Tỉnh Hà Giang Sè 19+20 Ngµy th¸ng 4 n¨m 2012 MỤc lụC



tải về 4.59 Mb.
trang1/42
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích4.59 Mb.
#22110
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42

C ÔNG BÁO/Số 19+20/Ngày 25-04-2012





Tỉnh Hà Giang




Sè 19+20 Ngµy th¸ng 4 n¨m 2012
MỤC LỤC




Ngày ban hành

Trích yếu nội dung

Trang




VĂN BẢN CỦA UBND TỈNH HÀ GIANG




04 - 04 - 2012

Chỉ thị số 13/CT-UBND về việc tăng cường công tác vận động hiến máu tình nguyện giai đoạn 2012 - 2016 tỉnh Hà Giang.


3

26 - 3 - 2012

Quyết định số 453/QĐ-UBND về việc ban hành danh mục các lĩnh vực thu hút và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cần thu hút trên địa bàn tỉnh Hà Giang.


5

29 - 3 - 2012

Quyết định số 484/2012/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.


10

03 - 04 - 2012

Quyết định số 508/2012/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên khoáng sản và bảng giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

18

04 - 04 - 2012

Quyết định số 516/2012/QĐ-UBND về việc ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản là ô tô, xe hai bánh gắn máy và một số loại tài sản khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang.



24

05 - 04 - 2012

Quyết định số 544/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tỉnh Hà Giang.

106





















UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG


Số: 13/CT-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Giang, ngày 04 tháng 4 năm 2012


CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác vận động hiến máu tình nguyện

giai đoạn 2012 - 2016, tỉnh Hà Giang


Trong những năm qua phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh Hà Giang được duy trì thường xuyên, liên tục. Là một hoạt động mang nghĩa cử cao đẹp, ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, được triển khai sâu rộng trong cán bộ, công nhân viên chức (CNVC), lực lượng vũ trang, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.

Giai đoạn 2008 - 2011 phong trào HMTN tỉnh ta đạt tỷ lệ cao hơn (7.108 đơn vị) so với giai đoạn 2003 - 2007 (2.492 đơn vị) đã đáp ứng ngày một tốt hơn cho nhu cầu về máu cấp cứu và điều trị bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị của các bệnh viện trong tỉnh ngày càng tăng, số lượng cần đáp ứng so với nhu cầu hiện nay còn thấp. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động HMTN phục vụ cho cấp cứu bệnh nhân trong toàn tỉnh, giai đoạn 2012 - 2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hàng năm có kế hoạch cụ thể vận động cán bộ, học sinh, sinh viên tham gia HMTN đạt và vượt chỉ tiêu vận động từng năm.

2. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, đẩy mạnh công tác chỉ đạo của Ban Chỉ đạo (BCĐ), vận động HMTN của các cấp, các đơn vị.

3. Tỉnh đoàn thanh niên có trách nhiệm phối hợp với BCĐ vận động HMTN tỉnh và chỉ đạo các tổ chức đoàn trực thuộc, phối hợp BCĐ vận động HMTN các huyện/thành phố và cơ sở, vận động lực lượng đoàn viên, thanh niên sẵn sàng hưởng ứng tham gia HMTN đạt hiệu quả cao.

4. Sở Thông tin & Truyền thông chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài Phát thanh truyền hình phối hợp với Hội CTĐ tỉnh (Thường trực BCĐ tỉnh ), xây dựng kế hoạch thông tin truyền thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân trong tỉnh tham gia HMTN đạt hiệu quả từng năm và cả trong giai đoạn 2012 - 2016.

5. Báo, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Hội CTĐ tỉnh, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động HMTN của tỉnh nhân ngày “Toàn dân HMTN 7/4”; “Ngày thế giới tôn vinh HMTN 14/6” hàng năm. Mở chuyên mục “hiến máu cứu người” và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân trong các đợt cao điểm của chương trình HMTN do Ban Chỉ đạo tỉnh phát động.

6. Sở Tài chính hàng năm cân đối cấp kinh phí cho Hội CTĐ tỉnh, huyện/thành phố theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh, huyện/thành phố để triển khai kế hoạch tuyên truyền, vận động HMTN trên địa bàn toàn tỉnh hàng năm.

7. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc phối hợp chặt chẽ với Hội CTĐ các cấp, đảm bảo chuyển giao máu đạt số lượng, chất lượng; chuyên môn, kỹ thuật; an toàn trong việc lấy máu - truyền máu; thực hiện nghiêm túc chế độ bồi dưỡng người tình nguyện hiến máu đúng quy định của Bộ Y tế hiện hành. Đồng thời chỉ đạo cán bộ CCVC trong ngành Y tế tích cực đi đầu và là tấm gương tiêu biểu trong công tác HMTN.

8. Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Hội CTĐ tỉnh để bố trí biên chế cho Hội CTĐ tỉnh để có cán bộ trực tiếp làm công tác vận động HMTN cho Ban Chỉ đạo tỉnh, đây là công việc đặc thù. Kết thúc các cuộc vận động HMTN và tiếp nhận máu, hàng tháng, quý, năm. Sở Nội vụ phối hợp với Thường trực Ban Chỉ đạo (Hội CTĐ) tỉnh, xem xét động viên, khen thưởng đột xuất, thường xuyên cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác vận động, HMTN cứu người trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt chú ý khen thưởng thành tích đột xuất.

9. Hội Chữ thập đỏ tỉnh là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, phối hợp với cơ quan Y tế tổ chức hiến máu, tiếp nhận máu tại các đơn vị. Lập kế hoạch kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động HMTN, tổ chức hiến máu và tiếp nhận máu hàng năm gửi cơ quan tài chính cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ công tác vận động HMTN từng năm. Hàng tháng, quý, năm cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi kết quả quá trình triển khai thực hiện công tác vận động HMTN các cấp, các sở, ban, ngành, đơn vị trong toàn tỉnh, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo quốc gia theo quy định. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện từng năm và triển khai nhiệm vụ năm tiếp theo.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, báo cáo kết quả thực hiện theo Quy định./.





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG


Số: 453/QĐ-UBND



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Giang, ngày 26 tháng 3 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành danh mục các lĩnh vực thu hút và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cần thu hút trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2012



CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 01/6/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành quy định phân công, phân cấp công tác quản lý tổ chức bộ máy cán bộ công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị quyết số 20/2008/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc quy định một số chính sách thu hút đối với cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Căn cứ Kết luận số 35/KL-BCS ngày 14/2/2012 của Ban Cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh kết luận về công tác tổ chức và bộ máy cán bộ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

ơ

QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành danh mục các lĩnh vực thu hút và số lượng cán bộ công chức, viên chức cần thu hút trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2012.

(Có Biểu tổng hợp kèm theo)

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.





CHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông










ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG


Số: 484/2012/QĐ-UBND



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Giang, ngày 29 tháng 3 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn

thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan

Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Thông tư 23/2011/TT-BTTTT ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 05/TTr-STTTT ngày 13/3/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn an ninh trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.








TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





QUY CHẾ

Quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin trên

mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan

Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số 484/2012/QĐ-UBND



ngày 29 tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh Hà Giang)




Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1. Phạm vi áp dụng: Quy chế này quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan Đảng, Nhà nước khi tham gia kết nối, khai thác mạng truyền số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng là mạng truyền dẫn tốc độ cao, sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức trên nền giao thức liên mạng (còn gọi là IP/MPLS) sử dụng riêng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên toàn quốc. Mạng truyền số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hà Giang (sau đây viết tắt là Mạng TSLCD) là nhánh mạng TSLCD của Chính phủ.

2. Địa chỉ IP (trong đó IP viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol – giao thức Internet) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.

3. MPLS (viết tắt của từ tiếng Anh: Mutiprotocol Label Switching - chuyển mạch nhãn đa giao thức) là một phương thức được cải tiến cho việc chuyển tiếp các gói tin trong mạng bằng cách sử dụng các nhãn được gắn thêm vào trong các gói tin IP (IP packet).

4. VPN (viết tắt của từ tiếng Anh: Virtual Private Network - Mạng riêng ảo) là một mạng dành riêng để kết nối các máy tính của các công ty, tập đoàn hay các tổ chức với nhau thông qua mạng Internet.

Điều 3. Mục đích sử dụng mạng TSLCD

Mạng TSLCD là cơ sở hạ tầng kỹ thuật để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin nhằm chuyển, nhận, xử lý, lưu trữ thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.



Điều 4. Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD

1. Quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD phải bảo đảm tăng cường năng lực quản lý và khai thác tài nguyên mạng máy tính của cơ quan Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và đảm bảo hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các đơn vị sử dụng mạng.

2. Mạng TSLCD được tiến hành quản lý, điều hành tập trung, thống nhất; bảo đảm an toàn. bảo mật và tính sẵn sàng cao trong quá trình vận hành và sử dụng.

3. Mạng TSLCD phải hoạt động liên tục, thông suốt (24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần) phục vụ công tác lãnh chỉ đạo của các cấp chính quyền.

4. Việc khai thác, sử dụng tuân thủ theo các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được nhà nước quy định.

5. Các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến an toàn mạng TSLCD và an ninh thông tin truyền tải trên mạng phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.



Điều 5. Các hành vi nghiêm cấm

1. Kết nối vật lý hoặc thực hiện truy cập không được phép và mạng TSLCD.

2. Lợi dụng cơ sở hạ tầng mạng TSLCD vào các mục đích không thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được phân công; cung cấp, phát tán thông tin không được pháp luật cho phép; cố tình gây mất an toàn, an ninh thông tin.

3. Thay đổi kết nối, thông số thiết lập mạng của các thiết bị công nghệ thông tin không thuộc thẩm quyền, gây xung đột tài nguyên, ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống mạng TSLCD.

4. Tiết lộ sơ đồ tổ chức hệ thống mạng TSLCD cho các tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền.

5. Tự ý xoá bỏ, tháo gỡ hoặc can thiệp vào mạng TSLCD đã được cài đặt trên các thiết bị mạng đã triển khai.

6. Không tổ chức quản lý, khai thác, vận hành sử dụng mạng TSLCD gây lãng phí.

Chương II

QUẢN LÝ KHAI THÁC, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG MẠNG TSLCD
Điều 6. Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD

Bao gồm danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD được quy định tạiĐiều 5, Thông tư 23/2011/TT-BTTTT ngày 11 tháng 8 năm 2011.



Điều 7. Sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD

1. Việc sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD phải tuân thủ các quy định của nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và lưu trữ.

2. Thông tin được sử dụng, chia sẻ và lưu trữ trên mạng TSLCD phải là những thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị sử dụng mạng.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

1. Là đơn vị được giao quản lý mạng TSLCD, có trách nhiệm tham mưu, triển khai chương trình, dự án trong hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên mạng truyền số liệu chuyên dùng.

2. Quản lý toàn bộ các kết nối mạng TSLCD; quản lý cấu hình các phần mềm hệ thống trên các thiết bị mạng; quản lý toàn bộ hồ sơ hệ thống mạng TSLCD; quản lý, phân hoạch các vùng địa chỉ mạng (IP), các vùng mạng cục bộ ảo (VLAN – Virtual Local Area Network).

3. Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, đào tạo các kiến thức về quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách hoặc chuyên trách CNTT tại các đơn vị có kết nối vào mạng TSLCD.

4. Nghiên cứu, đề xuất nâng cấp, mở rộng, duy trì và phát triển mạng TSLCD.

5. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định nhà nước về sử dụng mạng TSLCD cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

6. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của mạng TSLCD.

7. Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh thông tin.

8. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, báo cáo về UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông tình hình sử dụng mạng TSLCD trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

Điều 9. Trách nhiệm của Viễn thông Hà Giang

1. Bố trí nguồn nhân lực, chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn sàng ứng cứu thông tin, khắc phục sự cố xảy ra trên mạng TSLCD; đảm bảo các yêu cầu về kết nối bao gồm thời gian kết nối, dung lượng lưu trữ, tốc độ băng thông, chất lượng dịch vụ mạng, an toàn, an ninh thông tin ...theo đúng hợp đồng đã ký kết.

2. Cung cấp các điểm đăng ký dịch vụ, hộp thư điện tử, địa chỉ, số điện thoại nóng để hỗ trợ kỹ thuật khắc phục sự cố cho Sở Thông tin Truyền thông và các đơn vị sử dụng mạng TSLCD.

3. Chỉ được phép lắp đặt mới, mở rộng kết nối trên mạng TSLCD khi có sự đồng ý của Sở Thông tin và Truyền thông bằng văn bản.

4. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng, an toàn thông tin của hệ thống mạng TSLCD.

5. Định kỳ 6 tháng/lần báo cáo Sở Thông tin vàTruyền thông và đột xuất bằng văn bản về tình hình hoạt động của mạng TSLCD.



Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị khi tham gia khai thác mạng TSLCD

1. Chịu trách nhiệm về nội dung, thông tin truyền đưa trên mạng TSLCD.

2. Quản lý, khai thác và bảo vệ các thiết bị chuyển mạch, thiết bị kết nối và các thiết bị của điểm kết nối đặt tại cơ quan mình đã được bàn giao.

3. Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến an toàn mạng khi kết nối mạng TSLCD:

a) Xây dựng hệ thống bức tường lửa (firewall) bảo vệ hệ thống mạng nội bộ nhằm ngăn chặn các truy cập trái phép từ bên ngoài. Hệ thống bức tường lửa bao gồm: Thiết bị phần cứng hoặc bằng các phần mềm chuyên dụng.

b) Quản lý bộ tập trung người dùng mạng riêng ảo của cơ quan được thiết lập (nếu có).

c) Quản lý các tên miền của đơn vị (nếu có).

d) Sở hữu và quản lý các chính sách kết nối Internet của riêng cơ quan.

đ) Quản trị và cài đặt địa chỉ IP (Internet Protocol) theo phân hoạch chung đã được cấp cho hệ thống mạng nội bộ.

4. Tuân thủ các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và quy định khác có liên quan.

5. Cử cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin hoặc bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin để quản trị, vận hành hệ thống mạng.

6. Chịu trách nhiệm tự đấu nối, nâng cấp, mở rộng các thiết bị mạng có kết nối vào mạng TSLCD theo nhu cầu khai thác sử dụng của đơn vị.

7. Khi bị sự cố xảy ra hoặc cần sửa chữa linh kiện, thiết bị liên quan đến kết nối mạng TSLCD, đơn vị phải thông báo trực tiếp cho Viễn thông tỉnh Hà Giang để phối hợp xử lý kịp thời.

8. Báo cáo thống kê định kỳ hàng năm, đột xuất tình hình khai thác mạng TSLCD theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.



Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng mạng TSLCD

1. Được toàn quyền khai thác các tài nguyên trên mạng để phục vụ cho công tác tại cơ quan, nhưng phải đảm bảo về chế độ bảo mật, an toàn thông tin đồng thời chịu trách nhiệm đối với các thông tin trao đổi và đưa lên mạng TSLCD.

2. Tuân thủ các quy định cụ thể về truy cập, khai thác sử dụng mạng. Không được tiết lộ mật khẩu truy cập các ứng dụng trên mạng TSLCD cho cá nhân, đơn vị không có thẩm quyền.

3. Tuân thủ những quy định về quản lý, vận hành, sử dụng mạng TSLCD và các quy định khác có liên quan.

4. Chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách có liên quan của nhà nước về công nghệ thông tin, viễn thông, về quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet, về chế độ bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.

5. Khi sự cố xảy ra, cần thông báo kịp thời cho người có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.


Chương III

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG, THAY ĐỔI THÔNG TIN SỬ DỤNG

VÀ CHI TRẢ CƯỚC PHÍ SỬ DỤNG
Điều 12. Tham gia vào mạng TSLCD

1. Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh về số lượng, danh sách các đơn vị được đầu tư mạng TSLCD theo từng thời kỳ.

2. Các đơn vị đã được đầu tư mạng TSLCD, khi có yêu cầu kết nối phải thông báo cho Viễn thông Hà Giang để ký kết hợp đồng sử dụng, đồng thời có văn bản gửi về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp.

Điều 13. Từ chối tham gia vào mạng TSLCD

1. Các đơn vị đã kết nối mạng TSLCD có yêu cầu từ chối kết nối phải thông báo cho Viễn thông Hà Giang để thực hiện, đồng thời phải có văn bản gửi về Sở Thông tin và Truyền thông.

2. Các đơn vị sau khi không tiếp tục kết nối vào mạng TSLCD phải tự thực hiện các biện pháp kỹ thuật, hành chính đảm bảo an toàn, an ninh và khai thác có hiệu quả hệ thống mạng thông tin nhằm phục vụ tốt cho việc ứng dụng CNTT tại đơn vị mình.

Điều 14. Ký kết hợp đồng sử dụng mạng TSLCD

1. Viễn thông Hà Giang là đơn vị tại địa phương, đại diện cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ký hợp đồng với các đơn vị sử dụng dịch vụ mạng TSLCD, chịu trách nhiệm đảm bảo vận hành và cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.

2. Các đơn vị khi tham gia kết nối mạng TSLCD phải ký kết với Viễn thông Hà Giang trong việc sử dụng mạng TSLCD và thông báo về Sở Thông tin và Truyền thông các thông tin được ký kết.

Điều 15. Thay đổi thông tin sử dụng vào mạng TSLCD

Các đơn vị khi có yêu cầu thay đổi thông tin sử dụng (như dung lượng, dịch vụ, cấu hình mạng địa chỉ..) cần thông báo về Viễn thông Hà Giang tổ chức thực hiện. Đồng thời phải thông báo về Sở Thông tin và Truyền thông về những thay đổi đã thực hiện.



Điều 16. Chi trả cước phí sử dụng

1. Kinh phí sử dụng mạng TSLCD phục vụ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước thực hiện theo Thông tư 06/2010/TT-BTTTT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Kinh phí này do các đơn vị lập dự toán trình tại cơ quan Tài chính cùng cấp để bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả.
Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Chế độ thông tin báo cáo

Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ 6 tháng báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.



Điều 18. Xử lý vi phạm

Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đơn vị vi phạm Quy chế này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh với Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp./.





TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông



ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG


Số: 508/2012/QĐ-UBND



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Giang, ngày 03 tháng 4 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi, bổ sung mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với một số

loại tài nguyên khoáng sản và bảng giá tối thiểu tính thuế tài nguyên

đối với sản phẩm rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Tài nguyên;

Căn cứ Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Tài nguyên và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Tài nguyên;

Căn cứ Thông báo số 52/TB-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh về Thông báo Kết luận phiên họp tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 21/TTr-STC ngày 17 tháng 1 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên khoáng sản tại Quyết định số 866/2011/QĐ-UBND ngày 26/4/2011 của UBND tỉnh về ban hành Bảng giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với các loại khoáng sản và bảng giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên tại Quyết định số 3483/2007/QĐ-UBND ngày 12/11/2007 của UBND tỉnh về quy định giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên và giá tính thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với sản phẩm rừng trồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 866/2011/QĐ-UBND ngày 26/4/2011 (Có Phụ lục số I kèm theo).



2. Sửa đổi bảng giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên tại mục a phần I, II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3483/2007/QĐ-UBND ngày 12/11/2007 (Có Phụ lục số II kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.






TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông


PHỤ LỤC I

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỨC GIÁ TỐI THIỂU TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN

ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 508/2012/QĐ-UBND ngày 03/4/2012

của UBND tỉnh Hà Giang)


STT

LOẠI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

ĐVT

GIÁ TÍNH THUẾ (VNĐ)

1

2

3

4

I

Vật liệu xây dựng







1.1

Đá 0,5 x 1

Đồng/m3

85.000

1.2

Đá 1 x 2

Đồng/m3

90.000

1.3

Đá xẻ ốp lát

Đồng/m3

250.000

II

Các loại khoáng sản







1

Khoáng sản kim loại thô (chưa qua sàng tuyển)







1.1

Quặng Mangan

Đồng/tấn

1.000.000

2

Khoáng sản kim loại (đã qua dây truyền sảng tuyển, phân loại nâng cao hàm lượng)







2.1

Tinh quặng Mangan hàm lượng 25 - 30%

Đồng/tấn

2.000.000

2.2

Tinh quặng Mangan hàm lượng > 30% - 35%

Đồng/tấn

3.000.000

2.3

Tinh quặng Mangan hàm lượng > 35 - 40%

Đồng/tấn

4.000.000

2.4

Tinh quặng Mangan hàm lượng > 40%

Đồng/tấn

5.000.000

2.5

Tinh quặng sắt dạng bột, hàm lượng Fe ≥ 60% chưa thiêu kết

Đồng/tấn

1.800.000

2.6

Tinh quặng Chì hàm lượng > 50%

Đồng/tấn

28.000.000

2.7

Kim loại Thiếc hàm lượng > 99,75%

Đồng/tấn

520.000.000

2.8

Kim loại Ăngtimon

Đồng/tấn

240.000.000



PHỤ LỤC II

SỬA ĐỔI BẢNG GIÁ TỐI THIỂU TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI

SẢN PHẨM RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 508/2012/QĐ0UBND ngày 03/4/2012

của UBND tỉnh Hà Giang)

I. Gỗ các loại


[
STT


NHÓM LOẠI

ĐVT

GIÁ TÍNH THUẾ (VNĐ)

GỖ TRÒN

GỖ THÀNH KHÍ

1

Nhóm I

Đồng/m3

7.000.000

10.000.000

2

Nhóm II

Đồng/m3

5.500.000

8.000.000

3

Nhóm III

Đồng/m3

4.500.000

6.500.000

4

Nhím IV

Đồng/m3

3.500.000

4.500.000

5

Nhóm V, VI

Đồng/m3

2.000.000

3.500.000

6

Nhóm VII, VIII và các loại gỗ khác

Đồng/m3

900.000

2.000.000


II. Sản phẩm rừng tự nhiên khác


STT

LOẠI TÀI NGUYÊN

ĐVT

GIÁ TÍNH THUẾ (VNĐ)

1

Nguyên liệu sợi dài (tre, vầu, nứa…)

Đồng/tấn

300.000

2

Củ khúc khắc tươi

Đồng/kg

1.500

3

Củ khúc khắc khô

Đồng/kg

3.000

4

Củ ba mươi tươi

Đồng/kg

1.500

5

Củ ba mươi khô

Đồng/kg

4.000

6

Sợi guột tươi

Đồng/kg

3.000

7

Sợi guột khô

Đồng/kg

7.000

8

Thiên niên kiện tươi

Đồng/kg

1.500

9

Thiên niên kiện khô

Đồng/kg

4.200

10

Vỏ quế chi tươi

Đồng/kg

5.500




STT

LOẠI TÀI NGUYÊN

ĐVT

GIÁ TÍNH THUẾ (VNĐ)

11

Vỏ quế chi khô

Đồng/kg

12.500

12

Vỏ quế nhớt tươi

Đồng/kg

2.500

13

Vỏ quế nhớt khô

Đồng/kg

6.500

14

Củ hoàng đằng tươi

Đồng/kg

2.500

15

Củ hoàng đằng khô

Đồng/kg

7.000

16

Quả sẹ tươi

Đồng/kg

2.500

17

Quả sẹ khô

Đồng/kg

5.500

18

Lá dong

Đồng/tàu

200

19

Thảo quả tươi

Đồng/kg

18.000

20

Thảo quả khô

Đồng/kg

60.000

21

Chè dây

Đồng/kg

6.000

22

Nhân trần

Đồng/kg

5.000

23

Sa nhân

Đồng/kg

6.000

24

Vỏ đay rừng tươi

Đồng/kg

3.000

25

Vỏ đay rừng khô

Đồng/kg

5.000

26

Chít bông tươi

Đồng/kg

2.000

27

Chít bông khô

Đồng/kg

5.000

28

Chít tăm

Đồng/kg

10.000

29

Quả vú bò tươi

Đồng/kg

2.000

30

Quả vú bò khô

Đồng/kg

8.000

31

Cây giang

Đồng/cây

1.000

32

Tre, vầu, gỗ cây chống > 4,5m

Đồng/cây

20.000

33

Tre, vầu, gỗ cây chống < 4,5m

Đồng/cây

18.000

34

Song

Đồng/kg

5.000

35

Trúc

Đồng/m

4.000

36

Trúc cần câu

Đồng/cây

2.000

37

Củi

Đồng/m3

200.000

38

Tre đũa

Đồng/kg

1.500

STT

LOẠI TÀI NGUYÊN

ĐVT

GIÁ TÍNH THUẾ (VNĐ)

39

Dây máu chó tươi

Đồng/kg

2.000

40

Dây máu chó khô

Đồng/kg

4.000

41

Hạt chẩu khô

Đồng/kg

5.000

42

Trám quả tươi

Đồng/kg

5.000

43

Trám quả sơ chế

Đồng/kg

8.000

44

Măng tươi

Đồng/kg

4.000

45

Măng khô

Đồng/kg

50.000



ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG


Số: 516/2012/QĐ-UBND



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Giang, ngày 04 tháng 4 năm 2012

Каталог: LegalDoc -> Lists -> Gazette -> Attachments
Lists -> TỈnh hà giang số: 22/2015/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 25 + 26 Ngµy 05 th¸ng 7 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 03+04+05 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2011 Môc lôC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Số 21 Ngày 01 tháng 9 năm 2011 MỤc lụC
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1852/QĐ-ubnd cộng hoà xa hội chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 22 + 23 Ngµy 10 th¸ng 10 n¨m 2011
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 03+04 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 29 + 30 Ngµy 12 th¸ng 9 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 7 Ngµy 15 th¸ng 5 n¨m 2010 Môc lôC

tải về 4.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương