Tính cấp thiết của đề tài


Bảng 1.1. Diện tích rừng và đất rừng giao khoán cho các hộ gia đình ở Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông năm 2007



tải về 1.21 Mb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.21 Mb.
#1412
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

Bảng 1.1. Diện tích rừng và đất rừng giao khoán cho các hộ gia đình ở Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông năm 2007




Diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ (ha)

Diện tích rừng đã khoán bảo vệ cho các hộ (ha)

Tổng diện tích (ha)

Nam Sơn

202,5

515,9

718,4

Bắc Sơn

765,4

592,4

1357,8

Ngổ Luông

218,9

2217,6

2436,5

Ngọc Sơn

72,4

3791,7

3864,1

Ngọc Lâu

295,3

1780,1

2075,4

Tự Do

476

4806,1

5282,1

Tân Mỹ

17,2

437

454,2

Tổng

2.047,7

14.140,8

16.188,5

Nguồn: Dự án Ngọc Sơn-Ngổ Luông, 2008[70]

Đối với các hộ nhận khoán bảo vệ thì trong giai đoạn 2006- 2009 họ vẫn được chi trả 50.000 đồng/ha/năm từ Chính phủ, giai đoạn 2009- 2010 số tiền được chi trả tăng lên 100.000 đồng/ha/năm, giai đoạn 2011 đến nay dự án chuyển thành chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững tỉnh Hòa Bình, số tiền chi trả cho công tác bảo vệ rừng là 200.000 đồng/ha/năm. Việc quản lý rừng và đất rừng, đặc biệt là diện tích rừng trên núi đá vôi là nhiệm vụ của ban quản lý Khu bảo tồn và Hạt kiểm lâm Mai Châu, nhưng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và quản lý đất nông nghiệp là trách nhiệm của nhiều cơ quan khác như phòng nông nghiệp, phòng địa chính dưới sự quản lý của ủy ban nhân dân các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn và Mai Châu. Ở cơ sở, UBND các xã là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của người dân trong địa giới hành chính xã, cho nên các hoạt động phát triển kinh tế đôi lúc có ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn tài nguyên ĐDSH.

Tình hình sử dụng tài nguyên rừng: Khai thác các sản phẩm rừng đã trở thành thói quen và góp phần đáng kể vào thu nhập của nhân dân trong khu vực nghiên cứu. Lâm sản quan trọng nhất là gỗ, củi. Theo kết quả điều tra mặc dù khai thác gỗ củi để bán đã được hạn chế song nhu cầu sử dụng tại chỗ vẫn rất lớn. Bình quân mỗi năm một xã có 7- 10 hộ làm nhà mới, mỗi nhà cần 15- 20 m3 gỗ. Mức tiêu thụ củi bình quân 20 ster/hộ/năm. Ngoài gỗ, củi, tre, nứa người dân còn khai thác các loại song, mây và dược liệu, động vật rừng [70], [71], [74].

1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

a. Dân số


Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình nằm trên địa bàn 10 xã thuộc 3 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu. Năm 2008, trong khu vực có 18.087 người thuộc 3.929 hộ gia đình. Mật độ dân số không cao, trung bình ở khu vực là 61 người/km2. Bắc Sơn là xã có mật độ dân số đông nhất với 92 người/km2. Trong khi đó mật độ dân số của xã Ngổ Luông chỉ là 35 người/km2. Tốc độ tăng dân số vào khoảng 1,1 %, thấp hơn mức tăng trung bình của Việt Nam (khoảng hơn 1,2 %). Theo các báo các của Ủy ban nhân dân các xã (UBND) trong vùng, đại đa số dân là dân tộc Mường (trên 70%). Người Thái ở 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) chiếm tỷ lệ 25 %, còn lại khoảng 5 % là người Kinh lên buôn bán hoặc lấy vợ từ vùng khác tới [71].

Bảng 1.2. Đặc điểm về dân số các xã trong khu vực nghiên cứu


Huyện



Diện

tích

(ha)


Dân số

(người)


Mật độ

(người /km2)



Tỷ lệ tăng dân số

(% /năm 2008)



Lạc Sơn

Tân Mỹ

631

534

85

1,2

Ngọc Lâu

2915

2602

89

1,2

Ngọc Sơn

3298

2227

44

1,5

Tự Do

5329

2346

68

1,2

Tân Lạc

Ngổ Luông

3823

1343

35

0,6

Nam Sơn

2025

1525

75

1,0

Bắc Sơn

1323

1315

99

1,1

Mai Châu

Pù Bin

2142

1660

77

1,0

Noong Luông

1646

1592

93

1,1

Vạn Mai

3639

2943

87

0,9

Tổng

23.042

15.144

61

1,1

Nguồn: Dự án Ngọc Sơn - Ngổ Luông, 2008 [70], [71], [40]; Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu [56]

  • Công tác định canh định cư

Phần lớn dân cư trong vùng hiện nay đã ổn định cuộc sống, định canh, định cư. Tuy nhiên, do những lý do khách quan vẫn còn một số hộ phải di chuyển tự do vào Nam để làm ăn hoặc chuyển ra gần đường để giao lưu, buôn bán.

Đồng bào trong khu vực có tập quán canh tác lúa nước. Ruộng lúa có độ màu mỡ cao, có hệ thống thuỷ lợi dẫn nước từ các khe suối. Ngoài lúa tẻ, lúa nếp, còn có hoa màu và cây củ các loại (phụ lục 02). Cùng với nông nghiệp, chăn nuôi cũng đang trên đường phát triển trong khu vực, tuy nhiên nhìn chung vẫn còn chậm [40], [56], [70], [74].



b. Văn hóa xã hội

Các xã trong khu vực nghiên cứu đều có trạm y tế đặt ở trung tâm, riêng Ngọc Sơn có phòng khám bệnh đa khoa cụm xã vùng cao. Ngoài ra, có các cơ sở y tế lưu động ở một số thôn trong khu vực nghiên cứu. Các cơ sở y tế này thường là của gia đình cán bộ trạm y tế xã ở trong thôn đó. Tuy nhiên, trên bình diện chung việc chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng trong khu vực vẫn còn gặp nhiều khó khăn [40], [56], [70], [74].

Các bệnh thường gặp trong vùng là sốt rét, viêm gan, các bệnh về đường hô hấp và đường ruột. Trong đó, dễ mắc và có tỉ lệ tử vong cao nhất là bệnh sốt rét. Bệnh này tập trung cao vào các tháng chuyển mùa hàng năm.

c. Giáo dục

Mặc dù tỉ lệ trẻ em tới trường cao song hiện tượng bỏ học cũng khá phổ biến tập trung chủ yếu vào giai đoạn chuyển cấp. Nguyên nhân bỏ học là do không đủ điều kiện kinh tế cho con em tiếp tục tới trường và thiếu sự thúc dục của bố mẹ [40], [56].



d. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Giao thông trong vùng đã và đang được nâng cấp. Hiện tại, xe ôtô vào được tất cả các thôn bản vào mùa khô [40], [56].



- Thủy lợi: Các xã trong vùng đều có hệ thống thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất. Các kênh mương chưa được kiên cố hoá, một số công trình thủy nông khác trên địa bàn do địa phương quản lý. Đập thủy lợi trong khu vực hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, thường bị hư hỏng do không được tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên [40], [56], [70].

- Nước sạch: Nước sạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng địa phương. Nguồn nước sử dụng phổ biến cho sinh hoạt là nước tự chảy và sông suối. Đặc biệt, không hộ nào trong khu vực nghiên cứu đào giếng. Hệ thống nước tự chảy hiện nay chỉ đủ cung cấp khoảng 65% nhu cầu sử dụng trong vùng [40], [56], [69], [74].

- Điện: Các xã trong vùng đã có hệ thống lưới điện Quốc gia, nhưng chỉ có một số ít các hộ được sử dụng do thiếu đường dây kéo từ trung tâm xã đến các thôn bản. Người dân ở các thôn bản xa thường sử dụng máy thủy điện nhỏ để lấy điện phục vụ sinh hoạt [40], [56], [70], [74].

- Thông tin liên lạc: Phần lớn UBND các xã đã có điện thoại, thậm chí khu vực trung tâm các xã đã có sóng Viettel, Vina, Mobile thuận lợi để trao đổi thông tin với cấp huyện, tỉnh. Các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã [40], [56], [70], [74].



e. Thực trạng sản xuất kinh tế ở khu vực nghiên cứu

Các xã trong khu vực có nền kinh tế kém phát triển, tất cả đều thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Thu nhập của người dân chủ yếu từ nông nghiệp trong đó sản phẩm lương thực là chủ đạo, chăn nuôi và các ngành nghề khác chưa phát triển [40], [56], [70], [74].

Phương thức canh tác: Đối với lúa nước và một số loại hoa màu trong khu vực nghiên cứu như ngô, đậu, lạc người dân địa phương canh tác hai vụ chủ yếu là vụ đông xuân và vụ hè thu. Hiện tại, canh tác lúa nương chỉ còn ở một số xã như Tự Do, Bắc Sơn, Pù Bin và Noong Luông. Hầu hết các nương rẫy cũ hiện nay đều được sử dụng để trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng. Chỉ còn một số ít vẫn được người dân sử dụng để trồng cây lương thực như ngô và sắn.

Chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn chưa phát triển do những hạn chế như địa hình dốc, không có khu vực chăn thả, thiếu đồng cỏ, thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật. Các loại gia súc, gia cầm chính trong vùng là trâu, bò, lợn, dê, gà …


f. Tình hình đói nghèo của khu vực nghiên cứu

Tình hình đói nghèo tại khu vực nghiên cứu đang là vấn đề trở ngại lớn nhất cho các nhà chức trách của tỉnh Hoà Bình. Tỉ lệ hộ đói nghèo cao nhất ở xã Ngọc Sơn (31,89%), thấp nhất ở xã Tân Mỹ (25,8%).





Hình 1.3: Điều kiện KTXH của khu vực nghiên cứu

CHƯƠNG 2

Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> Ubnd tỉnh bắc kạn sở KẾ hoạch & ĐẦu tư
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương