TỔng cụC ĐƯỜng bộ việt nam cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩA việt nam



tải về 34.6 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích34.6 Kb.
#7278

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2015







BÁO CÁO

Tổng kết thực hiện Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ







Quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ được ban hành tại Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT (gọi tắt là Thông tư 13), đây là văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đối với lĩnh vực giao thông vận tải.

Do Luật Giao thông đường bộ có tính xã hội sâu rộng, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, sau khi Luật có hiệu lực (ngày 01/7/2009), Bộ Giao thông vận tải đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện. Với nỗ lực chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội, việc thực hiện các văn bản QPPL hướng dẫn thực hiện Luật, Nghị định nói chung đã đạt được nhiều kết quả tốt; riêng đối với Thông tư 13, tuy đã đáp ứng vai trò quản lý nhà nước trong công tác kiểm soát tốc độ nhưng hiện nay phương tiện, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện vì vậy các quy định về tốc độ cũng cần điều chỉnh cho phù hợp.

Với tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng đến xã hội lớn của Thông tư 13 như nêu trên, ngày 05/6/2015, Tổng cục ĐBVN đã có công văn số 2841/TCĐBVN-ATGT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Cảnh sát giao thông, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, các Sở GTVT, các Cục QLĐB, ... đề nghị tiến hành đánh giá tổng kết việc thực thi và đề xuất sửa đổi, thay thế đối với Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT.

Từ thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước về tốc độ và khoảng cách giữa các phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ và trên cơ sở báo cáo tổng kết đánh giá của 36 cơ quan đơn vị (31 Sở GTVT, 01 Cục QLĐB, 02 Ban ATGT tỉnh, CA tỉnh Quảng Ninh và UBND tỉnh Điện Biên), Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổng kết thực hiện Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT như sau:



I. Kết quả thực hiện

1. Tình hình chung

Tổng cục ĐBVN là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành lĩnh vực đường bộ có nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đường bộ phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển của toàn xã hội được an toàn, thuận tiện, thông suốt và hiệu quả trên cơ sở đảm bảo sự đồng bộ, hài hòa giữa quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với chiến lược, chính sách phát triển phương tiện tham gia giao thông.

Trong điều kiện, mạng lưới đường bộ được cải tạo, nâng cấp các tuyến đường có sẵn, đồng thời đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến đường có vị trí chiến lược theo tiêu chuẩn đường cao tốc; đi kèm theo đó là các phương tiện tham gia giao thông ngày càng được cải tiến đáp ứng yêu cầu tăng tốc độ, tăng độ an toàn và thuận tiện sử dụng thì một vấn đề cấp thiết đặt ra là Cơ quan quản lý nhà nước phải nghiên cứu điều chỉnh tăng tốc độ tối đa cho phép phù hợp với điều kiện cầu đường và từng loại phương tiện giao thông nhằm giảm thời gian chạy xe, hạ thấp chi phí vận doanh, v.v... dẫn đến tăng hiệu quả của đồng vốn đã đầu tư vào tuyến đường, mặt khác góp phần từng bước hòa nhập với giao thông trong khu vực và quốc tế.

Thực hiện quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2001, ngày 28/12/2001 Bộ trưởng Bộ GTVT đã có Quyết định số 4596/2001/QĐ-BGTVT ban hành quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới chạy trên đường bộ. Sau thời gian thực hiện, do điều kiện đường sá đã được nâng cấp và phương tiện được đổi mới, Bộ GTVT đã có Quyết định số 17/2004/QĐ-BGTVT ngày 30/09/2004 ban hành quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới chạy trên đường bộ thay thế quyết định số 4596/2001/QĐ-BGTVT nói trên. Để tiếp tục giải quyết một số bất hợp lý, ngày 16/09/2005 Bộ GTVT đã có Quyết định số 42/2005/QĐ-BGTVT thay thế Quyết định 17/2004/QĐ-BGTVT nói trên. Sau đó, Quyết định số 42/2005/QĐ-BGTVT lại tiếp tục được sửa đổi thay thế Quyết định số 05/2007/QĐ-BGTVT. Sau khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 ban hành, Quyết định số 05/2007/QĐ-BGTVT đã được điều chỉnh thay thế bằng Thông tư 13 hiện hành. Thông tư 13 được xây dựng ban hành dựa trên tính kế thừa của các văn bản trước và cập nhật các yếu tố thực tiễn mới và phù hợp với Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Như vậy, căn cứ vào mỗi giai đoạn, Bộ GTVT đã nỗ lực kịp thời điều chỉnh quy định về tốc độ và khoảng cách xe cơ giới để đáp ứng nhu cầu vận tải đồng thời vẫn phải đảm bảo an toàn giao thông.

Kể từ khi Thông tư 13 có hiệu lực thi hành (01/9/2009), các quy định trong thông tư đã có tác động đến việc điều khiển xe trên đường; theo đó, quy định rõ ràng tốc độ các phương tiện tham gia giao thông và khoảng cách cần thiết giữa các xe để đảm bảo an toàn trên các tuyến đường. Tuy nhiên, sau 6 năm thực hiện, do sự phát triển của thực tiễn khách quan về cơ sở hạ tầng, về phương tiện và kèm theo đó, phát sinh các bất cập do các vấn đề còn chưa được đề cập tới trong Thông tư, chẳng hạn: chưa quy định cụ thể tốc độ cho từng loại đường đặc biệt là đường cao tốc, chưa hướng dẫn cách thức xác định giá trị tốc độ khai thác hạn chế, ... Đồng thời, trong quá trình thực thi, vẫn còn nhiều ý kiến phản ánh của các địa phương, chủ phương tiện, của Hiệp hội vận tải đường bộ và đặc biệt của các lái xe đường dài, v.v... về những bất hợp lý trong quy định tốc độ xe cơ giới và kiến nghị tiếp tục điều chỉnh.



2. Các vấn đề thực tiễn phát sinh

Tốc độ của xe cơ giới chạy trên đường bộ được quyết định bởi các nhóm yếu tố: Tình trạng kỹ thuật của mạng lưới đường bộ (yếu tố Cơ sở hạ tầng đường bộ), tính năng kỹ thuật của phương tiện (yếu tố Phương tiện) và ý thức chấp hành Luật giao thông của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (yếu tố Con người).

Sau 6 năm thực thi Thông tư 13 và cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, của phương tiện đã nảy sinh một số các bất cập cần phải được bổ sung, điều chỉnh:

- Chưa quy định rõ ràng tốc độ tối đa cho phép đối với từng loại đường, đặc biệt là đường cao tốc, đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều;

- Tình trạng đường sá đã được đầu tư cải tạo nâng cấp, yếu tố hình học, chất lượng mặt đường tốt hơn;

- Phương tiện tham gia giao thông có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, hệ thống an toàn, hệ thống phanh, điều khiển hiện đại hơn.

- Cần phải có quy định rõ cách xác định tốc độ tối đa cho phép làm căn cứ cắm biển hạn chế tốc độ để các cơ quan quản lý đường bộ thực hiện thống nhất.

- Việc chia thành hai nhóm tốc độ 40km/h và 50km/h trên đoạn đường trong khu vực đông dân cư dẫn đến thao tác vượt xe nhiều trong điều kiện đường sá đông đúc tiềm ẩn nguy cơ va chạm, tai nạn giao thông, kìm hãm năng lực thông hành chung.

- Nhu cầu hội nhập, phù hợp với Công ước Viên và sự tương đồng với các nước trong khu vực.

- Một số nội dung cụ thể khác trong Thông tư 13 cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm hiện tại.



II. Đề xuất phương hướng chỉnh sửa Thông tư 13

Vấn đề điều chỉnh tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới chạy trên đường bộ là vấn đề quan trọng, đối tượng điều chỉnh nhiều, tác động đến kinh tế-xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàn giao thông nên cần được xem xét kỹ, nhằm đạt được quy định tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới chạy trên đường bộ phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và phát huy hiệu quả trong hoạt động vận tải.

Để đạt được mục đích nêu trên, Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 13 phải đạt được các yêu cầu sau:

- Quy định tốc độ tối đa phù hợp với điều kiện thực tế nước ta (điều kiện về đường sá, phương tiện và con người).

- Tạo được sự đồng thuận trong xã hội.

- Đơn giản, dễ nhớ, dễ tuyên truyền và phổ biến trong xã hội.

Trên cơ sở phân tích nêu trên, Tổng cục ĐBVN kiến nghị các nội dung chỉnh sửa Thông tư 13 dự kiến như sau:

- Cập nhật Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải vào phần căn cứ;

- Bổ sung các định nghĩa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, dải phân cách giữa, đường đôi, đường một chiều vào phần "Giải thích từ ngữ";

- Bổ sung thêm các trường hợp phải giảm tốc độ khi có thời tiết khói, bụi, khi điều khiển phương tiện đi từ đường nhánh, đường gom, đường không ưu tiên vào đường ưu tiên và khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm thu phí;

- Điều chỉnh tốc độ tối đa trong khu đông dân cư theo hướng: không phân chia thành 2 nhóm tốc độ như trước, chỉ quy định 1 tốc độ chung cho tất cả các phương tiện cơ giới. Quy định tốc độ tối đa cho 02 loại đường khác nhau: đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và đường hai chiều không có dải phân cách giữa và đường một chiều có 1 làn xe cơ giới;

- Điều chỉnh tốc độ tối đa ngoài khu đông dân cư theo hướng: Quy định tốc độ tối đa cho 02 loại đường khác nhau: đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và đường hai chiều không có dải phân cách giữa và đường một chiều có 1 làn xe cơ giới;

- Điều chỉnh tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, các loại xe cơ giới khác; bổ sung quy định tốc độ tối đa cho phép đối với xe đạp máy;

- Bổ sung quy định nêu rõ việc xác định giá trị tốc độ tối đa cho phép để bố trí biển hạn chế tốc độ bằng tiêu chuẩn kỹ thuật về phương pháp xác định tốc độ hạn chế trên đường bộ;

- Quy định chung về tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120km/h và việc điều khiển phương tiện, bố trí biển báo tại khu vực đường nhánh ra, vào đường cao tốc tại các nút giao;

- Bổ sung quy định nêu rõ đối với dự án nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới, Tư vấn thiết kế phải thiết kế bố trí biển báo hiệu tốc độ. Trong quá trình khai thác, đơn vị quản lý đường bộ chịu trách nhiệm theo dõi, chủ động kịp thời điều chỉnh, bổ sung vị trí, trị số ghi trên biển báo hiệu hạn chế tốc độ và vị trí của biển báo hiệu khu đông dân cư cho phù hợp với thực tế và quy định hiện hành; trường hợp cần thiết, có thể phối hợp với các đơn vị có liên quan để thống nhất thực hiện.


Trên đây là các nội dung chính tổng kết thực hiện Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT ./.

TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

TỔ SOẠN THẢO


Каталог: DuThao
DuThao -> BỘ y tế Số: /tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> Luật giao thông đường thủy nội địa sau 8 năm thực hiện
DuThao -> BỘ CÔng an bộ TÀi chính
DuThao -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
DuThao -> VIỆn khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
DuThao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự thảo
DuThao -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
DuThao -> Tcvn …: 2013 Mục lục

tải về 34.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương