TĂng-già-BÀ-thi-sa (TT) Giới thứ 9: giả CĂn báNG



tải về 52.84 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích52.84 Kb.
#30423

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật học đại cương


TĂNG-GIÀ-BÀ-THI-SA (TT)

Giới thứ 9: GIẢ CĂN BÁNG nghĩa là (Mượn chứng cứ giả để vu khống )

Nhân duyên :

Địa Tỳ kheo bảo em mình là Từ Tỳ kheo ni đến Đức Phật để vu khống ngài Đạp-bà-ma-la-tử phạm hạnh bất tịnh với Tỳ kheo ni Từ. Sau khi xem xét thì không có sự thật, Đức Phật đã trách (ý là của trách hay khiển trách) và chế giới. Sau đó Địa Tỳ-kheo đi đường thấy 2 co dê đang hành dâm rồi nãy ý nói có chứng cứ rồi, con dê đực là Đạp-bà-ma-la-tử, dê cái là Tỳ-kheo-ni Từ. Sau đó đến thưa Đức Phật là đã có chứng cứ, khi bị tra hỏi thì mới nói là không phải 2 vị kia mà thực ra chỉ là 2 con dê. Do vậy Đức Phật liền quở trách và nói rằng đó là phạm tội mượn chứng cứ giả để vu khống và sau đó Đức Phật chế giới.



Chánh văn: Tỳ-kheo nào, vì thù hận, dựa vào tiểu tiết trong sự tình của phần khác, đối với tỳ-kheo không phạm là ba-la-di, mà vu khống rằng phạm pháp ba-la-di một cách không có căn cứ, muốn hủy hoại đời sống phạm hạnh của vị ấy, về sau, dù bị cật vấn hay không bị cật vấn, sự tình ấy được biết là dựa vào tiểu tiết trong sự tình của phần sự khác, tỳ-kheo này tự nói rằng: “Tôi vì thù hận nên nói như vậy.” Tỳ-kheo-nào nói như vậy phạm pháp tăng-già-bà-thi-sa, phải bị xả trí.

Giới thứ 10: PHÁ TĂNG (phá hòa hợp Tăng)

Phá Tăng có 2 nghĩa (hay 2 loại): 1 là Phá Yết-ma Tăng (tức là tách hai chia làm yết ma riêng), 2 là Phá Pháp Luân Tăng (tức là sửa lại lời dạy của Đức Phật)



Chánh văn: (theo luật Tứ Phần) Tỳ kheo nào muốn phá hoại hòa hợp tăng, tiến hành phá hoại hòa hợp Tăng, chấp chặt pháp phá hoại hòa hợp Tăng kiên trì không bỏ. Các Tỳ kheo (1 đến 3)nên can dán Tỳ kheo này rằng : “ Đại Đức chớ phá hoại hòa hợp Tăng, chớ tiến hành phá hoại hòa hợp Tăng, chớ chấp chặt pháp phá hoại hòa hợp Tăng, kiên trì không bỏ. Đại Đức nên cùng Tăng hòa hợp vì cùng Tăng hòa hợp, hoan hỷ không tranh chấp, đồng học 1 thầy hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật Pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.” Tỳ kheo (phá Tăng) ấy, khi được (1cho đến 3 Tỳ kheo)can dán như vậy vẫn kiên trì không bỏ; các Tỳ kheo (chúng Tăng) nên can dán 3 lần cho bỏ việc ấy (tức làm pháp kiết-ma), cho đến 3 lần can dán, bỏ thì tốt, nếu không bỏ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Như vậy có 2 giai đoạn can ngăn thứ nhất với tư cách là cá nhân như bạn đồng tu hay Thầy giáo thọ hay A xà Lê hay đệ tử thấy phá Tăng đứng ra can ngăn. Chúng Tăng cá nhân can ngăn thì không bằng pháp yết Ma nhưng không nói là can ngăn mấy lần. Thứ hai Can ngăn với tư cách tập thể, chúng tăng, có pháp Yết ma, can ngăn 3 lần, ko được thì phạm Tăng tàn.

- Phá Yết-ma Tăng (nghĩa là phá Tăng bằng việc làm yết-ma riêng)

Phá Yết-ma Tăng là phải ngồi chung lại Yết-ma, bỏ thăm, tách ra khỏi chúng tăng mới phá, chứ không phải tới ngày Bố-tát bỏ đi chơi gọi là phá Tăng. - Thí dụ hôm nay có hai mươi người, mới vô giới trường mười hai người, còn tám người bỏ đi chơi. Tám người không vô đó gọi là phá được không? Không được. Khi nào ngồi lại, bỏ thăm, có người xúi sử, không chịu ngồi chung với nhau nữa, tách ra Bố-tát riêng biệt giới mới gọi là phá Yết-ma Tăng. Nếu có ai vô trong giờ Bố-tát mà la lối ồn ào cũng không phải là phá Yết-ma Tăng mà chỉ phạm tội ô cấu Tăng, phá pháp lục hòa, phạm pháp nhưng không phạm giới.

*Tham khảo thêm* Tăng Kỳ luật nói: Nếu biết một số người muốn phá Tăng, thì các vị Tỷ-kheo nên can họ đừng phá. Vì phá Tăng mang tội nặng lắm, bị đọa địa ngục, khổ sở vô cùng. Và dụ dỗ họ: nếu thầy cần y tôi cúng y, cần áo tôi cúng áo, cần tứ sự cúng dường, tôi xin cúng hết. Nếu Thầy đó không chịu, thì nên đến vị Ưu-bà-tắc thân cận thầy đó nhờ khuyên họ đừng phá Tăng mà mang tội, thôi đừng nên phá Tăng, nếu cần gì tôi xin cúng dường hết. Thậm chí nếu thầy tu không được thì tôi sẽ cưới vợ cho, nhưng thầy đừng phá Tăng. Thế cho hay trong Luật nói khi một người làm ông Tăng, Phật thấy quý lắm. Vì thấy quý cho nên thầy lỡ có phạm giới thì cũng tìm đủ mọi cách để giải sự phạm giới của thầy, chứ không trị liền. Phải ba lần can gián đã, trước khi can gián thì phải nhờ ông này bà kia có thân có thế đến can đến khuyên, dụ dỗ vật chất khuyên đừng phá Tăng. Nếu tu không được thì tôi cưới vợ giúp đỡ chứ đừng phá Tăng. Nếu cố tình không chấm dứt thì bắt thăm khu xuất ông đi ra khỏi chỗ ấy mà thôi. Khi đã đuổi ra khỏi địa phương ấy rồi thì phải xướng lên rằng: "Các Đại đức, ông phá Tăng đi đến chỗ đó nên thận trọng, chớ để cho người khác họ lầm, đi theo". Cho nên khi đã kiết-ma trục xuất thì ông đi đến đâu phải thông báo cho họ biết, để cảnh cáo họ, kẻo họ không biết Chúng Tăng đuổi ông đó.

- Phá Pháp Luân Tăng( là đưa ra những giáo lý trái với lời dạy của Đức Phật)

Nhân duyên là khi vua A Xà Thế đoạt ngôi cha rồi lên ngôi, nhốt vua Bình Sa Vương vào ngục cho chết đói, nhưng hoàng hậu Vi Đề Hi mỗi bữa tới thăm đều đem bột cám trộn với mật rồi trét lên người đưa vào cho Vua ăn. Sau đó bị phát hiện và Vua A Xà Thế cấm không cho bà tới thăm vua Bình Sa Vương nữa. Mỗi ngày Vua Bình Sa Vương ngồi nghe tiếng tích trượng của Đức Phật và Tăng đoàn đi khất thực (Ngày xưa khi đi khất thực thì mỗi vị đều cầm theo cây gậy gọi là Tích Trượng chống mạnh xuống đất cho ra tiếng, thứ nhất là cho côn trùng nghe tiếng mà tránh né, thứ 2 là cho mọi người biết được là có đoàn chư Tăng đi khất thực mà chuẩn bị đồ ăn ra cúng),vua Bình Sa Vương chỉ quán theo tiếng đó thôi mà duy trì mạng sống. Nhưng Ông nghĩ rằng nếu kéo dài mạng sống thì con mình sẽ tạo thêm nghiệp, do vậy mà tự đập đầu vào tường tự tử. Trong lúc đó vua A Xà Thế đang cùng mẹ và con trai ăn cơm, Vua A Xà Thế khoe với mẹ là mình rất cưng chiều con nên khi vị hoàng tử kia quậy phá mà ông cũng không la rầy gì còn quay lại nói với hoàng hậu Vi Đề Hi là :Người thấy không con rất thương con trai con. Khi đó Vi Đề Hi mới nói con thương con không bằng một phần cha con thương con. Rồi kể cho Vua nghe răng ngày xưa do ngón tay ngài có cái mụt to bị nó hành không ngủ được, lúc đó vua cha đã ngậm ngón tay kia vào miệng để hơi ấm làm bớt đau cho con nhưng rồi cái mụt kia bị bể ra, tất cả máu mủ đều trong miệng vua cha và Ông đã phải nuốt hết máu mủ kia mà không dám nhả tay con ra sợ làm con tỉnh dấc. Khi nghe đến đây Vua A xà thế run rẩy hét lên: Mau thả cha ta ra. Ông chạy ngay đến ngục để sám hối với Vua cha thì đã chậm một bước, Vua Bình Sa Vương đã tự tử vì không muốn con mình tạo nghiệp. Vua A xà Thế rất hối hận, tự dằn vặt mình. Ông ra lệnh không cúng đồ ăn cho Đề Bà Đạt Đa nữa. Do vậy mà Đề Bà Đạt Đa đã kêu thêm 4 người nữa là Tỷ-kheo Tăng-Bạt, Kiền-trà-bạt-đà, Câu-bà-ly, Ca-lưu-đề-xá với thầy là năm(tạo thành chúng tỳ kheo riêng biệt, vì 4 tỳ kheo trở lên là tạo thành 1chúng tăng. Như vậy là sai với luật của Tăng đoàn) khất thực từ nhà nọ đến nhà kia.Đức Phật biết nên can ngăn nói(với tư cách cá nhân) các thầy không được biệt chúng khất thực như vậy. Tỷ-kheo Đề-bà tức giận và nói "Như Lai Sa-môn đã chận đứng miếng ăn của người khác. Cho nên thầy rắp tâm làm phản, tách riêng thành chúng và xướng lên năm pháp khác với Phật, cho rằng hơn Phật".



Năm pháp khổ hạnh mà Đề Bà Đạt Đa nói là: 1 Trọn đời khất thực, 2 Suốt đời mặc y phấn tảo, 3 trọn đời ngồi nơi đất trống, 4 trọn đời không ăn muối, 5 là trọn đời không ăn cá thịt. Trong khi Đức Phật chủ trương con đường trung đạo là không khổ hạnh ép xác quá, không hưởng thụ thái quá mục đích là giải thoát thì Đề Bà Đạt Đa lại chủ trương 1 con đường duy nhất đó là khổ hạnh ép xác và mục đích là tạo 1 tiếng vang trong quần chúng. Đức Phật đã khuyên ngăn với tư cách là cá nhân mấy lần không được mới bắt đầu hội họp đại chúng làm pháp bạch tứ kiết ma tới 3 lần mà cũng không sửu đổi nên là phạm luật.

*tham khảo 1*1Đức Phật chế:



Thứ nhất Thường hành khất thực, thứ đệ khất thực, nếu có ai mời ăn thì chấp nhận, nếu có ai hỷ cúng cũng chấp nhận. Bây giờ Đề-bà-đạt-đa trai lại với Phật, thầy chủ trương ai cúng cũng không ăn, ai mời thọ thực cũng không nhận, ai cho thầy cũng không lấy, chỉ có đi khất thực mà ăn thôi.

Thứ hai, Phật chế: Phấn tảo y, tức y lượm vải vứt bỏ ở bãi tha ma, đem về tẩy rửa cho sạch mà may y. Tuy nhiên, nếu có ai cúng y cũng nhận lãnh. Bây giờ thầy chủ trương: Phấn tảo y là y chính, còn ai cúng y thầy cũng không nhận.

Thứ ba, Phật chế: Lộ địa tọa hay thọ hạ tọa, nhưng nếu có ai cúng tịnh xá, cúng chùa thì cũng ở. Thầy nói không được, thầy chỉ ngồi dưới đất trống hay dưới gốc cây mà thôi, còn nếu ai cúng chùa, tịnh xá, giảng đường... thầy cũng không nhận.

Thứ tư, Phật chế: Không được ăn bơ, dầu để cách đêm. Thầy nói dầu không cách đêm cũng không được ăn.

Thứ năm, Phật chế: Tùy thí đắc thực, được phép thọ tam tịnh nhục là bất kiến, bất văn, bất nghi. (Tức không thấy người ta giết, không nghe tiếng kêu của vật bị giết và không nghi người ta giết để cúng cho mình). Thầy chủ trương, dầu có cúng cũng không ăn.

Năm pháp đó ngược lại bốn ý của Phật. Thầy chế ra giới của thầy không dính gì với Bát chánh đạo, Bát chánh đạo là chánh Tri kiến, chánh Tư duy, chánh Ngữ, chánh Nghiệp, chánh Mạng, chánh Tinh tấn, chánh Niệm, chánh Định. Phật cho tu như vậy mới đắc đạo, nhưng thầy nói tu như thầy mới đắc đạo, bằng cách chế năm điều như trên, không cần Bát chánh đạo. Thầy chế ra một giáo thuyết và thầy tự xưng là Phật nên thầy bị ghép vào tội phá Pháp luân Tăng. Nhưng tội đó theo luật là tội Tăng tàn. Nếu phá như vậy mà không ai can ngăn cả cũng không phải là tội Tăng tàn.



*Tham Khảo 2* 2

Năm pháp của Đề-bà-đạt-đa

Đề-bà-đạt-đa từng đề xuất ra 5 điều giới luật, nhưng những giới luật này đều bị Phật Tổ Thích Ca không chấp nhận, bèn tự tách ra tăng đoàn riêng. Sau này phái của Đề-bà-đạt-đa còn tuân giữ 5 điều giới luật này.

Về việc liên quan đến nội dung 5 điều giới luật này, ở các kinh điển có nhiều lời thuyết không giống nhau:


  • "Luật phần năm" quyển 25 (của phái Hóa Địa bộ): 1. Không ăn muối; 2. Không ăn bơ sữa; 3. Không ăn thịt cá; 4. Khất thực; 5. Xuân hè 8 tháng ngày ngồi ngoài trời, mùa đông 4 tháng ngày ngồi ở lều cỏ.

  • "Luật phần bốn" quyển 4 (của phái Pháp Tạng bộ): 1. Khất thực đến hết thọ đời; 2. Mặc áo trét dơ suốt cả thọ đời; 3. Ngồi ngoài trời suốt hết thọ đời; 4 5. Trọn cả thọ đời không ăn bơ, muối, cá và thịt.

  • "Luật Thập Tụng" quyển 4 (của phái Nhất Thiết Hữu bộ): 1. Ngồi mặc áo nạp suốt trọn thọ đời; 2. Pháp nhận khất thực suốt trọn thọ đời; 3. Pháp nhận ngồi ở đất trống suốt trọn thọ đời; 4. Pháp chỉ nhận một món ăn suốt trọn thọ đời; 5. Pháp không ăn thịt suốt trọn thọ đời.

  • Theo Thượng Tọa bộ (Thèravada) Nam truyền:

  1. Trọn thọ đời nên sống ở ẩn nơi rừng sâu (A-lan-nhã). Đến làng xóm là có tội.

  2. Trọn thọ đời nên sống khất thực. Nhận mời ăn là có tội.

  3. Trọn thọ đời nên mặc y trét dơ. Nhận đồ mặc của cư sĩ là có tội.

  4. Trọn thọ đời nên ngồi dưới vừng cây. Ngồi trong nhà là có tội.

  5. Trọn thọ đời không nên ăn cá thịt. Kẻ ăn cá thịt là có tội.

  • "Căn Bản thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ-nại-da Phá tăng sự" quyển 10: 1. Không ăn bơ sữa; 2. Không ăn thịt cá; 3. Không ăn muối; 4. Y phục dài thòng; 5. Ngồi ở trong thôn, không ở nơi A-lan-nhã.

  • "Đại Tỳ-bà-sa luận": Thế nào là năm pháp? Một là cả tuổi đời mặc áo trét dơ, hai là cả tuổi đời thường khất thực, ba là cả tuổi đời chỉ một buổi ngồi ăn, bốn là cả tuổi đời thường ở nơi đường thoáng, năm là cả tuổi đời không ăn tất cả thịt cá - máu nhơ - muối - bơ sữa.

  • Nhân duyên: (Theo luật Tứ Phần)

Khởi đầu là sự xuất gia của những vị hoàng thân quốc thích(A Nan, A Nan Đà, A Na Luật, Ma Ha nam, Đề Bà Đạt Đa…)trong đó có 1 vị là thợ hớt tóc tên là Ưu Ba Ly, tổng cộng là 9 vị. Khi tới chỗ Đức Phật rồi thì 8 vị hoàng thân mới thưa Đức Phật hãy độ cho ngài Ưu Ba Ly trước để Ngài được làm sư huynh và độ cho họ sau như vậy họ sẽ không khởi tâm khinh khi, phân biệt khi ngài Ưu Ba Ly là xuất thân từ giai cấp thấp. Đức Phật chấp nhận.

Sau khi được vào Tăng đoàn thì Ngài Đề Bà Đạt Đa tuân theo giáo pháp của Đức Phật tu tập và đạt được thần thông. Nhưng khi đã đạt được thần thông thì ông lại đem nó ra biểu diễn cho thái tử A Xà Thế xem để trục lợi. Khi thấy Đề Bà Đạt Đa thị hiện thần thông bay lên hư không ..v…thì Thái tử A Xà Thế quy phục, mỗi ngày đem 500 cỗ xe thức ăn dến cúng dường cho Ông. Vua Bình Sa Vương thấy vậy cũng đem 700 cỗ xe thức ăn đến cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn, Đề Bà Đạt Đa thấy vậy mới khởi tâm oán dận khi đó ông liền mất hết thần thông và ông lại khởi tâm oán hận Đức Phật rồi xúi dục Thái tử A Xà Thế giết vua cha là Bình Sa Vương (do vua Bình Sa Vương rất quy kính Đức Phật). Mặt khác lại sai 2 người ám sát Đức Phật, sau lại sai 4 người ám sát 2 người kia, sau nữa lại sai 8 người khác ám sát 4 người trước cứ như vậy tổng cộng gồm có 64 người được sai đi ám sát (dây chuyền). Nhưng tất cả lại được Đức Phật hóa độ và tu tập theo Đức Phật, Đề Bà Đạt Đa lại càng hận hơn nữa. Khi biết chuyện thì Đức Phật sai chư Tăng bạch nhị yết ma để cho phép Ngài Xá Lợi Phất đi đến trước quần chúng Phật tử tuyên cáo rằng những việc làm của Đề Bà Đạt Đa là không giống như trước đây và không phải là việc Đức Phật sai làm, không phải là việc của Phật, Pháp, Tăng, rằng đó là trái với giáo pháp của Đức Phật và đó là tự làm. A Xà Thế Nghe lời xúi dục nên định ám sát vua Bình Sa Vương thì bị phát hiện. Các quan thần điều tra thì biết do Đề Bà Đạt Đa xúi làm và quan thần một số có ý định giết toàn bộ Sa môn Thích tử nhưng có 1 vị đã lên tiếng nói đó là điều Đề Bà Đạt Đa tự làm chứ không phải là việc Phật sai làm, không liên quan đến việc của Phật, Pháp, Tăng, điều này đã nghe Đức Phật sai ngài Xá Lợi Phất thông báo trước quần chúng Phật Tử rồi. Sau đó thì họ định giết Đề Bà Đạt Đa nhưng vua Bình Sa Vương một lòng kính Phật, Pháp, Tăng nên không giết ông.

Nói về Đề Bà Đạt Đa, khi sai người giết Đức Phật không được thì trực tiếp đến hang núi nơi mà Đức Phật thường đi khất thực qua chờ thời cơ lăn đá từ trên cao xuống ám sát Đức Phật, do có nhiều thiện nghiệp nên Đức Phật chỉ bị chảy máu ở ngón chân. Sự việc xảy ta xong thì có nhiều vị đệ tử của Đức Phật vây quanh bảo vệ Người. Nhưng Đức Phật nói trên đời này có năm hạng Thầy cần sự bảo vệ của đệ tử còn Như Lai không cần, năm hạng thầy đó là:

-1 là Giới không thanh tịnh mà tự cho là thanh tịnh

- 2 Hoạt mạng không thanh tịnh( nghề nuôi sống không thanh tịnh)

- 3 Kiến, tuệ không thanh tinh

- 4 Ngôn thuyết không thanh tịnh

- 5 Sống không tuân thủ pháp luật

(Còn một số nhân duyên khác xin tham khảo theo đường link: http://thuvienhoasen.org/a2340/chuong-15-pha-tang

Câu hỏi:


    1. Năm pháp Đề–bà–đạt-đa khỏi xướng là gì?

    2. Năm loại thầy cần sự bảo vệ của đệ tử là gì?

    3. Có mấy giai đoạn can ngăn phá hòa hợp Tăng

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: 5 pháp khổ hạnh mà Đề bà đạt đa khởi xướng là gì?

    1. Trọn đời khất thực

    2. Trọn đời mặc y phấn tảo

    3. Trọn đời ngồi nơi đất trống

    4. Trọn đời không ăn muối

    5. Trọn đời không ăn cá thịt

Câu 2: 5 loại thầy cần sự bảo vệ của đệ tử?

  1. Giới không thanh tịnh tự cho thanh tịnh

  2. Hoạt mạng không thanh tịnh

  3. Kiến tuệ không thanh tịnh

  4. Ngưu thuyết không thanh tịnh

  5. Sống không tuân thủ pháp luật

Câu 3: Có mấy giai đoạn can ngăn phá hòa hợp Tăng?

Có 2 giai đoạn:

1. Can gián với tư cách cá nhân(bao nhiêu lần cũng được):thầy, bạn, đệ tử, không có pháp Yết ma, nếu kiên trì không bỏ thì nhờ chúng tăng.

2. Can ngăn với tư cách tập thể, chúng tăng, có pháp Yết ma, can ngăn 3 lần, không được thì phạm Tăng tàn.



1 http://thuvienhoasen.org/a2715/pha-hoa-hop-tang

2 https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81-b%C3%A0-%C4%91%E1%BA%A1t-%C4%91a

Bài số 8: Luật_ tăng già bà thi sa (tt) Trang /5


tải về 52.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương