TÌnh hình hoạT ĐỘng ngành công nghiệp và thưƠng mại tháng 8 VÀ 8 tháng năM 2010



tải về 43.8 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích43.8 Kb.
#26956


BÁO CÁO TÓM TẮT

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

THÁNG 8 VÀ 8 THÁNG NĂM 2010

              I. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

1. Giá trị sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 ước đạt 69,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng 7 và tăng 15,2% so với tháng 8/2009. Tính chung 8 tháng ước đạt 504,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 9,0%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 12,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất 17,3%.

Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng của các doanh nghiệp thuộc Bộ tăng 12,4% so với cùng kỳ, trong đó, một số doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao trên mức tăng trưởng chung của toàn ngành (13,7%) như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng 14,4%; Tập đoàn Hóa chất VN tăng 16,4%; Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp tăng 36,7%; Tổng công ty Thiết bị điện VN tăng 20,2%; Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam tăng gấp 2,4 lần; Tổng công ty Giấy Việt Nam tăng 24,4%, Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội tăng 26,0%; Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn tăng 14,7% (Phụ lục 1).



2. Sản phẩm chủ yếu: Tính đến tháng 8, nhiều sản phẩm công nghiệp có mức tăng trưởng cao và khá, như (Phụ lục 2): Các sản phẩm ngành năng lượng: điện tăng 14,7%, khí đốt tăng 16,3%, khí hóa lỏng (LPG) tăng gấp hơn 2 lần, xăng dầu các loại tăng gấp 8 lần...; Các sản phẩm ngành điện, điện tử: biến thế điện tăng 49,6%, tủ lạnh, tủ đá tăng 21,1%, điều hòa nhiệt độ tăng 11,0%…; Các sản phẩm ngành cơ khí: lắp ráp ô tô tăng 19,6%, lắp ráp xe máy tăng 18,2%, động cơ diezen tăng 25,3%, máy công cụ tăng 56,9%…; Các sản phẩm phục vụ tiêu dùng: quần áo cho người lớn tăng 18,5%, giầy thể thao tăng 24,8%, bia tăng 22,1%, sữa bột tăng 34,2%, các loại giấy viết, giấy in phục vụ năm học mới tăng 11,9%...; Sản phẩm xi măng phục vụ xây dựng tăng 17,2% nhưng sản xuất thép các loại chỉ tăng 0,5%…

Tuy nhiên, cũng còn một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ như: khai thác dầu thô ước đạt 9,8 triệu tấn, giảm 14,7%; máy giặt giảm 3,5%; các sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp tiếp tục giảm nhẹ...



3. Một số tình hình nổi bật của các ngành

3.1. Ngành Năng lượng

- Sản xuất điện sản lượng điện tháng 8 ước đạt 8,1 tỷ kWh, giảm 3,5% so với tháng 7; tính chung 8 tháng ước đạt 60,1 tỷ kWh, tăng 14,7% so với cùng kỳ (trong khi 7 tháng tăng 15,9%).

Trong khi sản xuất giảm thì tiêu dùng điện tháng 8 tiếp tục tăng 3,2% so với tháng 7 (ước đạt 7,58 tỷ kWh) chủ yếu do sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển tốt; tính chung 8 tháng điện thương phẩm ước đạt 55,2 tỷ kWh, tăng 14,7% so với cùng kỳ, trong đó: điện dùng cho công nghiệp và xây dựng tăng 19,3% và chiếm tỷ trọng 51,0%; điện dùng cho khu vực thương nghiệp, khách sạn nhà hàng tăng 11,7%; điện dùng cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 6,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 38,0%.



- Khai thác dầu khí tại các mỏ ổn định và an toàn, sản lượng khai thác dầu thô tháng 8 ước đạt 1,28 triệu tấn, tăng 3,3% so với tháng 7 nhưng tính chung 8 tháng ước đạt 9,75 triệu tấn, chỉ bằng 85,3% cùng kỳ; khai thác khí tháng 8 ước đạt 0,76 tỷ m3, tính chung 8 tháng ước đạt 6,16 tỷ m3, tăng 16,3% so với cùng kỳ; sản xuất khí hóa lỏng gấp hơn 2 lần; xăng dầu các loại ước đạt 3,34 triệu tấn (trong đó sản lượng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất 3,1 triệu tấn), gấp 8 lần cùng kỳ.

3.2. Ngành Công nghiệp nặng

- Khai thác và chế biến than tháng 8 tiếp tục giảm do mưa nhiều. Sản lượng than sạch ước đạt 3,2 triệu tấn, giảm 10,0% so với tháng 7 và giảm 18,6% so với tháng 8/2009; tính chung 8 tháng ước đạt 28,6 triệu tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Khối lượng bóc đất đá để gia tăng trữ lượng ước đạt 140,8 triệu m3, tăng 7,0% so với cùng kỳ (trong khi 7 tháng tăng 7,9%). Mét đào lò mới 212,5 nghìn mét, tăng 8,0% so với cùng kỳ (7 tháng tăng 10,6%).

Sản lượng than đá xuất khẩu 8 tháng ước đạt 13,2 triệu tấn, chỉ bằng 83,7% cùng kỳ nhưng do giá xuất khẩu tăng 54,9% so với cùng kỳ nên đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng 29,1% so với cùng kỳ. Tiêu thụ than cho các hộ trong nước 8 tháng ước đạt 15,3 triệu tấn, tăng 18,0% so với cùng kỳ, trong đó: cung cấp cho hộ điện 5,7 triệu tấn, tăng 38,0%; hộ xi măng ước 3,3 triệu tấn, tăng 31,0%. Lượng tồn kho than thành phẩm tăng lên 5,2 triệu tấn chủ yếu do tồn than tiêu chuẩn Việt Nam tăng cao (2,7 triệu tấn).



- Khai thác khoáng sản 8 tháng tăng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường, kẽm thỏi tăng khoảng 42%, thiếc thỏi tăng 28%, quặng sắt tăng gấp 2,1 lần, tinh quặng sắt tăng 68%, bạc tăng gấp 2,4 lần,… Xuất khẩu khoáng sản và quặng ước đạt 1,16 triệu tấn, tăng 24,5%.

- Sản xuất thép các loại để chuẩn bị cho mùa xây dựng cuối năm nên tháng 8 ước đạt 0,44 triệu tấn, tăng 7,2% so với tháng 8/2009; tính chung 8 tháng ước đạt 3,4 triệu tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ. Lượng thép tiêu thụ trong nước tháng 8 chỉ khoảng 0,4 triệu tấn (giảm so với tháng trước) nhưng xuất khẩu sắt thép các loại tăng mạnh, 8 tháng ước đạt 0,8 triệu tấn, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, chủ yếu là thép cuộn cán nguội, ống thép các loại vào một số thị trường có nhu cầu cao như Mỹ, Campuchia.

Trong nửa đầu tháng 8 giá thép ổn định nhưng rồi đồng loạt tăng giá bán khoảng 0,3 triệu đồng/tấn do ảnh hưởng của giá phôi thép trên thế giới tăng khoảng 10 USD/tấn và giá của các nguyên liệu thô (phế liệu, quặng sắt) tăng. Giá bán tại nhà máy (chưa tính thuế) từ 13,5 - 13,6 triệu đồng/tấn; giá bán lẻ trên thị trường là 14,8 triệu đồng/tấn, tăng 0,4 triệu đồng/tấn.



- Sản xuất phân bón tháng 8 vẫn ổn định ở mức giảm nhẹ do nhu cầu sử dụng không nhiều: phân urê ước đạt 87,7 nghìn tấn, phân lân ước đạt 120,8 nghìn tấn; tính chung 8 tháng so với cùng kỳ, phân urê ước đạt 655 nghìn tấn, tăng 0,1%, phân lân tăng 1,8%, phân NPK giảm 2,7%. Riêng phân DAP ước đạt 87,2 ngàn tấn, chỉ bằng 33,6% kế hoạch năm.

Trong tháng, giá phân urê trên thị trường khá ổn định từ 6.000 - 6.500 đồng/kg, giá phân DAP giảm nhẹ ở hầu hết các địa phương ở mức từ 9.200 - 9.500 đồng/kg (riêng ở TP.Hồ Chí Minh tăng nhẹ 300 đồng/kg, lên mức 10.500 đồng/kg).



3.3. Ngành công nghiệp nhẹ

- Ngành Dệt may tháng 8 sản xuất ổn định và tăng trưởng khá, các sản phẩm nguyên phụ liệu tăng không nhiều so với tháng 7 (vải dệt từ sợi bông tăng 4,6%, vả dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 5,4%) nhưng sản phẩm may mặc tăng đáng kể (quần áo dùng cho người lớn tăng 18,5%). Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng ước đạt 6,9 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ. - Ngành Giấy đang gấp rút sản xuất để phục vụ nhu cầu năm học mới 2010 - 2011. Nhà máy giấy Bãi Bằng trong tháng 8 ước đạt 207 nghìn tấn, tăng 8,9% so với tháng 7, tính chung 8 tháng ước đạt 1,16 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ. Tổng lượng giấy tồn kho tính đến tháng 8 của một số nhà máy lớn ước khoảng 18,5 nghìn tấn.

- Ngành Sữa tháng 8 sản xuất ổn định và tăng trưởng mạnh, sản lượng sữa bột ước đạt 6,1 nghìn tấn, tăng 31,8% so với tháng 7 và tăng 32,9% so với tháng 8/2009; tính chung 8 tháng ước đạt 35,8 nghìn tấn, tăng 34,2% so với cùng kỳ. Trong tháng, giá một số sản phẩm sữa nhập khẩu vẫn tăng.

- Ngành Thuốc lá sản xuất tháng 8 ổn định, ước đạt 437 triệu bao, tăng 2,5% so với tháng 7 và tăng 5,2% so với tháng 8/2009; tính chung 8 tháng ước đạt 3,29 tỷ bao, giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ.

- Ngành bia, rượu, nước giải khát tháng 8 sản xuất ước đạt 222,7 triệu lít, giảm 9,9% so với tháng 7 nhưng vẫn tăng 17,4% so với tháng 8/2009 (do tháng 7 có tốc độ tăng cao nhất trong 3 năm gần đây); tính chung 8 tháng ước đạt 1,6 tỷ lít, tăng 22,1% so với cùng kỳ. Sản xuất bia của hai Tổng công ty lớn trong ngành vẫn đảm bảo ổn định và tăng trưởng cao do làm tốt công tác tiêu thụ và duy trì ổn định chất lượng sản phẩm: Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội tăng 33,9% và Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn tăng 11,3%.

- Các ngành khác tháng 8 và 8 tháng sản xuất ổn định và có tăng trưởng so với cùng kỳ.

II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

1. Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 8 ước đạt 6,0 tỷ USD, giảm 0,5% so với tháng 7, trong đó: các doanh nghiệp trong nước ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 1,9%; của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 2,85 tỷ USD, giảm 4,9%. Nếu loại trừ yếu tố xuất khẩu vàng thì kim ngạch xuất khẩu giảm 1,9%. Xét theo nhóm hàng, nhóm nông, lâm, thủy sản ước đạt 1,33 tỷ USD, giảm 9,2%; nhóm nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 0,59 tỷ USD, tăng 24,1%; nhóm công nghiệp chế biến ước đạt 3,2 tỷ USD, giảm 2,1%.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44,5 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ, trong đó: của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 20,57 tỷ USD, tăng 12,6%; của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 20,65 tỷ USD, tăng 39,9%. Nếu loại trừ yếu tố xuất khẩu vàng thì kim ngạch xuất khẩu tăng 24,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) tăng 5,89 tỷ USD so với cùng kỳ trong khi kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng 7,34 tỷ USD cho thấy sự đóng góp rất lớn của khu vực này vào tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Xét theo nhóm hàng, so với cùng kỳ, nhóm nông, lâm, thủy sản ước đạt 9,4 tỷ USD, tăng 14,7%; nhóm nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 5,19 tỷ USD, giảm 8,5% (do xuất khẩu dầu thô giảm mạnh 20,5%); nhóm công nghiệp chế biến ước đạt 23,99 tỷ USD, tăng 23,3% (Phụ lục 3).

Trong 8 tháng đầu năm giá nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng, như: giá hạt điều tăng 18,9%, chè các loại tăng 11,2%, hạt tiêu tăng 39,9%, gạo tăng 2,8%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 71,7%, than đá tăng 54,9%, dầu thô tăng 42,2%, cao su tăng 83,5%,.... (riêng mặt hàng cà phê giảm khoảng 3,4%) đã tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể:

Xét về trị giá, so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng (trừ cà phê, sắn và sản phẩm từ sắn, dầu thô). Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 11,8%; gạo ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 11,4%; cà phê ước đạt 1,2 tỷ USD, giảm 5,1%; nhân điều ước đạt 0,6 tỷ USD, tăng 25,2%; hạt tiêu ước đạt 0,3 tỷ USD, tăng 35,5%; cao su ước đạt 1,15 tỷ USD, tăng 89,4%. Xuất khẩu than đá ước đạt 1,0 tỷ USD, tăng 29,1%; dầu thô ước đạt 3,3 tỷ USD, giảm 20,5%; hoá chất tăng gấp 3 lần, sản phẩm hoá chất tăng 44,8%, sản phẩm chất dẻo tăng 26,4%; sản phẩm gỗ ước đạt 2,11 tỷ USD, tăng 36,1%; dệt và may mặc ước đạt 6,9 tỷ USD, tăng 17,8%; giày, dép các loại ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 18,8%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 30,2%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ước đạt 1,9 tỷ USD, tăng 61,2%; dây điện và cáp điện tăng 72,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng ước đạt 1,0 tỷ USD, tăng 83%;... Tính đến nay đã có 13 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD: thuỷ sản; cà phê; gạo; cao su; than đá; dầu thô; sản phẩm gỗ; dệt và may mặc; giày dép các loại; đá quý và kim loại quý; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; phương tiện vận tải và phụ tùng.

Xét về lượng, so với cùng kỳ, chỉ có lượng xuất khẩu của quặng và khoáng sản tăng 24,5%, sắt thép tăng gấp 3 lần, còn lại hầu hết các mặt hàng đều tăng nhẹ (nhân điều tăng 5,2%, chè các loại tăng 2,4%, gạo tăng 8,3%, cao su tăng 3,3%) hoặc giảm nhẹ (cà phê giảm 1,9%); thậm chí, một số mặt hàng giảm mạnh như là sắn và sản phẩm từ sắn giảm 53,5%, than đá giảm 16,3%, dầu thô giảm 44,6%, xăng dầu giảm 14,5%.

Xét về thị trường xuất khẩu, so với tháng 7, xuất khẩu vào thị trường Châu Á giảm 3,4%; Châu Âu tăng 7,3% nhưng EU giảm 1,8%; Hoa Kỳ giảm 0,3%; Trung Quốc giảm 2,4%. Tính chung 8 tháng so với cùng kỳ, xuất khẩu vào một số thị trường chính như sau: Châu Á tăng 30,8%; Châu Âu tăng 2,7%, trong đó, EU tăng 13,4%; Hoa Kỳ tăng 25,5%; Trung Quốc tăng 43,4%.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng của Châu Á chiếm 46,8%; Châu Âu chiếm 20,7%; Châu Mỹ chiếm 23,6%; Châu Phi chiếm 1,8%; Châu Đại dương chiếm 3,9%; thị trường khác chiếm 3,1%.



2. Nhập khẩu: Tháng 8, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 6,9 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng 7, trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2,9 tỷ USD, giảm 7,1%. Xét theo nhóm hàng, nhóm cần thiết nhập khẩu ước đạt 5,5 tỷ USD, giảm 4,8%; nhóm hàng cần phải kiểm soát ước đạt 0,37 tỷ USD, tăng 6,7%; nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 0,43 tỷ USD, giảm 9,5% và nhóm hàng hoá khác (chưa phân tổ) ước đạt 0,58 tỷ USD, tăng 54,3%.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 52,68 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ, trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 22,37 tỷ USD, tăng 43,6%. Xét theo nhóm hàng, nhóm hàng cần thiết nhập khẩu ước đạt 43,24 tỷ USD, tăng 22,8%; nhóm hàng cần phải kiểm soát ước đạt 2,72 tỷ USD, tăng 43,1%; nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 3,46 tỷ USD, tăng 15,9% và nhóm hàng hoá khác (chưa phân tổ) ước đạt 3,26 tỷ USD, tăng 44,2%.

Do giá cả hầu hết các mặt hàng từ đầu năm đến nay đều tăng (trừ lúa mỳ giảm 2,4%) ảnh hưởng đến kim ngạch nhập khẩu, cụ thể: giá xăng dầu tăng 35,3%; khí đốt hoá lỏng tăng 38,6%; chất dẻo nguyên liệu tăng 32,4%; cao su tăng 57,6%; giấy các loại tăng 27,1%; bông các loại tăng 40,1%; sợi các loại tăng 27,7%; sắt thép các loại tăng 31,6%; kim loại thường tăng 32,4%, ô tô nguyên chiếc các loại tăng 16,1%; xe máy nguyên chiếc tăng 5,2%.

Xét về trị giá, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng như: lúa mỳ tăng 52,7%; sữa và sản phẩm từ sữa tăng 57,5%; nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 23,5%; xăng dầu các loại tăng 8,1%; hoá chất tăng 22,9%; sản phẩm hóa chất tăng 33,8%; chất dẻo nguyên liệu tăng 38,1%; cao su tăng 64,7%; giấy tăng 19,3%; bông tăng 82,4%; sợi tăng 42,7%; thép tăng 15,0%; máy tính, điện tử và linh kiện tăng 31,5%; ... Riêng phân bón các loại giảm 31,5%; phôi thép giảm 3,0%; ô tô nguyên chiếc loại (trừ xe dưới 9 chỗ) giảm 15,7%; xe máy nguyên chiếc giảm 18,2%.

Xét về lượng, một số mặt hàng có lượng nhập khẩu tăng như: lúa mỳ tăng 56,8%; chất dẻo nguyên liệu tăng 4,3%; cao su tăng 4,6%; bông tăng 30,3%; sợi các loại tăng 11,6%; kim loại thường tăng 35,7%. Một số mặt hàng có lượng nhập khẩu giảm như: xăng dầu các loại giảm 20,2%; khí đốt hoá lỏng giảm 27,9%; phân bón các loại giảm 31,7%; giấy các loại giảm 6,3%; sắt thép các loại giảm 12,6%; ôtô nguyên chiếc các loại (trừ xe dưới 9 chỗ) giảm 38,6%; xe máy nguyên chiếc các loại giảm 21,9%.

Xét về thị trường nhập khẩu, tốc độ nhập khẩu hàng hóa tháng 8 từ thị trường Châu Á giảm 2,5%; Châu Mỹ giảm 0,2%; Châu Phi giảm 0,5%; Châu Đại dương giảm 1,2%.... Tính chung 8 tháng, tốc độ nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Châu Á tăng 25,0%; Châu Âu tăng 6,3%; Châu Mỹ tăng 28,1%; Châu Phi tăng 75,2%; Châu Đại dương tăng 36,4%.

Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng của Châu Á chiếm 77,7%; Châu Âu chiếm 9,9%; Châu Mỹ chiếm 7,5%; Châu Đại dương chiếm 2,0%....



3. Cán cân thương mại: Tháng 8 ước nhập siêu 0,9 tỷ USD, bằng 15,0% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 8 tháng đầu năm ước khoảng 8,15 tỷ USD, bằng 18,32% kim ngạch xuất khẩu.

4. Thị trường trong nước: Tháng 8, sức mua trên thị trường hàng hoá vẫn ổn định, cung cầu hàng hoá tiếp tục được đảm bảo. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư, mua sắm lớn của người dân đều chững lại; Tình hình dịch bệnh trên vật nuôi vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi tác động gián tiếp đến thị trường thực phẩm, thị trường vật liệu xây dựng, phân bón. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai rộng khắp và có hiệu quả rõ rệt, hàng hóa trong nước sản xuất được chiếm thị phần khá lớn trên thị trường do đã nâng cao được tính cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả, bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội ước đạt 131 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng 7; tính chung 8 tháng ước đạt 1.009 nghìn tỷ đồng, tăng 26,1% so với cùng kỳ, trong đó, ngành thương mại tăng 27,3%, ngành khách sạn, nhà hàng tăng 21,5%, ngành du lịch tăng 35,4%, dịch vụ tăng 21,5%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tiếp tục tăng nhẹ 0,23% so với tháng 7 và tăng 5,08% so với tháng 12/2009; bình quân 8 tháng tăng 8,61% so với cùng kỳ.




Каталог: App File -> files
files -> Phụ lục 11 MỘt sỐ tình hình cỦa các ngành sẢn xuẤt công nghiỆp 6 tháng đẦu năm 2010
App File -> Phụ lục I bản công bố HỢp quy
files -> BÁo cáo tổng kếT (tóm tắt) TÌnh hình thực hiện nhiệm vụ KẾ hoạch năM 2009 VÀ KẾ hoạch năM 2010
App File -> CỤc quản lý DƯỢc số: 511/QĐ-qld cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2015
App File -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
files -> PHẦn thứ nhất tình hình thực hiện nhiệm vụ SẢn xuấT

tải về 43.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương