Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 311 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên Tập: Minh Tâm Thời gian: ngày 02 tháng 03 năm 2011



tải về 108.4 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích108.4 Kb.
#29983

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 311 /15

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 311

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên Tập:Minh Tâm

Thời gian: ngày 02 tháng 03 năm 2011

Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện _Úc Châu
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”. Trang 364, hàng thứ hai ở dưới lên.

Oai đức giả, khả kính uý viết oai, khả tôn ái danh đức”. Đoạn nhỏ này là giải thích về oai đức rộng lớn. “Pháp Hoa Gia Tường Sớ viết, uy tắc vi oai, ái tắc vi đức, hựu chiết phục vi oai, nhiếp thọ vi đức”. Đây là ý nghĩa của hai chữ oai đức, không khó hiểu lắm. Đối với những người có đạo đức, có học vấn. Mọi người nhìn thấy họ, rất yêu mến họ, nhưng cũng rất sợ họ. Oai đức chính là ý này.

Giống như Khổng Phu Tử, học sinh tán thán ông ta. Ông đủ năm đức: ôn, lương, cung, kiệm, nhường. Học sinh đối với thầy chẳng ai không kính mến, cũng chẳng ai không sợ. Kính phục sợ hải tôn kính yêu thương đều đủ cả. Những điều này lúc chúng tôi ở còn nhỏ tuổi, ở tuổi thiếu niên. Đối với người lớn, đặc biệt là đối với các bậc trưởng thượng ở thôn quê. Giống như trong kinh nói vậy. Thời đó người lớn tuổi khoảng năm sáu mươi tuổi đã thuộc hàng lớn tuổi, thuộc bậc trưởng thượng rồi. Đã từng có sự nghiệp, hoặc làm qua quan lớn, gia đình có của cải. Thông thường gọi là hào môn quý tộc. Họ ở nơi nào, thì nơi đó chẳng ai không kính sợ. Hữu hình vô hình cảm hoá một phương. Đầy đủ đức hạnh, nhất định là lấy nhân nghĩa đạo đức luân thường giáo hoá chúng sanh ở phương đó. Chúng sanh ở phương đó đều được lợi ích của họ. Oai đức của Phật Di Đà thật không thể nghĩ bàn. Tại sao? Bởi mười phương chư Phật Như Lai đều tôn trọng ngài, đều xưng tán ngài. Như Đức Thế Tôn nói: “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”. Đức Phật Thích Ca khen ngợi, tượng trưng cho tất cả chư Phật đều tán thán. Như vậy thì mười phương Bồ Tát, mười phương Thanh văn, mười phương đại chúng trời người có ai không kính sợ, có ai không thương yêu? Chắc chắn là có rồi!

Quảng đại Thám Huyền Ký vân, đại dĩ bao dung vi nghĩa, quảng tắc thể cực dụng châu”. Hàm nghĩa của hai chữ quảng đại. Quảng là thể cực “bổn thể cực viên”, hoặc là nói viên cực đều được. Nó khởi tác dụng thì “diệu dụng chu biến”, chu biến pháp giới. Ở mọi nơi mọi lúc, nó tồn tại vĩnh hằng, và luôn luôn khởi tác dụng. Nó dụng ở chổ nào? Chúng ta đầy đủ lục căn là nó khởi dụng. Lục căn tiếp xúc lục trần bên ngoài cũng là nó khởi dụng. Diệu dụng chu biến pháp giới. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm đều là diệu dụng của nó. Thật là “tuỳ chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng”. Tâm chúng sanh thiện thì hiện ra cảnh giới thiện. Tâm ác thì hiện ra ba đường ác. Tâm thanh tịnh hiện ra cỏi thanh tịnh. Tâm nhiễm ô thì hiện cỏi uế trược. Đây là diệu dụng của bản thể. Bản thể chính là tự tánh. Nó có thể hiện tất cả pháp, có thể sanh ra vạn pháp. Vạn ở đây không phải là chữ số, mà là ví dụ. Vô lượng vô biên vô số vô tận là diệu dụng của nó. Từ diệu dụng lãnh hội được viên cực là viên mãn đến cực điểm.

Khi một niệm bất sanh, đây là nói không khởi tâm, không động niệm. Đến tập khí khởi tâm động niệm cũng không có. Lúc này là thường tịch quang, chính là bản thể cực viên. Đây là thường tịch quang. Thường tịch quang là sống, thuật ngữ của người hiện nay gọi là có cơ thể. Nó không phải là chết, chết thì sẽ không khởi tác dụng, nên nó là sống. Cái gì cũng không có, nhưng cái gì cũng có thể hiện, chính là diệu dụng chu biến. Khi hiện không có khởi tâm động niệm, đến cả tập khí khởi tâm động niệm cũng không có. Thật là tuyệt diệu!

Đức Phật dạy chúng ta: “tuỳ duyên diệu dụng”. Diệu dụng là tự tánh khởi dụng. Chúng sanh trong mười pháp giới, trên từ chư Phật, dưới đến địa ngục vô gián. Những chúng sanh này tất cả đều đang tuỳ duyên. Nhưng họ khởi tác dụng không tương ưng với tánh đức, mà tương ưng với phiền não trong A lại da. Phiền não là tình, là dục. Tình là nói về thất tình, dục là nói về ngũ dục. Họ tương ưng với thất tình ngũ dục. Do đó vốn không có nhiễm nhưng lại biến thành có cảnh nhiễm. Vốn không có thiện ác lại biến thành có thiện ác. Vốn không có khổ vui lại biến thành có khổ vui. Tuỳ theo A lại da mà có những thứ này. Tuỳ thuận tự tánh thì không có. Chư Phật Như Lai và pháp thân Bồ Tát ứng hoá trong mười pháp giới, đều tuỳ duyên diệu dụng. Hằng thuận chúng sanh nhưng không nhiễm bụi trần, đây gọi là diệu dụng.

Chúng ta học giáo lý Phật giáo, Tứ Đức trong Hoàn Nguyên Quán, dạy chúng ta. Câu thứ nhất là tổng nguyên tắc, ba câu sau là cương lĩnh. Đã nói ra cho chúng ra ba việc cụ thể. Việc thứ nhất là “oai nghi hữu tắc”, bất luận ở cảnh giới nào, khi tuỳ duyên phải làm tấm gương tốt, không thể làm tấm gương xấu. Phải làm tấm gương tốt, gọi là oai nghi hữu tắc. Thái độ khi tiếp xúc tất cả chúng sanh phải nhu hoà chất trực, phải thị hiện để chịu khổ thay cho chúng sanh. Vì sao phải làm việc này? Chúng sanh không biết cảm ân, chúng sanh không biết hiếu thảo. Cảm ân, hiếu thảo là thay chúng sanh chịu khổ. Từ chỗ hiếu tâm này thì tâm cảm ân sanh khởi.

Chư Phật Như Lai ứng thân hoá độ nơi thế gian này, là nguyện lực từ bi vô lượng vô biên. Phương tiện thiện xảo để cứu hộ chúng sanh, cũng không ra ngoài bốn đức này. Bốn đức này bao gồm hết tất cả. Chúng ta cần phải học để có thể lãnh hội được ý nghĩa này. Phải thực hành bốn đức này trong cuộc sống hằng ngày. Như vậy chúng ta và chư Phật Bồ Tát ngày càng thân cận hơn. Ngày càng thân mật, ngày càng tiếp cận. Còn nếu làm trái những điều này thì ngày càng rời xa các ngài.

Bên này là Phật Bồ Tát, bên kia là tập khí chủng tử trong A lại da. Gần gủi A lại da thì phải chịu đau khổ. Nhưng tiếp cận tự tánh, trong tự tánh có đức năng vô tận, có trí tuệ vô tận và có tướng hảo vô tận. Hai câu trong ngoặc đơn này của Hoàng Niệm Tổ nói rất hay. “Bổn thể cực viên”, “diệu dụng chu biến”. Chính ở ngay trước mắt chúng ta, phải nắm bắt được nó mới thật sự là học Phật.

Hựu quảng đại hội, diệc vi A Di Đà Phật danh hiệu chi nhất”. Ở trong kinh này chúng ta thấy, “thanh tịnh bình đẳng giác” là một trong các danh hiệu của Phật A Di Đà. “Quảng đại hội” cũng là một trong những danh hiệu của Phật A Di Đà. “Cụ quảng đại hội tụ chi đức”. Thế giới Cực lạc thật sự là quảng đại hội_đại hội lớn. Trong đó tụ tập chúng thượng thiện nhơn, trong quốc độ của tất cả chư Phật trong biến pháp giới hư không giới. Trong kinh Di Đà, Đức Thế Tôn giới thiệu. Thế giới Cực Lạc đều là những bậc thượng thiện nhơn câu hội một chổ. Là một đại hội lớn. Nếu chúng ta tham dự đại hội này, điều kiện chính là thượng thiện. Điều kiện thượng thiện chính là tâm bồ đề và hành mười thiện nghiệp, đó gọi là thượng thiện.

Tâm bồ đề. Chúng tôi thường giới thiệu với mọi người là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Dùng tâm như vậy tu mười thiện nghiệp. Trong chân thành có mười thiện nghiệp, trong mười thiện nghiệp có chân thành. Nếu nói ra từng điều sẽ hiểu được. Trong không sát sanh có chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Trong không trộm cắp cũng có. Trong không vọng ngữ cũng có. Nhìn ngược lại thì trong chân thành có mười thiện nghiệp. Thân có ba, miệng có bốn, ý có ba. Trong thanh tịnh có mười thiện nghiệp, thuần tịnh thuần thiện. Đây gọi là thượng thiện. Trong thế giới Cực Lạc tìm không thấy người ác, mổi người đều là thượng thiện. Không phải bậc thượng thiện, sanh đến thế giới Cực Lạc cũng trở thành thượng thiện. Vì sao? Bởi ở đó toàn là thượng thiện, không có người ác nào. Nếu ta khởi ác niệm, sẽ bị mọi người bảo đứng sang một bên. Thượng thiện đầy đủ viên mãn, chúng ta có thể không học ư?

Dĩ thử thượng thiện, tu Phổ Hiền đại sĩ chi đức. Lễ kính, xưng tán, cúng dường, sám hối. Nãi chí ư phổ giai hồi hướng, nguyện nguyện viên mãn cụ túc”.

Đây là con người, sự việc, hoàn cảnh của thế giới tây phương Cực Lạc. Người ở đây tốt như vậy. Ngạn ngữ thường nói, người có phước ở đất phước, đất phước thì người có phước ở. Như vậy nếu nói người có phước trong biến pháp giới hư không giới, thì người có phước số một là cư dân ở thế giới Cực Lạc. Chẳng trách hoàn cảnh họ sống là đất phước đệ nhất. Người xưa nói xem phong thuỷ, trong biến pháp giới hư không giới thì thế giới Cực Lạc phong thuỷ tốt nhất. Phong thuỷ tốt nhất là hình thành như thế nào? Ở nơi đó hình thành nên cư dân tốt nhất. Người tốt ở thì hoàn cảnh sẽ tốt. Nên nhớ rằng trong kinh điển có câu rất quan trọng: “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Tâm tưởng của ai? Tâm tưởng của chính mình. Câu nói này là chân lý.

Chúng ta muốn thay đổi hoàn cảnh chính mình, thì đã biết bắt đầu từ đâu. Thay đổi từ tư tưởng của chúng ta. Môi trường địa cầu mà hiện nay chúng ta ở là xấu xa nhất, khắp nơi đều có thiên tai. Điều này xưa nay trong lịch sử chưa từng có. Thiên tai từ đâu mà có? Thiên tai từ tâm con người mà ra. Xã hội ngày xưa chẳng thể nói là không có người ác, trong lịch sử ghi lại thì người ác cũng không ít. Nhưng cuối cùng thì người thiện nhiều người ác ít. Nên xã hội yên ấm, mưa hoà gió thuận, quốc thái dân an. Thế giới ngày nay, kẻ ác nhiều, còn người thiện quá ít không dể tìm được. Chúng ta nhìn kỷ rồi quay lại phản tĩnh chính mình. Suy nghĩ những lời trong kinh dạy, xem nghiệp chúng ta tạo có đáng đoạ địa ngục chăng?

Thời đại này của chúng ta, con người hiện nay hầu như đều phạm tội sát nhân. Giết sinh vật thì điều đó không cần phải nói. Trong đời này chúng ta giết hết bao nhiêu? Bây giờ giết người, giết người thân. Nạo phá thai chính là giết người thân. Tôi còn nghe nói, có một người nạo phá thai hơn 30 lần. Điều này không ai có thể tưởng tượng được? Đây là cố ý giết người, giết người thân của mình. Nếu thống kê lại, thì mổi ngày trên toàn thế giới có bao nhiêu người nạo phá thai? Loại sát nghiệp này thật không tưởng tượng được! Những linh hồn này họ không cam tâm. Như trong kinh Phật nói, thì họ đến thế giới này là có duyên với chúng ta. Họ đến để báo ân, nhưng ta đem họ giết đi nên đã kết thành oán thù. Còn nếu họ đến để báo oán, ta đem họ giết đi thì oán hận chồng chất thêm oán hận.

Đòi nợ trả nợ vốn là quan hệ nợ nần, bây giờ lại biến thành đòi mạng trả mạng. Điều này không ghê gớm sao? Nên từ trường của xã hội đã thay đổi. Người xưa nói là mờ mịt chướng khí. Mờ mịt chướng khí là sao? Là oán khí của những linh hồn này, mang đến cho địa cầu rất nhiều thiên tai. Ngạn ngữ nói rằng: Chẳng phải không báo mà thời giờ chưa đến. Hình như hiện nay thời gian đã sắp đến rồi, nhưng con người vẫn không giác ngộ, vẫn không chịu quay đầu. Nên biết rằng nhân quả báo ứng, muốn trốn cũng không được. Dù có tiền của thế lực cũng trốn không thoát được. Có đầy đủ khoa học kỷ thuật vẫn trốn không được.

Ngày nay chúng ta đang sống trong ranh giới của thiên tai. Mắt thấy đại thiên tai sắp bộc phát. Chư Phật Bồ Tát đại từ đại bi. Thần thánh trong tôn giáo, thần thánh trong các dân tộc, cũng đều đang gia hộ cho con người trên thế gian, khuyên dạy con người trong thế gian. Hy vọng mọi người sẽ quay đầu. Trước một ngày khi thiên tai còn chưa bộc phát, vẫn còn kịp quay đầu. Thật sự quay đầu chính là bờ. Phật pháp nói rất rỏ, rất minh bạch đạo lý này. Người có trình độ trung bình đều có thể tin tưởng sâu sắc không nghi ngờ. Đoạn trừ tất cả điều ác, nguyện tu tất cả điều thiện. Nương vào kinh Vô Lượng Thọ, một lòng chuyên niệm cầu sanh tịnh độ thì sẽ được độ thoát. Chính mình được độ, còn có thể gián tiếp giúp cho địa cầu. Khiến cho tai nạn trên địa cầu giảm nhẹ. Chúng ta không có năng lực hoá giải, những có năng lực làm giảm nhẹ thiên tai. Sức mạnh tập thể mới có thể hoá giải.

Mọi người không tin rằng, có số ít người. Sức mạnh số ít người có thể giảm nhẹ. Có thể khiến thời gian thiên tai rút ngắn lại. Thiên tai ba năm biến thành một năm, thiên tai một năm chỉ còn ba tháng. Có thể làm được. Người thật sự giác ngộ, người thật sự quay đầu sẽ làm được điều này.

Ngày nay chúng ta lợi dụng công cụ khoa học như truyền hình vệ tinh, mạng internet quốc tế, để nối liền các bạn đồng tu tâm đầu chí hợp trên khắp địa cầu. Chúng ta có nhận thức như nhau, cùng chung phương hướng, cùng chung mục tiêu sẽ sinh ra sức mạnh rất lớn. Đây là điều mà chúng ta cần nên làm.

Đây là sự nghiệp của Bồ Tát. Chư Phật Bồ Tát biết được, thì Chư Phật Bồ Tát hoan hỷ và nhất định Chư Phật Bồ Tát cũng giúp sức cho chúng ta. Ngày sau nhất định chúng ta ở thế giới Cực Lạc và gặp nhau trong đại hội lớn của Phật A Di Đà. Trong đại hội lớn đó nâng cao chính mình, viên mãn chính mình, giống như Phật A Di Đà vậy. Quan tâm yêu thương tất cả chúng sanh, giúp đở tất cả chúng sanh, phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.

Nhân thập phương chúng sanh vãng sanh Cực Lạc, pháp hội thịnh đại, thánh chúng vô lượng. Toàn nhân Di Đà thạnh đức chi sở cảm. Kim kinh viết quảng đại, chánh hiển thử đức”.

Chúng ta cũng nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu, nên mới biết có thế giới Cực Lạc, có Phật A Di Đà. Biết được đại trí, đại đức, đại năng của Phật A Di Đà. Từ bi vô tận, giúp tất cả chúng sanh. Chúng ta vui mừng đón nhận. Chúng ta đối với mười pháp giới y chánh trang nghiêm, không còn tâm tham luyến. Một lòng muốn về thế giới Cực Lạc, để tham dự hội lớn của Phật A Di Đà. Đây là do đức của Phật Di Đà cảm vời nên.

Đoạn dưới giới thiệu cho chúng ta cỏi Phật thanh tịnh. Trong kinh phẩm “Quốc Giới Nghiêm tịnh” thứ mười một, đặc biệt giới thiệu thế giới Cực lạc cho chúng ta. “Thanh tịnh trang nghiêm, siêu du thập phương”. Mười phương thế giới không thể so sánh với nó.

Hựu Hán dịch trung, A Di Đà Phật vi vô lượng thanh tịnh Phật, hoặc vô lượng thanh tịnh giác”. Trên đề của bộ kinh này có thanh tịnh bình đẳng giác. Tất cả đều là đức hiệu của Phật A Di Đà.

“Cái Cực Lạc nãi Như Lai chân tâm chi sở hiện tự tánh thanh tịnh chi sở thành”.

Tự tánh thanh tịnh là chính mình. Ở đây chúng ta phải thừa đương, nghĩa là những thứ chân tâm của mình hiện ra, là những thành tựu của tự tánh thanh tịnh của chính mình.

Khi ngài Huệ Năng khai ngộ, câu đầu tiên mà ngài nói là “đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Nó chưa tùng bị ô nhiễm. Thế giới Cực Lạc là do tâm thanh tịnh của Phật A Di Đà hiện ra, đồng thời cũng chính là tâm thanh tịnh của chúng ta hiện ra. Tâm thanh tịnh của chính chúng ta với tâm thanh tịnh của Phật A Di Đà là một. Không hề sai biệt.

Ngày nay chúng ta không thấy chân tâm là vì có chướng ngại. Tâm thanh tịnh của Phật A Di Đà không có chướng ngại. Nên biết ngài Huệ Năng lúc kiến tánh, ngài cũng không có chướng ngại. Nếu ngài bị chướng ngại thì không thể thấy được. Sau khi thấy rồi thì vĩnh viễn sẽ không mất đi. Đây là ba loại bất thoái chuyển mà trong giáo lý đại thừa thường nói. Người minh tâm kiến tánh là vị bất thoái, họ là thánh nhân. Họ sẽ không thoái chuyển trờ thành phàm phu, không bao giờ.

Thứ hai là hành bất thoái. Họ tu hạnh Bồ Tát, sẽ không thoái chuyển đến tiểu thừa.

Thứ ba là niệm bất thoái, mổi niệm đều tương ưng với tánh đức, tuyệt đối không tương ưng với phiền não. Phiền não chính là A lại da. Nói cách khác, họ không tương ưng với khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước. Họ không như vậy,vì họ đã thật sự giác ngộ. Nên mới gọi là viên chứng tam bất thoái. Viên là viên mãn. Ba loại bất thoái chuyển đều chứng hết. Lời này dùng cách nói của người hiện nay, đó là sự huyền bí của vũ trụ. Chư Phật Bồ Tát đã mở toang cách cửa huyền bí của vũ trụ. Để chúng ta hiểu được, để chúng ta hoát nhiên đại ngộ. Chúng ta vừa quay đầu liền từ địa vị phàm phu biến thành địa vị Phật. Chuyển phàm thành thánh chỉ trong khoảng thời gian một niệm. Một niệm giác thì từ phàm phu thành Phật. Một niệm mê muội, thì Phật biến thành phàm phu.

Đức Phật nói tình trạng của chúng ta ngày nay là vô thỉ vô minh, một niệm bất giác, nên biến thành như thế này. Một niệm bất giác, tiếp theo sẽ là niệm niệm bất giác, mới thành ra như vậy.

Bây giờ đảo ngược lại, niệm này đã giác thì niệm niệm đều giác, lúc này là đã thành Phật. Câu then chốt nhất ở đây chính là không thể khởi tâm động niệm. Nên nếu niệm này giác thì mổi niệm đều giác. Điều này nói thì dể nhưng làm thì rất khó. Thật sự có thể làm được, trong đại thừa giáo gọi họ làm đại anh hùng. Vì sao? Bởi người thường làm không được mà họ có thể làm được. Điều này Đức Thế Tôn đã làm được, ngài Huệ Năng cũng đã làm được. Làm một cách nhẹ nhàng dứt khoát. Phương pháp của các ngài là đốn xã, đốn ngộ, đốn chứng. Thật sự hoàn thành trong một niệm.

Sau đó một bậc là một năm, hai năm, ba năm, năm năm khai ngộ. Họ cũng có thể trừ bỏ khởi tâm động niệm. Cảnh giới họ chứng được như Đức Thế Tôn, Lục Tổ và Phật Di Đà không có gì khác biệt. Đây gọi là tiệm tu, tiệm ngộ, tiệm chứng. Đốn và tiệm, là do thời gian và phương pháp có sự khác biệt, nhưng cảnh giới ngộ nhập hoàn toàn như nhau, là một cảnh giới.

Ngày xưa Tông môn, Giáo môn, Hiển giáo, Mật giáo. Người chứng được quả vị này rất nhiều, không phải là số ít. Thị hiện ở nhân gian để làm gương tu hành tốt cho chúng ta. Thời đại này người đọc sách Phật ngày càng ít, cho nên đối với Phật pháp hình như ngày càng xa lạ. Đây là nhân, có nhân này thì quả báo là gì? Quả báo chính là xã hội động loạn, địa cầu biến động thiên tai. Nhân bất thiện dẫn đến quả bất thiện.

Phật giáo trong thời cổ đại, được quốc gia đề xướng, đế vương đề xướng. Nên nó trở thành một xã hội hưng thịnh, có nền trị an lâu dài. Nếu quý vị muốn hỏi đây là nguyên nhân gì? Đây không phải là mê tính, đây là giáo dục. Kinh điển là sách giáo khoa của nhà Phật. Kinh điễn mổi ngày đều dạy chúng ta ta buông bỏ tà ác, tôn trọng thiện hành của thanh tịnh bình đẳng. Đạo lý là ở chỗ này. Đáng tiếc Đế Vương dùng thủ đoạn này để trị quốc bình thiên hạ, nhưng chính họ không thực hành. Chính mình phải thực hành, tự mình mới thành Phật được. Như vậy thì thù thắng biết bao! Quốc vương thành Phật, đại thần đều là Bồ Tát. Đất nước này sẽ trở thành nước Phật. Trong lịch sử quốc vương hộ pháp, khuyên người khác làm, nhưng tự mình không làm. Như vậy cũng không tệ, cũng hiếm có rồi.

Hựu Cực Lạc thế giới tức thị mật nghiêm thế giới, dữ Hoa Tạng thế giới chi dị danh. Đại thừa mật nghiêm kinh vân, Đại Nhật Như Lai, y tự nan tư định, hiện ư chúng diệu sắc. Sắc tướng vô hữu biên, phi dư sở năng kiến. Cực Lạc trang nghiêm quốc, Thế Tôn vô lượng thọ”.

Ở đây Hoàng Niệm Tổ nói vơi chúng ta, “Mật Nghiêm Kinh, minh Đại Nhật Như Lai”. Minh là nói rỏ. Đây là kinh điển Mật tông. “Đại Nhật Như Lai, trú ư nan tư chi diệu định”. Đây là tự tánh bổn định.“Định trung hiện thế giới Cực Lạc dữ Vô Lượng Thọ Phật. Cố tri Đại Nhật tức Di Đà, Mật nghiêm tức Cực Lạc dã”. Điều này nói rỏ, quan hệ giữa tịnh độ và mật tông là một không phải hai. Mục tiêu, phương hướng hoàn toàn tương đồng, chỉ là phương pháp tu hành không giống nhau.

Quý vị nghĩ xem phương pháp nào tốt? Có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc thì phương pháp nào cũng tốt. Mục đích là vãng sanh thế giới tây phương. Mục đích là thân cận Phật A Di Đà. Mật Tông là y theo Đại Nhật Như Lai, Đại Nhật Như Lại chính là Phật A Di Đà. Tịnh độ tông mổi ngày niệm Phật A Di Đà, chính là niệm Đại Nhật Như Lai. Điều này nói lên, phương hướng và mục tiêu của Mật tông và Tịnh độ là một không phải hai.

Hựu vân, mật nghiêm tịnh độ, siêu chư Phật quốc, như vô vi tánh, bất đồng vi trần”. Bốn câu kinh văn này vô cùng quan trọng. Nói với chúng ta thế giới tây phương Cực Lạc và mười phương thế giới không giống nhau. Trong kinh Kim Cang nói, quốc độ của tất cả mười phương chư Phật như cỏi phương tiện, cỏi đồng cư đều là chúng vi trần. Là tướng hợp nhất, nhất chính là vi trần. Nên nó là pháp sanh diệt, nó là pháp duyên sanh. Duyên tụ thì hiện, cảnh giới sẽ hiện tiền. Duyên tán cảnh giới sẽ không còn. Nhưng thế giới Cực Lạc không phải là chúng vi trần, nó là vô vi vi tánh. Hay nói cách khác, nó là pháp tánh hiện ra. Nên trong giáo lý đại thừa gọi nó là cỏi pháp tánh, thân pháp tánh. Là từ trong tự tánh hiện ra, nó không có hiện tượng sanh diệt. Như giới khoa học nói, nó không phải là hiện tượng dao động. Lý luận của khoa học nói rằng, nếu không phải dao động thì quyết định không thể hình thành.

Thế giới tây phương Cực Lạc rất đặc thù, không phải hiện tượng dao động, nên nó không có sanh diệt. Con người ở thế giới Cực Lạc thật sự trường sanh bất lão. Hoa cỏ ở thế giới Cực Lạc luôn luôn tươi tốt, cây không khô, lá cũng không rụng. Thế giới Cực Lạc không có bốn mùa. Quý vị nên biết rằng, bốn mùa là biến hoá. Có biến hoá thì không có thật. Vĩnh viễn không có biến hoá mới là thật.

Người thế gian chúng ta đều biết mùa xuân là đẹp nhất, thế giới Cực Lạc vĩnh viễn là mùa xuân. Sơn hà đại địa của thế giới Cực Lạc, không có núi lửa bộc phát. Không có động đất, không có sóng thần. Không có khô hạn, không có thuỷ tai. Không có bất cứ thiên tai nào. Mưa hoà gió thuận. Gió ở đây không phải là không khí đối lưu. Nó là đức phong, do tánh đức biến hiện ra, nên gió sẽ không tạo thành tai hại. Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn.

Chúng ta nhất định không thể dùng những thứ nơi thế giới chúng ta mà so sánh với thế giới Cực Lạc, thì sẽ sai lầm lớn. Vì sao? Nguồn gốc không như nhau. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm, sự hưng khởi của nó là A lại da biến hiện. Chính là ba tướng vi tế của A lại da. Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh, năng lượng là nghiệp tướng của A lại da. Tin tức là chuyển tướng của A lại da. Vật chất là cảnh giới tướng của A lại da. Hiện nay các nhà khoa học đối với những điều này cũng nói rất rỏ ràng, rất minh bạch. Nói vạn pháp giai không. Bất luận là hiện tượng vật chất hay hiện tượng tinh thần, cho đến hiện tượng tự nhiên, đều không thể trụ được lâu dài. Đều là pháp sanh diệt, đều là pháp nhân duyên sanh. Trong Trung Quán nói: “nhân duyên sở sanh pháp, ngã thuyết tức thị không”. Trong kinh Kim Cang nói: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ứng tác như thị quán”. Cách nhìn này là chính xác. Chư Phật Như Lai nhìn thấy, chân tướng là như vậy. Các nhà vật lý học hiện đại và các nhà lượng tử lực học, họ cũng nhìn thấy hoàn toàn tương đồng với những gì trong kinh Phật nói.

Dưới đây nói: “Hựu Mật Nghiêm Pháp Tạng Sớ”. Trong chú giải của Pháp Tạng đại sư nói: “Mật nghiêm độ giả tức thị Chư Phật tha thọ dụng độ. Hựu vân, kim thử mật nghiêm, đãn ư thanh tịnh Như Lai tạng tâm chi sở hiện”. Trong chú giải của Pháp Tạng đại sư nói như vậy. “Mật nghiêm độ giả tức thị chư Phật tha thọ dụng độ”. Không phải là cỏi tự thọ dụng. “Chư Phật Như Lai tự thọ dụng độ”. Chư vị nhất định phải biết. Thường tịch quang độ là tự thọ dụng. Tha thọ dụng là gì? Pháp thân Bồ Tát. Tập khí vô thỉ vô minh của họ vẫn chưa đoạn, họ không vào được thường tịch quang. Không thể đem chút tập khí nào vào thường tịch quang, nên họ tạm thời trú ở cỏi thật báo. Cỏi thật báo là hoàn toàn do oai lực của Phật hiện ra, cũng là tự tánh của mỗi vị pháp thân Bồ Tát hiện ra. Đạo lý này cũng giống như chúng ta vậy. Chỉ cần nói đến Phật, thì mọi người chúng ta cũng có ai cũng có phần. Đạo lý này nhất định phải hiểu, còn nếu không hiểu thì sẽ không biết được trong kinh Phật đã nói những gì. Những lời dạy của Phật trong kinh với chúng ta có quan hệ gì? Nếu ta thật sự đã hiểu, đã rỏ ràng. Thì ra mổi chữ mổi câu trong kinh Phật có quan hệ mật thiết với chính mình. Vì sao? Vì trong kinh nói thể tướng dụng của tự tánh. Nói như tánh vô vi, đây là nói tự tánh_thể. Nói mật nghiêm tịnh độ, đó là dụng. Cung cấp cho pháp thân Bồ Tát đạo tràng tu tập.

Câu ở dưới nói rất hay, mật nghiêm này là “thanh tịnh Như Lại tạng tâm chi sở hiện”. Nói thanh tịnh Như Lai tạng tâm, còn có một cái bất thanh tịnh Như Lai tạng tâm. Nên Như Lại tạng có hai phần. Một phần là thanh tịnh, một phần là không thanh tịnh. Phần thanh tịnh là thật, là tự tánh. Phần không thanh tịnh đó là giả, là A lại da thức. Nên A lại da là một nửa chân một nửa vọng. Một nửa chân hiện ra cỏi báo của 41 vị pháp thân đại sĩ. Phần nhiễm ô của A lại da nó cũng hiện, hiện mười pháp giới y chánh trang nghiêm. Vì chúng sanh mê muội tự tánh, họ tu hành, tạo nghiệp cũng là cỏi thọ dụng. Họ ở đó. Ngày nay chúng ta nói, trong vũ trụ có vô lượng vô biên tinh cầu. Tinh cầu này từ đâu mà có? Tự tánh biến hiện ra. Rời tự tánh thì không có pháp nào nữa. “Phàm sở hữu tướng giai hư vọng”. Những hệ tinh cầu này hoàn toàn đều là hư vọng, không có cái nào là chân thật. Nên đức Phật dạy chúng ta, người thật sự thông minh, người thật sự có trí tuệ cần phải trở về với pháp tánh. Như vậy là đúng. Cần phải thật sự buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Thân thể ở nơi này là hằng thuận chúng sanh, tuỳ hỷ công đức. Đây chính là nói tất cả đều tuỳ duyên, trong tuỳ duyên hiện ra diệu dụng.

Việc đầu tiên trong diệu dụng là thúc đẩy việc niệm Phật một cách thành thật. Diệu dụng của niệm Phật thành thật, là số một trong tất cả diệu dụng, không gì có thể so sánh được. Vì nó thật sự rất đơn giản, rất dể dàng. Vững chắc nhanh chóng. Thật sự có thể buông bỏ, thật sự phát bồ đề tâm, thật sự nhất tâm chuyên niệm. Đó chính là những gì các bậc cổ đức nói, “nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”. Chúng ta trực tiếp khai thông với Phật A Di Đà, không có chút chướng ngại nào.

Nếu nhất tâm cầu Phật, cầu nguyện vãng sanh, bất cứ lúc nào đều có thể đi. Tự tại biết bao! Ở thế giới này không cần nghĩ đến bất cứ điều gì, buông bỏ tất cả. Việc hoằng pháp lợi sanh cũng không cần để trong lòng. Việc hoằng pháp lợi sanh cũng tuỳ duyên. Có duyên thì làm, không có duyên thì thôi. Không để trong lòng. Như vậy tâm mới được tự tại, tâm mới thanh tịnh. Để trong lòng, nhất định phải làm như thế nào, cái đó làm ra sao. Như vậy là sai, là đang tạo nghiệp.

Phật Bồ Tát làm và chúng ta làm khác nhau ở chổ nào? Chẳng thể không biết. Phật Bồ Tát không tạo nghiệp. Phật Bồ Tát làm gì không có bản ngã. Không có tự tư tự lợi. Không có danh văn lợi dưỡng. Không có tham sân si mạn. Cũng không có công đức phước đức, hoàn toàn không có. Tâm các ngài hoàn toàn thanh tịnh, hoàn toàn bình đẳng. Cái gì cũng không có. Chỉ có chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Trong đó không có bất cứ ý niệm nào. Đây là chân tâm, chân tâm là tâm bồ đề. Chân tâm là tâm của Phật A Di Đà. Chân tâm là tâm của tất cả chư Phật, là nhất thể. Như vậy làm sao có thể nghĩ đông nghĩ tây được? Thanh tịnh đến cực điểm, thì trí tuệ sẽ khởi lên.

Trong kinh Lăng Nghiêm nói “tịnh cực quang thông đạt”. Quang thông đạt nghĩa là gì? Trí tuệ Bát Nhã trong tự tánh xuất hiện, có thể chiếu khắp biến pháp giới hư không giới. Giống như trong Tâm Kinh nói về Quán Thế Âm Bồ Tát, “Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”. Kinh Bát Nhã không dài, chỉ có 260 chữ. Nội dung là gì? Tất cả pháp trong thế xuất thế gian đều buông bỏ hết. Đây là Bát nhã Tâm Kinh. Vì sao phải buông bỏ? Bởi “nhất thiết pháp vô sở hữu, bất khả đắc, tất cánh không”. Nếu không buông bỏ chính là mê, buông bỏ thì không mê. Tướng khác biệt giữa mê và ngộ chính là ở chổ này.

Hựu Vãng Sanh Luận viết”. Ở đây dẫn chứng lời trong Vãng Sanh Luận. “Dĩ nhất tâm chuyên niệm tác nguyện sanh bỉ, đắc nhập Liên Hoa Tạng thế giới”. Vãng Sanh Luận dạy chúng ta nhất tâm chuyên niệm. “Tác nguyện” chính là phát nguyện, phát nguyện cầu sanh tịnh độ. Niệm Phật phải nhất tâm chuyên niệm, suy nghĩ lung tung là không được. Phát nguyện vãng sanh có thể vãng sanh chăng? Điều đó còn chưa chắc. Nếu nhất tâm chuyên niệm phát nguyện vãng sanh, như vậy chắc chắn được sanh. Trong xã hội hiện nay, Phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, tất cả đều buông bỏ. Vì sao? Vi không còn kịp nữa. Cần phải học Liên Trì đại sư. Lời này là Liên Trì đại sư viết trong Trúc Song Tuỳ Bút trong những năm về già. Ngài nói, tam tạng mười hai bộ kinh là để cho người khác ngộ. Quý vị ai có hứng thú thì ngộ đi.

Bát vạn tứ thiên hành, nhiêu dữ tha nhân hành”. Tám vạn bốn ngàn pháp môn hành trì. Quý vị thích tu pháp môn nào thì tu pháp môn đó. Chính ngài đã buông bỏ hết, nhất tâm chuyên niệm cầu sanh tịnh độ. Ngài đã thành công.

Ngẫu Ích đại sư cũng như vậy. Lúc còn trẻ, ngài học rộng hiểu nhiều. Đặc biệt Ngẫu Ích đại sư, quý vị xem ngài đã lưu lại bao nhiêu trước tác. Hơn 20 loại. Tuổi chưa già ngài đã viên tịch. Các ngài đều là người tái sanh, đều là chư Phật Bồ Tát vì chúng ta mà thị hiện. Nên chúng ta phải thấy, phải lãnh hội được mục đích các ngài đến thế gian này. Thuật ngữ của Nhà Phật gọi là đến để truyền đăng. Họ tiếp nhận Phật pháp của đời trước rồi truyền thừa cho đời sau. Khiến Phật pháp ở thế gian được truyền từ đời này sang đời khác, không đến nổi đoạn tuyệt.

Truyền cho ai? Đương nhiên là cho người có duyên, không có duyên thì chẳng được. Duyên nhiều thì truyền thêm vài người. Duyên ít thì truyền ít lại vài người. Một người cũng được, như vậy pháp sẽ không đoạn tuyệt.

Đặc biệt Liên Trì đại sư và Ngẫu Ích đại sư ở trong thời đại then chốt. Lúc đó tịnh độ tông suy yếu, pháp môn niệm Phật chỉ dạy cho những bà lão. Phần tử tri thức đều coi thường người niệm Phật. Thiền tông, giáo môn hưng thịnh. Nhìn thì thấy hình như Phật pháp rất hưng thịnh, nhưng kỳ thật thật sự liễu sanh thoát tử không được mấy người. Nói cho quý vị biết, không ra khỏi luân hồi không thể coi là thành tựu. Vượt ra khỏi luân hồi lục đạo mới được xem là thành tựu. Không vãng sanh thế giới Cực Lạc, nhưng vượt ra khỏi luân hồi lục đạo là chứng A la hán, là đại thừa Bồ Tát. Như trong kinh Hoa Nghiêm nói là thập tín Bồ Tát. Chứ không phải là thành tựu lớn lao gì.

Pháp môn tịnh độ thù thắng biết bao, người vừa vãng sanh chính là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Thập tín làm sao có thể sánh được? Nên Chư Phật Bồ Tát ứng hoá ở thế gian, vì một nguyên nhân duy nhất là sợ Phật pháp đoạn diệt, nên các ngài đã đến thế gian này.

Ngẫu Ích và Liên Trì đại sư xuất hiện ở thế gian vào cuối nhà Minh đầu nhà Thanh. Từ thời đại đó đến nay đã 400 năm. Trong 400 năm này, có biết bao người niệm Phật vãng sanh! Công lao này không thể không xem là nhờ Liên Trì và Ngẫu Ích đại sư. Đến năn dân quốc, giai đoạn cận đại thì Ấn Quang đại sư xuất hiện. Cư sĩ Hạ Liên Cư và cư sĩ Mai Quang Hy, người truyền thừa của họ là cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. Cư sĩ Lý Bính Nam người Đài Loan, đời đời tương truyền.

Duyên của chúng ta rất thù thắng, rất khó có được. Hoàng Niệm Tổ đem chú giải này truyền cho tôi. Năm đó tặng cho tôi cuốn sách này là in dầu nến. In dầu giấy thì có thể in được bao nhiêu phần? Chỉ có khoảng một trăm hai, một trăm ba mươi phần. Nhiều hơn nữa sẽ không rỏ ràng. Đại khái Hoàng Niệm Tổ đã chọn bản in dầu nến tốt nhất, chữ có thể xem rỏ ràng. Ông chỉ đem một bộ đến Mỹ và tặng cho tôi. Cư sĩ Lý Bính Nam ở Đài Loan giảng bộ kinh này, ông có viết chú giải bên lề. Bản này cũng đã cho tôi. Chúng ta có sứ mạng tiếp nhận chiếc gậy này và truyền trao lại cho người đời sau. Người đời sau đã xuất hiện, nên tôi cảm thấy vô cùng an ủi. Vì sao? Đã có thể đi. Vì đã có người nhận chiếc gậy này, chưa có người nhận chiếc gậy này thì không thể đi. Nay đã có người tiếp chiếc gậy này.

Việc quan trọng nhất của chúng ta ngày nay là hoàn thành “Diễn Nghĩa”. Kinh Vô Lượng Thọ đệ nhất đại kinh của Tịnh độ tông. Có bản hội tập hoàn thiện viên mãn. Có khoa hội, có chú giải của Hoàng Niệm Tổ, và có lần “Diễn Nghĩa” này. Pháp môn này về sau phát triển rộng rãi, chúng ta có thể mong muốn điều này. Vì sao? Bởi nó được Chư Phật hộ niệm, được chư Bồ Tát hộ trì. Xuất hiện trong thời đại này là đem đến cho thế gian này thông tin chánh pháp trụ thế lâu dài. Đem đến ánh sáng vô hạn, phước đức vô lượng. Tất cả chúng sanh đều y theo bộ kinh này, thì có thể liễu sanh thoát tử ra khỏi tam giới. Đây là sự thật.

Đặc biệt là người trong thời hiện đại, tin tưởng khoa học, không tin tưởng Phật pháp. Thật hiếm có, phát hiện và báo cáo của giới khoa học càng ngày càng tương tự, ngày càng tiếp cận với kinh điển đại thừa.

Tương lai Tịnh độ tông chẳng những là Phật giáo, mà đồng thời nó còn là khoa học, còn là triết học nữa. Nó sẽ được người đời phổ biến khẳng định. Y theo kinh điển này tu hành, bất luận là thế pháp hay Phật pháp. Tức là pháp thế gian hay là pháp xuất thế gian, đều có thể đạt được lợi ích chân thật viên mãn. Giống như ba loại chân thật mà trong kinh này nói là thực tế chân thật, trí tuệ chân thật, lợi ích chân thật. Chúng ta nhất định có thể đạt được. Điều này trong Vãng Sanh Luận nói “nhất tâm chuyên niệm tác nguyện sanh bỉ”. Chúng ta có thể đi đến thế giới Cực Lạc. Thế giới Liên Hoa Tạng chính là thế giới Hoa Tạng trong kinh Hoa Nghiêm nói. Thiền, Tịnh, Mật, Giáo là một. Kinh Hoa Nghiêm nói, một tức là nhiều, nhiều tức là một. Một tức là bốn, bốn tức là một. Bất luận tu theo pháp môn nào, cuối cùng quay về khẳng định là thế giới Cực Lạc, sanh về thế giới Hoa Tạng.

Văn Thù, Phổ Hiền hai vị đại sĩ này, lãnh đạo mọi người vãng sanh thế giới Cực Lạc. Trong kinh Hoa Nghiêm chúng ta thấy, thập đại nguyện vương đạo quy Cực Lạc. Đó là đối với 41 vị pháp thân đại sĩ trong thế giới Hoa Tạng mà nói.

Hựu Kim Cang Đảnh kinh viết, duy thử Phật sát. Tận dĩ Kim Cang tự tánh thanh tịnh sở thành mật nghiêm Hoa Tạng”. Đây là nói đến cả Thiền và Mật. Chỗ về của thiền là Hoa Tạng, chỗ về của Mật là Mật nghiêm. “Giai biểu Cực Lạc tức mật nghiêm, hoa tạng. Giai thanh tịnh Như Lai tạng tâm chi sở hiện, kim cang tự tánh thanh tịnh sở thành”. Đến đây những gì có thể nói đều đã nói rỏ ràng. Chúng ta có hiểu được hay không? Đây mới là then chốt. Chúng ta có thật sự lãnh hội được chăng? Thật sự lãnh hội được sẽ đoạn nghi sanh tín, nắm chắn một lòng chuyên niệm không buông. Chúng ta niệm Phật chính là tham thiền. Chúng ta niệm Phật chính là trì chú. Thiền và Mật ngay trước mắt, chúng ta có còn động tâm chăng? Không động tâm. Vì biết rằng thành tựu của ta chính là thành tựu của Thiền, chính là thành tựu của Mật. Trong Đại Tập Kinh Đức Thế Tôn nói, pháp môn niệm Phật chính là Thiền vô thượng thậm thâm vi diệu. Đức Thế Tôn đã nói như thế.

Từ trên nguyên lý mà nói là phải buông bỏ hết. Nếu tham thiền mà không buông bỏ tất cả pháp trong thế xuất thế gian, thì làm sao mà tham thiền? Quý vị phải hiểu rỏ chữ tham này.

Tham có nghĩa là gì? rời tâm ý thức gọi là tham. Tâm là khởi tâm động niệm. Ý là Mạt na, là chấp trước. Thức là đệ lục ý thức, là phân biệt. Tham thiền là thế nào? Buông bỏ khởi tâm động niệm, buông bỏ phân biệt, buông bỏ chấp trước gọi là tham. Mật cũng không ngoại lệ, tam mật tương ưng. Miệng niệm chú, ý quán tưởng, tay bắt ấn. Dùng phương pháp này, mục đích của nó cũng là buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Cùng một đạo lý, nhưng dùng phương pháp không giống nhau. Tịnh độ tông dùng phương pháp phát tâm bồ đề, một lòng chuyên niệm. Nhưng vẫn phải buông bỏ. Quý vị cần phải biết Thiền và Mật không buông bỏ, thì nhất định không nhập vào được cảnh giới của nó. Tịnh độ tông cũng như vậy. nhưng nó có phương tiện, có được lợi ích lớn. Nghĩa là ta chưa có thể hoàn toàn buông bỏ, chỉ buông bỏ chút ít nhưng có thể vãng sanh, gọi là đới nghiệp vãng sanh. Thiền không có đới nghiệp, Mật cũng không có đới nghiệp. Chỉ có Tịnh độ cho phép đới nghiệp. Công phu của thiền được thành phiến cũng vô dụng, vẫn phải lưu chuyển trong luân hồi lục đạo. Phải sự nhất tâm bất loạn mới có thể chứng quả A la hán, vượt ra khỏi lục đạo. Còn có tứ thánh pháp giới, phải tu từ từ. Duy chỉ có tịnh độ tông công phu chưa miên mật cũng có thể vãng sanh. Sự nhất tâm, lý nhất tâm, phàm phu không dể đạt được.

Nhưng công phu không miên mật, phàm phu mổi người đều có thể thành tựu. Vấn đề là ta có chịu hành trì hay không? Nếu chịu thực hành, không có ai chẳng thành tựu.

Công phu miên mật là thế nào? Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà. Ngoài Phật A Di Đà ra thì hoàn toàn không có gì nữa. Gọi là miên mật, công phu thành phiến. Ngoài Phật A Di Đà ra, còn có ý niệm khác là không được. Như vậy khi vãng sanh không được chắc chắn, khi lâm chung chỉ xem vận mệnh. Như vậy là sao? Là nhân duyên. Then chốt là nhất niệm khi lâm chung. Công phu miên mật và nhất niệm khi lâm chung mới chắc chắn. Bình thường đã luyện thành, không có tạp niệm. Ngoài Phật A Di Đà ra thì cái gì cũng không có. Như vậy khi lâm chung nhất định nắm chắc phần vãng sanh. Khi lâm chung thị hiện điều gì? Đó là nhân duyên của mổi người. Những điều này đều để cho chúng sanh thấy. Để người khác nhìn, còn với chính mình thì không liên quan. Đều là giúp người khác sanh tín tâm, thêm chánh niệm. Tăng cường thêm nguyện vọng của họ đối với Tịnh độ. Chỉ như vậy mà thôi.

Nên khi sắp lâm chung, đứng chết, ngồi chết hay nằm kiết tường, hoàn toàn là do nhân duyên. Tất cả đều có thể làm được. Những chuyện này chúng tôi đều thấy tận mặt nên không phải giả.

Hơn 40 năm trước, có bà lão ở Đài Nam Đài Bắc, niệm Phật ba năm và đứng vậy vãng sanh. Tôi nhắc lại việc này, bây giờ ở đây vẫn còn có người biết, làm chứng giúp tôi, lời pháp sư nói là thật. Thời gian không dài, chỉ có ba năm nhất tâm chuyên niệm là đã thành công. Biết trước giờ chết, không sanh bệnh. Khi vãng sanh là buổi tối, khoảng giờ ăn cơm. Bà không nói với người nhà. Chỉ nói với người nhà, các con ăn trước đừng đợi mẹ, mẹ đi tắm một chút. Nhưng con trai con dâu trong nhà rất hiếu thảo, nên vẫn đợi. Đợi rất lâu, nhưng không thấy mẹ ra? Họ đi xem, sự thật đã tắm xong, nhưng không thấy người đâu, nên họ đi tìm. Nhìn thấy trong chánh điện, bà mặc y phục rất tề chỉnh, bên ngoài khoác áo tràng. Trên tay cầm tràng hạt, đúng đối diện Tượng Phật. Gọi bà không trả lời, xem kỷ thì bà đã vãng sanh.

Bà không nói với người nhà, sợ người nhà kinh hoảng, làm chướng ngại bà, nên không nói. Khi mọi người phát hiện thì bà đã đi. Đây không phải là giả. Tuy không nói với người nhà rằng Phật A Di Đà đến tiếp dẫn bà, nhưng thật đã tiếp dẫn đi. Người nhà niệm Phật, nghe nói đoan tướng khi vãng sanh không nhìn thấy được. Bây giờ biểu diễn để người khác thấy. Cảm động biết bao nhiêu người! Bà lão này ba năm trước mê tín, cũng không hiểu gì Phật pháp. Lạy Phật Bồ Tát, cũng lạy quỷ thần, lạy hết. Ba năm trước con trai cưới vợ, con dâu bà hiểu Phật pháp khuyên bà không nên lễ lạy lung tung, chỉ nên chuyên lễ bái Phật A Di Đà. Trong nhà thờ quỷ thần đều mời ra hết. Chỉ duy nhất một bộ kinh Di Đà, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, chắc chắn có lợi ích. Không ngờ chỉ mới ba năm đã có lợi ích lớn như vậy.

Chúng ta ngày nay đã biết, thế giới tây phương Cực Lạc với thế giới của chúng ta không như nhau, không phải là vi trần chúng. Là thành tựu của tự tánh thanh tịnh kim cang. Là một phần thuần tịnh tự tánh của A lại da, là thuần chân biến hiện ra. Nó không phải là phần ô nhiễm, không giống như mười pháp giới. Ngày nay chúng ta học Phật, nếu dùng tâm thanh tịnh trong A lại da, được chăng? Được. Dùng cách nào? Chúng ta đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông bỏ hết. Chính là dùng phần tịnh của A lại da, không dùng phần nhiễm. Hiện tượng của nhiễm là có chấp trước có phân biệt, có khởi tâm động niệm. Đây là nhiễm ô.

Không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước là dùng phần tịnh. Như vậy công phu không giống nhau, đạt được quả báo không giống nhau. Nếu chúng ta có thể chuyển nhiễm thành tịnh. Thật sự buông bỏ khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước. Chúng ta vãng sanh thế giới Cực Lạc là được trang nghiêm. Vì sao? Được sanh vào cỏi thật báo trang nghiêm. Không cần 48 nguyện của Phật Di Đà gia trì, cũng sanh đến thế giới tây phương Cực lạc. Tự nhiên trở thành A Duy Việt Trí Bồ Tát. Cộng thêm oai thần bổn nguyện của Di Đà gia trì nữa, như vậy mà không tuyệt vời sao? Chúng tôi biết người như vậy, đến cõi thật báo là ghép lớp để vào.

Hay nói cách khác, quả vị của họ khẳng định không phải nơi thập trú vị. Vì trong cỏi thật báo có 40 giai cấp. Thập trú, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa. Hướng lên cao nữa mà nói thì họ có thể đã chứng được. Đạo lý và chân tướng sự thật này không thể không biết! Biết rồi thì sao? Nâng cao địa vị vãng sanh tịnh độ của mình. Không biết, địa vị vãng sanh của chúng ta thấp. Biết thì địa vị vãng sanh cao. Đây là gì? Đây là mang theo được. Còn tất cả những gì của thế gian đều không mang theo được. Phàm những gì không mang theo được thì buông bỏ triệt để, phàm những mang theo được nhất định phải tranh thủ. Điều này quan trọng hơn bất cứ điều gì. Lấy thanh tịnh trang nghiêm vượt lên trên mười phương.



Thanh tịnh trang nghiêm của thế giới Cực Lạc, vượt lên trên quốc độ của tất cả mười phương chư Phật. “Cố vân oai đức quảng đại thanh tịnh Phật độ”. Hai câu này là tán thán thế giới tây phương Cực Lạc, tán thán thành tựu của Phật Di Đà, tán thán thành tựu của oai thần bổn nguyên. Tán thán những vị Bồ Tát vãng sanh này. Thật sự có thể buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước để thành tựu tự tánh công đức.

Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.
Каталог: chugiaikvltpdf
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa Tập 474 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 28. 06. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 537 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 13. 08. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 321 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình Minh Thời gian: ngày 13 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 322 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình minh Thời gian: ngày 13 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập: 383 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Lý Hương Biên tập: Bình Minh Thời gian: 22/04/2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 332 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Liên Hải Biên tập: Bình Minh Giảng ngày: 19 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 355 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Bình Minh Thời gian: 01. 04. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 339 Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không Chuyễn ngữ: Nguyên Thanh Biên tập: Bình Minh Giảng ngày: 23 tháng 03 năm 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 341 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Liên Hải Biên tập: Minh Tâm Thời gian: 24. 03. 2011
chugiaikvltpdf -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 398 Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư Chuyển ngữ: Hạnh Chơn Biên tập: Nguyên Tâm Thời gian: 06. 05. 2011

tải về 108.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương