TỔng quan vè thị trưỜng và chính sách thưƠng mại của mêhicô I. Một số nét cơ bản về chính trị, xã hội



tải về 158.4 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích158.4 Kb.
#39845
VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ

THỊ TRƯỜNG MÊHICÔ

Tháng 4/ 2009

TỔNG QUAN VÈ THỊ TRƯỜNG VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MÊHICÔ


I. Một số nét cơ bản về chính trị, xã hội

- Tên chính thức: Liên bang Mexico (Estados Unidos Mexicanos)

- Vị trí địa lý: Nằm ở phía Bắc Châu Mỹ, Bắc giáp Mỹ, Đông giáp vịnh Mexico, Nam giáp biển Caribê, Bêlice và Guatêmala, Tây giáp Thái Bình Dương.

- Diện tích: rộng 1.972.550 km2

- Dân số: 111,2 triệu người (7/2008)

- Thủ đô: Thành phố Mexico, (19.479 triệu dân)

- Tiền tệ: đồng Peso Mexico (1 USD = 11,016 peso – năm/2008)

- Tỷ lệ nghèo đói : 40%

- Ngôn ngữ chính thức: Tây Ban Nha

- Tôn giáo: Thiên Chúa giáo (97%)

- Ngày quốc khánh: 16/9/1810



1. Về lịch sử :

Mexico có lịch sử và nền văn minh lâu đời, chủ yếu thuộc hai nền văn minh chính là Azteca và Maya từ hơn 3.000 năm trước Công nguyên. Từ năm 1519, Mexico bị thực dân Tây Ban Nha đô hộ. Ngày 16/9/1810, dưới sự lãnh đạo của Miguel Hidalgo, nhân dân Mexico đứng lên khởi nghĩa và giành độc lập. Giai đoạn 1835 -1967, nhân dân Mexico đã anh dũng chống lại sự xâm lược của Mỹ, Anh và Pháp (sau 2 lần xâm lược năm 1841 và 1946, Mỹ chiếm 1/2 lãnh thổ phía Bắc của Mexico). Ngày 20/11/1910, cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên ở Mỹ Latin đã nổ ra và thắng lợi ở Mexico.



2.Về chính trị :

Theo hiến pháp năm 1917 ( còn hiệu lực cho tới nay tuy có một số điều khoản đã được sử đổi), Mêhicô là nước Cộng hoà liên bang theo chế độ đại nghị, gồm 31 bang và 1 quận liên bang (Thủ đô). Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia đồng thời đứng đầu cơ quan hành pháp, được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 6 năm và không được bầu hai nhiệm kỳ liên tiếp.



Quốc hội gồm 2 viện : Thượng viện có 128 nghị sỹ với nhiệm kỳ 6 năm (mỗi bang 4 nghị sỹ). Hạ viện có 500 nghị sỹ với nhiệm kỳ 04 năm. Các nghị sỹ của Thượng viện và Hạ viện đều không được bầu 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

Chính phủ : gồm 18 bộ. Tòa án tối cao gồm 21 thẩm phán do Tổng thống chỉ định và Thượng viện thông qua.

Tổng thống : Felipe de Jesus CALDERON Hinojosa ( bắt đầu nhiệm kỳ vào 1/12/2006).

Các đảng phái chính trị chính gồm : Đảng Cách mạng thể chế (PRI) thành lập năm 1929, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản dân tộc. Đảng Hành động quốc gia (PAN) thành lập năm 1939, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản tài chính, đại địa chủ. Đảng Cáh mạng dân chủ (PRD) thành lập năm 1988. Đảng xã hội nhân dân (PPS) thành lập năm 1948 và theo chủ nghĩa Mác-Lê nin.



II. Tổng quan kinh tế và thương mại Mêhicô
1. Khái quát về kinh tế

Mêhicô là nền kinh tế lớn thứ hai ở khu vực Mỹ latinh, có nền kinh tế thị trường tự do và khu vực kinh tế tư nhân đang dần dần chiếm ưu thế. Kinh tế Mê-hi-cô phụ thuộc rất lớn vào nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Trong chính sách kinh tế và đối ngoại, Mê-hi-cô dành ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ toàn diện với Mỹ, Canada.

Mêhicô là nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới. Mặc dù sản xuất đã sụt giảm trong vài năm trở lại đây nhưng nguồn thu từ dầu mỏ vẫn chiếm tới 1/3 tổng nguồn thu của Chính phủ. Phần lớn sản lượng dầu mỏ của Mêhicô là xuất sang Hoa Kỳ.

Theo ước tính thì khoảng 40% dân số Mêhicô thuộc diện nghèo và khoảng 18% dân số thuộc diện rất nghèo.

Kinh tế Mêhicô dựa rất nhiểu vào các khoản tiền của hàng triệu dân di cư làm việc tại Hoa Kỳ gửi về. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là dịch vụ, chiếm tới hơn 60% GDP, tiếp đó là công nghiệp (chiếm 34% GDP) và nông nghiệp (gần 4% GDP). Các ngành công nghiệp chủ yếu là dầu lửa, thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, hoá chất, sắt và thép, mỏ, dệt may, quần áo, ô tô, các hàng tiêu dùng lâu bền.

Một số chỉ số kinh tế chính cho năm 2008 như sau :



  • GDP : 1.142,6 tỷ USD

  • GPD đầu người : 10.747 USD

  • Tốc độ tăng trưởng GDP : 2 %

  • Lạm phát : 5.7%.

  • Thu ngân sách : 256,7 tỷ USD, chi ngân sách : 256,8 tỷ USD

  • Nợ chính phủ : 20,3% GDP

  • Tỷ giá : 1USD = 11,016 peso.

(theo số liệu của CIA Fact Book)

Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình kinh tế của Mêhicô giai đoạn 2000-2008 thông qua một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu :



Bảng 1 : Một số chỉ tiêu kinh tế của Mêhicô giai đoạn 2000-2008


Chỉ số

Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

GDP

tỷ USD

628.854

672.823

702.022

700.324

759.422

846.99

948.861

1,022.82

1,142.63

Tăng trưởng GDP hàng năm

%

 

6.602

-0.157

0.827

1.684

3.996

3.13

4.906

3.199

GDP đầu người

USD

6,419.10

6,796.60

7,020.05

6,932.47

7,441.68

8,216.09

9,104.29

9,716.71

10,747.46

Lạm phát

%

 

9.492

6.368

5.031

4.547

4.688

3.988

3.629

3.967

Cán cân thanh toán vãng lai

tỷ USD

 

-18.684

-17.697

-14.138

-8.573

-6.595

-5.207

-2.231

-5.813

Cán cân thanh toán vãng lai

% GDP

 

-2.971

-2.63

-2.014

-1.224

-0.868

-0.615

-0.235

-0.568

(Nguồn : IMF – World Economic Outlook 2008)
2. Khái quát về thương mại

2.1 Cơ chế quản lý ngoại thương

Mêhicô đã ban hành Luật Ngoại thương vào ngày 27/7/1993 và lần sửa đổi gần đây nhất là ngày 21/12/2006. Theo quy định tại điều 131 của Luật này, Chính phủ Liên bang chịu trách nhiệm quản lý sự biến động của hoạt động xuất nhập khẩu và thực hiện các cuộc đàm phán thương mại quốc tế. Bộ Kinh tế là cơ quan chịu trách nhiệm chính về các chính sách thương mại, thực hiện các cuộc đàm phán về thương mại quốc tế và ban hành các văn bản pháp quy để thực thi các Hiệp định thương mại.

Ngoài ra, ở Mêhicô còn có COCEX (Comisión de Comercio Exterior) - Hội đồng Ngoại thương. Đây là tổ chức bao gồm đại diện của Ngân hàng Trung Ương Mêhicô, Hội đồng Cạnh tranh Liên bang, các Bộ Ngoại giao, Tài chính và Tín dụng công, Phát triển Xã hội, Kinh tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nghề cá và Thực phẩm, Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Y tế. Các cơ quan liên bang khác có thể được mời tham gia các cuộc họp của COCEX tuỳ theo tính chất cụ thể của từng cuộc họp. COCEX là cơ quan chịu trách nhiệm tư vấn cho các cơ quan khác của Chính quyền Liên bang về các vấn đề liên quan tới các biện pháp áp dụng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. COCEX có quyền đưa ra các ý kiến tư vấn không mang tính bắt buộc về các vấn đề này. Để thực hiện các chức năng của mình, COCEX tổ chức các cuộc trưng cầu ý kiến với các phòng thương mại, công nghiệp, các tổ chức doanh nghiệp,…và thời gian để đưa ra ý kiến thông thường là 30 ngày.

Chính phủ thường xuyên tổ chức các cuộc tham vấn với các tổ chức xã hội về các vấn đề liên quan tới đàm phán thương mại quốc tế, chủ yếu thông qua hai cơ chế sau :



              1. Uỷ ban Tư vấn đối với các cuộc đàm phán quốc tế (Consejo Asesor para las Negociaciones Comerciales Internacionales), đây là cơ quan đại diện cho khu vực sản xuất, lao động và học thuật, cùng với các chuyên gia về ngoại thương.

              2. Hội đồng các Hiệp hội kinh doanh ngoại thương (Comisión de Organismos Empresariales de Comercio Exterio), bao gồm các chuyên gia kỹ thuật chuyên trách về các vấn đề ngoại thương, đại diện cho tất cả các hiệp hội doanh nghiệp có tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Hội đồng này sẽ tháp tùng và hỗ trợ các đoàn đàm phán trong các cuộc đàm phán thương mại.

2.2 Tình hình hoạt động ngoại thương

Mêhicô hiện là nước xuất khẩu lớn thứ 8 trên thế giới, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Canada chiếm tới 90% tổng kim ngạch và xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chiếm 85%.

Ngoại thương ngày càng giữ vai trò lớn đối với tăng trưởng kinh tế của nước này. Giai đoạn 2002-2006, tỷ lệ của kim ngạch thương mại đóng góp trong GDP của Mêhicô đã tăng từ 50,9% lên 60,3%, trong đó xuất khẩu chiếm tới hơn 28% GDP. Tổng kim ngạch đã tăng từ 161 tỷ USD năm 2002 lên 250 tỷ năm 2006, 378 tỷ USD năm 2007, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 12%/năm. Thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai giảm từ 7,6 tỷ USD xuống còn 6,1 tỷ USD, tức lả khoảng 0,7% GDP. Xu hướng biến động của cán cân thanh toán cho thấy việc chuyển đổi về công nghiệp khá nhanh của Mêhicô, đồng thời cho thấy Mêhicô đang ngày càng hướng tới cơ chế thương mại và đầu tư mở hơn.

Theo số liệu của IMF thì trung bình giai đoạn 2003-2007, nhập khẩu của Mêhicô với thế giới tăng trưởng 3,9%/năm, xuất khẩu tăng 6%/năm, tổng kim ngạch XNK tăng 4,9%/năm.




Bảng 2. Trao đổi thương mại của Mêhicô với thế giới giai đoạn 2003-2007
Đơn vị : tỷ Euro




Năm 2003

Năm 2005

Năm 2007

Xuất khẩu

145.6

172

183.7

Nhập khẩu

166.6

192.5

193.9

Tổng kim ngạch

312.2

364.5

377.6

Cán cân Thương mại

-21

-20.5

-10.2


Bảng 3.Tỷ trọng trong tổng kim ngạch trao đổi thương mại của thế giới

Đơn vị %




Năm 2003

Năm 2005

Năm 2007

Nhập khẩu

3.25

2.92

2.48

Xuất khẩu

3.04

2.77

2.45

Bảng 3. 10 đối tác thương mại chính của Mêhicô năm 2007

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Tổng XNK

Stt

Nước

Tr. euro

%

Stt

Nước

Tr. euro

%

Stt

Nước

Tr. euro

%

Thế giới

193.728

100

Thế giới

184.889




Thế giới

378.618

100

1

Hoa Kỳ

109.631

56.6

1

Hoa Kỳ

141.267

76.4

1

Hoa Kỳ

250.899

66.3

2

EU

23.251

12.0

2

Canada

11.651

6.3

2

EU

33.506

8.8

3

Trung Quốc

10.663

5.5

3

EU

10.256

5.5

3

Canada

15.273

4.0

4

Hàn Quốc

10.637

5.5

4

Trung Quốc

2.139

1.2

4

Trung Quốc

12.802

3.4

5

Nhật Bản

8.170

4.2

5

Nhật Bản

2.103

1.1

5

Hàn Quốc

11.057

2.9

6

Braxin

5.538

2.9

6

Colombia

1.931

1.0

6

Nhật Bản

10.273

2.7

7

Canada

3.622

1.9

7

Venezuela

1.686

0.9

7

Braxin

6.577

1.7

8

Chile

1.901

1

8

Braxin

1.039

0.6

8

Chile

2.797

0.7

9

Achentina

1.792

0.9

9

Chile

896

0.5

9

Colombia

2.673

0.7

10

Hong Kong

1.285

0.7

10

Achentina

862

0.5

10

Achentina

2.655

0.7

Về đối tác nhập khẩu, mặc dù tỷ trọng của các nước trong khu vực Châu Mỹ và EU đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của các nước Châu Á tăng nhanh hơn. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 43% và từ Hàn Quốc tăng 25% trong giai đoạn từ 2002-2006. Nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm của ngành viễn thông, thiết bị và linh kiện máy móc văn phòng, và các máy móc, thiết bị điện khác.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Mêhicô là hàng công nghiệp, dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ, bạc, hoa quả, rau, cà phê, bông. Mặc dù dầu mỏ là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ lớn nhất (đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ 2001-2006) lên tới 15% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2006 nhưng các mặt hàng công nghiệp mới là nhóm hàng quan trọng nhất, bình quân hàng năm chiếm tới hơn 80% tổng kim ngạch. Tuy nhiên, mặc dù tổng kim ngạch của mặt hàng này luôn tăng trong giai đoạn từ năm 2004 trở đi, tỷ trọng lại có xu hướng giảm.

Theo thống kê của Ngân hàng Trung Ương Mêhicô thì các nhà máy chuyên lắp ráp các linh kiện nhập khẩu miễn thuế sau đó xuất khẩu (maquila) chiếm tới 55% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, số còn lại chủ yếu là của các doanh nghiệp sản xuất trong ngành ô tô. Nhập khẩu các nhóm hàng trung gian trung bình chiếm tới 75% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong số đó thì tới 45% là nhập khẩu của các nhà máy maquila.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Mêhicô là máy móc về kim loại, các sản phẩm của nhà máy thép, máy móc nông nghiệp, thiết bị điện, linh kiện ô tô để lắp ráp, máy bay, linh kiện máy bay. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mêhicô, nhập khẩu của ngành công nghiệp khai khoáng, chủ yếu là nhiên liệu và kim loại màu, có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng trung bình.

III. Tổng quan về chính sách thương mại

Mêhicô là thành viên của WTO từ năm 1998 và mức thuế trung bình mà Mêhicô cam kết là 36%.. Thuế MFN bình quân đã giảm một cách đáng kể trong giai đoạn từ 2001-2007, từ 16,5% xuống còn 11,2%. Các sản phẩm nông nghiệp có mức thuế trung bình cao hơn, khoảng 23% so với mức trung bình 9,9% của các sản phẩm khác. Hệ thống thuế của Mêhicô khá phức tạp, bao gồm gần 12.000 dòng thuế với 88 mức thuế đánh theo giá hàng khác nhau, một số dòng thuế phải chịu các mức thuế riêng hoặc có tính thời vụ. Số dòng thuế đã tăng lên kể từ năm 2001 và có sự phân biệt rõ ràng giữa nguyên liệu thô và các sản phẩm trung gian.

Hệ thống hải quan của Mêhicô dựa trên Luật Hải quan 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật cũng như các quy định chung về ngoại thương và các quyết định của Bộ Tài chính và Tín dụng công. Ngoài ra, khung luật pháp về hải quan cũng bao gồm các văn bản pháp quy như Luật thuế Liên bang và các hướng dẫn thực thi; Luật Ngoại thương (LCE) và các hướng dẫn thực thi; Luật về Thuế XNK, cũng như các điều khoản liên quan tới hải quan trong các FTA mà Mêhicô đã ký.

Theo Luật Ngoại thương 1993, Tổng thống có quyền sửa đổi mức thuế XNK chung. Luật này cũng cho phép Bộ Kinh tế đề xuất việc sửa đổi và Uỷ Ban Ngoại thương có trách nhiệm đưa ra ý kiến về những sửa đổi này. Mêhicô dành đối xử MFN như là mức thuế tối thiểu cho các nước khác, không kể họ có là thành viên WTO hay không.

Ngoại trừ khoảng 0,7% số dòng thuế chịu các mức thuế cụ thể (15 dòng thuế) và thuế phức hợp (45 dòng thuế), còn lại các dòng thuế đều dựa trên giá hàng hoá. Các dòng thuế không phải tính theo giá hàng hoá chủ yếu là thuộc nhóm sản phẩm nông nghiệp, như đường, sữa bột, sôcôla, chiết xuất lúa mì và một số loại hoa quả, thực phẩm chế biến sẵn, lốp xe và một số loại xe đã qua sử dụng

Kể từ năm 1993, Mêhicô áp dụng thuế mùa vụ (seasonal tariffs ) đối với các mặt hàng như kê, đậu nành, hạt hoa hướng dương. Các mặt hàng này có thể được nhập khẩu miễn thuế trong một giai đoạn nhất định trong năm khi sản xuất trong nước ít, ngoài giai đoạn này, khi nhập khẩu sẽ phải chịu thuế.

Có 88 mức thuế nhập khẩu hiện đang được áp dụng, từ mức 0% đến 254%. Mức thuế phổ biến nhất là 7% được áp dụng cho 29% số dòng thuế, tiếp theo là mức thuế 10% (cho 27% số dòng thuế), mức 0% (cho 18% số dòng thuế) và 20% (cho 15% số dòng thuế). Khoảng 75% số dòng thuế là dưới 10% và 95% số dòng thuế là dưới 25%.

Có những mức thuế MFN cao hơn 15% (mứcMFN cao nhất thế giới), áp dụng cho 2.447 dòng thuế (chiếm 20% tổng số dòng thuế) và đối với 56 mặt hàng nông nghiệp thì mức thuế áp dụng cao hơn 100%. Ngoài ra, Mêhicô cũng áp dụng thuế hạn ngạch cho một số sản phẩm nông nghiệp, theo như cam kết tại Vòng Uruguay.

Hiện tại, Mêhicô dành ưu đãi thuế cho hàng nhập khẩu từ hơn 40 nước, theo như các FTA đã ký và một số nước trong khuôn khổ LAIA (Latin America Integration Association - Hiệp hội hợp tác Mỹ Latinh). Tính đến năm 2007, mức thuế ưu đãi trung bình vào khoảng 0-1% theo như hầu hết các Hiệp định, ngoại trừ Hiệp định ký với Israel và Nhật Bản, mức thuế thoả thuận trong 2 Hiệp định này là từ 1,9 – 7,6%. Nhìn chung, mức thuế áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp cao hơn so với các sản phẩm khác.

Ngoài thuế nhập khẩu, Mêhicô áp dụng một loại phí gọi là phí thủ tục hải quan (DTA), thuế này được tính cho các lô hàng nhập khẩu và dựa trên cơ sở đơn giá của lô hàng và phí lưu kho. Cả hàng hoá nhập khẩu và hàng nội địa đều phải chịu thuế VAT (khoảng 15%), thuế đặc biệt cho sản xuất và dịch vụ (Impuesto Especial sobre Producción y Servicios – IEPS) (khoảng 20-110%) , thuế đối với ô tô mới (Impuesto sobre Automóviles Nuevos – ISAN)



Theo quy định thì Bộ Kinh tế và các cơ quan có liên quan có quyền đưa ra các biện pháp điều chỉnh và hạn chế phi thuế quan đối với hoạt động nhập khẩu trong một số trường hợp nhất định, như nhằm cân bằng cán cân thanh toán, điều chỉnh việc nhập khẩu các hàng hoá đã qua sử dụng, đối phó lại với các hạn chế má nước khác áp dụng đơn phương đối với hàng hoá xuất khẩu của Mêhicô, ngăn chặn các hành vi thương mại không công bằng, hoặc vì lí do an ninh quốc gia, sức khoẻ cộng đồng, sự an toàn của động vật và thực vật, môi trường. Mêhicô cấm nhập khẩu một số sản phẩm vì những lí do liên quan tới an toàn công cộng, sức khoẻ, đạo đức và bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra, Mêhicô cũng áp dụng chế độ cấp giấy phép XNK đối với một số sản phẩm nhạy cảm với mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia, sức khoẻ cộng đồng và việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Một số sản phẩm, bao gồm các sản phẩm dầu lửa, khi xuất khẩu phải có giấy phép. Ngoài ra, Mêhicô cũng có các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thông qua các ưu đãi về tài chính và các biện pháp hành chính cho các công ty đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 158.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương