TỊnh đỘ Pháp môn tu một đời thành tựu MỤc lụC



tải về 226.16 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích226.16 Kb.
#22218
1   2   3   4   5

3. Kinh Đại Bảo Tích70,


Đức Phật bảo các vị Bồ-tát:

- Này các thiện nam tử! Thuở xa xưa trong giáo pháp của Phật Câu-lưu-tôn, các ông từng xuất gia tu hành, các ông không những tự thị đa văn, tu hành tịnh giới mà lại tu hạnh đầu đà, ít muốn biết đủ, nhưng lại thường có lòng cống cao phóng dật, sanh tâm chấp trước vào công đức có được ấy.

Bấy giờ, có hai vị Tỳ-kheo thuyết pháp, có nhiều thân hữu, tiếng tăm và lợi dưỡng. Với lòng tật đố ganh ghét, các ông vu khống cho hai vị ấy làm việc dâm dục phạm trọng tội. Những thân hữu và quyến thuộc của hai Pháp sư ấy bị các ông ly gián, nên họ nghi ngờ, không tin tưởng, không tùy thuận hai vị ấy nữa, làm mất các căn lành. Do ác nghiệp ấy, các ông bị đọa vào địa ngục A-tỳ trải qua sáu triệu năm, ác nghiệp chưa hết, phải đọa vào địa ngục Đẳng Hoạt bốn triệu năm, kế tiếp đọa vào địa ngục Hắc Thằng hai triệu năm, rồi tiếp đọa vào địa ngục Thiêu Nhiệt sáu triệu năm. Sau khi rời khỏi địa ngục, suốt năm trăm đời được sanh làm người nhưng bị mù bẩm sinh. Vì nghiệp tàn dư nên đời đời phần nhiều ngu độn, quên mất chánh niệm, che khuất căn lành, phước đức kém cỏi, thân hình xấu xí, các căn kém khuyết, người không thích nhìn, thường bị chê bai, khinh rẻ, chế giễu, khi dễ, luôn luôn sanh ở nơi biên địa, nghèo hèn, hạ tiện, của cải hao mất, cuộc sống khó khăn, không được ai kính trọng.

Khi thọ hết nghiệp báo này, sau năm trăm năm, chánh pháp sắp diệt, lại sanh vào nhà hạ tiện ở biên địa, bị đói khát, lạnh lẽo, bị người phỉ báng, quên mất chánh niệm, không tu theo pháp lành, dù có tu hành cũng gặp nhiều chướng nạn, tuy tạm thời phát khởi ánh sáng trí huệ, nhưng bị nghiệp chướng làm ẩn mất. Sau năm trăm năm đó, các nghiệp chướng mới tiêu diệt, các ông sẽ được sanh về thế giới Cực Lạc, đức Phật A-di-đà sẽ thọ ký cho các ông thành Phật.


4. Kinh Bồ-Tát Sanh Địa71:


Bấy giờ, tệ ma đến hỏi Phật:

- Bạch Thế tôn, có bao nhiêu người tin pháp này?

Phật nói:

- Có bốn trăm ức trời, người ở cõi Dục đều được an lạc trong pháp vô sanh này. Lúc ấy, Sai-ma-kiệt được Vô sanh pháp nhẫn72, năm trăm vị Tỳ-kheo, năm trăm thiện nam73 và hai mươi lăm tín nữ74 đều được giai vị Bất thoái chuyển. những vị này sau khi qua đời, đều được sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A-di-đà ở phương Tây.


5. Kinh Đại Bi75:


Lúc ấy, Tỳ-kheo Tỳ-bà-ca dạy các thầy Tỳ-kheo mặc ca-sa, tâm nhu nhuyến, đầy đủ căn lành, tin sâu chánh pháp, được mọi người kính trọng bậc nhất. Đối với những vị mặc ca-sa, khởi tưởng trì giới, khởi tưởng là ruộng phước, thực hành bố thí, tu các phước lành. Tỳ-kheo Tỳ-bà-ca tu tập đạo Vô thượng bồ-đề. Sau khi ông qua đời sẽ được sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A-di-đà76 cách thế giới Ta-bà ức trăm ngàn cõi Phật về phương Tây. Vị Tỳ-kheo này ở đó gieo trồng các căn lành, lại trải qua tám mươi ức cõi Phật tu các phạm hạnh. Do tu căn lành này, ở thời vị lai chín mươi chín ức kiếp, tỳ-kheo Tỳ-bà-ca sẽ thành Phật hiệu là Vô Cấu Quang, thế giới tên là Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm.

6. Kinh Quán Vô Lượng Thọ77:


Sau khi nghe Phật nói kinh Quán Vô Lượng Thọ, hoàng hậu Vi-đề-hi và năm trăm cung nữ liền thấy Phật a-di-đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí ở thế giới Cực Lạc. Tâm quý vị ấy vô cùng hoan hỷ, khen ngợi chưa từng có. Hoàng hậu Vi-đề-hi liền đại ngộ, chứng Vô sanh nhẫn. Năm trăm nàng hầu phát tâm A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, đồng nguyện sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A-di-đà. Đức Phật thọ ký cho quý vị ấy được sanh về đó và sẽ chứng chư Phật hiện tiền tam-muội.

7. Kinh Đại Bảo Tích78:


Bấy giờ, vua Tịnh Phạn nghĩ rằng: “Trong các pháp, không có pháp nào thật có. Vì không có pháp như thế, nên ai mà chứng được pháp không thật có thì gọi là Phật. Các pháp không thật có, Phật chỉ mượn ngôn từ để giảng nói cho chúng sanh nghe thôi”.

Khi Phật nói pháp này, vua Tịnh Phạn và bảy vạn người dòng họ Thích chứng Vô sanh Pháp nhẫn.

Phật nói kệ:

Nay Ta nói pháp đúng như thật

Dòng họ Thích được trí quyết định

Tất cả các pháp không thật có

Dòng họ Thích đều đã nhận rõ

Thế nên tâm họ cũng quyết định

An trụ vững vàng trong Phật pháp

Cả dòng họ Thích được khen ngợi

Nương tựa nơi pháp không thật có

Sẽ được thành tựu Vô thượng giác

Hiểu biết rành rẽ tất cả pháp

Vua Tịnh Phạn và dòng họ Ngài

Chắc chắn sẽ sanh cõi Cực Lạc

Khi đã an trụ nơi cõi ấy

Tận mặt gặp Phật A-di-đà

Dễ dàng chứng đắc quả Bồ-đề.

8. Kinh Phụ Tử Hợp Tập79:

Bấy giờ, đức Thế tôn nói kệ cho Tỳ-kheo Mã Thắng nghe:



Mã Thắng hãy lắng nghe

Ta phóng ánh sáng này

Lợi lạc dòng họ Thích

Khiến thấy trì chân thật

Họ hiểu rất tường tận

Các pháp không thể được

Tâm yên tĩnh an trụ

Trong chánh pháp của ta

Dòng Thích tiếng tăm lớn

Rõ pháp không chỗ nương

Dứt hết tâm nghi ấy

Vị lai sẽ thành Phật

Bỏ thân cuối cùng này

Sanh sang cõi Cực Lạc

Hóa sanh từ hoa sen

Phụng thờ Phật Di-đà

An trụ cõi Phật ấy

Tinh tấn không lui sụt

Du hóa khắp mười phương

Phụng thờ trăm ức Phật

9. Kinh Lão Mẫu Nữ Lục Anh80:


Một thời, Phật cùng với các vị Bồ-tát, Thanh văn dừng nghỉ ở xứ Nhạc Âm Quảng Hữu Sở Khai. Lúc ấy, có bà lão già lọm khọm, nghèo khổ, quỳ thẳng hỏi Phật: “Năm ấm, sáu căn hòa hợp thành thân ta, vậy ta là vật gì? Từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu? Cúi xin đức Thế tôn chỉ dạy cho con”.

Phật nói: “Quý hóa thay! Nên biết các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà có. Thí như việc lấy lửa, người ta dùng hai thanh gỗ cọ sát với nhau, một lúc lâu lửa phát ra bốc cháy thiêu rụi hai thanh gỗ. Lửa ấy không từ gỗ phát ra, cũng không từ cọ sát, chính là do nhân duyên hòa hợp mà có. Cũng như đánh trống, tiếng trống vang ra không từ nơi mặt trống, cũng không từ dùi trống, đó là do nhân duyên hòa hợp mà có. Cũng như gió, mây, sấm sét hợp lại thành mưa, chứ không phải chỉ do uy thế của rồng. Thí như họa sĩ hòa màu rồi mới vẽ ra tranh ảnh. Tất cả pháp đều phải do duyên hợp mới có, chứ không phải chỉ đơn độc mà có”.

Nghe Phật giảng xong, bà lão vui mừng, thân không mỏi mệt, liền chứng Pháp nhẫn.

Tôn giả A-nan thưa: Bạch Thế tôn, vì sao bà lão này chỉ hỏi Phật như thế mà được tâm khai ý giải, chứng đạo chân thật nhanh như vậy?

Phật bảo A-nan: Hãy nghe ta nói. Vào thuở quá khứ lâu xa, thời Phật Câu-lâu-tần, bà lão này là mẹ của ta. Khi ta muốn đi tu, bà quyến luyến cản ngăn, ta buồn bã, nhịn ăn một ngày. Do nhân duyên ấy, suốt năm trăm đời, bà bị nghèo đói. Nay ta thành Phật, muôn điều phước lành cũng đến với bà. Sau khi mãn báo thân này, bà sẽ sanh ra trước mặt Phật A-di-đà ở thế giới Cực Lạc. Trải qua sáu mươi ức kiếp tu học, bà sẽ thành Phật tên là Tát-bà, cõi nước tên là Đa Hoa, kiếp tên là Lễ Thiền. Nhân dân cõi nước Đa Hoa lúc ấy ăn mặc đầy đủ như dân ở cung trời Đao-lợi, sống lâu một kiếp, không có sự cực khổ vất vả.

Lúc ấy, bà lão, trời, người, rồng, dạ-xoa nghe Phật nói pháp đều rất hoan hỷ, tám vạn bảy trăm ngàn người đều được đạo ý chánh chân, cùng nhau lễ Phật mà lui về.


10. Kinh Tác Phật Hình Tượng81:


Phật bảo nhà vua:

- Này người làm điều thiện! Người tạo hình tượng Phật được phước đức như thế, không hề luống dối.

Vua Ưu Điền hoan hỉ đến trước Phật đảnh lễ, đầu, mặt áp sát chân Phật. Vua và quần thần lễ Phật rồi ra về. Phật nói: Những vị này sau khi qua đời, đều sanh về thế giới của Phật A-di-đà.

11. Kinh Bồ Tát Xử Thai82.


Lúc ấy, rồng nam nói kệ cho chim cánh vàng nghe:

Giết là nghiệp bất thiện

Tuổi thọ giảm, chết yểu

Thân như giọt sương mai

Mặt trời mọc, liền tan

Giữ giới, vâng lời Phật

Được sinh trời Trường Thọ

Nhiều kiếp tạo phước đức

Không đọa loài súc sanh

Nay tôi làm thân rồng

Giới đức hạnh trong sáng

Tuy đọa cõi súc sanh

Có ngày tự thoát khỏi.

Sau khi rồng nam nói kệ xong, rồng nam và rồng nữ tâm khai ngộ tỏ thông. Khi chúng bỏ báo thân này, đều sẽ sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A-di-đà.

12. Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già83:


Đại Huệ, người nên biết

Sau khi Ta84 nhập diệt

Ở trong thời vị lai

Có người giữ pháp ta

Ở nước Nam Thiên Trúc

Tỳ kheo danh đức lớn

Người ấy tên Long Thọ

Phá trừ chấp có, không

Diễn pháp tối thượng thừa

Cho thế gian cùng nghe

Đắc Sơ Hoan hỷ địa

Sẽ sanh cõi Cực Lạc85

-ooOoo-


1 Ngài Cưu-ma-la-thập dịch vào thời Diêu Tần (ĐT 12, trang 347b).

2 Đoạn này là dịch theo bản kinh A-di-đà trong Càn Long Đại Tạng Kinh, tập 38, trang 239a.

3 Ngài Huyền Trang dịch Phạn-Hán vào thời Đường (ĐT 12, trang 350a ).

4 Nguyên tác : Vô Lượng Thọ

5 Nguyên tác : Căng-già

6 Nguyên tác : Hữu tình

7 Nguyên tác: Vô Lượng Thọ

8 Quyển thượng, Phẩm 2 : Hành. Ngài Chi-lâu-ca-sấm dịch Phạn-Hán vào thời Hậu Hán (ĐT 13, trang 899 a ).

9 Quyển thượng, Phẩm 2 : Hành. Ngài Chi-lâu-ca-sấm dịch Phạn-Hán vào thời Hậu Hán (ĐT 13, trang 905a ).

10 Phẩm 2: Tu Hành. Ngài Chi-lâu-ca-sấm dịch Phạn-Hán vào thời Hậu Hán (ĐT 13, trang 417a ).

11 Mất tên người dịch Phạn-Hán (ĐT 12, trang 352b).

12 Quyển 05. Ngài Bát-lạt-mật-đế dịch Phạn- Hán vào thời Đường (ĐT 19, trang 128a).

13 Hán dịch: Chánh định.

14 Quyển thượng-Ngài Khang Tăng Khải dịch Phạn-Hán vào thời Tào Ngụy (ĐT 12, trang 268a)

15 Ngài Cưu-ma-la-thập dịch Phạn-Hán vào thời Diêu Tần (ĐT 12, trang 347b).

16 Ngài Cương-lương-da-xá dịch Phạn-Hán vào thời Lưu Tống (ĐT 12, trang 346b ).

17 Quyển 18. Ngài Bồ-đề-lưu-chí dịch Phạn-Hán vào thời Đường (ĐT 11, trang 97c).

18 Nguyên tác: Vô lượng thọ

19 Nguyên tác: Vô lượng thọ.

20 Quyển 18. Ngài Bồ-đề-lưu-chí dịch Phạn-Hán vào thời Đường (ĐT 11, trang 97c).

21 Quyển 03, Phẩm 8: Bát Chủng Thân. Ngài Trúc Phật Niệm dịch Phạn-Hán vào thời Diêu Tần (ĐT 12, trang 1028a).

22 Nguyên tác: Vô Lượng Thọ.

23 Quyển 12. Ngài Bạch-thi-lê-mật-đa-la dịch Phạn-Hán vào thời Đông Tấn (ĐT 21, trang 533b).

24 Quyển hạ. Ngài Mạn-đà-la-tiên dịch Phạn-Hán vào thời Lương (ĐT 8, trang 731b).

25 Quyển 19. Ngài Bồ-đề-lưu-chi dịch Phạn-Hán vào thời Nguyên Ngụy (ĐT 14, trang 261c).

26 Nguyên tác: Nam-mô Vô lượng thanh Như Lai.

27 Quyển hạ. Ngài Cát-ca-dạ và Đàm Diệu dịch vào thời Nguyên Ngụy (ĐT 14, trang 99a).

28 Nguyên tác: An Lạc.

29 Quyển 1, Phẩm 1: Tư Duy ( phần 1 ). Ngài Xà-na-quật-đa dịch Phạn-Hán vào thời Tùy (ĐT 13, trang 875b).

30 Mất tên người dịch, (TT 01, trang 366a).

31 Ngài Chân đế dịch Phạn – Hán vào thời Lương (ĐT 32, trang 58 a)

32 Bồ-tát Mã Minh viết, Ngài Chân Đế dịch Phạn-Hán vào thời Lương, (ĐT 32, trang 583a).

33 Quyển hạ, Bồ tát Mã Minh viết, Ngài Thật-xoa-nan-đà dịch Phạn-Hán vào thời Đường (ĐT 32, trang 591b).

34 Ngài Thiện Đạo tập ký, (ĐT 47, trang 439c ).

35 Quyển 05, Phẩm 9: Dị Hành, Bồ-tát Long Thọ tạo. Ngài Cưu-ma-la-thập dịch Phạn-Hán vào thời Diêu Tần (ĐT 26, trang 41b; ĐT 26, trang 43b).

36 Ngài Cưu-ma-la-thập dịch Phạn-Hán vào thời Diêu Tần (ĐT 12, trang 347b).

37 Ngài Cưu-ma-la-thập dịch Phạn-Hán vào thời Diêu Tần (ĐT 12, trang 348a).

38 Ngài Trúc Phật Niệm dịch Phạn-Hán vào thời Diêu Tần (ĐT 10, trang 999b).

39 Nguyên tác: Vô lượng thọ.

40 Quyển 18, Hội 5: Vô Lượng Thọ (phần 2). Ngài Bồ-đề-lưu-chí dịch Phạn-Hán vào thời Đường (đt 11, trang 98b).

41 Phật-đà-bạt-đà-la dịch Phạn- Hán vào thời Đông Tấn (ĐT 10, trang 879c).

42 Nguyên tác: An Lạc.

43 Quyển 40, Ngài Bát-nhã dịch Phạn-Hán vào thời Đường (ĐT 09, trang 848a).

44 Nguyên tác: An Lạc.

45 Nguyên tác: Vô Lượng Quang Phật Sát.

46 Ngài Bất Không dịch vào thời Đường (ĐT 10, trang 881b).

47 Nguyên tác: Vô Lượng Thọ

48 Quyển hạ, Ngài Pháp Hiền dịch vào thời Tống (ĐT 12, trang 325a).

49 Nguyên tác: Vô Lượng Thọ.

50 Bồ-tát Bà-tẩu-bàn-đậu tạo, Ngài Bồ-đề-lưu-chi dịch Phạn-Hán vào thời Nguyên Ngụy (ĐT 26, trang 231b).

51 Mất tên người dịch (ĐT 14, trang 371a).

52 Nguyên tác Vô Lượng Thọ.

53 Ngài Cầu-na-bạt-đà-la dịch Phạn-Hán vào thời Lưu Tống (ĐT 21, trang 1029a).

54 Mất tên người dịch (ĐT 12, trang 353a).

55 (ĐT 85, trang 1268c).

56 Ngài Trí Thiện Giới Hương soạn thời Thanh (TT 61, trang 533b).

57 Ngài Tuân Thức soạn vào thời Tống (ĐT 47, trang 146b).

58 Nguyên tác: An Lạc.

59 Quyển hạ, Ngài Khang Tăng Khải dịch Phạn-Hán vào thời Tào Ngụy (ĐT 12, trang 273b).

60 Ngài Chi-lâu-ca-sấm dịch Phạn-Hán vào thời Hậu Hán (ĐT 12, trang 299a).

61 Cư sĩ Chi Khiêm dịch Phạn-Hán vào thời Ngô (ĐT 12, trang 317a).

62 Ngài Pháp Hiền dịch Phạn-Hán vào thời Triệu Tống (ĐT 12, trang 325c).

63 Kinh này do tiến sĩ Vương Nhật Hưu so sánh bốn bản dịch rồi biên tập bố cục chia làm 56 phần (ĐT 12, trang 329a).

64 Quyển 05, Ngài Na-liên-đề-da-xá dịch Phạn-Hán vào thời Cao Tề (ĐT 15, trang 574a).

65 Nguyên tác: An Dưỡng

66 Quyển 6, (ĐT15, trang 586b).

67 Nguyên tác: An Lạc.

68 Nguyên tác: An Dưỡng

69 Quyển 05, Ngài Na-liên-đề-da-xá dịch Phạn-Hán vào thời Cao Tề (ĐT 15, trang 574a).

70 Quyển 91, Hội 25: Phát Thắng Chí Lạc (phần 1). Ngài Bồ-đề-lưu-chí dịch Phạn-Hán vào thời Đường (ĐT 11, trang 519c).

71Ngài Chi Khiêm dịch Phạn-Hán vào thời Ngô (ĐT 14, trang 814c).

72Nguyên tác: Bất khởi pháp nhẫn.

73 Nguyên tác: Thanh tín sĩ.

74 Nguyên tác: Thanh tín nư.

75 Quyển 2, Phẩm 6: Trì Chánh Pháp. Ngài Na-liên-đề-da-xá dịch Phạn-Hán vào thời Cao Tề (ĐT 12, trang 955b).

76 Nguyên tác: Vô lượng thọ.

77 Ngài Cương-lương-da-xá dịch Phạn-Hán vào thời Lưu Tống (ĐT 12, trang 346a).

78 Quyển 76, Hội 16 : Bồ-tát Thấy Thật, Phẩm 26: Bốn Vua Chuyển Luân (phần 2). Ngài Na-liên-đề-da-xá dịch Phạn-Hán vào thời Bắc Tề (ĐT 11, trang 433a).

79 Quyển 20, Phẩm 27 : Vua Tịnh Phạn Tin Hiểu (phần 2). Ngài Nhật Xưng dịch Phạn-Hán vào thời Tống.

80 Ngài Cầu-na-bạt-đà-la dịch Phạn-Hán vào thời Lưu Tống (ĐT 14, trang 912b).

81 Mất tên người dịch (ĐT 16, trang 788c).

82 Kinh Bồ-tát Xử Thai, còn gọi là Kinh Bồ-tát Tùng Đâu-thuật Thiên Giáng. Quyển 07, Phẩm 28: Bát Hiền Thánh Trai. Ngài Trúc Phật Niệm dịch Phạn-Hán vào thời Diêu Tần (ĐT 12, trang 1051a).

83 Quyển 06, Phẩm 10 : Kệ tụng. Ngài Thật-xoa-nan-đà dịch Phạn-Hán vào thời Đường (ĐT 16, trang 627c).

84 Nguyên tác : Thiện thệ, tức là Phật.

85 Nguyên tác: An Lạc.


Каталог: files -> 888
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
888 -> Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu ubnd tỉnh tổ chức triển khai thực hiện theo nội dung Công văn nêu trên

tải về 226.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương