TỔng cục tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢng



tải về 0.51 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.51 Mb.
#31434
  1   2   3   4   5   6

BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: 23/TĐC-QĐ

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 1995


QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ GHI NHÃN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN



TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG


Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ngày 27 tháng 12 năm 1990;

Căn cứ Nghị định số 327/HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về việc thi hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa;

Căn cứ Nghị định 22/HĐBT ngày 08 tháng 2 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Thực phẩm Việt Nam;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định tạm thời về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn".

Điều 2. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm có trách nhiệm áp dụng Quy định tạm thời này.

Điều 3. Phòng Quản lý chất lượng thực phẩm, Thanh tra Tổng cục, các Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn việc thực hiện Quy định tạm thời này trong phạm vi quản lý của mình.

Điều 4. Đối với hàng hóa là thực phẩm, Quy định tạm thời này được áp dụng thay thế điểm 2.3 của "Quy định về việc đăng ký chất lượng hàng hóa" ban hành kèm theo Quyết định 55/TĐC-QĐ ngày 02 tháng 03 năm 1994 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/07/1995.



Nơi nhận:
- Bộ KHCN và MT (để b/c)
- Các Bộ, ngành có liên quan
- UBND các tỉnh, thành phố
Các đơn vị thuộc Tổng cục
- Chi cục TCĐLCL các tỉnh, TP
- Lưu Văn phòng và Pháp chế

TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
Nguyễn Hữu Thiện



QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ GHI NHÃN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN


(Ban hành kèm theo Quyết định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng số 23 TĐC/QĐ ngày 20 tháng 02 năm 1995)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy định này áp dụng để ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn được sản xuất, nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.

Quy định này phù hợp với Codex Stan 1 - 1991.

1.2. Nhãn phải được ghi rõ ràng, trung thực để người tiêu dùng không hiểu sai lệch về bản chất của thực phẩm hoặc lầm lẫn giữa thực phẩm này và thực phẩm khác.



2. THUẬT NGỮ

Trong Quy định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- "Thực phẩm":

(Food)

Tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn uống, nhai, ngậm, hút và tất cả các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm hoặc những chất chỉ được dùng như dược phẩm.

- "Nhãn":

(Label)

Thẻ, dấu hiệu, hình ảnh hoặc một hình thức mô tả được viết, in, ghi, khắc nổi, khắc chìm hoặc gắn vào bao bì thực phẩm.

- "Ghi nhãn":

(Labelling)

Dùng chữ viết hoặc hình ảnh để trình bày các nội dung của nhãn nhằm cung cấp các thông tin về bản chất sản phẩm đó

- "Nhãn hiệu hàng hóa":

(Trade mark)

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. "Nhãn hiệu hàng hóa" không phải là nhãn sản phẩm (Nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 và Nghị định 84/HĐBT ngày 20/03/1990).

- "Bao bì":

(Container)

Vật chứa đựng dùng để chứa thực phẩm thành đơn vị lẻ để bán. Bao bì (bao gồm cả các lớp bọc) có thể phủ kín hoàn toàn hoặc một phần thực phẩm.

- "Bao gói sẵn":

(Prepackaged)

Việc bao gói trước thực phẩm trong bao bì và sẵn sàng để chào bán cho người tiêu dùng.

- "Thành phần":

(Ingredient)

Các chất có trong thực phẩm bao gồm cả phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và có mặt trong thành phẩm cho dù có thể ở dạng chuyển hóa.

- "Chất dinh dưỡng":

(Nutrient)

Các chất được tiêu dùng như một phần của thực phẩm nhằm:

a) Cung cấp năng lượng, hoặc

b) Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống, hoặc

c) Thiếu chất đó sẽ gây ra những biến đổi đặc trưng về sinh lý, sinh hóa.



- "Đường":

(Sugar)

Toàn bộ đường đơn hoặc đường đôi có trong thực phẩm

- "Xơ thực phẩm":

Chất liệu thực vật hoặc động vật có thể ăn được, không bị thủy phân bởi các men nội sinh trong hệ tiêu hóa của con người và được xác định bằng phương pháp thống nhất.

- "Axit béo bậc cao chưa bão hoà":

(Polyunsaturated fatty acid)

Các axit béo bậc cao có các liên kết đôi ngắt quãng theo dạng đồng phân cis-cis metylen.

- "Ghi nhãn chất dinh dưỡng":

(Nutrition labelling)

Việc mô tả nhằm thông tin cho người tiêu dùng các thuộc tính dinh dưỡng của thực phẩm. "Ghi nhãn chất dinh dưỡng" bao gồm 2 nội dung: Công bố chất dinh dưỡng và thông tin về chất dinh dưỡng bổ sung.

- "Công bố chất dinh dưỡng":

(Nutrition declaration)

Việc liệt kê hàm lượng các chất dinh dưỡng trên nhãn của thực phẩm.

- "Xác nhận":

(Claim)

Việc ghi nhãn nhằm khẳng định một thực phẩm có những chỉ tiêu chất lượng riêng biệt liên quan đến sự biến đổi về nguồn gốc, thuộc tính dinh dưỡng, bản chất tự nhiên, đặc điểm chế biến, thành phần cấu tạo của thực phẩm đó.

- "Xác nhận tính dinh dưỡng":

(Nutrition Claim)

Việc trình bày nhằm công bố, hoặc hàm ý rằng một thực phẩm có các thuộc tính dinh dưỡng đặc biệt bao gồm giá trị năng lượng, hàm lượng protein, chất béo, đường bột cũng như hàm lượng vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, xác nhận tính dinh dưỡng không chỉ giới hạn bởi các chỉ tiêu dinh dưỡng trên.

- "Phụ gia thực phẩm":

(Food Additive)

Các chất mà bản thân nó thông thường không được tiêu dùng như một thực phẩm hoặc như là một thành phần điển hình của thực phẩm cho dù nó có hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Các chất này được thêm vào thực phẩm vì mục đích công nghệ trong khi sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển hoặc bảo quản để tạo ra kết quả mong muốn đối với một thực phẩm và chất đó trở thành một phần của thực phẩm hay ảnh hưởng đến những đặc tính của thực phẩm đó. Thuật ngữ này không bao gồm "Chất nhiễm bẩn" (Contaminants) hoặc những chất được thêm vào thực phẩm để duy trì hay cải thiện chất dinh dưỡng của thực phẩm.

- "Thời hạn sử dụng tốt nhất":

(Date of minimum durability, best before)

Thời hạn mà trong đó thực phẩm dưới các điều kiện bảo quản xác định vẫn duy trì đầy đủ các đặc trưng chất lượng vốn có và vẫn đảm bảo tính thương mại, sử dụng của thực phẩm.

3. NỘI DUNG GHI NHÃN BẮT BUỘC

Những nội dung sau đây phải được ghi trên nhãn của thực phẩm bao gói sẵn trừ khi có các quy định cụ thể khác trong các TCVN hoặc các quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.



3.1. Tên của thực phẩm

3.1.1. Tên gọi của thực phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của thực phẩm đó. Tên gọi phải cụ thể, không trừu tượng. Sử dụng tên gọi đã được xác định cho một thực phẩm cụ thể trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc văn bản pháp quy của Nhà nước. Trong trường hợp chưa quy định, sử dụng tên gọi của thực phẩm đã được xác định trong tiêu chuẩn Codex hoặc ISO. Có thể sử dụng tên thông dụng kèm theo một thuật ngữ miêu tả thích hợp để không gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng.

3.1.2. Phải ghi bên cạnh tên gọi của thực phẩm những từ ngữ hoặc nhóm chữ nhằm "xác nhận" về bản chất xác thực và tình trạng vật lý của thực phẩm bao gồm môi trường bao gói, kiểu và điều kiện xử lý thực phẩm (như sấy khô, cô đặc, hoàn nguyên, xông khói, chiếu xạ...). Các chi tiết về ghi nhãn để xác nhận các đặc tính của thực phẩm quy định tại PHỤ LỤC 1.

3.1.3. Đối với phụ gia thực phẩm, tên nhóm, tên gọi và hệ thống mã số quốc tế (International Numbering System-INS) của các chất phụ gia quy định tại PHỤ LỤC 2.



3.2. Liệt kê thành phần

3.2.1. Phải liệt kê các thành phần của thực phẩm trên nhãn trừ khi thực phẩm chỉ có một thành phần.

3.2.1.1. Thuật ngữ "thành phần" phải được ghi rõ với cỡ chữ lớn hơn và nét chữ đậm hơn phần liệt kê các thành phần có trong thực phẩm.

3.2.1.2. Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần tính theo tỷ lệ khối lượng tại thời điểm sản xuất thực phẩm đó.

3.2.1.3. Khi một thành phần "phức hợp" gồm hai hoặc nhiều thành phần phụ thì cần ghi các "thành phần phụ" trong ngoặc đơn, theo thứ tự tỷ lệ khối lượng giảm dần và sát ngay với thành phần "phức hợp" đó. Nếu thành phần "phức hợp" có tên đã xác định mà chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 25% thực phẩm đó thì những "thành phần phụ" không nhất thiết phải ghi nhãn, trừ khi chúng là phụ gia thực phẩm.

3.2.1.4. Lượng nước thêm vào thực phẩm phải được ghi vào thành phần thực phẩm đó, ngoại trừ các dạng nước tạo nên một phần của thành phần như nước muối, siro hoặc canh thịt trong một thực phẩm hỗn hợp và đã ghi rõ trong bảng liệt kê các thành phần. Không ghi lượng nước thêm vào thực phẩm nhưng đã bị bay hơi trong quá trình chế biến. Đối với thực phẩm đã được rút nước hoặc cô đặc với mục đích chỉ thêm nước để "tái tạo" khi sử dụng, các thành phần có thể được liệt kê theo tỷ lệ khối lượng của sản phẩm được "tái tạo" nhưng cần ghi thêm "thành phần khi tái tạo theo chỉ dẫn ghi trên nhãn".

3.2.2. Phải sử dụng một tên gọi cụ thể đối với từng thành phần khi ghi nhãn theo 3.1 (tên gọi của thực phẩm) ngoài các trường hợp sau đây:

3.2.2.1. Sử dụng các tên nhóm sau đối với các thành phần thuộc các nhóm dưới đây và được hiểu là:



TÊN NHÓM

ĐƯỢC HIỂU LÀ

- "Dầu" cùng với thuật ngữ "thực vật" hoặc "động vật", có thể xác định thêm bằng thuật ngữ "hydro hóa" hoặc "hydro hóa một phần"

(Vegetable oil, animal oil, hydrogenated or partially - hydrogenate vegetable oil)



Dầu tinh luyện, trừ dầu oliu

- "Mỡ" kèm theo thuật ngữ "thực vật" hoặc "động vật"

(Vegetable fat, animal fat)

Mỡ tinh luyện, trừ mỡ lợn và mỡ bò

- "Tinh bột"

(Starch)

Các loại tinh bột, trừ tinh bột biến tính hóa học

- "Cá"

(Fish)

Các loài cá khi chúng là một thành phần của thực phẩm khác và việc ghi nhãn không ám chỉ một loài cá cụ thể nào.

- "Thịt gia cầm"

(Poultry meat)

Các loại thịt gia cầm khi chúng là một thành phần của thực phẩm khác và việc ghi nhãn không chỉ là một loại thịt gia cầm cụ thể nào.

- "Phó mát"

(Cheese)

Các loại pho mát khi pho mát hoặc hỗn hợp pho mát là thành phần của thực phẩm khác và việc ghi nhãn không ám chỉ một loại pho mát đơn chất hoặc hỗn hợp cụ thể nào.

- "Gia vị" hoặc "Hỗn hợp gia vị"

(Spice, spices or mixed spices)

Các gia vị hoặc chất chiết từ gia vị, được dùng riêng hoặc kết hợp không vượt quá 2% khối lượng của thực phẩm.

- "Gia vị thảo mộc" hoặc "Hỗn hợp gia vị thảo mộc"

(Herbs or mixed herbs)

Các gia vị thảo mộc khi dùng riêng hoặc kết hợp không vượt quá 2% khối lượng thực phẩm.

- "Gôm"

(Gum base)

Các chế phẩm của gôm được dùng trong sản xuất kẹo cao su

- "Đường"

(Sugar)

Các loại đường sacaroza

- "Destroza" hoặc "Glucoza"

(Dextrose or glucose)

Đường dextroza khan và đường dextroxa ngậm một phân tử nước.

- "Muối Casein"

(Caseinates)

Các loại muối cazein

- "Bơ Cacao"

(Cocoa butter)

Các loại bơ cacao, nén, ép, hoặc tinh chế

- "Quả tẩm đường"

(Crystallized fruit)

Các loại quả tẩm đường khi chúng không quá 10% khối lượng của thực phẩm đó.

3.2.2.2. Thành phần là các chất phụ gia được ghi trên nhãn theo một trong hai cách sau:

a) Tên nhóm và tên chất phụ gia.

b) Tên nhóm và mã số quốc tế của các chất phụ gia, mã số được đặt trong ngoặc đơn.

Thí dụ: Trong chế biến pho mát, khi dùng các chất tạo nhũ, natri poly phophat và dikali diphophat, có thể ghi nhãn các chất đó trong bảng thành phần của pho mát theo hai cách như sau:

a) Chất tạo nhũ: natri poly phophat và dikali diphophat hoặc

b) Chất tạo nhũ (452 i) và (450 iv)

Để ghi nhãn được ngắn gọn, ưu tiên sử dụng cách ghi thứ hai (sử dụng mã số quốc tế của các chất phụ gia).

3.2.2.3. Có thể ghi chung là "Hương liệu", "Chất tạo màu", "Chất tạo ngọt" đối với những chất phụ gia tạo hương, tạo màu, tạo ngọt tương ứng. Đối với các chất phụ gia trong nhóm "Tinh bột biến tính" có thể ghi tên nhóm "Tinh bột biến tính" thay cho tên cụ thể của các chất phụ gia nằm trong nhóm này.

Sau các từ "Hương liệu" hoặc "Chất tạo màu" cần ghi thêm “tự nhiên”, “nhân tạo” hay “tổng hợp”



Thí dụ:

Chất tạo màu nhân tạo: beta-apo-8’ axit carotenoic metyl hoặc etyl este.

Chất tạo màu nhân tạo (160f)

Đối với "Chất tạo ngọt" (không phải là đường) cần ghi rõ “tổng hợp” hoặc “nhân tạo”.

3.2.2.4. Một chất phụ gia được đưa vào thực phẩm thông qua nguyên liệu hoặc thành phần của chúng (được gọi là “Chất mang các chất phụ gia thực phẩm”) với một khối lượng cần khống chế hoặc một lượng đủ để thực hiện một chức năng công nghệ trong chế biến thực phẩm thì phải ghi vào bảng liệt kê các thành phần, ngược lại, với một lượng nhỏ hơn quy định (để thực hiện một chức năng công nghệ) thì không cần liệt kê trong bảng thành phần.

3.2.2.5. Các chất phụ gia dùng với mục đích chế biến thực phẩm phải ghi nhãn theo quy định tại PHỤ LỤC 3.

3.2.3. Ghi nhãn định lượng các thành phần:

a) Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh vào sự hiện diện của một hoặc nhiều thành phần đặc trưng có giá trị thì phải ghi tỷ lệ % thành phần theo khối lượng tại thời điểm sản xuất.

b) Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh đặc biệt hàm lượng thấp của một hoặc nhiều thành phần thì ghi tỷ lệ % thành phần đó theo khối lượng chứa trong thành phẩm.

3.2.4. Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng quy định tại PHỤ LỤC 4.

3.2.5. Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng của các thành phần thực phẩm quy định tại PHỤ LỤC 5.

3.3. Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước:

3.3.1. Hàm lượng tịnh phải được công bố trên nhãn ở nơi dễ thấy theo quy định sau:

a) Đối với thực phẩm sản xuất trong nước: theo đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Đối với thực phẩm xuất nhập khẩu: cho phép đơn vị đo lường quốc tế hoặc đơn vị đo lường Anh - Mỹ.

3.3.2. Hàm lượng tịnh phải được ghi như sau:

a) Theo đơn vị thể tích đối với thực phẩm dạng lỏng

b) Theo đơn vị khối lượng đối với thực phẩm dạng rắn

c) Theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích đối với thực phẩm dạng sệt (nhớt)

3.3.3. Đối với thực phẩm được bao gói trong một môi trường chất lỏng, phải ghi khối lượng tịnh và khối lượng ráo nước. Môi trường chất lỏng có thể là nước, dung dịch đường hoặc muối, dấm hoặc nước ép rau, quả (trong rau quả đóng hộp). Các chất trên có thể được dùng riêng hoặc kết hợp.

3.4. Tên và địa chỉ

Phải ghi cả tên và địa chỉ cơ sở sản xuất và cơ sở đóng gói nếu hai cơ sở đó khác nhau.



3.5. Nước xuất xứ

3.5.1. Nước xuất xứ của thực phẩm phải được ghi trên nhãn theo quy định sau:

a) Thực phẩm sản xuất trong nước phải ghi rõ "Sản xuất tại Việt Nam"

b) Thực phẩm nhập khẩu phải ghi rõ tên nước sản xuất.

3.5.2. Thực phẩm tái chế tại một nước thứ hai làm thay đổi bản chất của thực phẩm đó, nước thứ hai được coi là nước xuất xứ để ghi nhãn.

3.6. Ký mã hiệu lô hàng:

Trên kiện hàng phải ghi rõ ký mã hiệu lô hàng để nhận biết về cơ sở sản xuất và lô hàng thực phẩm đó.



3.7. Số đăng ký chất lượng:

Đối với thực phẩm sản xuất để tiêu dùng trong nước nằm trong danh mục sản phẩm phải đăng ký chất lượng tại cơ quan có thẩm quyền, trên nhãn phải ghi số đăng ký chất lượng của sản phẩm. Cách ghi số đăng ký quy định tại điểm 2.5 Quyết định số 55/TĐC-QĐ ngày 02 tháng 03 năm 1994 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định về việc đăng ký chất lượng hàng hóa.



3.8. Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản:

3.8.1. Thời hạn sử dụng được ghi như sau:

a) Thời hạn sử dụng tốt nhất

b) Thời hạn phải được ghi rõ bằng cụm từ:



"Sử dụng tốt nhất trước...... [c) và d)]................" (Best before end...........)

c) Ghi thời hạn này phải bao gồm:

- Ngày, tháng và năm đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng tốt nhất không quá ba (03) tháng.

- Tháng và năm đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng tốt nhất trên ba tháng.

d) Ngày, tháng và năm phải được ghi theo dãy số không mã hóa, với 3 nhóm mỗi nhóm gồm hai chữ số cách nhau bằng dấu chấm để thể hiện ngày, tháng và năm.

Thí dụ:

- Với thực phẩm có thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, ghi như sau: "Sử dụng tốt nhất trước ngày 30.06.94"

- Với thực phẩm có thời hạn sử dụng trên 03 tháng, ghi như sau: "Sử dụng tốt nhất trước 06.94"

Đối với sản phẩm nhập khẩu ghi nhãn bằng tiếng Anh, có thể ghi tháng bằng chữ.

đ) Phải ghi thời hạn ở nơi dễ thấy hoặc chỉ rõ nơi ghi thời hạn trên bao bì.

3.8.2. Danh mục thực phẩm bao gói sẵn phải ghi thời hạn sử dụng quy định trong PHỤ LỤC 6. Danh mục này được thay đổi theo yêu cầu quản lý chất lượng thực phẩm do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng công bố.

3.8.3 Phải ghi nhãn các điều kiện bảo quản đặc biệt để duy trì chất lượng thực phẩm nếu hiệu lực về thời hạn sử dụng phụ thuộc vào việc bảo quản.

3.9. Hướng dẫn sử dụng:

Phải ghi hướng dẫn sử dụng đối với các sản phẩm cần hướng dẫn khi sử dụng kể cả cách "Tái tạo" sản phẩm (3.2.1.4) khi dùng để bảo đảm không gây sai sót trong sử dụng.



3.10. Thực phẩm chiếu xạ:

3.10.1. Thực phẩm đã được xử lý bằng các bức xạ ion phải ghi rõ bằng cụm từ "Thực phẩm qua chiếu xạ" ngay cạnh tên của thực phẩm. Khuyến khích việc sử dụng biểu tượng Quốc tế về chiếu xạ thực phẩm (hình vẽ) và được đặt ngay cạnh tên thực phẩm đó, có kích thước phù hợp với kích thước chung của nhãn nhưng có đường kính không nhỏ hơn chiều cao cỡ chữ của tên sản phẩm.



3.10.2. Khi một sản phẩm chiếu xạ được sử dụng như một phần của thực phẩm khác, phải ghi rõ trong bảng liệt kê các thành phần.

3.10.3. Khi sản phẩm chỉ có một thành phần và được chế biến từ một nguyên liệu chiếu xạ, nhãn của sản phẩm đó phải ghi rõ việc xử lý này.

4. NỘI DUNG GHI NHÃN KHUYẾN KHÍCH

4.1. Tất cả các thông tin bổ sung có thể trình bày trên nhãn nhưng không được mâu thuẫn với những yêu cầu bắt buộc của quy định này hoặc những yêu cầu liên quan đến việc xác nhận tại điểm 3.1.2 và Phụ lục 1 hoặc nguyên tắc ghi nhãn quy định tại điểm 1.2 của quy định này.

4.2. Cho phép ghi dấu hiệu phân hạng chất lượng sản phẩm trên nhãn, nhưng dấu hiệu đó phải dễ hiểu và không gây nhầm lẫn cho người sử dụng.

5. TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG BẮT BUỘC GHI NHÃN

5.1. Yêu cầu chung:

5.1.1. Nhãn phải được in, dán, ghép..... sao cho không bị bong rơi khỏi bao bì

5.1.2. Nhãn phải ở vị trí dễ thấy, rõ ràng không nhoè, không bay màu, không tẩy xoá và dễ đọc đối với người tiêu dùng khi mua sắm hoặc sử dụng trong những điều kiện bình thường.

5.1.3. Khi các đơn vị bao gói được bọc lại thì mặt ngoài của lớp bọc phải mang thông tin cần thiết của nhãn hoặc lớp bọc phải làm bằng vật liệu có thể đọc được các nội dung nhãn bên trong lớp bọc đó.

5.1.4. Tên gọi và hàm lượng tịnh của thực phẩm phải ở nơi dễ thấy trên nhãn

5.2. Ngôn ngữ:

5.2.1. Với thực phẩm sản xuất và tiêu dùng trong nước, nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt. Tùy theo trường hợp cụ thể, ngoài tiếng Việt, nhãn có thể được ghi thêm bằng tiếng nước ngoài.

5.2.2. Với thực phẩm nhập khẩu, nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trong các trường hợp khác, phải sử dụng một nhãn phụ ghi những nội dung bắt buộc quy định tại điểm 3 bằng tiếng Việt.

5.2.3. Trường hợp ghi nhãn lại hoặc dùng một nhãn phụ thì những nội dung bắt buộc quy định tại điểm 3 phải được ghi đầy đủ và chính xác như nhãn gốc./.


Каталог: docs -> download
download -> TIÊu chuẩn việt nam tcvn 5845: 1994 MÁy xay xát thóc gạo phưƠng pháp thử
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8714: 2011 iso 25140: 2010
download -> Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8940: 2011
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9964: 2014
download -> TIÊu chuẩn ngành 10 tcn 512: 2002 VỪng hạt yêu cầu kỹ thuật và phưƠng pháp thử Phạm VI áp dụng
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8491-2 : 2011
download -> TỈnh thừa thiên huế
download -> MỤc lục lời nói đầu I. Phạm VI và đối tượng áp dụng II. Các chữ viết tắt, định nghĩa và khái niệm
download -> MỤc lục lời nói đầu Phạm VI và đối tượng áp dụng

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương