Tăng cường sự tham gia của các bên trong hoạt động lâm nghiệp Kinh nghiệm quốc tế về cơ hội và thách thức chính



tải về 80.01 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích80.01 Kb.
#30514
Tăng cường sự tham gia của các bên trong hoạt động lâm nghiệp

Kinh nghiệm quốc tế về cơ hội và thách thức chính
TS. Katherine Warner

Trưởng đại diện IUCN

Nhóm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
Trong các chương trình lâm nghiệp quốc tế và trong chính sách, hoạt động lâm nghiệp của nhiều quốc gia ngày càng có nhiều bên, nhiều đối tác tham gia và hỗ trợ, không chỉ các cơ quan của chính phủ mà còn cả cộng đồng, chính quyền địa phương và khu vực tư nhân trong quản lý rừng.
Các bên tham gia ở đây nghĩa là gì? Các bên tham gia có thể là các cá nhân, nhóm người (cộng đồng, các tổ chức địa phương hay hộ gia đình), tổ chức (tổ chức phí chính phủ quốc tế, trong nước và địa phương) và khu vực tư nhân (doanh nhân, công ty liên doanh và doanh nghiệp) có vai trò và quan tâm đến đầu ra của một hoạt động cụ thể nào đó.
Phương thức nhiều bên tham gia có thể gồm các cơ quan của chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các thành viên khác trong xã hội. Đó là một quá trình nhằm tập hợp các bên liên quan lại tạo thành một mô hình mới để trao đổi thông tin và ra quyết định (xác định cần ra những quyết định gì), trong một số trường hợp cần ra quyết định về một vấn đề cụ thể nào đó. Ví dụ, nó có thể bao gồm toàn bộ các bên tham gia một dây chuyền – nhà sản xuất, nhà cung cấp, người chuyên chở, người chế biến và khách hàng.
Đối tác nhiều bên tham gia/đa bên (MSP) là mối quan hệ cộng tác và tự nguyện (cả khối nhà nước và tư nhân), trong đó các thành viên tham gia nhất trí cùng làm việc để đạt mục tiêu chung hoặc tiến hành một nhiệm vụ cụ thể nào đó (định nghĩa của Liên hiệp quốc 2003). Đối tác hoạt động có hiệu quả là đối tác tạo được lòng tin và trung hoà lợi ích giữa các bên trên cơ sở cùng chung mục đích.
Phương thức và đối tác nhiều bên tham gia ngày càng được áp dụng rộng rãi, đặc biệt trong bối cảnh phát triển của quốc tế. Phương thức nhiều bên tham gia mang tính toàn cầu hoá hiện nay trên thế giới có sự tham gia và trong một số đối tác mang tính chính thống hơn, của khu vực nhà nước, doanh nhân và khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ (trong đó có các thành viên là tổ chức quốc tế) và các tổ chức xã hội hiện đang được xem là cách tốt nhất để giải quyết xung đột thường xảy ra giữa các bên.
Phương thức nhiều bên tham gia sẽ thay thế phương pháp được sử dụng trước đây thường không có nhiều ngành hoặc nhiều bên tham gia nên không giải quyết được thách thức của thời đại hiện nay, không tạo ra cho chúng ta tiến độ cần thiết để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Hãy thử nghĩ xem nếu chúng ta không cùng nhau làm việc để tìm ra phương án tốt hơn cho tương lai (Hohnen 2001)

Phương thức nhiều bên tham gia và đối tác nhiều bên tham gia đang trở nên ngày càng quan trọng trong công tác quản lý rừng.


Mục tiêu của quả lý rừng là gì? Chúng ta mong muốn rừng sẽ mang lại cho ta những gì? nhận thức và hỗ trợ của phương thức nhiều bên tham gia ngày càng tăng hiện nay trong ngành lâm nghiệp phản ánh những gì đang diễn ra trên toàn thế giới vì chúng ra đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế dựa vào rừng và dịch vụ môi trường rừng.
Trước đây, lâm nghiệp chỉ tập trung vào khai thác gỗ bền vững. Các nhà quản lý rừng hiện nay mong muốn không chỉ sản xuất gỗ mà còn quản lý rừng bền vững để bảo tồn, sản xuất và cung cấp dịch vụ (trong đó có cả hoạt động tái tạo) cũng như mang lại lợi ích kinh tế cho các cộng đồng dân tộc (đặc biệt là các nước đang phát triển) để từ đó góp phần xoá đói giảm nghèo.
Vai trò của rừng cũng như các loại tài nguyên thiên nhiên khác trong xoá đói giảm nghèo đang ngày được quan tâm nhiều hơn. Việc thông qua Mục tiêu phát triển quốc tế giảm một nửa số người nghèo trên thế giới vào năm 2015 đã định hướng lại nhiệm vụ của các tổ chức song phương và đa phương cũng như các tổ chức quốc tế khác. Xoá đói giảm nghèo là mục tiêu trước mắt của phát triển và điều này đã khiến chúng ta tập trung nhiều hơn vào vấn đề duy trì hài hoà - thậm chí kể cả trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Các cơ quan trong ngành lâm nghiệp Việt Nam cần phải xác định và mở rộng đóng góp của mình cho công cuộc xoá đói, trong đó giảm nghèo là mục tiêu trước mắt của chiến lược ngành lâm nghiệp.1 Điều này cần có một cái nhìn toàn diện hơn về rừng và sử dụng rừng, trong đó thành công không chỉ được đo bằng số lượng sản phẩm từ rừng, lượng xuất khẩu hay nguồn thu từ rừng mà còn đóng góp của rừng vào xoá đói giảm nghèo. Để làm được điều này cần quan tâm nhiều hơn đến việc xác định đóng góp tổng thể của rừng vào sinh kế người nghèo và các hàng hoá, dịch vụ rừng mang lại, các chiến lược phát triển nhằm duy trì và tăng cường đóng góp từ rừng.
Làm thế nào để đáp ứng được đa mục tiêu? Phương thức nhiều bên tham gia đáp ứng đa mục tiêu của công tác quản lý rừng ngày nay.

Đa mục tiêu thường được xem là nhiều mục tiêu khác nhau làm cho công tác quản lý rừng càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Trong khi chúng ta có thể đồng ý rằng đa mục tiêu là rất có ý nghĩa và rừng sẽ mang lại nhiều sản phẩm cũng như dịch vụ (trong đó bao gồm cả dịch vụ đa dạng sinh học) thì vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về bao nhiêu % diện tích rừng quản lý vào mục tiêu nào. Ngoài tính phức tạp của công tác quản lý rừng đang ngày càng tăng thì rừng nhiệt đới được xem là tài nguyên của toàn nhân loại và việc bảo tồn nguồn tài nguyên này cần được toàn thế giới quan tâm. Các nhà quản lý rừng tự thấy cần phải đáp lại mối quan tâm này của thế giới.


Việc mở rộng mục tiêu quản lý được thể hiện thông qua những thay đổi trong chương trình và chính sách lâm nghiệp – chính sách và chương trình quốc gia đang nỗ lực đưa vào mục tiêu bảo tồn, sản xuất và xoá đói giảm nghèo/phát triển nông thôn và đồng thời đáp ứng các công ước quốc tế. Các cơ quan quản lý lâm nghiệp chịu trách nhiệm thực thi các chương trình lâm nghiệp hiện đang trong quá trình phân cấp, cải tổ và tinh giảm biên chế (xem thêm chi tiết dưới đây). Kết quả là các cơ quan trong ngành lâm nghiệp cần phải đáp ứng được đa mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp hiện nay một cách có hiệu quả với nguồn lực chưa tương xứng.’
Tuy nhiên, trong khi mục tiêu quản lý rừng có thể trở thành phức tạp hơn thì tiêu chí đo mức độ thành công hay thất bại quan trọng nhất là độ che phủ của rừng - nếu độ che phủ rừng giảm thì đồng nghĩa với chỉ số sẽ thể hiện “thất bại".2 Chỉ số thể hiện độ che phủ rừng này sẽ hạn chế sự thay đổi của các chính sách lâm nghiệp và cản trở sự phát triển của chỉ số đánh giá tiến độ đạt được đa mục tiêu. Nó cũng khuyến khích tiêu chí độ che phủ rừng là tiêu chí để đánh giá hay đo các phương thức và sáng kiến mới. VD: sáng kiến lâm nghiệp cộng đồng được đánh giá là một thành công nếu điều kiện rừng được cải thiện và thất bại nếu có kết quả ngược lại. Các cơ quan quản lý rừng không thể đáp ứng yêu cầu thông tin của các bên liên quan về việc đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo hay dịch vụ môi trường.

Phân cấp, chức năng quản lý nhà nước đang được phân cấp xuống địa phương và đây là xu hướng chung của chính phủ các nước trên thế giới. Đối với ngành lâm nghiệp, trong khi nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quản lý tài nguyên rừng thì trách nhiệm quản lý thực sự ở nhiều nước đang chuyển dần từ trung ương xuống địa phương. Sự thay đổi này là kết quả của xu thế chủ đạo trong quản lý nhà nước và nó vượt ra ngoài khuôn khổ của ngành3.
Tuy nhiên, sự chuyển giao trách nhiệm xuống chính quyền địa phương không có nghĩa là chuyển giao tài nguyên để quản lý và cũng không phải là chính quyền địa phương có năng lực gánh vác nhiệm vụ và trách nhiệm. Phân cấp cũng không có nghĩa là có sự chuyển giao quyền lực - quyền lực ở đây chính là năng lực tác động lên quá trình ra quyết định và vai trò đích thực trong việc ra quyết định (Fisher 2000). Thậm chí bản thân quá trình phân cấp (và liên quan đến các quyết định được đưa ra) trong việc thiết kế và ra quyết định thường là từ trên xuống chứ không phải là kết quả của một quá trình có sự tham gia của các cơ quan địa phương, chính quyền địa phương và cộng đồng. Chính phủ đã giao trách nhiệm nhưng thường thì chính quyền địa phương (người nhận) chưa được đào tạo hay chưa đủ nguồn lực để đảm đương nhiệm vụ này một cách hiệu quả và quyền lực cuối cùng (ký và phê duyệt) có thể không phải là chính quyền cơ sở mà là các cơ quan trung ương. Chủ nghĩa lạc quan ở nhiều nước cho rằng phân cấp cho chính quyền cơ sở để quản lý tài nguyên là một bước đi tích cực vì nếu như vậy thì việc thực hiện sẽ khả thi hơn.
Xu thế phân cấp trong phương thức nhiều bên: một trong những xu thế hiện nay là phải đối mặt với việc không đủ nhân lực và vật lực và yêu cầu đề ra cao nhưng nguồn lực hạn chế. Các chính phủ hiện đang có xu hướng hỗ trợ các bên liên quan khác. Để tăng cường hoạt động lâm nghiệp cộng đồng, ở một số nước, chính phủ hỗ trợ cộng đồng bảo vệ diện tích rừng của họ. Với việc phân cấp và tinh giảm biên chế các cơ quan trong ngành lâm nghiệp, có một giả định được đưa ra là cộng đồng sẽ đảm nhiệm phần lớn việc quản lý rừng (theo kế hoạch quản lý đã được thống nhất), đặc biệt đối với diện tích rừng suy thoái.
Lâm nghiệp cộng đồng với góc độ là một phương thức đa mục đích thường được đặt dưới sự quản lý của cộng đồng, đối với các diện tích được coi là hoặc được phân loại là suy thoái và không có lợi ích kinh tế. Trong khi cộng đồng được nhận diện tích rừng suy thoái để quản lý (theo quy chế và cam kết chia sẻ lợi ích đã được xây dựng) thì còn chưa có sự chuyển giao trong việc ai sẽ là người ra quyết định quan trọng (nhà nước), đặc biệt là các nguồn có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế và thu nhập thực sự.

Vì thế không có gì phải ngạc nhiên là cộng đồng thường do dự khi nhận trách nhiệm này (và cung cấp nguồn) vì không có cam kết nào đảm bảo lợi ích cho họ khi họ làm việc đó và những lợi ích này thường được mang ra thảo luận. Cơ chế chia sẻ lợi ích thường được xây dựng không có sự tham gia của người dân, “thực tế họ muốn khai thác gỗ và làm thế nào để triển khai hoạt động này” (Sundar và Jeffery 1999). Chúng ta thường được nghe phàn nàn, kêu ca của người dân là họ không muốn tham gia quản lý rừng.


Câu hỏi đặt ra là: Cộng đồng cần có những điều kiện gì để tham gia vào quản lý rừng bền vững? lấy trường hợp ở Nepal - lâm nghiệp cộng đồng thường được xem là rất thành công làm ví dụ. Lâm nghiệp cộng đồng được thực hiện tại các vùng đồi có diện tích trên 500 nghìn ha rừng suy thoái được giao cho các nhóm sử dụng rừng vào năm 2000. Hoạt động này đã thu hút sự tham gia của khoảng 800.000 hộ (4 triệu người). Trọng tâm của chính sách lâm nghiệp cộng đồng tại Nepal là bảo vệ rừng cộng đồng và cho phép người dân tiếp cận tài nguyên rừng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cơ bản. Lâm nghiệp cộng đồng tại Nepal dựa vào các nhóm sử dụng rừng, trong đó mỗi nhóm được giao quản lý một diện tích rừng nhất định. Nhà nước được lợi từ hoạt động này là diện tích rừng suy thoái được phủ xanh trong khi đó các nhóm sử dụng rừng có cơ hội tiếp cận lâm sản.

Sử dụng phương pháp tiếp cận đa mục đích chúng ta có thể hỏi: nhiều rừng – nhưng liệu có giúp giảm nghèo? Sau 2 thập kỷ quản lý rừng cộng đồng tại Nepal, cho thấy rằng mặt dù có thành tựu trong tài nguyên rừng và cây rừng tại các vùng đồi nhưng chưa thấy cải thiện trong sinh kế của người nghèo. Do vậy, trong khi lâm nghiệp đạt được những thành công nhất định nhưng lâm nghiệp cộng đồng tỏ ra không xem nhân tố con người là trung tâm như đã mong đợi.

Chúng ta cần xem xét lại phương pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng và tập trung nhiều hơn vào việc xác định đóng góp của rừng vào sinh kế người dân và sau đó xây dựng chiến lược để duy trì hoặc tăng cường đóng góp này. Lợi ích kinh tế là rất cần thiết nếu cam kết dài hạn được đảm bảo. Do đó, mọi nỗ lực cần đảm bảo là sẽ có tác động tích cực đến đời sống cộng đồng. Phương án “chiến thắng - chiến thắng” có thể được đưa ra để mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn cho cộng đồng, đồng thời giải quyết nhu cầu cải thiện công tác quản lý rừng - tạo rừng và cải thiện sinh kế cộng đồng.

Còn các bên tham gia khác?

Quản lý rừng đa bên không chỉ liên quan đến cộng đồng địa phương mà còn là liên minh của các bên liên quan khác (ODA, 1996; xem Anderson et al., 1998). Tất cả các nguồn tài nguyên rừng được quản lý và nhà nước là người quản lý chính hay quản gia. Tuy nhiên, có một xu hướng hiện nay là để cộng đồng quản lý hay để sở hữu tư nhân.




Bảng 1. Sở hữu rừng của 24 trong tổng số 30 nước có độ che phủ rừng lớn nhấti


2,8 triệu ha do chính phủ quản lý và làm chủ
131 triệu ha do cộng đồng quản lý
246 triệu ha do các nhóm cộng đồng và người dân bản xứ làm chủ
443 triệu ha co cá nhân và các công ty tư nhân làm chủ
Tính theo %:


Nếu tỷ lệ % có thể được áp dụng đối với diện tích rừng trên toàn cầu [3,9 tỷ ha]
77% diện tích rừng trên thế giới là do các chính phủ quản lý,
ít nhất 4% do cộng đồng quản lý
ít nhất 7% do cộng đồng làm chủ và vận hành
khoảng 12% do các cá nhân/công ty làm chủ
(White và Martin 2002)


Phương pháp tiếp cận nhiều bên tham gia hiện đang được sử dụng để giải quyết vấn đề khai thác trái phép. Giải quyết vấn đề khai thác trái phép là rất quan trọng và là cách duy nhất để đạt được quản lý rừng bền vững và cải thiện sinh kế, tạo ra lợi ích cho các bên. Chúng ta ngày càng nhận thức được rằng khai thác trái phép là một vấn đề rất lớn không chỉ cần được các chính phủ giải quyết mà còn cần hỗ trợ của toàn xã hội và khu vực tư nhân cũng như có một cách tiếp cận mới để mở rộng sự tham gia của các ngành khác. Liên minh Châu Âu, thực thi luật lâm nghiệp, quản lý và thương mại, Kế hoạch hành động là các công cụ hỗ trợ cải cách ở các nước tham gia ký kết đối tác (VPAs) để thiết lập hệ thống cấp phép nhằm đảm bảo rằng gỗ xuất khẩu sang EU từ các nước tham gia ký kết này là hợp pháp. Điều này sẽ được củng cố bằng việc hợp tác với khu vực tư nhân để thúc đẩy thương mại, buôn bán nguồn lâm sản hợp pháp và được quản lý tốt. Đối tác nhiều bên tham gia (MSP) đã tạo sự chuyển biến trong buôn bán lâm sản của khu vực tư nhân, đảm bảo rằng các mặt hàng lâm sản được cấp chứng chỉ quản lý bền vững hay chuỗi hành trình sản phẩm (COC) – tăng cường định hướng thị trường bởi khách hàng cần sản phẩm có chứng chỉ.


Bảng 2: Khai thác trái phép – cách tiếp cận 3 bên trong FLEG
Ở một số quốc gia: 80-90% số gỗ khai thác là phi pháp - phần lớn được tiêu thụ trong nước

  • Do việc thực thi pháp luật và quản lý rừng chưa hiệu quả đã kìm hãm phát triển kinh tế bền vững, bình đẳng xã hội và bảo tồn. Các chi phí liên quan đến khai thác/buôn bán trái phép dự tính khoảng 10-15 tỷ USD/năm.

  • Các cuộc họp FLEG vùng đã góp phần đưa FLEG lên diễn đàn chính trị và hiện thực hoá bằng hành động

Có nhiều hoạt động tiếp theo được nhiều bên tiến hành trong một số lĩnh vực (VD: cộng tác và thông tin về hoạt động kinh doanh theo theo hàng).



Chi trả phí dịch vụ môi trường (PES) cũng sử dụng cách tiếp cận đa bên. Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt tại các khu vực vùng cao thường mang lại dịch vụ môi trường và lợi ích cho người sử dụng ở hạ nguồn. Ví dụ, bảo vệ rừng tại các khu vực vùng cao thường giúp làm giảm sói mòn, rửa trôi, lở đất, lụt lội và cung cấp nước sạch cho các khu vực đất thấp và còn nhiều hơn thế. Khuyến khích quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên thông qua cách tiếp cận mới như khuyến khích tài chính có thể giúp quản lý đất tốt hơn. Việc xây dựng các cơ chế bồi thường cho người bán hay người quản lý tài nguyên thiên nhiên có thể tạo động lực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ sinh kế của họ. Các cơ chế chuyển tiền chi trả phí dịch vụ môi trường nếu được thiết kế tốt có thể giúp đảm bảo rằng người được thu lợi kinh tế từ dịch vụ môi trường hay người có nhu cầu về dịch vụ môi trường (người mua) trả phí dịch vụ này và toàn bộ khoản phí thu được đến được tận tay người quản lý tài nguyên thiên nhiên (người bán).


Chi trả phí dịch vụ môi trường (PES) - bồi hoàn cho dịch vụ môi trường. Các dịch vụ này có thể bao gồm: cung cấp nước sạch, cung cấp đủ nước từ hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ đầu nguồn, tích tụ khí các bon giúp làm giảm sự nóng lên toàn cầu và thay đổi khí hậu. Việc thanh toán các dịch vụ này có thể được tiến hành bằng nhiều cách: tiền mặt, hỗ trợ bằng hiện vật, cắt giảm thuế, đảm bảo quyền hưởng dụng, đào tạo kỹ năng và các hình thức bồi hoàn khác.

Các chương trình PES4 vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm với việc thử nghiệm nhiều phương án khác nhau để thấy được sự khác biệt về văn hoá và địa lý cũng như dịch vụ cung cấp và sở thích của người mua.


Với nỗ lự của Nghị định thư Kyoto nhằm giải thay đổi khí hậu, hấp thụ khí các bon đã nhận được sự quan tâm đặc biệt ở cấp độ quốc tế. Các cam kết Nghị định thư Kyoto do các nước tham gia ký kết, trong đó có các dự án được thực hiện để đáp ứng yêu cầu của Công ước khung Liên hiệp quốc về Thây đổi khí hậu (UNFCCC).5 Nghị định thư Kyoto cũng nỗ lực để các quốc gia phát triển sẽ mua khí các bon từ các nước đang phát triển. Tuy nhiên, do trì hoãn trong việc phê duyệt Nghị định thư Kyoto và quá trình thu hẹp chất lượng đơn vị giảm khí thải được cấp chứng chỉ (CERs) của Hội nghị các bên đã làm cản trở sự phát triển của thị trường các bon.6 Ngoài Mỹ thì việc chi trả phí hấp thụ các bon còn rất hạn chế và hầu hết các dự án hấp thụ khí các bon lớn ở các nước đang phát triển hiện chưa được công nhận.
Tuy nhiên, các dự án hấp thụ khi các bon do Quỹ Carbon sinh học7 tài trợ do Ngân hàng thế giới quản lý nhằm khí thải các bon một cách tiết kiệm đồng thời tăng cường đa dạng sinh học và xoá đói giảm nghèo. Trong 11 dự án, cam kết CERS đã được ký, hai dự án Châu Á- Trung Quốc và Philippin đều tập trung vào quản lý đầu nguồn thông qua hoạt động trồng rừng. Dự án bảo vệ đầu nguồn sông Ngọc Trai/Pear ở Trung Quốc đặt ra mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho người dân trong khu vực và giảm mối đe doạ vào diện tích rừng của địa phương. Thông qua dự án này 4.000 ha rừng được trồng tại khu vực Guangxi Zhuangi, trong đó bao gồm cả một nửa lưu vực song Ngọc Trai. Ba trong số 4 loài cây trồng là cây bản địa như bạch đàn. Việc phục hồi diện tích rừng dọc khu vực trung và thượng nguồn song Ngọc Trai sẽ giúp xây dựng và trình diễn mô hình quản lý đầu nguồn được cải tiến. Việc chi trả dịch vụ hấp thụ khí các bon từ diện tích rừng trồng sẽ tạo thu nhập cho cộng đồng địa phương. Trồng rừng sẽ không mang lại lợi ích kinh tế nếu không tạo thu nhập thêm từ dịch vụ khí các bon. Dự án cũng sẽ thử nghiệm việc làm thế nào để các hoạt động trồng rừng có thể làm giảm khí thải nhà kính và tính toán được, giám sát được lượng khí thải này. Dự án cũng sẽ xem xét đến vấn đề manh mún đất lâm nghiệp để phục vụ mục tiêu bảo tồn thiên nhiên để từ đó tạo ra hành lang và chỗ cư trú cho các loài động vật hoang dã và tăng bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu vực bảo tồn. Với việc tạo thêm thu nhập và bán các bon từ việc quản lý diện tích rừng trồng, dự án có thẻ mang lại lợi ích cho người nông dân và cộng đồng địa phương, chuyển từ nguồn thu trực tiếp sang lợi ích xã hội. Dự án này nằm trong Dự án bảo tồn và phát triển rừng tổng hợp sử dụng phương pháp tổng hợp để quản lý rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn và đa dạng sinh học. Đây là một sáng kiến mới giúp ta có được bài học kinh nghiệm cho các nước khác trong khu vực học tập.
Việc tập trung vào nhiều hợp phần của PES tại các nước đang phát triển chuyển dần từ thị trường quốc tế như thị trường các bon sang dự án tập trung vào thị trường trong nước và gắn kết giữa khách hàng mua dịch vụ trong nước và khu vực với người bán/người cung cấp dịch vụ. Việc tăng nhu cầu cho sản xuất điện, tăng nhận thức về sự thất bại của các chương trình quản lý rừng đầu nguồn hiện này, quá trình phân cấp và tập trung nhiều hơn vào xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện xây dựng một phương pháp mới để quản lý rừng đầu nguồn. PES có tiềm năng để phát triển phương pháp mới này nếu nó có thể cho thấy được hiệu trả trong quản lý rừng đầu nguồn và thu hút khách hàng.
Trong khi vẫn còn đang nhiều ý kiến khác nhau về tiềm năng xây dựng và thực thi các chương trình PES để tạo thuận lợi cho người quản lý rừng đầu nguồn nhận được tiền từ các chương trình trong nước/địa phương, để tiềm năng này được hiện thực hoá thì cần hiểu rõ hơn về các dịch vụ mang lại lợi ích tài chính và cơ chế chuyển tiền để quản lý nguồn tài hiệu đạt hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là liệu việc chi trả phí dịch vụ này có thể được chuyển trực tiếp từ khách hàng đến người bán/nhà cung cấp dịch vụ môi trường không.

Mỹ Latin là khu vực đầu tiên tiến hành thí điểm và qua đó đã có được tài liệu về các cơ chế chi trả phí dịch vụ môi trường, đặc biệt là cho quản lý rừng đầu nguồn. Ví dụ: ở Costa Rica, tư nhân quản lý đất lâm nghiệp (người bán) cung cấp dịch vụ quản lý rừng đầu nguồn cho các nhà máy thuỷ điện, Energia Global (khách hàng). Công ty này phụ thuộc vào 2 khu vực rừng đầu nguồn cung cấp nước và rất quan tâm đến lượng nước tích trữ bị giảm và dòng chảy trong mùa khô. Công ty, chính phủ và tổ chức phi chính phủ địa phương (chi trả một số chi phí hành chính) đang trả tiền mua phí dịch vụ bảo vệ rừng đầu nguồn cho người bán. Energia Global trả $18 USD/ha cho Quỹ do nhà nước sáng lập và đóng góp thêm $30 USD/ha (trước tiên từ nguồn thu từ thuế nhiên liệu) cho chương trình PES. Chính phủ sau đó chuyển tiền mặt (thông qua tổ chức phi chính phủ trong nước) từ quỹ cho chủ đất ở khu vực rừng đầu nguồn (những người cam kết tham gia quản lý đất để cung cấp dịch vụ môi trường). Tổ chức phi chính phủ trong nước kiểm soát các hoạt động bảo tồn - kết nạp các hộ gia đình, hỗ trợ kỹ thuật, lập kế hoạch quản lý và quản lý tài chính và thể chế của dự án (Perot-Maitre và Davis, 2001). Phương pháp này có thể được thực hiện ở Việt Nam không? Và các quốc gia khác ở Châu Á?


Mặt tích cực của các hoạt động bước đầu. Việc chuyển sang phương pháp đa mục tiêu và nhiều bên tham gia vẫn còn đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, những gì đã mang lại cho thấy phương thức nhiều bên tham gia và đối tác nhiều bên tham gia đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng đa mục tiêu của một thế giới đang thay đổi. Nhiều bên tham gia sẽ mang lại nhiều kỹ năng, triển vọng và lợi ích khác nhau và đối tác nhiều bên tham gia có thể tìm ra các giải pháp và thiết lập cam kết tạo ảnh hưởng tích cực đến người dân nghèo nông thôn và môi trường - kết quả “chiến thắng - chiến thắng”.

Tóm lại, công tác quản lý rừng đang trở nên ngày một phức tạp hơn do chúng ta đặt ra nhiều mục tiêu và có sự xung đột trong quản lý rừng. làm thế nào để xây dựng phương pháp mới có thể giúp chúng ta đáp ứng được những nhu cầu phức tạp này quả là một thách thức lớn. Nó đòi hỏi chúng ta phải nhìn xa hơn ngoài khuôn khổ của hoạt động lâm nghiệp, liên hệ đến những mối quan tâm, nhu cầu của người dân địa phương, tạo ra một môi trường thúc đẩy nhiều bên tham gia - cộng đồng, chính quyền địa phương và khu vực tư nhân trở thành những nhà quản lý tài nguyên rừng hiệu quả cho ngày nay và thế hệ mai sau.

Hãy cùng nhau tìm ra giải pháp cho tương lai (Hohnen 2001). Để thành công chúng ta phải đầu tư nguồn vào phương pháp mới, thử nghiệm và học hỏi từ thành công và thất bại của chúng ta, tạo ra nhiều đối tác mới có nhiều bên tham gia, trong đó có cả các đối tác địa phương, trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là cộng đồng và khu vực tư nhân. Điều này có nghĩa là chúng ta đóng vai trò mới và làm việc tích cực để xây dựng lòng tin và cùng nhau hướng tới tương lai.





1 The preparation of the Poverty Reduction Strategy Papers (PRSPs) requires national forestry agencies to identify the current and potential contribution of forest resources to poverty alleviation.

2 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) là một trong những chỉ số được sử dụng để đảm bảo mục tiêu môi trường bền vững thể hiện ở tỷ lệ % diện tích đất có rừng.


3 Mặt dù có sự khác biệt giữa các nước nhưng những thay đổi hành chính bao gồm: các chương trình điều chỉnh cơ cấu yêu cầu cắt giảm chi tiêu ở TW; nỗ lực làm cho chính phủ đáp ứng tốt hơn điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương; vai trò mạnh mẽ hơn của các tổ chức xã hội, các tổ chức công trong việc tác động đến chương trình nghị sự chính sách công; tăng cường thông tin về chính sách (Tyler, 1995; Tyler, 1999).


4


5 Tiêu chuẩn của UNFCCC gồm tài liệu về hiện trạng môi trường, phân tích tác động kinh tế, xã hội và môi trường và mô tả phần đánh giá tác động thêm cần được quan tâm.


6 Quan tâm đến kinh doanh khí các bon trên phạm vi quốc tế được thể hiện trong Nghị định thư Kyoto. Nội dung Nghị định thư Kyoto, Điều 12 đưa ra Cơ chế phát triển sạch (CDM) – cơ chế này phù hợp với các nước đang phát triển. Đây là cơ chế dựa vào dự án giữa các các quốc được nêu trong Phụ lục 1 (các nước công nghiệp cam kết trong Công ước khung của Liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu đi đầu trong việc giảm khi thải nhà kính) và các quốc gia không nêu trong Phụ lục 1. Do đó, dự án sẽ được thực hiện tại các nước không nằm trong Phụ lục 1. Công cụ thị trường được sử dụng là Cơ quan phụ trách giảm khí thải được cấp chứng chỉ của các dự án CDM và do Cơ quan quản lý CDM ban hành. Các nước đang phát triển có thể hấp thụ khí các bon và sau đó bán CER cho các nước phát triển. Với việc ra đời Marrakech Accord (COP 7), sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) được xem là is acknowledged as a vehicle for carbon sequestration but is limited to reforestation (vegetation introduced onto non-forested land as of 31 December 1989) and afforestation (vegetation introduced on non-forested land 50 years ago). The Marrakech Accord sets a limit of CERs from afforestry and reforestation activities to 1% of base year emissions for Annex 1 countries – thereby limiting the portion of an Annex 1 country’s emission allowed to be bought and sold on an international [rather than domestic] carbon trading market. See report by S.J.Scherr, A.White, and A. Khare 2004.


7 The BioCarbon Fund of the World Bank proposes to achieve environmental and social benefits through projects that sequester and conserve carbon in forests, agriculture and other ecosystems. Established as a public-private initiative, with a minimum contribution provisionally set at $2.5 million, the target size of the Fund is $100 million. The current fund currently totals only $53.8 million but is undergoing second tranche.


i

Tài liệu tham khảo
Anderson, J, Clement, J. and Crowder, L. 1998. Accommodating conflicting interests in forestry – emerging concepts from pluralism. Unasylva, 49(194), 3-10.
Banerjee, Ajit K. 2000 Devolving Forest Management in Asia-Pacific Countries in Decentralization and Devolution of Forest Management in Asia and the Pacific. Edited by Thomas Enters, Patrick B. Durst and Michael Victor. Bangkok, RECOFTC and FAO.
Hohnen, Paul, 2001 NGOs : Challenges and Opportunities. Presentation to UNEP Multi -stakeholder Workshop on “UNEP Today and Tomorrow”, Nairobi, 1-2 February, 2001.

IUCN/UNEP/WWF 1980. World conservation strategy: living resource conservation for sustainable development. Gland, IUCN, UNEP/WWF.

Landell-Mills, N. and I. Porras. 2002. Silver Bullet or Fools’ Gold. A Global Review of Markets for Environmental Services and Their Impact on the Poor. London: International Institute for Environment and Development.

ODA. 1996. Sharing forest management. London, ODA.


Perrot-Maitre, D. and P. Davis. 2001. Case Studies of Markets and Innovative Financier Mechanisms for Watershed Services from Forests.
Scherr, S.J. , A. White, and A. Khare, 2004. For Services Rendered. The current status and future potential of markets for the ecosystems services provided by tropical forests. ITTO Technical Series. No.21, International Tropical Timber Organization.
United Nations (2003). Enhanced cooperation between the United Nations and all relevant partners, in particular the private sector. Report of the Secretary-General. A/58/227.
White, A. and A. Martin. 2002. Who Owns the World’s Forests? Forest Tenure and Public Forests in Transition. Washington, D.C: Forest Trends.

Warner: Sự tham gia của các bên


tải về 80.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương