Tính cấp thiết của đề tài


Nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH



tải về 1.21 Mb.
trang2/18
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.21 Mb.
#1412
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

1.2. Nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH

1.2.1. Nghiên cứu quản lý bảo tồn ĐDSH trên thế giới

a. Xác lập thứ bậc ưu tiên bảo tồn trên phạm vi toàn cầu


Trên thực tế, các nguồn lực giành cho công tác bảo tồn còn hạn chế, vì vậy để phân bổ các nguồn lực một cách phù hợp và thiết thực, cần phải xác định được thứ tự ưu tiên, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch trong bảo tồn một cách hiệu quả. Nhiều tổ chức phi Chính phủ (NGO) đã tham gia vào quá trình này nhằm xác định được các khu vực mà họ muốn hướng các nguồn đầu tư của mình vào đó [25], [75], [96], [97], có thể gộp thành 3 nhóm như sau:

  • Bảo tồn dựa trên các sinh cảnh đại diện: Hình thức này đã được một số tổ chức bảo tồn như Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), tổ chức bảo tồn tự nhiên (TNC),...sử dụng [25]. Trong đó, WWF đã xác định được 867 vùng sinh thái trên toàn cầu. Khái niệm này được Tổ chức bảo tồn tự nhiên (TNC) sử dụng như một phương pháp tiếp cận chủ đạo cho các hoạt động của mình, sau đó phát triển thành “Global 200” nhằm kết hợp các kiểu sinh cảnh đặc trưng nhất trên phạm vi toàn thế giới [88].

  • Bảo tồn dựa trên các tiêu chí về loài: như mức độ phong phú của loài (Species richness) và số lượng các loài đặc hữu (Endemic species) được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI - Conservation International) và Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế (BirdLife International) sử dụng. Phương pháp tiếp cận về loài được tổ chức bảo tồn quốc tế CI sử dụng nhằm tập trung các nguồn lực vào các khu vực có tính ĐDSH cao nhất, có mối đe dọa lớn nhất, đồng thời đưa ra khái niệm các điểm nóng về ĐDSH [79], [87], [88] và những vùng còn nguyên vẹn được xem là vùng có giá trị ĐDSH cao [89].

BirdLife cũng đưa ra khái niệm về các vùng chim đặc hữu (EBA: Endemic Bird Area) để áp dụng cho những nơi có ít nhất hai loài phân bố hẹp (RRS: Ranger - restricted species), loài phân bố hẹp là loài có phạm vi phân bố trên toàn cầu nhỏ hơn 50.000 km2. Bên cạnh đó BirdLife còn đưa ra khái niệm về các vùng chim quan trọng [6], [26], đó là những vùng có tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn chim, được xác định dựa trên tiêu chí về loài như: sự hiện diện của các loài đe dọa, các loài phân bố ở một khu vực có diện tích hẹp, hoặc là nơi tụ tập của nhiều loài [82]. Từ đó, Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI), BirdLife và Plant Life đã phối hợp nghiên cứu và đưa ra khái niệm các vùng ĐDSH chính [85].

  • Bảo tồn dựa trên tiêu chí về các mối đe dọa: để xác định các mức đe dọa tối thiểu hoặc các vùng biệt lập, được Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) sử dụng [90].

b. Xác định các cảnh quan để bảo tồn


Thuật ngữ “cảnh quan” (landscape) mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo mục đích cụ thể. Theo mục đích bảo tồn, thì cảnh quan có thể hiểu là: “Một vùng đất rộng lớn bao gồm nhiều đặc trưng khác nhau và được xem như là kết quả của một quá trình hình thành và biến đổi lâu dài” [100]. Đến nay vẫn chưa có giải thích cụ thể nào về qui mô của cảnh quan, cũng như chưa có định nghĩa nào về việc xác định ranh giới của cảnh quan. Tuy nhiên, các nhà qui hoạch bảo tồn đã xác định ranh giới của cảnh quan dựa trên các yếu tố tự nhiên như: lưu vực, vùng núi, ngọn núi, phạm vi phân bố của một loài hoặc nhóm loài [95].

Cho dù chưa có định nghĩa rõ ràng về cảnh quan, nhưng việc xác định các cảnh quan trong ưu tiên bảo tồn đã giúp cho việc bảo vệ và duy trì các chức năng sinh thái của nó, đồng thời giúp cho việc xác định và thực thi các chiến lược về bảo tồn. Theo cách này, WWF (2004) đã đưa ra khái niệm về tầm nhìn ĐDSH nhằm xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn trong phạm vi một vùng sinh thái. WCS (2004) cũng đưa ra khái niệm về loài đại diện cho một vùng cảnh quan nhằm bảo vệ các giá trị ĐDSH trong từng vùng [91].


c. Xác định các khu vực để triển khai các hoạt động bảo tồn


Bảo tồn thông qua việc thiết lập hệ thống các KBT là ý tưởng đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ từ thế kỷ XIX bằng việc thành lập VQG Yellowstone ngày 01 tháng 03 năm 1872 [89].

Bảo tồn ngày càng được chú trọng, mở đầu là việc tổ chức Hội nghị Thế giới các VQG lần thứ nhất từ những năm 60 của thế kỷ XX; vấn đề đào tạo chuyên sâu về quản lý động thực vật hoang dã cũng đã được quan tâm; các giải pháp bảo tồn ĐDSH, các chương trình hỗ trợ bảo tồn bằng nhiều hình thức khác nhau như hưởng lợi từ động vật hoang dã, con người và sinh quyển cũng đã được triển khai. Điều đặc biệt quan trọng là cứ 10 năm một lần, hội nghị các VQG và KBT được tổ chức, bắt đầu từ việc hỗ trợ các KBT đến việc chú ý nhiều đến các KBT ở những vùng nhiệt đới, việc gặp gỡ của các tổ chức bảo tồn và các Chính phủ tại các hội nghị đã rút ra được nhiều kinh nghiệm từ thực tế cũng như cơ hội để các nước có tiếng nói chung về vấn đề bảo tồn. Càng về sau, hội nghị càng chú trọng nhiều đến tình hình thực tiễn của hoạt động bảo tồn, cụ thể là tại hội nghị lần V hiệp ước Durban về biến đổi khí hậu toàn cầu và kế hoạch hành động được thông qua [43].

Có thể nói rằng, đến nay trên thế giới mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bảo tồn ĐDSH đã được quan tâm một cách toàn diện. Công tác quản lý bảo tồn ĐDSH không chỉ tập trung bảo vệ tài nguyên, xây dựng hệ thống các khu bảo tồn mà còn chú trọng đến giáo dục về quản lý và nâng cao hiệu quả trong điều hành cũng như nhận thức bảo tồn, chú ý đến khía cạnh xã hội nhân văn trong bảo tồn như phối hợp bảo tồn, bảo tồn dựa vào cộng đồng, chia sẻ lợi ích từ bảo tồn nhằm hướng đến đích cuối cùng là sử dụng bền vững các thành phần của ĐDSH, chia sẻ các lợi ích có được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền, một cách bình đẳng và công bằng.

d. Phương thức tiếp cận được áp dụng trong quản lý bảo tồn ĐDSH


Nhằm đảm bảo phát triển bền vững (PTBV), nhiều ngành, nhiều tổ chức liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang hình thành và xây dựng những phương thức tiếp cận mới về quản lý, đó là [93], [94]: (1) Quản lý hệ sinh thái, (2) Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, (3) Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên, (4) Bảo tồn và phát triển tổng hợp, (5) Phát triển bền vững.

Các phương thức tiếp cận nêu trên đều giống nhau trong việc nỗ lực tìm kiếm một số giải pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn và chia sẻ quyền lợi trong việc sử dụng các nguồn TNTN, mà những quyền lợi này có thể là giữa bảo tồn và phát triển, giữa cộng đồng địa phương và một quốc gia, hoặc giữa các nhóm người có liên quan trong xã hội. Điểm nổi bật trong các phương thức tiếp cận này là nâng cao vai trò của cộng đồng địa phương cũng như những nhóm người trong xã hội có liên quan đến TNTN (những người hưởng lợi, những người bị tác động). Các phương thức tiếp cận này đang được hình thành và phát triển nhằm khắc phục những hạn chế trong cách quản lý áp đặt từ trên xuống theo cách quan liêu bao cấp và đẩy mạnh cách thức quản lý TNTN từ dưới lên.

Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phương thức tiếp cận là sự nhìn nhận vấn đề, điểm trung tâm là tính ưu tiên của các phương pháp cụ thể được ứng dụng. Ví dụ: phương pháp tiếp cận hệ sinh thái quan tâm trước tiên là tính toàn vẹn của HST và nhìn nhận con người là một bộ phận của HST. Vì vậy muốn đạt được mục đích cơ bản trên thì phải tuân thủ các nguyên tắc của phát triển bền vững. Vì thế, phương pháp tiếp cận là làm sao tận dụng được mọi thế mạnh của cộng đồng trong việc sử dụng và bảo vệ TNTN, để có thể chia sẻ lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng địa phương được quan tâm trước tiên, nhưng tất nhiên đều phải gắn chặt với quyền lợi bảo tồn thiên nhiên để đảm bảo sự hài hoà. Trong khi đó, phương pháp tiếp cận đồng quản lý có nhiều đặc điểm giống với phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng, nhưng mang ý nghĩa rộng hơn, tức là quan tâm đến mọi đối tác, mọi nhóm xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tài nguyên, để đạt được mục đích là chia sẻ quyền lợi công bằng đồng thời không làm suy thoái TNTN và bảo vệ ĐDSH.

Trên thế giới, phát triển bền vững, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng là vấn đề được chú trọng trong quản lý, sử dụng ĐDSH ở dải núi đá vôi nói riêng. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự thay đổi cần thiết cho sự phát triển của xã hội sinh thái học bền vững. Thực tế tại New Zealand cho thấy, vào những năm 1980, mạng lưới các VQG ở nước này bắt đầu phát triển và liên tục, vừa bảo vệ các vùng nhỏ, vừa tạo ra các khu giải trí cho cộng đồng.



Ngoài ra, phục hồi rừng nghèo trên núi đá vôi như: Viện khoa học Quảng Tây và Quảng Đông - Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi: Toona sinensis, Delavaya toxocarpa, Chukrasia tabularis, Excentrodendron tonkinensis,…trong thời kỳ 1985 -1998 [16]. Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều hội thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của Trung Quốc, bên cạnh đó các hướng dẫn về kỹ thuật phục hồi rừng trên núi đá vôi đã được xây dựng, gồm một số nguyên lý: Là một trong những HST rất nhạy cảm, có sự cân bằng mỏng manh và điều kiện sống rất khắc nghiệt; Tốc độ tăng trưởng của cây trên núi đá vôi rất chậm (trữ lượng gỗ bình quân 1 ha rừng nguyên sinh trên núi đá vôi chỉ bằng 1/2 trữ lượng gỗ bình quân rừng nguyên sinh trên đất); HST núi đá vôi có tính chống chịu cao; HST núi đá vôi có khả năng phục hồi rất khó vì thiếu các yếu tố lập địa cần thiết [16]. Tuy nhiên, những nguyên lý phục hồi và phát triển rừng trên núi đá vôi chưa được tổng kết một cách có hệ thống nên việc áp dụng những hướng dẫn này cho nhiều quốc gia khác gặp rất nhiều khó khăn.

1.2.2. Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam


Theo đánh giá của Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới (WCMC) (1992, 2003), Việt Nam được xếp thứ 16 trong số các nước có ĐDSH cao nhất thế giới [9]. Theo báo cáo quốc gia về ĐDSH Việt Nam năm 2011 thì hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận 13.766 loài thực vật, trong đó có 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, có 2256 chi, 305 họ chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 5% tổng số họ thực vật trên thế giới, 2.393 loài thực vật bậc thấp chưa kể các nhóm vi tảo ở nước [9], [58].

Về hệ động vật, ngoài các loài đặc hữu Việt Nam còn có nhưng loài động vật mang tính chất hỗn hợp của hai khu hệ động vật Nam Trung Hoa và Ấn Độ, Mã Lai [58], [60], [81]. Nhiều loài không những có giá trị cao về kinh tế, mà còn có giá trị bảo tồn ở Việt Nam và thế giới, nhiều loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2012). Sự phong phú về thực vật và các hệ sinh thái là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật. Việt Nam có đến 312 loài và phân Thú, 840 loài Chim, 317 loài Bò sát, 167 loài Lưỡng cư, 7700 loài Côn trùng, 547 loài Cá nước ngọt, 2038 loài Cá biển và 9300 loài Động vật không xương sống [9], [57].

Tuy nhiên, Việt Nam cũng trong tình trạng chung của toàn cầu là ĐDSH đã và đang bị đe dọa và có chiều hướng suy giảm mạnh. Nguyên nhân của sự mất mát ĐDSH được xác định bao gồm hai yếu tố chính là do thiên tai và do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người [59], [80], [92]. Vì vậy, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác nghiên cứu và quản lý bảo tồn ĐDSH, trong đó phải kể đến các vấn đề quan trọng sau đây:


  1. Sơ lược về tình hình nghiên cứu ĐDSH ở Việt Nam

Các nghiên cứu ĐDSH thường được bắt đầu bằng những nghiên cứu cơ bản để có tiền đề xây dựng luận chứng kinh tế- kỹ thuật (LCKT) cho các KBT. Phần lớn LCKT được xây dựng bởi các cơ quan chuyên môn, các Viện nghiên cứu, các trường đại học như Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường đại học Lâm nghiệp…[6],[7]. Ngoài các nghiên cứu liên quan đến LCKT còn phải kể đến các nghiên cứu chuyên sâu của các cơ quan nghiên cứu, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia- Đại học QG Hà Nội, các tổ chức trong và ngoài nước. Các số liệu trong nghiên cứu này rất quan trọng và có giá trị, được các VQG và KBT sử dụng để biết được sự đa dạng sinh vật mà mình đang quản lý.

Một thành tựu nổi bật về nghiên cứu ĐDSH là kết quả điều tra về tài nguyên thực vật và động vật ở một số VQG và Khu BTTN và một số sinh cảnh khác ngoài Khu BTTN nhờ sự phối hợp giữa các nhà khoa học của các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương, địa phương và ban quản lý các VQG, Khu BTTN [7], [58].

Trong những thập kỷ của những năm đầu cuối thế kỷ XX, các nghiên cứu về ĐDSH phục vụ cho việc xây dựng các luận chứng KTKT để xây dựng hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên số liệu chưa được cập nhật, nhiều VQG và Khu BTTN chỉ có số liệu khi xây dựng LCKT. Nhiều loài động vật, thực vật có trong thực tế nhưng chưa có tên trong danh lục hoặc ngược lại có tên trong danh lục nhưng lại không thấy trong thiên nhiên.


  1. Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
    DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
    DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
    DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
    DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
    DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
    DocumentLibrary -> Ubnd tỉnh bắc kạn sở KẾ hoạch & ĐẦu tư
    681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
    681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

    tải về 1.21 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương