụ bao gồm Chủ tịch các Phó chủ tịch và một số Ủy viên Ban Chấp hành. Số lượng không quá 1/3 Ban Chấp hành.

+ Tổ chức triển khai thực hiện công tác do Ban Chấp hành đề ra;

+ Quyết định và tổ chức các trại sáng tác, hội thảo, chuyên đề, kế hoạch sưu tầm nghiên cứu các loại hình văn học nghệ thuật tỉnh hàng năm theo kế hoạch của Ban Chấp hành;

+ Chỉ đạo Ban biên tập Báo Văn nghệ;

+ Điều hành các hoạt động đối nội, đối ngoại của Hội;

+ Giới thiệu hội viên của mình với các Hội chuyên ngành Trung ương để các Hội chuyên ngành kết nạp;

+ Quyết đinh mở các cuộc thi sáng tác;

+ Ban Thường vụ họp một tháng một lần.

Điều 12. Cơ quan Thường trực Hội

1. Thường trực Hội bao gồm: Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.

2. Văn phòng Hội.

- Chủ tịch Hội: Do Ban Chấp hành bầu ra bằng phiếu kín và phải quá bán trong số ủy viên Ban Chấp hành là người đứng đầu Hội, là chủ tài khoản cơ quan Hội; là thủ trưởng cơ quan Văn phòng Hội.

- Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu ra bằng phiếu kín và phải quá bán trong số ủy viên Ban Chấp hành, số lượng Phó Chủ tịch do Ban Chấp hành quyết định, là người giúp Chủ tịch phụ trách từng lĩnh vực công việc cụ thể, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và Chủ tịch trước quyết định của mình trong công việc được phân công, giải quyết các công việc khác do Chủ tịch phân công.

- Chánh Văn phòng Hội: Do Ban thường vụ Hội xem xét và quyết định bổ nhiệm, là người giúp Thường trực Hội và Ban Thường vụ Hội giải quyết công việc hàng ngày.



Điều 13. Báo Văn nghệ Hòa Bình

- Là cơ quan ngôn luận của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình, xuất bản báo định kỳ, hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo về Luật báo chí.

- Tổng Biên tập do Ban Chấp hành cử ra và thực hiện bổ nhiệm theo quy định của Luật báo chí. Tổng biên tập có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật báo chí.

- Báo Văn nghệ có nhiệm vụ chủ yếu là đăng tải những sáng tác của hội viên, cộng tác viên, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng, giúp đỡ những người có khả năng sáng tác, nghiên cứu văn học nghệ thuật tỉnh trong tỉnh, đặc biệt trú trọng những dân tộc thiểu số tham gia sáng tác văn học nghệ thuật tỉnh.



Điều 14. Ban Kiểm tra

- Trưởng Ban kiểm tra do Ban Chấp hành bầu ra trong số ủy viên Ban Chấp hành bằng phiếu kín theo nguyên tắc quá bán. Số lượng thành viên Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành quyết định; Trưởng ban giới thiệu các ủy viên Ban Kiểm tra (là hội viên) để Ban Chấp hành thông qua.

- Ban Kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức Hội và hội viên trong việc thực hiện các Nghị quyết, Quyết định, Điều lệ Hội. Đề xuất các biện pháp giải quyết đơn thư khiếu tố và các sai phạm của tổ chức, hội viên để Ban Chấp hành xem xét quyết định.

Điều 15. Hội đồng nghệ thuật

- Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật do Ban Chấp hành bầu ra trong số ủy viên Ban Chấp hành, bằng phiếu tín nhiệm theo nguyên tắc quá bán, số lượng thành viên Hội đồng nghệ thuật do Ban Chấp hành quyết định; Chủ tịch Hội đồng giới thiệu các ủy viên Hội đồng (là hội viên) để Ban Chấp hành thông qua.

- Hội đồng nghệ thuật có nhiệm vụ tư vấn cho Ban Chấp hành trong lĩnh vực thẩm định tác phẩm văn học nghệ thuật tỉnh xét giải thưởng, xét đầu tư sáng tác, đề xuất các phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng nghệ thuật.

Điều 16. Ban công tác hội viên và thi đua khen thưởng

- Trưởng ban do Ban Chấp hành bầu ra trong số ủy viên Ban Chấp hành bằng phiếu kín theo nguyên tắc quá bán. Số lượng thành viên do Ban Chấp hành quyết định.

- Trưởng ban giới thiệu các ủy viên (là hội viên) để Ban Chấp hành thông qua.

- Ban công tác hội viên thi đua khen thưởng có nhiệm vụ giúp Ban Chấp hành theo dõi công tác hội viên, đề xuất kết nạp hội viên.


Chương V

TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 17. Các nguồn tài sản chính của Hội

- Tài sản do Nhà nước giao cho Hội quản lý và sử dụng.

- Kinh phí do ngân sách địa phương cấp.

- Kinh phí do ngân sách từ Trung ương cấp cho Hỗ trự sáng tác và hoạt động của Hội.

- Thu Hội phí của Hội viên.

- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho Hội.



Điều 18. Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của Hội

- Tài sản và tài chính do địa phương giao cho Hội; chủ tài khoản chịu trách nhiệm quản lý, sử dung và chi tiêu theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Kinh phí do ngân sách Trung ương giao cho Hội do Ban Chấp hành Hội quyết định chủ trương chung và chủ tài khoản chi theo quyết định của pháp luật.

- Các khoản tài trợ do Ban Thường vụ Hội quyết định chi.


Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 19. Khen thưởng

- Hội viên và các tổ chức thuộc Hội có thành tích trong sáng tác và hoạt động văn học nghệ thuật tỉnh được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị tổ chức Nhà nước, các cấp đoàn thể khen thưởng, phong tặng các danh hiệu.

- Việc xét khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc công khai dân chủ từ cơ sở và được trên 50% Ủy viên Ban Chấp hành tán thành.

Điều 20. Kỷ luật

- Hội viên vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ Hội tùy thuộc theo mức độ mà áp dụng các hình thức kỷ luật, khiển trách, cảnh cáo, miễn nhiệm, khai trừ ra khỏi Hội. Hội viên là cán bộ, công chức, viên chức ngoài các hình thức kỷ luật của Hội còn chịu sự điều tiết của các hình thức kỷ luật của Luật công chức, viên chức.



- Việc thi hành kỷ luật hội viên do Ban Chấp hành Chi hội, Ban Kiểm tra đề nghị. Ban Chấp hành Hội quyết định trên cơ sở quá bán ủy viên Ban Chấp hành tán thành.
Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Chỉ có Đại hội Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình mới có quyền xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội.

Điều 22. Điều lệ gồm 7 chương, 22 điều đã được Đại hội Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2012 - 2016 thông qua ngày 28/6/2012.

Điều lệ Hội có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình phê duyệt./.

tải về 52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương