TỔng cục hải quan số: 3598/tchq-gsql v/v: Thủ tục hải quan. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 17.68 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích17.68 Kb.
#17175

BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC HẢI QUAN

___________

Số: 3598/TCHQ-GSQL

V/v: Thủ tục hải quan.



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________


Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2007

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 2082/UBND-KT2 ngày 20/06/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về đề nghị cung cấp một số thông tin về thủ tục hải quan cho tập đoàn Điện tử Compal- Đài Loan chuẩn bị đầu tư vào KCN Bá Thiện, tỉnh Vĩnh Phúc. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Đề nghị thành lập tổ chức Hải quan tại KCN Bá Thiện, tỉnh Vĩnh Phúc.



Trả lời: Hiện tại, tại tỉnh Vĩnh Phúc đã có Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận. Do vậy, việc đề nghị thành lập thêm tổ chức Hải quan tại Vĩnh Phúc là không cần thiết. Khi dự án của Tập đoàn Điện tử Compal- Đài Loan chính thức đi vào hoạt động, nếu có nhu cầu, Tổng cục Hải quan sẽ xem xét thành lập 01 Đội Thủ tục tại KCN Bá Thiện.

2. Đề nghị xây dựng cảng ICD tại khu vực cách KCN Bá Thiện khoảng 4-5 km, có chức năng thay thế cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân.



Trả lời: Việc thành lập cảng cạn (ICD) phải được Bộ Giao thông vận tải quy hoạch và công bố trong hệ thống cảng nội địa toàn quốc. Hiện tại, tại khu vực trung du Bắc Bộ đã có ICD Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ, nếu doanh nghiệp có nhu cầu thì làm thủ tục hải quan tại ICD Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ.

3. Đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế, đề nghị mỗi tháng thanh khoản đối chiếu giấy tờ một lần. Xuất nhập hàng tại kho bảo thuế không cần cung cấp bản hợp đồng gốc. Được mở thùng kiểm hàng. Trước khi khai báo hải quan được hoán đổi hàng hóa kém chất lượng.



Trả lời: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm VIII, mục 2, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

4. Đề nghị hủy bỏ quy định xuất trình nguyên tờ khai xuất khẩu của sản phẩm cần sửa chữa và hủy bỏ cung cấp giấy chứng nhận.



Trả lời: Đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng vì lý do nào đó phải nhập khẩu trở lại để sửa chữa, thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 6466/TCHQ-GSQL ngày 23/12/2002 và công văn số 2522/TCHQ-GSQL ngày 30/5/2003 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, để cơ quan Hải quan xác nhận chính xác lô hàng xuất khẩu phải nhập trở lại, khi làm thủ tục tái nhập doanh nghiệp phải xuất trình tờ khai hải quan xuất khẩu và văn bản từ chối nhận hàng của bên nước ngoài.

5. Về việc sửa đổi tờ khai hải quan, đề nghị khi có nhu cầu sửa đổi, thì được sửa đổi.



Trả lời: Thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Theo đó, trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu người khai hải quan có lý do chính đáng, có văn bản đề nghị và được Chi cục trưởng Hải quan chấp thuận thì được bổ sung, sửa chữa tờ khai hải quan đã đăng ký.

6. Ở Việt Nam, nguyên vật liệu chưa được gia công không được xuất khẩu, nguyên vật liệu dư thừa không được bán lại, nguyên vật liệu kém chất lượng phải được kiểm chứng của Cục Kiểm định mới được tái xuất khẩu trả lại hàng.

Đề nghị được trả hàng hoặc bán đi tùy ý.

Trả lời: Đối với việc gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài đã có hệ thống văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh tương đối đầy đủ và rõ ràng. Do vậy, nguyên vật liệu dư thừa, phế phẩm, phế liệu sau khi kết thúc hợp đồng gia công được xử lý theo thỏa thuận của hợp đồng gia công nhưng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam. Không được tự ý trả lại hàng hoặc bán đi mà chưa được phép của cơ quan quản lý.

7. Đối với hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, đề nghị bỏ khung hạn chế về thời gian ân hạn là 275 ngày.



Trả lời: Về bản chất, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu gần giống với hàng nhập khẩu để kinh doanh, là hình thức “mua đứt, bán đoạn” trên cơ sở 02 hợp đồng riêng biệt; điểm khác biệt giữa 2 loại hình này là nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được hưởng thời gian ân hạn 275 ngày. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng được hưởng thời gian ân hạn 275 ngày mà phải là doanh nghiệp đáp ứng điều kiện chấp hành tốt pháp luật thuế theo qui định tại điểm III.2.2, phần C Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Do vậy, việc đề nghị bỏ khung hạn chế thời gian ân hạn thuế (275 ngày) là trái với qui định của pháp luật Việt Nam.

Tổng cục Hải quan trả lời để UBND tỉnh Vĩnh Phúc được biết./.


KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)

Nguyễn Ngọc Túc


Nơi nhận:

- Như trên;

- Cục HQ TP. Hà Nội;

- Vụ Pháp chế (BTC);



- Trang Website Hải quan;

- Lưu VT, GSQL (03b).

tải về 17.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương