Tổng cục lâm nghiệp



tải về 5.36 Mb.
trang1/42
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích5.36 Mb.
#31445
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42









Tổng cục lâm nghiệp

Mô hình Báo cáo Kế hoạch thực hiện

Dự án cải thiện rừng phòng hộ ở

khu vực Bắc Hải Vân

Đơn vị xây dựng: Nhóm PST CCLN TT-Huế



Tỷ giá


1 USD = 21.000 VND, năm 2011

Các từ viết tắt



BQL(DA)

Ban quản lý dự án

CCLN

Chi cục Lâm nghiệp tỉnh

F/S

Nghiên cứu (dự án) khả thi

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KHTH/IP

Kế hoạch thực hiện

M&E

Giám sát và đánh giá

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

JICA

Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật bản

UBND

Ủy ban Nhân dân

QLBVR

Quản lý Bảo vệ rừng

TTH

Thừa Thiên Huế







Giới thiệu

Báo cáo này là kết quả của đào tạo tại chỗ về Nghiên cứu khả thi (NCKH) và Kế hoạch thực hiện (KHTH) do nhóm học viên cấp tỉnh (PST) của tỉnh Thừa Thiên Huế………….. thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 7 năm 2012.

Việc NCKT và chuẩn bị KHTH là một phần của dự án tăng cường năng lực lập kế hoạch và thực thi trồng rừng được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vào tháng 7 năm 2009.

Dự án mục tiêu của nghiên cứu khả thi và kế hoạch thực hiện là dự án cải thiện rừng phòng hộ khu vực Bắc Hải Vân



tại thị trấn Lăng Cô huyện Phú Lộc

được khái quát qua các nội dung như sau:

- Mục đích của dự án là tăng tính bền vững của rừng phòng hộ, nâng cao thu nhập của người dân thông qua các hoạt động như tỉa thưa rừng, trồng và chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng, đồng thời tăng cường năng lực và nhận thức cho người dân trong vùng dự án.



- - Các hoạt động của dự án gồm các hợp phần sau:

+ Hợp phần 1: Nâng cấp rừng phòng hộ

+ Hợp phần 2: Hỗ trợ nâng cấp rừng phòng hộ

+ Hợp phần 3: Quản lý dự án và giám sát và đánh giá







- Cơ quan thực hiện dự án: Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân



- Sản phẩm mục tiêu: Diện tích 538,3 ha rừng phòng hộ trồng thuần keo được tỉa thưa điều chỉnh không gian dinh dưỡng hợp lý; và trồng rừng bản địa hỗn loài từ 03 loài trở lên được thiết lập từ rừng trồng thuần Keo sau tỉa thưa.

                            

                                    

- Nguồn tài chính: chủ yếu từ nguồn sản phẩm tỉa thưa chiếm 70% chi phí dự án, phần còn lại từ ngân sách hỗ trợ và thu từ dịch vụ môi trường rừng..





Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành đào tạo về Nghiên cứu khả thi và Lập kế hoạch thực hiện cho các nhóm học viên các tỉnh theo sự hướng dẫn và giám sát của Nhóm Dự án JICA và trong quá trình thực hiện nghiên cứu khả thi kế hoạch thực hiện, việc chuyển giao kỹ thuật từ trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam tới Nhóm nghiên cứu cấp tỉnh về nghiên cứu khả thi và kế hoạch thực hiện đã được tiến hành. Nhóm học viên cấp tỉnh đã chuẩn bị các báo cáo NCKT và báo cáo KHTH thông qua đào tạo tại chỗ với sự hỗ trợ từ trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.



Lời nói đầu

Nghiên cứu phát triển về tăng cường năng lực xây dựng nghiên cứu khả thi (NCKT) và kế hoạch thực hiện (KHTH) cho các dự án trồng rừng ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là "FICAB” ) đã được triển khai thực hiện trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012 với mục đích tăng cường khả năng quản lý và khả năng phối hợp của cán bộ Bộ NN&PTNT trong việc giám sát chất lượng của NCKT và KHTH nhằm mục đích nâng cao năng lực của cán bộ cấp tỉnh về chuẩn bị báo cáo NCKT và KHTH và xây dựng bộ tài liệu đào tạo sử dụng để triển khai đào tạo kỹ thuật về chuẩn bị F/S và IP cho dự án trồng rừng.

Sau khi hoàn thành dự án FICAB, để thúc đẩy việc trồng rừng đối với rừng sản xuất trên khắp diện tích rộng lớn ở Việt Nam thì việc tăng cường hơn nữa năng lực của các cán bộ cấp tỉnh, những người có liên quan đến lập kế hoạch trồng rừng, là rất quan trọng và là cơ sở cho việc huy động vốn để trồng rừng. Với mục đích này, dự án đã sử dụng bộ tài liệu đào tạo tỉnh Thái Nguyên – một trong những kết quả (sản phẩm) của dự án FICAB.

Mục tiêu của dự án FICAB II là để tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ lâm nghiệp chủ chốt cho việc thiết lập kế hoạch trồng rừng tại 23 tỉnh. Để tăng cường năng lực lập kế hoạch và thực thi trồng rừng, đào tạo tại chỗ (đào tạo thực việc) cho Nhóm học viên cấp tỉnh đã được thực hiện với sự hỗ trợ từ trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Việc đào tạo tại chỗ được chia thành hai phần. Phần đầu của việc đào tạo tại chỗ là thực hiện NCKT, các học viên cấp tỉnh thực hiện nghiên cứu khả thi thông qua 5 bài tập (bài tập 1: Xác định dự án; bài tập 2: Khảo sát và phân tích hiện trường, bài tập 3: Lập kế hoạch dự án, bài tập 4: Biện minh dự án, bài tập 5: Dự tháo báo cáo NCKT), và như kết quả của phần đầu của đào tạo tại chỗ là dự thảo báo cáo NCKT được chuẩn bị bởi mỗi Nhóm học viên cấp tỉnh. Phần thứ hai của việc đào tạo tại chỗ là chuẩn bị báo cáo KHTH, Nhóm học viên cấp tỉnh đã chuẩn bị bản dự thảo báo cáo KHTH thông qua việc thực hiện bài tập 6 (dự thảo báo cáo KHTH).

23 tỉnh tham gia vào dự án FICAB là:

Vùng Đông Bắc: Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái.

Vùng Tây Bắc: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

Vùng Bắc Trung Bộ:Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Quàng Ngaĩ, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận .

Vùng Tây Nguyên: Đắc Nông, Kon Tum và Lâm Đồng.



Mục lục

Tỷ giá i

Các từ viết tắt i

Giới thiệu ii

Lời nói đầu iii

Tóm tắt 1

PHẦN I: TÓM TẮT DỰ ÁN 3

1. Vị trí và diện tích vùng dự án 4

2. Mục tiêu dự án 5

3. Các hợp phần dự án 5

4. Chi phí dự án trong giai đoạn hỗ trợ 9

5. Khung Logic (Ma trận thiết kế dự án) 10

PHẦN II: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THEO TỪNG LĨNH VỰC 14

1. Cơ cấu tổ chức 15

1.1. Cơ cấu thực hiện chung 15

1.2 Cơ cấu thực hiện 15

1.3 Cơ quan liên quan khác 17

1.4 Lựa chọn các hộ tham gia dự án 19

2. Lịch trình thực hiện dự án 19

2.1 Lịch trình chung thực hiện dự án 19

2.2 Giai đoạn chuẩn bị 20

2.3 Giai đoạn tác nghiệp 22

3. Tổ chức quản lý tài chính 25

3.1 Các nguồn tài chính 25

3.2 Ngân sách nhà nước cho quản lý dự án và hỗ trợ kỹ thuật 26

4. Quản lý mua sắm 28

4.1 Kế hoạch mua sắm 28

4.2 Dòng mua sắm theo quá trình phê chuẩn 29

5. Bán và tiếp thị sản phẩm 31

5.1 Tổng quan về điều kiện bán và tiếp thị 31

5.2 Dòng bán và tiếp thị 32

6. Kế hoạch đào tạo 34

7. Giám sát và đánh giá 36

7.1 Giám sát 36

7.2 Đánh giá 37

Phụ lục

PHỤ LỤC 1: Kế hoạch tổng thể của Dự án giai đoạn hỗ trợ 41

PHỤ LỤC 2: Kế hoạch tỉa thưa và trồng bổ sung cây bản địa 47

PHỤ LỤC 3: Hướng dẫn lâm sinh 80

PHỤ LỤC 4: Đề cương tham chiếu cho cán bộ Dự án 86

PHỤ LỤC 5: Các mẫu văn bản chuẩn bị cho kế hoạch thực hiện 90

Danh mục hình vẽ

Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức triển khai Dự án 16

Hình 2 . Sơ đồ tổ chức Ban quản lý dự án 16

Hình 3. Dòng ngân sách cho hợp phần quản lý dự án và hỗ trợ kỹ thuật 26

Hình 4. Dự kiến cơ chế giám sát và dòng thông tin 36

Danh mục các bảng

Biểu I-1. Diện tích hiện trạng các loại đất vùng dự án 4



Biểu I-2. Kế hoạch tỉa thưa và sản phẩm trung gian 6

Biểu I-3. Diện tích trồng các loài cây bản địa theo các dạng lập địa. 7

Biểu I-4. Quy mô trồng rừng hàng năm theo loài 7

Biểu I-5. Lịch trình tổng quát cho việc thực thi dự án 8

Biểu I-6. Chi phí toàn bộ dự án trong giai đoạn 2012-2025 10

Biểu II-7. Đề xuất định biên nhân sự cho Ban quản lý 17

Biểu II-8. Lịch trình chung thực hiện dự án trong giai đoạn hỗ trợ 20

Biểu II-9. Lịch trình thực hiện giai đoạn chuẩn bị 21

Biểu II-10. Các hoạt động tác nghiệp cho mô hình các hoạt động dự án 22

Biểu II-11. Lịch trình hàng tháng cho Bước 1 (họp dâncác HGĐ để tổ chức thực hiện) 23

Biểu II-12. Lịch trình hàng tháng từ Bước 2 đến Bước 11 24

Biểu II-13. Lịch trình hàng tháng cho Bước 12 (Giám sát và đánh giá) 25

Biểu II-14. Các nguồn tài chính dự án 25

Biểu II-15. Chu kỳ ngân sách hàng năm tại BQL dự án 27

Biểu II-16. Kế hoạch mua sắm 28

Biểu II-17. Dòng thủ tục mua cây giống và phân bón 29

Biểu II-18. Thủ tục mua sắm dịch vụ tư vấn 30

Biểu II-19. Công suất tiêu thụ các nhà máy 31

Bảng II-20. Dòng Bán và Tiếp thị sản phẩm 33

Biểu II-21. Dự kiến các khóa tập huấn của dự án 35

Biểu II-22. Dự kiến số hộ tham gia dự án 37

Biểu II-23. Số lượng các khóa đào tạo của dự án 37

Biểu II-24. Kế hoạch giám sát và đánh giá 38
Tóm tắt

Phần I: Tóm tắt dự án

Trong tài liệu này, nội dung của báo cáo F/S, địa điểm và diện tích, các mục tiêu, các thành quả, các hợp phần, kế hoạch hoạt động chính và chi phí dự án được tóm tắt, và Ma trận thiết kế dự án để chỉ rõ khung dự án được đính kèm, để làm rõ các nội dung của dự án trong phần lập kế hoạch thực hiện (IP).



Phần II: Kế hoạch thực hiện của từng lĩnh vực

Chương 1.: Cơ cấu tổ chức

Ban quản lý dự án (BQLDA) bao gồm một Giám đốcTrưởng ban, một Phó Giám đốcban/Trưởng phòng Tài chính Kế hoạchNgười quản lý tài chính và kế hoạch, năm kỹ thuật và khuyến nông và một kế toán. Ban quản lý có trách nhiệm thực hiện dự án và đạt được mục tiêu dự án tại cuối giai đoạn hỗ trợ, phối hợp cung ứng dịch vụ tới các hộ dân tham gia, hỗ trợ cơ quan tài chính về mặt kỹ thuật trong thực hiện sắp xếp vốnBQLDA có trách nhiệm thực hiện dự án và đạt được các mục tiêu của dự án. Một điều phối viên xã và một cán bộ khuyến nông làm việc tại mỗi Đơn vị thực hiện (ĐVTH). Mỗi ĐVTH có tổng số tám cán bộ. Các ĐVTH thực hiện các hoạt động hiện trường hàng ngày và cung cấp các hỗ trợ cho các hộ dân tham gia, dưới sự giám sát của BQLDA. Các hộ dân tham gia được tổ chức thành nhóm người dân để tăng năng lực thực hiện của các hộ dân. Hiệp hội Rừng sản xuất (HRSX) sẽ được thành lập như là một mạng lưới của các nhóm người dân. Nhiệm vụ của các bên liên quan khác, như Bộ NN&PTNT, U UBND tỉnh Thừa Thiên HuếThái Nguyên, Sở NN&PTNT/Chi cục lâm nghiệp (CCLN), UBND huyện Phú Lộc, Phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc, UBND thị trấn Lăng Cô… cũng được giải thích trong tài liệu này.

Cơ quan thực hiện sẽ hỗ trợ hộ dân trong việc thành lập nhóm hộ; thông qua cuộc họp cộng đồng, các hộ muốn tham gia dự án sẽ phải thành lập mới hoặc tham gia các nhóm người dân hiện có. Với sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật, họ sẽ lựa chọn trưởng nhóm và thành viên khác trong ban thường trực của nhóm, theo như nội quy đã được các thành viên thống nhất. Sau khi hình thành nhóm người dân, cơ quan thực hiện sẽ cung cấp thông tin về những hoạt động dự án và hỗ trợ liên quan qua các nhóm này.

Chương 2. Lịch trình thực hiện

Trong năm đầu tiên của dự án, được coi là giai đoạn chuẩn bị, các công việc chuẩn bị hoạt động phát triển và hỗ trợ phát triển rừng phòng hộ; quản lý, giám sát và đánh giátrồng rừng dự án được thực hiện. Trong suốt giai đoạn tác nghiệp từ năm thứ 21 đến năm thứ 108, các hoạt động chuẩn bị kế hoạch tỉa thưa rừng chi tiết, khai thác gỗ, xử lý thực bì, đào hố, trồng rừng, chăm sóc rừng, QLBVRtrồng rừng trực tiếp được tiến hành trên hiện trường. Lịch trình thực hiện hàng tháng trong giai đoạn chuẩn bị được trình bày theo 86 bước, từ bước 1 (thành lập BQL dự ánThiết lập kế hoạch vay vốn) đến bước 86 (tập huấn cán bộ BQL). Trong giai đoạn tác nghiệp, hàng loạt các hoạt động đánh giá thực địa, chọn Hộ gia đình tham gia dự án, tập huấn, chuẩn bị và tiến hành tỉa thưa, trồng cây bản địa, chăm sóc và bảo vệ rừng…trồng rừng cho mô hình chu kỳ kinh doanh (bao gồm 141 bước) được thực hiện lặp lại trên hiện trường trồng rừng. Việc giám sát, đánh giá được triển khai thường xuyên, liên tục cả năm (Bước 12).



Chương 3. Tổ chức quản lý tài chính

Ngoài sự đóng góp của các hộ dân tham gia, dDự án sẽ được cấp vốn từ 03hai nguồn: Tỉa thưa rừng trồng,Vốn vay và Ngân sách nhà nước, thu từ dịch vụ môi trường. Nguồn tài chính cần thiết để triển khai hoạt động trồng và phát triển rừng sẽ được tiếp cận từ nguồn tỉa thưa rừng trồng, với phần vốn đóng góp chiếm 69% trong tổng chi phí thực hiện. Đây là phần vốn có vai trò rất lớn đến sự thành công của dự án và nguồn này được sử dụng để mua vật tư, cây con, chi phí nhân công.

Trong khi đó để chi trả việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thuê tư vấn xây dựng cơ chế giao khoán, đào tạo các dịch vụ hỗ trợ người dân tham gia, quản lý và giám sát dự án sẽ lấy từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường và từ sự hỗ trợ ngân sách nhà nước với tổng vốn 1.540,5 triệu đồng chiếm 6,9% tổng vốn dự án.

. Đối với vốn vay, Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) thực hiện các chương trình vay vốn. Để đảm bảo việc quản lý vốn một cách hiệu quảminh bạch, một tài khoản đặc biệt sẽ được mở. Các hợp đồng vay vốn được thực hiện giữa từng hộ dân với VBSP. Giải ngân vốn vay trong năm thứ 1 và 2 của chu kỳ kinh doanh và hoàn trả khoản gốc sẽ được thực hiện qua tài khoản đặc biệt đó. Các khoản về quản lý của Cơ quan thực hiện, thuê tư vấn địa phương và tổ chức các khóa tập huấn sẽ do Ngân sách nhà nước cấp. C, việc xây dựng kế hoạch ngân sách hàng nămác thủ tục tài chính và ngân sách, và báo cáo về Ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện theo hệ thống tài chính của Nhà nước Việt Nam.. Các thủ tục này cho phép giải ngân vốn và là cơ sở để phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm và ngân sách sẽ được gửi từ cấp tỉnh tới tài khoản của dự án thông qua Kho bạc.



Chương 4. Tổ chức mua sắm

Rất nhiều vật tư hàng hóa cần được mua sắm, như cây con, phân bón, thiết bị văn phòng...…, và các tư vấn địa phương sẽ được thuê để cung cấp các dịch vụ này. Các hạng mục mua sắmMua các vật tư hàng hóa đó theo danh sách của từng hợp phần dự án. BQL Dự án sẽ chịu trách nhiệm các gói mua sắm trực tiếp thông qua đơn vị có trách nhiệm mua sắm sẽ được trình bàytừng gói thầu trong Hợp phần trồng rừng, cây con, phân bón, lựa chọn dịch vụ tư vấn…

Đối với việc mua sắm các hàng hóa, có 5 đối tác (bên liên quan) tham gia vào việc mua sắm, là các hộ dân, ĐVTH, BQL, các Nhà cung cấp và CCLN, và có 6 hoạt động được thực hiện trong quá trình mua sắm. Đối với các dịch vụ và hàng hóa, có 4 đối tác tham gia, là ĐVTH, BQL, Công ty tư vấn và CCLN, và cũng có 4 hoạt động được thực hiện trong quá trình mua sắm.

Chương 5. Bán và tiếp thị sản phẩm

Có 63 bên liên quan tham gia vào các hoạt động bán và tiếp thị sản phẩm, là các nhóm hộ tham gia trồng, tỉa thưa rừng, BQL DA và các nhà máy chế biến gỗhộ dân, HRSX, BQL, các ĐVTH, các Đơn vị trung gian và Nhà máy ván dăm Thái Nguyên (PISICO, SHAIYO, VITAICO). Công việcCó hai giai đoạn thực hi liên quan đếnện các hoạt động bán và tiếp thị sản phẩm trong dự án được thể hiện giữa các đối tác trực tiếp tham gia. Giai đoạn 1 là các hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị các thông tin bán và tiếp thị. Giai đoạn 2 là các hoạt động cụ thể về bán và mua gỗ nguyên liệu, được thực hiện giữa các bên liên quan đề cập phía trên. 12 bước hoạt động bán và tiếp thị sản phẩm được thiết kế trong hai giai đoạn đó. Trong mỗi bước, sẽ có sự kiểm tra vai trò và chức năng của từng bên liên quan, tương ứng với các hoạt động bán và tiếp thị sản phẩm, và các mối quan hệ giữa các bên liên quan. Kết quả kiểm tra được tổng hợp trong biểu về dòng bán và tiếp thị.



Chương 6. Kế hoạch đào tạotập huấn

Có hai khía cạnh cần được tăng cường: i) Các kỹ năng kỹ thuật của hộ dân tham gia tại cấp hiện trường và ii) Các kỹ năng quản lý, xây dựng cơ chế khoán của Cơ quan thực hiện. Đối với khía cạnh thứ nhất, dường như nhiều hộ dân thiếu kiến thức tổng hợp để thực thi trồng rừng phòng hộ. Dự án sẽ tổ chức 08/10 khóa tấp huấn trong 5 năm đầu (02 khóa/năm), đây được coi như là đào tạo nâng cao năng lực khuyến lâm cho các hộ dân tham gia.



Chương 7. Giám sát và đánh giá

Công tác giám sát nhằm kiểm tra tiến trình dự án và đưa ra những hoạt động điều chỉnh kế hoạch dự án trong trường hợp cần thiết.Giám sát nhằm mục đích kiểm tra tiến độ dự án và đưa ra các chỉnh sửa kế hoạch, nếu cần thiết. Có 54 bước trong cơ chế giám sát, thăm dò, dòng thông tin từ cán bộ khuyến nông tới đơn vị ra quyết định của dự án và hệ thống phản hồi. Đánh giá nhằm tạo ra các khuyến nghị cho dự án trong tương lai và rút ra các bài học cho các dự án khác. Việc đánh giá sẽ được tiến hành trong hoặc sau giai đoạn hỗ trợ của dự án, dựa trên những kết quả, đặc biệt là mức độ đạt được các mục tiêu của hỗ trợ, mục tiêu của dự án và mục tiêu tổng thể. Đánh giá sẽ được thực hiện trong hoặc sau giai đoạn hỗ trợ dự án, bằng việc sử dụng toàn bộ kết quả của dự án.



Tóm tắt
Phần I Tóm tắt dự án

Phần II kế hoạch của từng lĩnh vực


PHẦN I.

TÓM TẮT DỰ ÁN

1. Vị trí và diện tích vùng dự án

1.1. Vị trí

Vùng dự án nằm trên địa bàn Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm vùng núi và vùng đồng bằng ven biển.

Phía Bắc giáp xã Lộc Vĩnh và Biển Đông

Phía Nam giáp thành phố Đà nẵng

Phía Đông giáp biển Đông

Phía Tây giáp xã Lộc Tiến

Thị trấn Lăng cô có nhiều lợi thế địa lý đối với hoạt động thương mại du lịch với khu kinh tế Chân mây - Lăng Cô và điểm du lịch hấp dẫn của cả nước và trên thế giới. Mạng lưới giao thông tại Lăng cô tương đối phát triển bao gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong tương lai.



1.2. Diện tích

Theo số liệu quy hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Phú lộc là 72.092,3 ha, trong đó tổng diện tích tự nhiên vùng dự án khoảng 10.399 ha, được phân chia các loại như sau:

Biểu I-1. Diện tích hiện trạng các loại đất vùng dự án


Stt

Hạng mục

Ký hiệu

Tổng diện tích

1

2

3

4




Tổng diện tích tự nhiên




10399,44

1

Đất nông nghiệp

NNP

7039,33

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

116,35

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

6884,55

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

1745,52

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

5139,03

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD




1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

38,43

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

2387,86

3

Đất chưa sủa dụng

CSD

972,25


Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2013
TinTuc -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
TinTuc -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
TinTuc -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> UỶ ban nhân dân thị XÃ HƯƠng trà Số: 1192 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế
2013 -> Ngày 21/1/2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Nghị quyết số 563/nq-ubtvqh13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Webiste Bộ tn&mt xin trân trọng đăng toàn văn Nghị quyết này
2013 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Danh sách các tổ chức hành nghề CÔNG chứng tại tỉnh thừa thiên huế
2013 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 5.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương