Tính cấp thiết của đề tài


Bảng 3.16. Thành phần khu hệ Lưỡng cư ở khu vực nghiên cứu



tải về 1.21 Mb.
trang13/18
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.21 Mb.
#1412
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Bảng 3.16. Thành phần khu hệ Lưỡng cư ở khu vực nghiên cứu


STT

Tên phổ thông

Tên khoa học

Số loài

1

Họ Cóc

Bufonidae

2

2

Họ Cóc bùn

Meophryidae

2

3

Họ Ếch nhái

Ranidae

16

4

Họ Ếch cây

Rhacophoridae

6

5

Họ Nhái bầu

Microhylidae

8

Tổng số

34

Nguồn: Dự án Ngọc Sơn - Ngổ Luông, 2008 [30]

  • Các loài lưỡng cư quý hiếm có giá trị bảo tồn

Trong quá trình điều tra đã quan sát được một cá thể Cóc rừng tại khu vực Khả Đén, hai cá thể Ếch gai đã được thu mẫu ở khu vực suối Rằm. Có 4 cá thể Ếch vạch đã được ghi nhận trong suốt quá trình điều tra. Có 5 loài lưỡng cư nguy cấp, quý hiếm ghi nhận trong khu vực (bảng 3.17).

Bảng 3.17. Các loài lưỡng cư nguy cấp, quý hiếm ở khu vực nghiên cứu


STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Tình trạng bảo tồn

Sách Đỏ Việt Nam (2007)

IUCN (2008)

1

Cóc rừng

Bufo galeatus

VU




2

Ếch gai

Paa spinosa

EN

VU

3

Ếch gai sần

Paa verrucospinosa




VU

4

Ếch vạch

Chaparana delacouri

EN




5

Ếch cây orlov

Rhacophorus orlovi




DD

Tổng số

3

3

Nguồn: Dự án Ngọc Sơn - Ngổ Luông, 2008 [30]

- Sách Đỏ Việt Nam (2007): VU- Sẽ nguy cấp; EN- Nguy cấp

- Danh lục đỏ IUCN (2012): VU: Sắp nguy cấp; DD: Thiếu dữ liệu



Hình 3.5: Một số điểm khai thác động vật rừng

3.2. Nguyên nhân suy giảm ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam

tỉnh Hòa Bình


Khi phỏng vấn 45 người dân đang sống trong khu vực, có 37 người nói rằng cách đây 20 năm nơi đây là những cánh rừng già bao quanh, rất rậm rạp với nhiều loài thú lớn (như Hổ, Báo, Gấu, Voọc, Sơn dương .v.v). Tuy nhiên, vào những năm 1976 đến 1990 do chủ trương đẩy mạnh khai thác gỗ rừng tự nhiên của Nhà nước (Lâm trường Lạc Sơn được giao nhiệm vụ này) nên rừng bị suy thoái trầm trọng (bảng 3.21). Kể từ năm 1990, Nhà nước đã có những thay đổi về chính sách nhằm hướng tới bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Tuy nhiên, do giá trị các sản phẩm rừng ngày một cao nên rừng vẫn bị xâm hại [37]. Hiện nay, rừng trong khu vực vẫn đang bị suy thoái và nguy cơ ngày càng nghiêm trọng do các nguyên nhân sau:

  1. Nguyên nhân trực tiếp

- Khai thác gỗ trái phép: Hoạt động khai thác trái phép phục vụ cho đời sống của các hộ dân trên quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là khai thác chọn. Bên cạnh đó khai thác để bán ra thị trường vẫn xảy ra tại một số xã như Ngọc Lâu, Tự Do ở huyện Lạc Sơn (phụ lục 05). Đây không phải vấn đề dễ giải quyết, vì đây là nhu cầu thiết yếu của người dân trong khu vực. Do vậy, nhiều khi người dân nắm rất rõ quy định của pháp luật cũng như tầm quan trọng của công tác bảo tồn nhưng vì lợi ích của riêng họ, họ vẫn cố tình vi phạm. Bảng 3.18 cho chúng ta thấy các loài cây gỗ thường được người dân khai thác. Bên cạnh đó, củi đun là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của các hộ gia đình sinh sống xung quanh rừng, không sử dụng củi làm nhiên liệu thì không có nguồn nhiên liệu khác thay thế.
Bảng 3.18. Các loài cây gỗ người dân thường khai thác ở khu vực nghiên cứu

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Sử dụng

Bán

Tình trạng hiện nay

Giổi

Michelia balansae





+

Trai lý

Garcinia fagraeoides





+

Nghiến

Excentrodendron tonkinense





++

Dẻ gai

Castanopsis hystrix






+

Long não

Cinnamomum camphora






++

Vàng kiêng

Nauclea purpurea





+

Các loại gỗ tạp









+++

Nguồn: Tổng hợp số liệu, điều tra phỏng vấn của tác giả (năm 2010)

Ghi chú: +++: số lượng khai thác nhiều; ++: số lượng khai thác trung bình; +: số lượng khai thác ít, hiếm

Việc khai thác gỗ trái phép là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH, nó không những làm nghèo kiệt tài nguyên gỗ tự nhiên mà còn làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng rừng và ảnh hưởng tới môi trường sống đối với các loài động vật.

- Săn bắt động vật hoang dã: Tình trạng săn bắt động vật rừng hiện tại vẫn đang diễn ra trong khu vực, nhất là vùng giáp ranh với các xã Vạn Mai thuộc huyện Mai Châu, 2 xã phía Đông là Tân Mỹ và Tự Do (phụ lục 06). Hoạt động săn bắt thường xảy ra trong mùa khô, mạnh nhất là vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch, thời gian này thường sau vụ thu hoạch, người dân nhàn rỗi việc đồng áng nên họ thường xuyên vào rừng săn bắt động vật hoang dã.



Kết quả điều tra cho thấy có 17 loài động vật rừng thường bị khai thác trên địa bàn (Bảng 3.19). Hiện tại các loài (Hổ, Bò tót, Báo gấm, Beo lửa) người dân không còn thấy xuất hiện như 20 năm về trước. Đây là minh chứng cụ thể về sự suy giảm loài cũng như số lượng cá thể động vật hoang dã tại khu vực, đặc biệt là các loài quý hiếm.
Bảng 3.19. Tình trạng săn bắt và sử dụng động vật hoang dã ở khu vực nghiên cứu

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Thời gian

Đối

tượng

Phương thức

Sử dụng

Bán

Tình trạng hiện nay

Voọc mông trắng

Trachypithecus

delacouri

T11 - T5

Nam

Bắn






+

Lợn rừng

Sus Scrofa

T11 - T5

Nam

Bắn





+++

Khỉ vàng

Macaca mulatta

T11 - T5

Nam

Bắn






++

Gấu ngựa

Ursus thibetanus

T11 - T5

Nam

Bắn






++

Sơn dương

Naemothesus

sumatraensis

T11 - T5

Nam

Bắn





+

Báo

Catopuma temmincki

T11 - T5

Nam

Bắn






+

Mèo rừng

Prionailurus

bengalensis

T11 - T5

Nam

Bắn





+

Cầy

Arctogalidia trivirgata

T11 - T5

Nam

Nắn





++

Rắn

Ptyas mucosus

Quanh năm

Nam

Bắt





+++

Trăn hoa

Python molorus

Quanh năm

Nam

Bắt






+

Hoạ mi

Garrulax canorus

Quanh năm

Nam

Bắt, bẫy





++

Yểng

Gracula religiosa

Quanh năm

Nam

Bắt





+

Rái cá

Lutra lutra

T11 - T5

Nam

Bẫy






+

Kỳ đà

Varanus salvator

T11 - T5

Nam

Bắt, bẫy






+

Tắc kè

Gekkonidae sp.

T11 - T5

Nam

Bắt






++

Ba ba

Tryonyx steinachderi

Quanh năm

Nam

Bắt






+



Cyprinidae sp.

Quanh năm

Tất cả

Đánh lưới





++

Nguồn: Tổng hợp số liệu, điều tra phỏng vấn của tác giả .

Ghi chú: +++: nhiều; ++: trung bình; +: khan hiếm

Săn bắt động vật hoang dã vốn là nguồn sống lâu đời của một bộ phận dân nghèo miền núi, ngày nay nó là cách làm giàu bất chính của một số đầu nậu. Việc phân tích nguyên nhân sâu xa của tình trạng sắn bắt động vật rừng không nên chỉ dừng lại ở phân tích tình trạng đói nghèo của cộng đồng mà cần phải có cách nhìn rộng hơn từ nhu cầu của thị trường về loại sản phẩm này. Hơn nữa, cũng cần nhìn nhận, phân tích hiệu quả của công cụ thể chế luật pháp trong việc hạn chế hiện tượng săn bắt trái phép.

Mặc dù súng săn đã được Công an các huyện thu hồi với khối lượng lớn và những khẩu súng còn lại vẫn được đăng ký sử dụng. Vì vậy, việc săn bắt bằng súng vẫn xảy ra trên địa bàn. Có thể nói công tác quản lý súng săn còn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Chưa có một chế tài quản lý có hiệu quả và thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý súng săn.

- Thu hái lâm sản ngoài gỗ: Lâm sản ngoài gỗ trong khu vực được cộng đồng địa phương thu hái, sử dụng cho 2 mục đích chính là sử dụng tại chỗ và mục đích thương mại. Các loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếu mà cộng đồng địa phương thu hái được mô tả trong (Bảng 3.20). Hiện nay một số loại lâm sản do khai thác quá mức đã trở nên khan hiếm.



Bảng 3.20. Hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ ở khu vực nghiên cứu

Loại

Thời gian khai thác

Đối tượng

Sử dụng

Bán

Tình trạng hiện nay

Phong lan

Quanh năm

Tất cả





+++

Song Mây

T11 - T4

Tất cả






+++

Mật ong

T11 - T4

Nam giới





+

Măng

T5 - T9

Tất cả





+++

Nấm hương

Quanh năm

Nữ






+

Mộc nhĩ

Quanh năm

Nữ






+

Hương nhu

T10 - T3

Nữ






++

Tre, nứa

T10 - T4

Tất cả






+++

Các loại cây thuốc

Quanh năm

Nữ





++

Dây nhớt

Quanh năm

Nữ






+

Lá dong

T12 - T2

Tất cả





++

Quả mát

T10 - T3

Nam






+

Nguồn: Tổng hợp số liệu, điều tra phỏng vấn của tác giả (năm 2010)

Ghi chú: +++: nhiều; ++: trung bình; +: khan hiếm

Hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ đã gây ảnh hưởng lớn đến khu vực, gây tình trạng nhiễu loạn trong rừng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hoang dã, giảm sút ĐDSH. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ gây ra cháy rừng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận trên phương diện lồng ghép chiến lược bảo tồn với việc đảm bảo sinh kế của người dân địa phương thì việc thu hái lâm sản ngoài gỗ cần được quy hoạch một cách hợp lý để đảm bảo việc khai thác không vượt ngoài ngưỡng cho phép.

- Chăn thả gia súc: Tất cả các thôn bản của các xã trong khu vực chưa quy hoạch được khu chăn thả nên tình trạng trâu bò, dê được thả tự do vào rừng làm cho cây không thể phát triển vì một phần lá và ngọn cây bị gia súc ăn, một phần những cây con bị gia súc và người dân dẫm nát và cọ xát làm cây không phát triển. Ngoài ra, chăn thả gia súc bừa bãi trong vùng cũng làm hạn chế việc sử dụng đất đai cho các mục đích khác, do đó đã làm gia tăng nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai và lâm sản từ rừng. Cùng với tập quán thả rông gia súc trong rừng, đặc biệt là các thôn thuộc vùng lõi đã nảy sinh các tác động bất lợi như: Gia súc hoạt động gần với một số loài động vật hoang dã như Hoẵng, Cáo, Cầy, Lợn rừng... và có thể lan truyền dịch bệnh. Rừng không có khả năng tái sinh vì liên tục bị dẫm phá trong thời gian dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các chương trình trồng và phục hồi rừng.

- Xâm lấn rừng lấy đất canh tác: Trong khu vực nghiên cứu có 3.929 hộ với 18.087 nhân khẩu của 10 xã sinh sống [70]. Tình trạng xâm lấn đất canh tác là do tình hình tăng dân số, thiếu đất canh tác, năng suất nông nghiệp của người dân trong vùng thấp, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất. Dưới sức ép của sự tăng dân số (từ 17295 người năm 2002 lên 18087 người năm 2007) người dân địa phương đã mở rộng diện tích đất nông nghiệp từ 5496,6 ha lên đến 6442 ha nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực. Điều này cũng có nghĩa là gần 950 ha của các loại đất khác đã bị chuyển hóa thành đất phục vụ cho canh tác nông nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu lương thực cũng như thu nhập, người dân địa phương đã mở rộng diện tích trồng cây ngô và một số cây màu khác chủ yếu thông qua việc phát/ đốt rừng để tạo các nương rẫy trồng ngô và sắn. Chỉ trong vòng 5 năm, diện tích trồng ngô tăng 692,4 ha (khoảng 80% so với năm 2002), từ 880 lên 1572,4 ha.

- Cháy rừng: Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được Ban quản lý khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và hạt kiểm lâm Mai Châu đặc biệt quan tâm. Do làm tốt công tác phòng chống cháy rừng nên đến nay chưa có vụ cháy rừng nào lớn xảy ra trong khu vực. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra những vụ cháy rừng nhỏ lẻ tại các khu rừng tự nhiên thuộc vùng đệm khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông tiềm ẩn thường xuyên tại khu vực. Đầu năm 2009, khu vực đã xảy ra cháy rừng tại địa bàn xã Ngọc Sơn với diện tích 4000m2, Ngổ Luông 800m2 là rừng lau lách, do đã có phương án nên việc thực hiện 4 tại chỗ rất kịp thời phối hợp với lực lượng dân quân cơ động của xã, xóm nhanh chóng khống chế đám cháy, do vậy mức độ thiệt hại không lớn. Điểm hạn chế và khó khăn của công tác này là địa hình núi đá có độ dốc lớn, khi cháy rừng đá lăn rất nguy hiểm, dụng cụ chữa cháy thô sơ.

b. Nguyên nhân gián tiếp

- Một số chính sách địa phương chưa đi vào thực tế: Cách tiếp cận truyền thống của kiểm lâm là chỉ quan tâm bắt bớ và xử phạt mà không quan tâm nguyên nhân sâu xa vì sao người dân lại phá rừng? Khi thực hiện PRA, chúng tôi nhận thấy trước đây BQL và chính quyền hứa với người dân là sau khi xây dựng KBT sẽ chú ý đến nguyện vọng, đời sống của người dân. Tuy nhiên, thực tế thì họ không thực hiện được lời hứa. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ gỗ, tiêu thụ động vật hoang dã của những người miền xuôi lại tăng cao, họ sẵn sàng bảo kê cho lâm tặc săn bắt, khai thác và vận chuyển lâm sản. Người dân là những người khai thác chính và bán cho đầu nậu với giá rẻ mạt. Vì thế rừng ở đây được bảo vệ tại ngọn chứ không phải bảo vệ tại gốc.

- Tăng dân số: Tỷ lệ tăng dân số tại khu vực này là rất cao (tỉ lệ gia tăng dân số xã Ngọc Sơn năm 2006 là (1,8%) [46], trong khi tài nguyên đất canh tác nông nghiệp trong vùng rất hạn chế. Sự gia tăng dân số dẫn đến tăng nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp dẫn đến hệ quả tất yếu là phải mở rộng diện tích canh tác, làm suy thoái ĐDSH.

- Tập quán sống và sinh hoạt: Người dân trong khu vực có tập quán, văn hoá làm nhà sàn và làm áo quan (để nguyên cây) bằng những cây gỗ tốt và rất lớn. Bên cạnh đó việc săn bắt thú rừng theo tập quán bằng các loại bẫy, các loại súng tiêu diệt tất cả các con vật từ nhỏ nhất đến lớn nhất, và đây đang là nguy cơ đe dọa đến khu hệ động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm.





Hình 3.6. Kênh tiêu thụ tài nguyên ĐDSH từ khu vực

Một trong những tập quán truyền thống tồn tại từ rất lâu đời ở khu vực đó là tập quán ở nhà sàn. Do nhà của cha mẹ chỉ để lại cho con cả hoặc con út và do xu hướng phát triển của xã hội (gia đình là hạt nhân) nên các gia đình trẻ thường có nhu cầu làm nhà sàn sau khi lập gia đình và tách khỏi nhà cha mẹ ra ở riêng. Kế hoạch dựng nhà sàn to, đẹp có thể được bắt đầu từ khi họ còn trẻ và kéo dài một số năm cho đến khi họ kiếm đủ số gỗ để làm nhà. Trong thời gian chờ đợi, họ có thể dựng một nhà sàn nhỏ để ở tạm. Theo ước tính của người dân, làm một nhà sàn tốn khoảng 40-60 m3 gỗ. Điều quan trọng là phải kiếm những cây gỗ tốt và to để làm cột nhà sàn, thường là gỗ Nghiến, Trai lý, gia đình nào có điều kiện thì làm nhà càng to và gỗ cũng phải loại tốt. Chính những hoạt động này đã làm cho tài nguyên rừng và ĐDSH bị ảnh hưởng rất lớn.

- Sự nghèo đói: Các hoạt động kinh tế của người dân trong vùng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó diện tích đất canh tác nông nghiệp lại rất thấp, chỉ chiếm 8,7 % tổng diện tích tự nhiên với kỹ thuật thâm canh lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt là thời tiết). Nhìn chung đời sống của người dân địa phương trong khu vực còn rất khó khăn, tỷ lệ đói nghèo xấp xỉ 40 % tổng số dân. Theo số liệu của các UBND các xã, tỷ lệ đói nghèo của các xã năm 2008 là khá cao, từ 9,1 % (ở xã Ngổ Luông) cho tới 53,7 % (ở xã Bắc Sơn). Tỷ lệ số hộ nghèo trung bình là 40 %, tỷ lệ này là cao gấp đôi so với tỷ lệ đói nghèo trung bình toàn quốc năm 2006 (19,5 %) (GSO, 2007). Kết quả phân loại kinh tế hộ theo phương pháp PRA cho các thôn điểm năm 2011 cũng chỉ ra rằng tỷ lệ các hộ nghèo ở khu vực là khá cao. Trong số 75 hộ phỏng vấn có tới 31 hộ được liệt vào loại hộ nghèo, chiếm 41,3 % . Vì thế đời sống của người dân còn lệ thuộc rất lớn vào TNTN và ĐDSH trong khu vực.

- Hiệu lực thi hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng: Công tác quản lý bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu được dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên hiệu lực thi hành các văn bản luật vẫn chưa triệt để và ý thức bảo vệ ĐDSH của người dân còn chưa cao, số vụ vi phạm vẫn thường xuyên xảy ra trong khu vực. Về phương diện quản lý Nhà nước, lực lượng kiểm lâm trong khu vực còn chưa đủ mạnh, chính sách đãi ngộ còn hạn chế, trang bị kỹ thuật yếu nên tài nguyên của khu vực vẫn còn tiếp tục bị xâm hại (bảng 3.21).



Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> Ubnd tỉnh bắc kạn sở KẾ hoạch & ĐẦu tư
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương