TỔng cục chính trị Số: /bc-ct cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 336.28 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích336.28 Kb.
#22629
  1   2   3   4


QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ


Số: /BC-CT



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2016




DỰ THẢO

BÁO CÁO


Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 523-CT/QUTW

ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Thường vụ Quân uỷ Trung ương

về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách đối với Quân đội

và hậu phương Quân đội giai đoạn 2011 - 2015



Phần thứ nhất

KẾT QUẢ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5 năm qua, toàn quân thực hiện Chỉ thị số 523-CT/QUTW của Thường vụ Quân uỷ Trung ương (Chỉ thị 523) trong điều kiện tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp; chiến tranh sắc tộc, xung đột vũ trang; suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai bão lũ, biến đổi khí hậu, đặc biệt là những diễn biến tranh chấp chủ quyền trên biển Đông ngày càng phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội và an ninh chính trị của đất nước, đời sống của nhân dân, lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách. Trong nước, kinh tế dần hồi phục và có sự tăng trưởng; Nghị quyết Trung ương 5, Trung ương 7 (khoá XI) về một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 20201. Quân đội có sự điều chỉnh, phát triển mới về tổ chức lực lượng; một số lực lượng hiện đại hoá, hình thành lực lượng mới: Lực lượng tàu ngầm, lực lượng Tác chiến không gian mạng, lực lượng Không quân Hải quân; sự phát triển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, căn cứ quân sự Cam Ranh; lực lượng tham gia gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc...đặt ra yêu cầu cao và chi phối công tác chính sách đối với Quân đội và hậu phương Quân đội (HPQĐ).

I. ƯU ĐIỂM

A. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Các đơn vị trong toàn quân đã quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 523

Tổng cục Chính trị xây dựng kế hoạch, cụ thể hoá các nội dung của Chỉ thị 523, hướng dẫn, tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện thống nhất trong toàn quân2. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đã tổ chức quán triệt nghiêm túc; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện; xác định mục tiêu, yêu cầu, nội dung, giải pháp và tiến độ thực hiện các nội dung công tác chính sách từng năm, từng giai đoạn sát với đặc điểm, tình hình và yêu cầu nhiệm vụ; triển khai thực hiện tích cực, toàn diện và đồng bộ các mặt công tác chính sách đối với Quân đội và HPQĐ, phù hợp với thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị và coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện.



2. Thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự quan tâm, đồng thuận của toàn quân và toàn xã hội trong triển khai thực hiện chính sách

Các cơ quan, đơn vị đã phát huy tốt vai trò của các cơ quan truyền thông trong và ngoài Quân đội, các tổ chức trong hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với Quân đội và HPQĐ. Bằng nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền, định hướng dư luận, hướng dẫn, giải đáp các chế độ, chính sách làm cho mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và đối tượng chính sách hiểu rõ, hiểu đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các chế độ, chính sách đối với Quân đội, HPQĐ; ý thức, tinh thần, thái độ, trách nhiệm ngày càng được nâng cao; tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc quan tâm, chăm lo công tác chính sách đối với Quân đội và HPQĐ.



3. Không ngừng đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo; coi trọng và thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương

Cấp uỷ, người chỉ huy, Chính uỷ, Chính trị viên các cấp đã có sự đổi mới trong phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo; bám sát tình hình thực tiễn, đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ; đổi mới phương pháp quản lý và điều hành; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nắm chắc tình hình; kịp thời rút kinh nghiệm, nhân rộng cách làm sáng tạo; kết hợp, lồng ghép hiệu quả các nội dung, hoạt động công tác chính sách trong các lĩnh vực, các nhiệm vụ. Thường xuyên chỉ đạo làm tốt công tác phối hợp trong nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện chính sách, phát huy sức mạnh tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất, ban hành đúng, trúng, phù hợp thực tiễn và tổ chức thực hiện bảo đảm kịp thời, chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng quy trình, quy định; các vướng mắc, phát sinh cơ bản được giải quyết kịp thời.



B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CÔNG TÁC CHÍNH SÁCH

1. Chủ động nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với lực lượng tại ngũ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới

Đã nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, từng bước hoàn thiện các chính sách về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tiến trình cải cách chính sách xã hội của Nhà nước và tính chất, nhiệm vụ đặc thù của Quân đội. Trình Quốc hội ban hành, sửa đổi, bổ sung một số Luật3, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, liên Bộ ban hành và từng bước hoàn thiện các chính sách, bảo đảm đồng bộ, toàn diện. Chú trọng nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách đối với lực lượng mới, lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt, nhiệm vụ đặc thù, lực lượng làm nhiệm vụ ở các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo4; kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đã ban hành phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ mới.

Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách đối với lực lượng tại ngũ, chính sách thôi phục vụ tại ngũ; phát huy vai trò, trách nhiệm, bám sát thực tiễn, bảo đảm chế độ chính sách đúng, đủ, kịp thời; quản lý, sử dụng đúng nguồn ngân sách được giao, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Thường xuyên làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc; chủ động đề xuất, giải quyết các vướng mắc, phát sinh, nhất là thực hiện chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp5.

Việc đề bạt, phong, thăng, phiên quân hàm, nâng lương và chuyển ra đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hằng năm bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình. Công tác an điều dưỡng được thực hiện có nền nếp; các cơ quan, đơn vị tổ chức cho cán bộ đi nghỉ, an điều dưỡng trong nước và ở nước ngoài bảo đảm chu đáo; triển khai thực hiện các dự án đầu tư, quy hoạch, nâng cấp các đoàn an dưỡng theo đúng chủ trương của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng.

Chính sách khen thưởng được coi trọng và quan tâm thực hiện, cả thường xuyên và đột xuất; bảo đảm dân chủ, chặt chẽ, công khai, chính xác theo đúng quy trình, tiêu chuẩn quy định của Luật Thi đua khen thưởng và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng; kịp thời động viên phong trào, động viên các lực lượng, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.

2. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ đối với lực lượng tại ngũ

Chủ động nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện và đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). Các chế độ BHXH, BHYT đối với các đối tượng trong Quân đội được thực hiện đúng Luật và các quy định của Chính phủ6; bảo đảm chặt chẽ, đúng, đủ, kịp thời. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 21-NQ/TW của Trung ương và Kế hoạch số 787-KH/QUTW của Thường vụ Quân uỷ Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 trong Quân đội. Công tác thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN; quản lý, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN hiệu quả, chặt chẽ, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

Công tác khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện chính sách về chăm sóc sức khoẻ đối với lực lượng tại ngũ luôn được quan tâm; không ngừng nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh, đảm bảo quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng; quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các bệnh viện Quân đội; áp dụng và phát triển kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại trong chẩn đoán và điều trị, góp phần chăm sóc ngày càng tốt hơn sức khỏe của các đối tượng trong Quân đội và nhân dân.

3. Động viên và kết hợp các nguồn lực, chăm lo và thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách hậu phương Quân đội

Các chế độ, chính sách đối với gia đình quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng tại ngũ không ngừng được hoàn thiện; tổ chức thực hiện chu đáo, đúng quy định, góp phần chăm sóc ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần gia đình cán bộ, chiến sĩ7, nhất là gia đình các đối tượng làm nhiệm vụ nơi khó khăn, gian khổ. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, cấp uỷ, chỉ huy đơn vị thăm hỏi động viên và hỗ trợ kịp thời những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (thiên tai, hoả hoạn, rủi ro...), công tác ở vùng sâu, vùng xa. Thực hiện tốt việc cấp thẻ BHYT đối với thân nhân của quân nhân tại ngũ8; hỗ trợ kinh phí, đào tạo, cấp thẻ học nghề, giới thiệu việc làm cho quân nhân xuất ngũ; chăm sóc chu đáo, thăm hỏi, gặp mặt, tặng quà nhân dịp các ngày lễ, tết, ngày truyền thống cán bộ Quân đội nghỉ hưu; trợ cấp thường xuyên số mắc bệnh hiểm nghèo; khám, chữa bệnh, thăm hỏi cán bộ cấp cao nghỉ hưu khi ốm đau; hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với cán bộ Quân đội nghỉ hưu từ trần...

Chính sách nhà ở, đất ở đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng được quan tâm và từng bước được cải thiện. Bộ đã có nhiều chủ trương, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển nhà ở chính sách, nhà ở xã hội. Các cơ quan, đơn vị đã tích cực, chủ động tạo nguồn, phối hợp, quan hệ với địa phương nơi đóng quân hỗ trợ quỹ đất và triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án phát triển nhà ở chính sách, nhà ở xã hội phù hợp với đặc thù đơn vị, địa phương, đúng quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Việc phân bổ chỉ tiêu, xét duyệt nhân sự tham gia các dự án nhà ở chính sách đúng quy trình, nguyên tắc. Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án nhà ở công vụ, trong đó tập trung các đơn vị đóng quân ở địa bàn chiến lược, địa bàn khó khăn gian khổ, đơn vị làm nhiệm vụ SSCĐ, khu đô thị căn cứ Cam Ranh, bảo đảm tốt nơi ăn, ở, tạo điều kiện cho gia đình cán bộ, nhân viên ổn định đời sống, yên tâm phục vụ lâu dài trong Quân đội.

4. Thực hiện đúng, đủ, chu đáo chính sách đối vớí người có công; đẩy mạnh các hoạt động và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

Đã chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; tham gia nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng9; tiếp tục đề xuất hoàn thiện và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công trong Quân đội; quan tâm chu đáo các chính sách đối với người bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Tích cực giải quyết tồn đọng chính sách sau các cuộc chiến tranh về thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học...

Tích cực đề xuất Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng các chủ trương, giải pháp đẩy mạnh các hoạt động và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; xã hội hoá và triển khai thực hiện sâu rộng trong toàn quân với nhiều nội dung thiết thực, hình thức đa dạng, phong phú, như: Chủ trương hỗ trợ thân nhân liệt sĩ trong Quân đội; xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng “Nhà tình nghĩa”; tặng phương tiện, trang thiết bị y tế, trang thiết bị dùng chung cho các Trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh; đổi mới cách thức phụng dưỡng “Mẹ Việt Nam anh hùng”; giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, thương, bệnh binh nặng10; thường xuyên quan tâm, đỡ đầu làng Hữu Nghị; các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với đối tượng chính sách và người có công với cách mạng; hỗ trợ kinh phí tu sửa nâng cấp nghĩa trang, chăm sóc phần mộ liệt sĩ; đón, tiếp chu đáo, trọng thị các Đoàn đại biểu người có công đến thăm Bộ Quốc phòng; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tốt hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc...

5. Chủ động nghiên cứu, đề xuất chủ trương, giải pháp; phát huy sức mạnh tổng hợp, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Tích cực, chủ động nghiên cứu, xây dựng Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo trình Bộ Chính trị cho chủ trương, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, ban hành đồng bộ cơ chế, chính sách và các chế độ bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ11. Ban Chỉ đạo quốc gia, Ban Chỉ đạo các cấp; cấp uỷ, chính quyền các địa phương; lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị Quân đội đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thống nhất trong toàn quốc. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, cung cấp và xử lý thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ; tổ chức rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ; giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị Quân đội trong chiến tranh; kiện toàn tổ chức, lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện tốt việc sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ12.

Mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin và giải quyết tốt các mối quan hệ quốc tế13; phối hợp chặt chẽ với Ban Công tác đặc biệt Chính phủ và các địa phương của Lào, với Uỷ ban Chuyên trách Chính phủ, các quân khu, các địa phương của Cămpuchia, đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên đất Bạn; đã đề xuất chủ trương, phối hợp triển khai tu bổ, tôn tạo các tượng đài, góp phần bồi đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, liên minh chiến đấu giữa Việt Nam - Lào và Việt Nam - Cămpuchia14; phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện tích cực Đề án 150 về xác định danh tính liệt sĩ.

6. Đề xuất ban hành và tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế

Đã nghiên cứu, đề xuất trình Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và triển khai tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến trước ngày 30/4/1975 và chế độ, chính sách đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/197515. Quá trình triển khai, các đơn vị, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tích cực đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chặt chẽ, công khai, công bằng, chính xác; đến nay, đã hoàn thành cơ bản việc thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng nêu trên. Đồng thời, đề xuất Bộ Chính trị, Chính phủ về chủ trương, chính sách, khẩn trương triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân công hoả tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế 16.



7. Từng bước nghiên cứu, đề xuất, thực hiện tốt các chính sách xã hội trong Quân đội

Các chính sách xã hội trong Quân đội đã được triển khai và tổ chức thực hiện tích cực, hiệu quả, tận tình, trách nhiệm và chu đáo. Khảo sát, nghiên cứu, đề xuất, giải quyết chế độ, chính sách đối với các đối tượng bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần trong Quân đội; đề xuất chủ trương, giải pháp, huy động các nguồn lực hỗ trợ điều trị hoặc nhận nuôi con nuôi đối với người hiếm muộn, vô sinh đang công tác trong Quân đội17; từng bước thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ gia đình quân nhân có hoàn cảnh khó khăn, rủi ro; quan tâm chăm sóc đời sống đoàn viên, hội viên và người đang công tác trong Quân đội. Thông qua các phong trào hoạt động, chính sách xã hội được thực hiện sâu rộng với nhiều nội dung, hình thức và việc làm thiết thực18; đã phối hợp thực hiện tốt, có hiệu quả Chương trình 12 “Quân, dân y kết hợp”, các hoạt động khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với nhân dân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; tham gia các hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, xây dựng nông thôn mới; tham mưu, đề xuất xây dựng và thực hiện tốt Đề án dạy nghề, giới thiệu việc làm đối với thanh niên thực hiện NVQS giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo và Đề án tuyển chọn thanh niên hoàn thành NVQS trở về địa phương để quy hoạch đào tạo, bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn...



C. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ QUAN VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH SÁCH CÁC CẤP

Cấp uỷ, chủ trì các cấp thường xuyên quan tâm, từng bước kiện toàn Cơ quan Chính sách và đội ngũ cán bộ chính sách các cấp vững mạnh. Tổ chức, biên chế Cơ quan Chính sách và cán bộ chính sách ở một số cơ quan, đơn vị được tăng cường và hoàn thiện; có nhiều giải pháp tăng cường sử dụng lực lượng khi có yêu cầu cao về nhiệm vụ; bảo đảm phương tiện, trang bị và kinh phí công tác ngành được quan tâm đầu tư tốt hơn. Tích cực bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp, năng lực công tác, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên. Đội ngũ cán bộ chính sách nhìn chung có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, tận tụy trong công tác; có tác phong, phương pháp công tác tốt; năng lực tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ngày càng được nâng cao; chất lượng, hiệu quả công tác chính sách ngày càng được khẳng định.

Các chế độ công tác ngành được duy trì và thực hiện nghiêm túc, có nền nếp; từng bước chuẩn hoá quy trình công tác theo hướng cải cách mạnh thủ tục hành chính, thuận tiện, thống nhất, dễ thực hiện. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng có hiệu quả Cổng Thông tin điện tử Ngành Chính sách Quân đội; công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ của các đơn vị, địa phương được chú trọng, từng bước được đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm chặt chẽ, khoa học trong quản lý, tra cứu trước mắt và lâu dài.

Tích cực nghiên cứu khoa học; coi trọng công tác sơ, tổng kết; triển khai và hoàn thành nhiều đề án, dự án, đề tài khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách và đề xuất ban hành nhiều chế độ, chính sách đối với Quân đội và HPQĐ có ý nghĩa chính trị sâu sắc và tác động xã hội sâu rộng19.



* Đánh giá chung: Sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị 523 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách đối với Quân đội và HPQĐ, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã quán triệt, triển khai thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ và đạt được kết quả tốt. Nổi bật là: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện ở các cấp; đã làm tốt công tác tham mưu, nghiên cứu, đề xuất ban hành đồng bộ chế độ, chính sách lớn có ý nghĩa chính trị xã hội sâu rộng20; tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, đồng bộ, có hiệu quả các mặt, các nội dung công tác chính sách; khơi dậy truyền thống, tạo được sự đồng thuận của xã hội, sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương; phát huy sức mạnh tổng hợp các nguồn lực trong thực hiện chính sách đối với Quân đội và HPQĐ; đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ Quân đội, nhất là số cán bộ, chiến sĩ công tác ở biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa, các lực lượng mới, người tham gia kháng chiến...được bảo đảm tốt hơn; HPQĐ ổn định; hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” và công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ thực hiện hiệu quả hơn; cơ quan và đội ngũ cán bộ chính sách các cấp từng bước được kiện toàn, ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Kết quả thực hiện nêu trên khẳng định Chỉ thị 523 đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng tăng cường niềm tin của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và đối tượng chính sách đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội; tác động tích cực đến an sinh xã hội, ổn định tình hình chính trị ở các địa phương; tạo động lực nâng cao sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng Quân đội, HPQĐ, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 523 là: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục; các quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quân chủng Hải quân, Quân chủng PK- KQ, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn 1, Binh chủng Thông tin, Binh chủng Pháo binh, Binh đoàn 15, Học viện Chính trị, Học viện Hậu cần, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Tổng công ty 36, Đông Bắc, Lũng Lô; các cơ quan: Cục Chính sách, Cục Cán bộ, Cục Tuyên huấn, Cục Dân vận, Cục Quân lực, Cục Tài chính, Bảo hiểm xã hội BQP, Cục Quân y, Ban Thanh niên Quân đội...và nhiều tập thể được Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị khen thưởng21.

II. KHUYẾT ĐIỂM, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Khuyết điểm, tồn tại

a) Công tác quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự tích cực; chất lượng, hiệu quả thực hiện chưa cao; có đơn vị, địa phương còn giao khoán cho cơ quan chuyên môn.

b) Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với Quân đội và HPQĐ ở một số đơn vị chưa thường xuyên, chưa sâu rộng, nhất là các chế độ, chính sách mới ban hành và ở đơn vị cơ sở, địa bàn vùng sâu, vùng xa.

c) Tiến độ nghiên cứu, đề xuất, ban hành chính sách có nội dung còn chậm; chưa có các chính sách khả thi để thu hút nhân tài và nguồn lực chất lượng cao của xã hội vào phục vụ trong Quân đội; việc đề xuất, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung một số chính sách còn vướng mắc, như: Chính sách nhà ở; các chế độ, chính sách đặc thù...

d) Công tác quản lý, thực hiện chế độ, chính sách ở một số đơn vị chưa thật nền nếp, toàn diện; việc tổ chức thực hiện một số nội dung chế độ, chính sách đã ban hành còn chậm, thiếu chủ động; giải quyết các sai sót có nơi còn lúng túng. Một số đơn vị, địa phương chưa tạo được phong trào sâu rộng trong thực hiện chính sách HPQĐ và hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chưa có nhiều giải pháp cụ thể, sáng tạo trong tổ chức thực hiện.

2. Nguyên nhân

a) Nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, người chỉ huy, cán bộ ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác chính sách cũng như về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và người làm công tác chính sách chưa đầy đủ; có lúc còn biểu hiện xem nhẹ, thiếu quan tâm, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

b) Quá trình triển khai, tổ chức thực hiện, một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện, nhất là các chế độ, chính sách mới; công tác phối hợp ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế.

c) Cơ quan và cán bộ làm công tác chính sách ở một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình, nhiệm vụ và chế độ, chính sách; công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa được quan tâm.

d) Tổ chức, biên chế cơ quan và cán bộ làm công tác chính sách của các đơn vị chưa thống nhất, đồng bộ, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; biên chế còn mỏng, không ổn định, kiêm nhiệm nhiều. Chức năng, nhiệm vụ cơ quan chính sách có nội dung còn chồng chéo, phân tán.

III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, người chỉ huy, Chính ủy, Chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp; chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và đối tượng chính sách trong thực hiện.

Hai là: Bám sát tình hình nhiệm vụ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tham mưu, đề xuất và thực hiện chính sách đối với Quân đội, HPQĐ; có những chính sách đột phá tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn.

Ba là: Tổ chức thực hiện chính sách đối với Quân đội và HPQĐ phải đồng bộ, quyết liệt, bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, công khai, dân chủ, công bằng, minh bạch, đúng đối tượng, đúng quy định.

Bốn là: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; tăng cường phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội, đơn vị, địa phương; sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện chính sách đối với Quân đội và HPQĐ.

Năm là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chắc tình hình; chủ động phát hiện, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ cơ sở. Thực hiện tốt việc sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm; biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình; kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong tổ chức thực hiện.

Sáu là: Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách; thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng, xây dựng và phát huy vai trò của cơ quan và đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác chính sách, bảo đảm chuyển tiếp vững chắc; thực hiện nghiêm túc chế độ công tác ngành.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG, GIẢI PHÁP LÃNH ĐẠO,

CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI

QUÂN ĐỘI VÀ HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Những năm tới, nước ta đứng trước nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới, khu vực, trong nước có những diễn biến phức tạp, nhất là đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, xâm lấn biên giới, chiến lược “Diễn biến hoà bình”…đặt ra yêu cầu cao cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tình hình chính trị - xã hội đất nước ổn định; kinh tế tiếp tục hội nhập sâu rộng, có bước phát triển và tăng trưởng, tạo điều kiện thực hiện các chính sách xã hội nói chung và chính sách đối với Quân đội và HPQĐ nói riêng.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X và Đại hội Đảng các cấp xác định những định hướng lớn về chính sách xã hội, chủ trương chính sách về xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; toàn quân tiếp tục quán triệt, thực hiện Kết luận của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, lần thứ 7 (khoá XI) và Kế hoạch số 649-KH/QU ngày 05/11/2013 của Quân uỷ Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020. Quân đội tiếp tục điều chỉnh tổ chức lực lượng, xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, đặt ra cho công tác chính sách đối với Quân đội và HPQĐ phải không ngừng đổi mới, phát triển để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X và các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương22; bám sát tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng trong tình hình mới, chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và thực hiện tốt chính sách đối với Quân đội và HPQĐ. Đề xuất đổi mới và từng bước hoàn thiện chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, BHXH, BHYT, trợ cấp ưu đãi người có công; ưu tiên nghiên cứu chính sách đối với lực lượng mới, nhiệm vụ đặc thù; lực lượng làm nhiệm vụ ở các địa bàn chiến lược, địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo, quốc tế; chính sách giữ gìn, thu hút nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụ trong Quân đội. Tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đã ban hành bảo đảm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ. Quan tâm thực hiện tốt hơn chính sách HPQĐ; đề xuất cơ chế, chính sách thiết thực bảo đảm về nhà ở. Phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” và thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội trong Quân đội. Tiếp tục kiện toàn cơ quan và đội ngũ cán bộ chính sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.



II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

A. TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO; ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN; THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC PHỐI HỢP TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, các lực lượng, các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác chính sách đối với Quân đội và HPQĐ. Phát huy và đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, người chỉ huy, Chính ủy, Chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp đối với công tác chính sách, bảo đảm thường xuyên, liên tục, tập trung, thống nhất.

2. Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội; các nội dung công tác chính sách đối với Quân đội và HPQĐ, nhất là các chế độ, chính sách mới ban hành; chú trọng các địa bàn vùng sâu, vùng xa để các chế độ, chính sách được chuyển tải đến tận cơ sở, đến từng người dân và đối tượng chính sách.

3. Không ngừng đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách. Thường xuyên coi trọng và thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội, các đơn vị, địa phương trong nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chính sách; tranh thủ và tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp, các ngành, các đoàn thể, nhân dân và toàn xã hội; bảo đảm cho các chính sách ban hành được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả.

B. CHỦ ĐỘNG NGHIÊN CỨU, THAM MƯU, ĐỀ XUẤT, THỰC HIỆN TỐT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

1. Chủ động nghiên cứu, đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với lực lượng tại ngũ

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án tiền lương và chính sách nhà ở, đất ở theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp trong Quân đội. Tập trung ưu tiên nghiên cứu, đề xuất chính sách phục vụ hiện đại hoá một số quân, binh chủng; chính sách đối với lực lượng mới, nhiệm vụ đặc thù; lực lượng làm nhiệm vụ ở các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo, quốc tế; lực lượng tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ; chính sách giữ gìn, thu hút, khuyến khích người tài, người có nhiều cống hiến, cán bộ khoa học, đội ngũ thợ lành nghề và nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụ trong Quân đội. Đề xuất và thực hiện tốt chế độ, chính sách theo quy định của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đã ban hành phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ. Khảo sát, nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách đối với lực lượng đã và đang công tác tại các vùng bị nhiễm chất độc hoá học/dioxin trong chiến tranh. Kịp thời đề xuất các chính sách góp phần điều chỉnh tổ chức lực lượng Quân đội trong thời kỳ mới.



2. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ đối với các đối tượng trong Quân đội

Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 21-NQ/TW của Trung ương và Kế hoạch số 787-KH/QUTW của Thường vụ Quân uỷ Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 và các quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung (2014). Quản lý chặt chẽ và tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ về BHXH đối với các đối tượng trong Quân đội theo quy định; triển khai thực hiện nghiêm túc BHYT đối với quân nhân theo lộ trình quy định của Chính phủ.

Tiếp tục quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang, thiết bị y tế; coi trọng cả ba mặt “Y đức”, “Y lý” và “Y thuật”, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bảo đảm chăm sóc ngày càng tốt hơn sức khỏe đối với lực lượng tại ngũ.

3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương, thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách HPQĐ

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với gia đình quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng tại ngũ; quan tâm hỗ trợ gia đình các đối tượng làm nhiệm vụ ở biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa; thực hiện tốt việc đào tạo, cấp thẻ học nghề, giới thiệu việc làm cho quân nhân xuất ngũ; huy động mọi nguồn lực, sự quan tâm của các cấp, các ngành, hỗ trợ gia đình quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị thiên tai, hoạn nạn, tai nạn, rủi ro; thực hiện tốt một số chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ Quân đội nghỉ hưu, nhất là với cán bộ có nhiều công lao, cống hiến trong các thời kỳ cách mạng. Tổ chức chu đáo các hoạt động thăm hỏi, gặp mặt, tặng quà nhân dịp các ngày lễ, tết, ngày truyền thống.

Nghiên cứu, đề xuất bảo đảm chính sách về nhà ở cho gia đình quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng tại ngũ. Chủ động phối hợp, tham mưu, đề xuất, tạo nguồn quỹ đất, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án nhà ở chính sách, nhà ở xã hội trong Quân đội; đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở trên các khu đất quốc phòng được Bộ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng; ưu tiên hỗ trợ người có công, người có thành tích đặc biệt xuất sắc, có nhiều công lao, cống hiến, người có thu nhập thấp, đặc biệt khó khăn về nhà ở. Hoàn chỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ trong Quân đội giai đoạn 2016-2020.

4. Tiếp tục thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối vớí người có công; đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”

Thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách đối với người có công theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phối hợp đề xuất xây dựng Luật Người có công. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành chức năng và các địa phương tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất giải quyết những vướng mắc về tồn đọng chính sách sau các cuộc chiến tranh; thực hiện kịp thời, chu đáo việc xác nhận thương binh, bệnh binh, liệt sĩ đối với các trường hợp bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh; tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, động viên và kết hợp các nguồn lực chăm sóc người có công với cách mạng; tiếp tục đề xuất và thực hiện xã hội hoá sâu rộng, đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” bằng nhiều nội dung, chương trình hoạt động và cách làm sáng tạo. Đề xuất chủ trương, xây dựng và thực hiện tốt Kế hoạch hoạt động 70 năm Ngày truyền thống Ngành Chính sách Quân đội (26/02/1947-26/02/2017) và kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017).

5. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Tiếp tục quán triệt, thực hiện có chiều sâu và hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 1237 của Thủ tướng Chính phủ; tích cực triển khai, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và bản đồ tìm kiếm quy tập; phát huy sức mạnh tổng hợp và mọi nguồn lực trong và ngoài nước, triển khai đồng bộ các giải pháp tổ chức và bảo đảm, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở địa bàn trong nước; mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, trao đổi, cung cấp thông tin về liệt sĩ và mộ liệt sĩ, hoàn thành cơ bản việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở Lào, Cămpuchia và nước ngoài; phối hợp hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo các tượng đài hữu nghị đã được xây dựng ở Lào và Cămpuchia. Ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, tăng cường kết nối, làm tốt công tác phối hợp, nâng cao hiệu quả việc xác định danh tính liệt sĩ.



6. Đẩy nhanh tiến độ, giải quyết cơ bản chế độ, chính sách đối với dân công hoả tuyến; hoàn thành việc giải quyết chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến các thời kỳ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tích cực triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân công hoả tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung nghiên cứu, xây dựng, đề xuất ban hành và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người Việt Nam có công định cư ở nước ngoài.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975, phấn đấu cơ bản hoàn thành trước tháng 6/2016. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải quyết các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

7. Huy động các nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách xã hội trong Quân đội

Tập trung giải quyết tốt chế độ, chính sách đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần; hỗ trợ các đối tượng hiếm muộn, vô sinh trong Quân đội. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, chăm lo đời sống các đoàn viên, hội viên, gia đình quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng có khó khăn; phối hợp thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới gắn với địa bàn cơ quan, đơn vị đóng quân; vùng biên giới, biển đảo.



C. KIỆN TOÀN, XÂY DỰNG CƠ QUAN CHÍNH SÁCH VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH SÁCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ

Tiếp tục đề xuất kiện toàn tổ chức, biên chế, chức năng, nhiệm vụ cơ quan chính sách và cán bộ chính sách các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Xây dựng Quy chế về công tác chính sách trong Quân đội; quản lý, duy trì và thực hiện nghiêm túc, nền nếp chế độ công tác ngành; đẩy mạnh cải cách hành chính, từng bước chuẩn hoá quy trình công tác ngành. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong thực hiện công tác chính sách; quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả Cổng Thông tin điện tử Ngành Chính sách Quân đội. Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về công tác chính sách; bồi dưỡng kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm; nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm và phương pháp công tác cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác chính sách.



III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị Thường vụ Quân uỷ Trung ương ban hành Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách đối với Quân đội và HPQĐ giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, chủ trì các cấp, bảo đảm cho công tác chính sách đối với Quân đội và HPQĐ được thực hiện toàn diện, đồng bộ, tập trung, thống nhất, đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

2. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chính sách đối với Quân đội và HPQĐ, trong đó tập trung quan tâm các chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tại ngũ; chính sách thu hút nhân tài và nguồn lực chất lượng cao, lực lượng mới; chính sách đối với gia đình quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, nhất là chính sách về nhà ở theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; chính sách BHYT trong Quân đội.

3. Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và cấp uỷ, chủ trì các cấp ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo bố trí các nguồn lực, kết hợp xã hội hoá thực hiện tốt hơn nữa chính sách HPQĐ và hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”.

4. Đề nghị Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Ngành Chính sách và đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách các cấp trong Quân đội; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn tổ chức, biên chế Ngành Chính sách bảo đảm tập trung, thống nhất, chuyên sâu, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ./.



Nơi nhận:


Каталог: NCTH
NCTH -> Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp Thìn Thần Long Rồng Rắn (phần 8A)
NCTH -> CỤc chính sách số: 3558 /cs-nc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
NCTH -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 49/2015/QĐ ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
NCTH -> TỔng cục chính trị
NCTH -> Phụ lục 3 CÁc văn bản quy đỊNH, HƯỚng dẫn về thực hiện chế ĐỘ, chính sách đỐi vớI ĐỐi tưỢng tham gia chiến tranh
NCTH -> BỘ quốc phòng-bộ TÀi chíNH
NCTH -> BỘ quốc phòng bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi bộ TÀi chíNH
NCTH -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tổng cục chính trị
NCTH -> Tản mạn về từ Hán Việt (phần 4)
NCTH -> Câu chuyện về ba chiếc ba lô

tải về 336.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương