TÌnh hình tai biến mạch máu não tại khoa nội bệnh viện trưỜng đẠi học y dưỢc huế



tải về 88.17 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.03.2018
Kích88.17 Kb.
#36403
TÌNH HÌNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

Lê Chuyển, Nguyễn Hải Thủy, Hoàng Khánh, Lê Văn An,

Nguyễn Ngọc Minh, Trương Thị Diệu Thuần
Đặt vấn đề

Tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang là một vấn đề cấp thiết của y học đối với tất cả các nước trên thế giới, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư và tim mạch, và là nguyên nhân đơn độc lớn nhất gây ra tàn tật.



Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Tiến hành khảo sát, phân tích 288 bệnh nhân TBMMN vào điều trị tại Khoa Nội Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế trong 2 năm 2005 - 2006.

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học thông thường.

Kết quả

- TBMMN tăng dần theo lứa tuổi, tuổi thường gặp từ 51 - 70 tuổi, nam chiếm ưu thế hơn nữ.

- Triệu chứng thường gặp nhất trên lâm sàng là liệt nữa người (80,55 %), liệt mặt (74,65 %), rối loạn vận ngôn (66,67 %)

- THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây TBMMN với tỉ lệ 79,17 %.

- Tỉ lệ tử vong ( hay xin về, chuyển viện ) chiếm tỉ lệ cao ở thể XHN (77,78 %), nhưng nếu qua khỏi thì ít để lại di chứng hơn so với NMN.

Kết luận

THA vẫn là nguy cơ hàng đầu gây TBMMN và di chứng hiện vẫn chiếm tỉ lệ cao


STROKE IN INTERNAL DEPARTMENT OF

HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY HOSPITAL

Le Chuyen, Nguyen Hai Thuy, Hoang Khanh, Le Van An,

Nguyen Ngoc Minh, Truong Thi Dieu Thuan
Background

Stroke was and being a necessary medicine problem of all countries over the world, is the third cause of fatal causes, after cancer and cardiovascular problem and it is also the separate cause of invalid problem.



Objective and methods

Examined and analyzed 288 patients with stroke treated in Internal Department of Hue University of medicine and Pharmacy in two years 2005-2006.



Results

- Stroke increased by age, often presented in 51-70 years of age, mostly in male

- The most common clinical symptoms were paralysed in one side, took 80,55 %, facial paralytic took 74,65 %, speech disorder presented in 66,67 %

- Hypertension was the leading risk factor of stroke, took 79,17 %.

- Fatal rate presented with high rate in cerebral hemorrhagic 77,78 % but the sequela was less common in cerebral hemorrhagic than in cerebral infarction

Conclusion

Hypertension was the leading cause of stroke and the sequela was still presented in high rate.


TÌNH HÌNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HUẾ

Lê Chuyển, Nguyễn Hải Thủy, Hoàng Khánh, Lê Văn An,

Nguyễn Ngọc Minh, Trương Thị Diệu Thuần
1. Đặt vấn đề

Tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang là một vấn đề cấp thiết của y học đối với tất cả các nước trên thế giới, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư và tim mạch, và là nguyên nhân đơn độc lớn nhất gây ra tàn tật. Một điều đáng lo ngại là bệnh thường nặng, xuất hiện đột ngột, tỉ lệ tử vong cao, nếu qua khỏi cũng để lại những di chứng tâm thần kinh nặng nề, đòi hỏi phải chăm sóc điều trị lâu dài, tốn kém và giảm chất lượng cuộc sống, làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Ở Việt Nam có các nghiên cứu về TBMMN ở những địa phương, các bệnh viện từ trung ương đến địa phương và các cơ sở y tế. Nhưng đến nay vẫn chưa có số liệu chung và đầy đủ về tình hình dịch tễ học TBMMN của cả nước. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu tình hình TBMMN tại Khoa Nội bệnh viện Trường Đại học Y Huế để góp phần thêm vào nghiên cứu dịch tễ học TBMMN chung cả nước.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng

Tất cả các bệnh nhân TBMMN vào điều trị tại Khoa Nội Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế trong 2 năm 2005 - 2006.



2.2. Phương pháp nghiên cứu

Tiến hành khảo sát, phân tích 288 bệnh nhân TBMMN.

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học thông thường.

3. Kết quả và bàn luận

3.1. TBMMN theo tuổi và giới

Bảng 1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới




Tuổi

Giới

50

51 - 70

> 70

Tổng số

Tỉ lệ %

Nam

12

75

67

154

53,47

Nữ

10

62

62

134

46,53

Tổng số

22

137

129

288

100

Tỉ lệ %

7,63

47,57

44,80



Nhìn vào bảng 1 nhận thấy TBMMN tăng theo lứa tuổi, tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất từ 51 - 70 tuổi là 47,57 %, tiếp đến là 44,80 % ở lứa tuổi > 70 tuổi. Nghiên cứu cũng nhận thấy nam chiếm tỉ lệ 53,47 % ưu thế hơn nữ với tỉ lệ 46,53 % (154/134 ). Nghiên cứu chúng tôi cũng phù hợp nghiên cứu của tác giả Hoàng Khánh nhận thấy TBMMN tăng dần theo tuổi và đỉnh cao là 60 tuổi, nghiên cứu của Trịnh Thị Khanh cũng nhận thấy lứa tuổi mắc bệnh cao nhất cũng trên 60 tuổi. Nghiên cứu của Mihálka và cộng sự về DTH TBMMN trên 126.000 người kết quả tuổi trung bình mắc bệnh TBMMN 63,4 ± 12,5 tuổi, nghiên cứu của Akbar ( Saudi Arabia ) tuổi mắc bệnh trung bình 62 - 66 tuổi, và cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả Rochester, Auckland, Framingham... cho thấy TBMMN tăng dần theo tuổi. Nghiên cứu cũng nhận thấy nam trội hơn nữ giới với tỉ lệ gấp 1,2 lần, phù hợp nghiên cứu Hoàng Khánh nam trội hơn nữ 1,3 lần, và cũng như nhiều tác giả khác như Nguyễn Văn Đăng, Phạm Khuê,...



3.2 TBMMN theo địa dư và thể

Bảng 2 Phân bố theo địa dư và thể




Thể

Địa dư

Thành phố

Nông thôn

Tổng cộng

NMN

132

84

216

XHN

47

25

72

Tổng cộng

179

109

288

Tỉ lệ %

62,15

37, 85

100

Nhìn vào bảng 2 nhận thấy TBMMN ở thành phố chiếm tỉ lệ 62,15 % và nông thôn chiếm tỉ lệ 38,75 %. Ở nghiên cứu chúng tôi NMN chiếm tỉ lệ rất cao 75 % ( 216/288 bn ) hơn nhiều so với XHN, điều này cũng một phần do điều kiện Bệnh viện Trường trung tâm hồi sức cấp cứu điều kiện chưa đầy đủ, nên các bn XHN vào tại cấp cứu tiên lượng nặng hay có nguy cơ thở máy được chuyển viện và không đưa vào nghiên cứu.



3.3. TBMMN theo nghề nghiệp và thể

Bảng 3 TBMMN theo nghề nghiệp và thể




Nghề

Thể

Già

Làm ruộng

Cán bộ

Nội trợ

NMN

168

27

09

12

XHN

59

6

03

04

Tổng số

227

33

12

16

Tỉ lệ %

78,82

11,46

4,17

5,55

Ở bảng 3 nghiên cứu nhận thấy TBMMN ở người già chiếm tỉ lệ rất cao là 78,82 %, tiếp đến là người làm ruộng chiếm tỉ lệ 11,46 %.



3.4. Cách khởi bệnh và triệu chứng lâm sàng

Bảng 4 Khởi bệnh và triệu chứng lâm sàng




Triệu chứng




Số bệnh nhân

Tỉ lệ % / bn TBMMN

Khởi bệnh

Đột ngột

164

56,94

Từ từ

124

43,05

Nhức đầu, chóng mặt

NMN

33

11,46

XHN

57

19,78

Nôn




22

9,65

Liệt mặt




215

74,65

Liệt nữa người

Trái

126

43,75

Phải

94

32,64

Hai bên

12

4,16

Rối loạn vận ngôn




192

66,67

Rối loạn cơ tròn




36

12,5

THA

NMN

126

43,75

XHN

44

15,28

ĐTĐ




36

12,5

Qua bảng 4 nhận thấy triệu chứng khởi bệnh đột ngột chiếm tỉ lệ cao hơn 56,94 % với các triệu chứng như nhức đầu chóng mặt chiếm tỉ lệ 31,24 % nhưng đối với XHN thì cao hơn nhiều ở bn NMN. Triệu chứng thường gặp nhất là liệt 1/2 người chiếm tỉ lệ 80,55 %, liệt mặt chiếm tỉ lệ 74,65 % và rối loạn vận ngôn chiếm tỉ lệ 66,67 %, nghiên cứu cũng phù hợp với các tác giả Nguyễn Văn Đăng, Hoàng Khánh,...



3.5. Các yếu tố nguy cơ có thể gây TBMMN

Bảng 5 Tần xuất các yếu tố nguy cơ




Yếu tố nguy cơ

Số bệnh nhân

Tỉ lệ %

THA

228

79,17

Thuốc lá

141

48,96

ĐTĐ

28

9,72

Nghiện rượu

12

4,16

Bệnh tim

16

5,55

Sau tắm đêm

11

3,82

TS gia đình (THA, ĐTĐ,...)

18

6,25

Khác

5

1,73

Trong những YTNC ở bảng 5 thì THA luôn chiếm hàng đầu gây ra TBMMN chiếm tỉ lệ 79,17 %, tiếp đến là YTNC thuốc lá. Nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước như nghiên cứu của Hoàng Khánh, Huỳnh Văn Minh nhận thấy THA khá cao chiếm tỉ lệ 77,7 %, ở NMN chiếm 63,9 % và XHN chiếm tỉ lệ 78,53 %, cũng như nghiên cứu của Fratiglioni ở 33 nước Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á thấy nguyên nhân hàng đầu gây ra TBMMN là THA và XVĐM, nghiên cứu tại Limpopo ( Nam Phi ) THA chiếm tỉ lệ 72 %. Trong nghiên cứu chúng tôi cũng nhận thấy những bệnh nhân khi bị TBMMN mới phát hiện bị THA hay đã biết THA nhưng điều trị không thường xuyên chiếm tỉ lệ TBMMN rất cao phù hợp các nghiên cứu trên.



3.6. Tình trạng lúc ra viện của bệnh nhân theo mức độ liệt và xin về hay tử vong

Bảng 6 Tình trạng lúc ra viện theo thể TBMMN




Mức độ

Thể


Nhẹ

Vừa

Nặng

Xin về, tử vong, chuyển viện

Tổng cộng

NMN

72

96

22

26

216

XHN

9

5

2

56

72

Tổng cộng

81

101

24

82

288

Tỉ lệ %

28,13

35,07

8,33

28,47

100

Dựa vào bảng 6 nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân do nặng xin về hay chuyển viện và tử vong chiếm tỉ lệ 28,47 %, trong đó XHN chiếm tỉ lệ rất cao 77,78 % ( 56/72 bệnh nhân ), NMN chiếm tỉ lệ thấp hơn 12,04 % ( 26/216 bệnh nhân ). Nghiên cứu cũng nhận thấy nếu qua khỏi thì XHN để lại di chứng ít hơn so với NMN. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Khánh nhận thấy tỉ lệ tử vong 33,27 % và với XHN chiếm tỉ lệ 79,8 %. Các nghiên cứu nước ngoài nhận thấy như ở Pháp TLTV chiếm 30 %, ở Nga TLTV trung bình ngày 28 là 40,37 %, tại Xcốtlen chiếm 26,5 %. Điều này cũng nói lên việc kiểm soát và dự phòng các YTNC chưa được tốt, chẳng hạn bn không phát hiện THA hay điều trị không thường xuyên,...Riêng NMN để lại di chưng nhiều hơn, vì vậy trong những năm gần đây nghiên cứu đi sâu vào các YTNC để dự phòng như CRP, homocystein, kháng insulin,...


4. Kết luận

Qua nghiên cứu tình hình TBMMN tại Khoa Nội Bệnh viện Trường ĐH Y Huế nhận thấy:

- TBMMN tăng dần theo lứa tuổi, tuổi thường gặp từ 51 - 70 tuổi, nam chiếm ưu thế hơn nữ.

- Triệu chứng thường gặp nhất trên lâm sàng là liệt nữa người (80,55 %), liệt mặt (74,65 %), rối loạn vận ngôn (66,67 %)

- THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây TBMMN với tỉ lệ 79,17 %.

- Tỉ lệ tử vong ( hay xin về, chuyển viện ) chiếm tỉ lệ cao ở thể XHN (77,78 %), nhưng nếu qua khỏi thì ít để lại di chứng hơn so với NMN.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Thị Khanh (1999), “ Một số nhận xét về tai biến mạch máu não trong 3 năm 1996-1998 tại khoa cấp cứu bệnh viện Hữu Nghị “, Tạp chí Y học thực hành số 9, tr. 8-9.

2. Hoàng Khánh (1995), “ Dịch tễ học tai biến mạch máu não ở người lớn tại Huế và vùng phụ cận “, Tập san nghiên cứu và thông tin Y học số 5, tr. 24-32.

3. Hoàng Khánh (1996), “ Tình hình tai biến mạch máu não ở người lớn tại bệnh viện trung ương Huế trong 10 năm (1984 - 1993) “, Tạp chí Y học thực hành số 5, tr. 26-29.

4. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (1994), “ Kết quả điều tra tai biến mạch máu não trong 10 năm ở bệnh nhân người lớn tăng huyết áp tại thành phố Huế “, Nghiên cứu và thông tin Y học trường Đại học Y Huế số 2, tr. 75-81.

5. Akbar D.H (2001), Clinical profile of stroke: The experience at King Abdulaziz University Hospital. SQU Journal for Scientific Research Medical Sciences; 1:35-38.



6. Goldstein L.B. et al (2001), Primary prevention of ischemic stroke. Stroke. 32: 280.

7. Mihálka L. et al (2001), A population study of stroke in West Ukraine. Stroke;32:2227.
Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 88.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương