TÌnh hình thế giới gầN ĐÂy vẫn có LỢi cho trào lưu dân chủ TỰ do



tải về 31.16 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích31.16 Kb.
#36998
TÌNH HÌNH THẾ GIỚI GẦN ĐÂY VẪN CÓ LỢI CHO

TRÀO LƯU DÂN CHỦ TỰ DO

v.s.


Cục thể tại Việt Nam, cũng như tại các nước cộng sản Á Châu, như Trung Cộng, Bắc Hàn, và như tại Cuba, có bề lắng đọng, ít tiến triển phấn khởi như người ta mong muốn. Có người tỏ ra bi quan, có người nóng nảy, sốt ruột, chỉ ngồi than dài thở ngắn hay oán trách người khác “không làm gì cả”, thậm chí oán trách người cộng sản sao không thay đổi nhanh chóng mở rộng tự do dân chủ ngay?

Nhiều bạn trẻ lại càng nóng ruột, muốn cho tình thế biến chuyển mau lẹ, nhưng khi vấp phải thực tế, thấy nhiều khó khăn trở ngại khó vượt qua, thì cảm thấy thất vọng, hoang mang, có bạn đâm ra oán hận những “ông già hen suyển” làm hỏng công vỉệc, có bạn muốn quay ra thỏa hiệp, hợp tác với chính quyền, mong đi con đường tắt dễ dàng hay hi vọng ở lòng sáng suốt, nhân đạo của địch thủ.

Thanh niên thường hăng hái, bạo dạn có thừa, đó là ưu điểm, nhưng một mặt khác thường thiếu kinh nghiệm và thiếu suy xét bình tỉnh, khách quan về sự vật. Cho nên khi hăng hái thì có thể không trông thấy khía cạnh phức tạp và khó khăn của sự việc, nên dể chán nản, nhưng lúc gặp khó khăn thì lại thiếu bình tỉnh và nhẫn nại, không trông thấy những điều kiện có lợi để kiên trì làm việc, để muốn bỏ cuộc hay xoay chiều. Chúng ta nên kết hợp hăng hái, bạo dạn với bình tỉnh và nhẫn nại. Có sốt sắng cũng chưa đủ mà cần quan sát suy xét và phân tích mọi yếu tố và mọi điều kiện để có nhận xét đứng đắn làm nền tảng cho một niềm tin vững chắc, đồng thời cho một đường lối đấu tranh thực tế và bền bỉ.

Chúng ta tin tưởng vững vàng về tương lai của dân tộc, tức là chế độ chuyên chế cộng sản nhất định phải sụp đổ để nhường chổ cho một chế độ tự do dân chủ thực sự. Nhưng con đường đi còn dài, và nhiều trở ngại. Những lúc khó khăn và trì trệ, chúng ta cần nhận định rõ tình hình để vận dụng được mọi yếu tố có lợi và để cổ võ tinh thần chiến đấu của mọi người. Trào lưu tự do dân chủ không phải từ trên trời rơi xuống, như một cứu tinh cho dân tộc, mà phải là từ sự chiến đấu của toàn dân, trong đó có mọi người chúng ta. Chính chúng ta là một phần của trào lưu tự do dân chủ, chứ không phải tại đâu đến. Chúng ta đây là tất cả những người chủ trương dân chủ tự do, và nhất định đi tới thực hiện mục đích đó.

Vô luận công cuộc đấu tranh nào, cũng có lúc thắng, lúc bại, lúc tiến, lúc lùi, lúc nhanh, lúc chậm. Công cuộc giải thoát đất nước cũng vậy. Và trong quá trình suy sụp của mọi nước, tất phải có trưóc, có sau, về các nước cộng sản, tuỳ theo những điều kiện riêng của mọi nước, tất phải có trước có sau, và những mô thức khác nhau. Nhận rõ được điều này, chúng ta sẽ không nóng nảy, thất vọng; trái lại, chúng ta phải bình tỉnh và kiên trì công việc, điều chỉnh lại sách lược làm việc trong điều kiện mới.

Đặc điểm của tình thế hiện nay là – nói riêng về hệ thống các nước cộng sản, thì tại Âu Châu hầu như đã tan rã gần hết, nhưng tại Á Châu thì vẫn như còn nguyên, trừ Mông Cổ ra. Đó là do điều kiện lịch sử quyết định. Nhưng đồng thời, những biến


- 2 -

chuyển trên thế giới vẫn tiếp diễn và theo chiều hướng có lợi cho trào lưu dân chủ tự do, có lợi cho sự nghiệp của người Việt tự do.

Sự kiện quan trọng nhất có lẽ là sự thay đổi ở Liên Xô, qua Đại Hội của đảng cộng sản vừa rồi. Phái bảo thủ đã thất thế, phe cải cách trung dung, phe Gorbachev đã chiếm ưu thế, phe cấp tiến muốn sửa đổi nhanh chóng và triệt để hơn - với Boris Yelsin, đã tách ra khỏi đảng để tính lập một đảng có tính chất dân chủ. Điểm then chốt ở chỗ đảng cộng sản Liên Xô đã chấp thuận việc bỏ vai trò độc tôn của mình - hủy bỏ điều 6 trong Hiến Pháp - mở đường cho sinh hoạt dân chủ đa nguyên và cho nhân dân dành lại quyền tự do tất yếu. Việc này có ảnh hưởng sâu xa tới tương lai các nước cộng sản khác. Nó đảm bảo cho sự tiến triển dân chủ tại các nước Đông Âu, đồng thời nó cổ võ cho nhân dân các nước cộng sản còn sót lại và là một đòn nặng đập vào các chính quyền cộng sản còn sống sót. Họ tất cảm thấy mất chổ dựa tinh thần, thấy vô cùng cô lập và tương lai mờ mịt. Nhất là đối với Việt Nam, một chính quyền trước nay hoàn toàn nhờ vả và trông cậy vào đàn anh Liên Xô, thì nay sẽ trông nhờ vào ai.

Ngoài sự rời rã của đảng cộng sản, đế quốc Liên Bang Sô Viết cũng bước vào một quá trình tan rã khó hàn gắn nổi, với sự đòi độc lập, ly khai hay không thuần phục chính phủ trung ương. Đế quốc này chóng chày cũng sẽ bị phân hóa trưóc khuynh hướng ly tâm, như các đế quốc Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Nhật … trước đây trong lịch sử.

Những sự kiện vừa kể có thể coi là quan trọng bậc nhất trong thời đại thế kỷ thứ 20 và sẽ mở đầu cho những thay đổi căn bản của xã hội nhân loại khi bước sang thế kỷ thứ 21. Tương tự như cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1789 đã đưa tới một kỷ nguyên mới mà đặc điểm là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản với thể chế kinh tế và chính trị tự do, tiến tới dân chủ ngày nay.

Tất nhiên, quá trình thay đổi đó sẽ có nhiều xáo trộn, nhiều gay go, trở ngại và khúc triết, như những bước tiến lớn của loài người không bao giờ có thể bình tỉnh, bắng phẳng, dễ dàng được.

Những biến chuyển khác cũng làm cho người ta phấn khởi.

Trước hết, là tại Mông Cổ, một nước nhỏ và nghèo, tương đối lạc hậu, bị cộng sản thống trị hơn 60 năm. Sau chống đối, biểu tình của dân chúng đảng cộng sản đã phải chấp nhận mở tổng tuyển cử tự do. Qua cuộc tuyển cử vừa qua, mà các nhà quan sát cho là hợp lệ, thì đảng cộng sản chiếm được đa số ghế, phe đối lập dân chủ chỉ dành được thiểu số. Điểm này không có gì lạ, nếu ta rõ Mông Cổ là một nước nội địa, chỉ tiếp xúc với ngoài là do hai nước cộng sản khổng lồ Liên Xô và Trung Quốc. Điểm quan trọng là dân Mông Cổ đã dành được một thể chế dân chủ đa nguyên,và đảng cộng sản không còn chính quyền chuyên chính trước đây nữa. Việc dân Mông Cổ dành được thắng lợi có ý nghĩa đặc biệt cho dân Việt Nam ta. Nó chứng tỏ hùng hồn là tại một nước lạc hậu, chỉ cần dám vùng lên đấu tranh, là nền chuyên chính cộng sản có thể sụp đổ trong thời đại này. Và dân chủ có thể đạt tới bằng nhiều mô


- 3 -

thức. Kinh nghiệm Mông Cổ, là một kinh nghiệm quý giá. Vì nhiều người Việt Nam không trông thấy sức mạnh của quần chúng, vẫn khăng khăng cho là dân trí mình quá thấp, chưa hiểu dân chủ là thế nào nên chưa thể có dân chủ tại Việt Nam. Đó là một lối nhìn chủ quan, nông cạn. Thử hỏi, dân trí Mông Cổ có cao hơn dân trí Việt Nam nhiều không?

Một biến đổi không ngờ nữa tại Albany. Tại quốc gia nhỏ bé nhưng ngoan cố nhất này, đã xảy ra bất ngờ những cuộc biểu tình của dân chúng và bất ngờ nhất là hàng ngàn người dân đã đổ xô đến các đại sứ quán xin tỵ nạn chính trị. Chỉ có tại các nước chuyên chế tàn bạo như cộng sản mới có thể xảy ra những hành động gần như tuyệt vọng như vậy. Về chính quyền Albany đã phải nhượng bộ để cho những người đó ra khỏi nước.

Trong lúc đó, ở Nam Tư những phong trào đòi độc lập, tự trị ly khai, kết hợp với đòi hỏi bỏ quyền độc tôn của đảng cộng sản – đã phát triển mạnh làm lung lay nền tảng thống trị.

Ngay tại Cuba, cũng đã có một số người liều mạng chạy vào mấy sứ quán ngoại quốc xin tỵ nạn. Nhưng thái độ của Fidel Castro rất cứng rắn nên tới nay cũng chưa giải quyết được.
Cộng Sản Á Châu xem ra ngoan cố, không chịu thay đổi đường lối chuyên chính, như mọi người đã thấy. Nguyên nhân trọng yếu nhất là sự ngoan cố của Trung Cộng, mặc dầu có chống đối nội bộ và áp lực quốc tế. Với Đặng Tiểu Binh còn cố chết bám lấy “hào quang cách mệnh” thời xưa và “công lao” đàn áp đẫm máu phong trào Thiên An Môn. Trung Quốc tự tin là một nước lớn có thể tự túc, tự cho là còn đứng vững được với con đường chủ nghĩa xã hội. Vả lại, cũng còn mấy tay bạn đường cùng như Bắc Hàn, Việt Nam, Lào, Căm Bốt cộng sản, Cuba v.v…

Song đó chỉ là một hiện tượng tạm thời bề mặt. Sự phản kháng của nhân dân Trung Quốc, tuy bị đàn áp, kiểm soát dã man, nhưng vẫn không ngừng, ngọn lửa vẫn âm ỉ, chỉ chờ thời cơ thuận tiện là bùng nổ. Và ngày nay, Trung Cộng cô đơn nhất, không còn chỗ dựa tinh thần nào đáng kể nữa.

Mấy bạn cùng đường, mỗi người đều ôm một giấc mơ riêng lẻ. Bắc Hàn bị kẹp giữa Liên Xô, Nhật và Nam Hàn, nên cũng phải dan díu với nhà giàu để mong thoát bế tắc, trông hẳn vào Trung Cộng thì sao đủ được? Việt Nam hiện thời, sau thay đổi lớn của Liên Xô, hoang mang và bối rối cả về chính trị lẫn kinh tế, cũng không muốn ngã hẳn sang phía Bắc Kinh. Nên gần đây, Hà Nội chấp thuận sự ve vãn của Mỹ về vấn đề Căm Bốt, Vì cả ba trong bụng đều chứa một bồ dao găm, nên cuộc tình duyên Trung, Bắc Hàn, Việt Nam dù có mối manh được thì cũng không lâu bền.

Ở đây, chỉ xin nói qua về một biến chuyển quan trọng khác trên thế giới, làm thay đổi bộ mặt toàn cầu cùng cán cân lực lượng và quan hệ hổ tương giữa các cường quốc. Đó là việc quan hệ Nga-Mỹ đã từ đối địch đổi sang hợp tác. Một thời kỳ chiến tranh lạnh (có khi sốt nóng) đã gần tới cáo chung. Đông Âu và Liên Xô đã ngã sang


- 4 -

con đường tư bản hoá, dân chủ hoá (thứ dân chủ “tư sản” như Trung Cộng nói) càng xích lại gần với Tây Phương.

Chứng cớ là hai nước Đức sẽ thống nhất với nhau theo con đường đó, và nước Đức thống nhất sẽ có thể tham gia tổ chức Bắc-Đại Tây Dương, mà Liên Xô không phản đối. Đương nhiên, đây là một sự trả giá giữa Nga và Tây Phương, nhưng dù sao cũng là một thắng lợi lớn của xã hội tư bản, một thắng lợi thời đại.

Việc gần đây nhất là, lần đầu tiên trong lịch sử, hai ngoại trưởng Mỹ-Nga đã đứng chung tuyên bố phản đối việc Iraq xâm chiếm Kuwait và cùng tham dự vào việc trừng phạt Iraq.

Bộ mặt thế giới đã thay đổi. Tuy tình hình còn phức tạp, nhưng người ta đã thấy rõ một vòng đai vô hình thắt chặt chung quanh thành lũy cuối cùng của cộng sản tại Á Châu và Mỹ Châu. Và thành trì cuối cùng chỉ có thể là Trung Cộng, là hy vọng cuối cùng của những kẻ cuồng tín vào chủ nghĩa Mác-Lê. Nếu Trung Cộng mà lung lay thì sẽ là ngày đưa ma của chế độ cộng sản trên thế giới không còn cách gì cứu vãn. Việt Nam, Bắc Hàn hay Cuba, Lào v.v. cũng sẽ đổ theo.

Ngày nay, Trung Cộng lại rơi vào tình cảnh Liên Xô những ngày sau tháng 10-1917. Nhưng trên căn bản thì khác nhau, vì hiện nay là con đường xuống giốc của chủ nghĩa cộng sản.

Dự tính, Trung Cộng sẽ có thể tiêu vong theo hai phương thức. Một là trước hay sau cái chết của Đặng Tiểu Bình, sẽ có những phong trào chống đối bùng lên bắt buộc Bắc Kinh phải tự do dân chủ hoá. Hai là do những cuộc chính biến quân sự, đồng thời kết hợp với sự nổi dậy của dân chúng hoặc của một số dân tộc thiểu số. Số phận Trung Cộng nếu đã xảy ra biến đổi mạnh tại Bắc Hàn hay Việt Nam, sẽ được quyết định sớm hơn.

Vì vậy, ta có thể nói, số phận của Việt Cộng và Trung Cộng thế nào cũng có quan hệ rất mật thiết với nhau. “Môi hở răng lạnh” đúng như người cộng sản vẫn nói. Một vấn đề mà người Việt tự do cần phải nghiên cứu kỹ càng.



Có thể tóm tắt là tình hình chung có lợi cho sự chuyển biến của các nước cộng sản còn lại trên con đường dân chủ hoá, với điều kiện là nhân dân các nước đó kiên trì đấu tranh bằng mọi phương thức, với sự ủng hộ của quốc tế trong một trật tự thế giới mọi bất lợi cho chế độ cộng sản và những chế độ dựa trên bạo lực khác. Điểm này càng phù hợp cho Việt Nam. Xin bàn tới trong một bài khác.
V.S. 8/90

tải về 31.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương