TĂNg – già – BÀ – thi – sa (TT) I. ÔN bài cũ Tăng – già – bà – thi – sa là gì?



tải về 108.8 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích108.8 Kb.
#18845

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Luật học Đại cương


TĂNG – GIÀ – BÀ – THI – SA (TT)

I. ÔN BÀI CŨ

1. Tăng – già – bà – thi – sa là gì?

Chú ý khi trình bày “Tăng già” là “Ba – la – di”, “bà – thi – sa” là “còn sót lại” là theo quan điểm của bộ luật nào. Không thể chỉ nói Tăng – già – bà – thi – sa có nghĩa là “4 Ba- la – di còn sót lại. “Tăng – già” là “4 Ba – la – di”, “bà – thi – sa” là “còn sót lại”.



  • (Trả lời của Tăng sinh): Theo Ma Ha Tăng Kỳ Luật có viết: “Tăng – già – bà thi – sa giả, Tăng – già vị tứ Ba – la – di, bà – thi – sa giả thị tội hữu dư, ưng Yết ma trị cố thuyết Tăng – già – bà – thi – sa. Như vậy ở đây Tăng – già có nghĩa là 4 Ba – la – di, bà – thi – sa có nghĩa là “còn sót lại”, “dư lại”. “Hữu dư” có nghĩa là vẫn còn cơ hội sống nên làm pháp Yết ma để trị tội nên gọi là Tăng – già – bà – thi – sa”.

Theo bộ Thập tụng: Tăng – già – bà – thi – sa giả, đây là tội thuộc về Tăng vẫn còn cơ hội sinh hoạt trong Tăng chúng nhưng ở trước chúng Tăng sám hối nên tội liền tiêu diệt do đó nên gọi là Tăng – già – bà – thi – sa.

Theo ngữ nghĩa của Pali: Tăng – già – bà – thi – sa có nghĩa là vị phạm tội đó phải xin chúng Tăng sám hối ngay từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối thì được gọi là Tăng – già – bà – thi – sa. Pali gọi là Sanghadisesa, Thập tụng luật gọi là Sanghavasesa.



(Trả lời của Tăng sinh): “Tăng tàn” xuất phát từ bộ Thập tụng luật. “Tăng – già – bà – thi – sa giả thị tội thuộc Tăng. Tăng trung hữu tàn, nhân chúng Tăng tiền hối quá đắc diệc thị danh Tăng – già – bà – thi – sa. (phút 02:43 – 02:57, chất lượng âm thanh không rõ). “Hữu dư” xuất phát từ bộ Ma ha Tăng Kỳ: “Tăng – già – bà – thi – sa giả, Tăng – già vị tứ Ba – la – di, bà – thi – sa giả thị tội hữu dư, ưng Yết ma trị cố thuyết Tăng – già – bà – thi – sa.

  • Giáo thọ: (phút 03:18 – 03:25, chất lượng âm thanh không rõ). Dịch âm là Tăng – già – bà – thi – sa, có vị dịch là “Tăng tàn”, có vị dịch là “hữu dư”. Tất cả 3 từ đó đều phát xuất từ Sanskrit của Phật giáo Hán tạng.

Còn Pali là Sanghadisesa, Sangha + adi + sesa, tức là Tăng chúng quyết định xử phạt ngay từ giai đoạn đầu. adi là đầu tiên và sesa là tới giai đoạn cuối.

Còn từ ngữ bên Thập tụng bản Sanskrit là Sanghavasesa, đây chỉ có 2 từ là sangha + avasesa, sangha là Tăng chúng, avasesa là tàn hay dư đều như nhau. Bộ Thập tụng dịch là Tăng tàn, Tăng trung hữu tàn;

Còn bộ Ma ha Tăng Kỳ Luật là “Tăng trung hữu dư”. Do đó khi làm bài cần ghi rõ từ ngữ xuất phát từ Pali viết như thế nào, bên Sanskrit viết như thế nào, Pali dịch ra làm sao, bên Hán văn dịch như thế nào.

2. Khi ngủ với tâm tán loạn có 5 điều tai hại là gì?


  • (1) Gặp ác mộng: Khi gặp ác mộng thì ngủ không được ngon giấc, tỉnh dậy người không được khỏe.

(2) Chư Thiên không hộ vệ

(3) Tâm không thâm nhập chánh pháp

(4) Không tư duy minh tướng: không biết giờ để dậy.

(5) Trong mộng xuất tinh.

Ngược lại khi ngủ với tâm chánh niệm, cụ thể, trước khi đi ngủ, đọc sách, xem kinh hoặc niệm Phật, ngồi thiền sẽ chánh niệm sẽ được 5 điều lợi lạc ngược với 5 điều tai hại kia. Do đó nên thường thường ở các chùa trước giờ đi ngủ thường niệm Phật hoặc ngồi thiền.

3. Tại sao lại không được xuất tinh?


  • (Trả lời của Tăng sinh): Vì tinh khí là chất được tạo ra từ những chất bổ mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Đó là chất rất quý của con người, giúp tăng cường sức đề kháng. Nếu chúng ta bị xuất tinh nhiều thì cơ thể sẽ bị yếu và sẽ ảnh hưởng đến sự tu tập. Cụ Tuệ Tĩnh có dạy 7 điều chúng ta nên học thuộc lòng, nhớ kỹ và áp dụng trong cuộc sống: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần/ Thanh tâm, hỏa dục, thủ chân, luyện hình.”. Đó là 7 điều để chúng ta có được sức khỏe và sống thọ.

II. BÀI HỌC

1. Tăng tàn thứ 1: Vọng âm xuất tinh (Bài 5)

2. Tăng tàn thứ 2: Xúc chạm nữ giới

  1. Nguyên nhân:

Nhân duyên của giới này là Tỳ - kheo Ca – lưu – đà – di, sau khi Đức Phật cấm không cho vọng âm xuất tinh thì vị này đứng trước cửa phòng chờ các nữ giới tới, sau đó dụ dỗ, mời vào xem phòng ốc này nọ. Khi các nữ giới vào phòng thì xúc chạm thân thể của các vị đó. Các vị đó cơ hiềm, đến tai Đức Phật. Đức Phật kêu Tỳ - kheo Ca – lưu – đà – di đến hỏi có hay không, Ngài Ca – lưu – đà – di nói là có. Đức Phật quở trách nói rằng điều đó là không phù hợp với một vị Tỳ - khưu. Sau đó Đức Phật chế giới

  1. Giới văn:

Tỳ kheo nào, với ý dâm dục, cùng người nữ thân xúc chạm nhau, hoặc nắm tay, hoặc nắm tóc, hoặc xúc chạm mỗi một thân phần, phạm Tăng – già – bà – thi – sa.”

Chú ý trong tất cả các giới chúng ta học từ trước đến giờ, cụ thể với giới này, Đức Phật nói là “với ý dâm dục” đụng chạm đến thân người nữ hoặc nắm tay, hoặc nắm tóc… thì phạm giới. Vấn đề quan trọng trong Phật giáo cũng như với giới giết người, thì với tâm cố ý giết thì mới phạm, còn nếu không tâm, tức không có tư tâm sở thì mình không có phạm tội.

Vì thế nên trong đây có 3 bộ luật, thứ nhất là bộ Thập tụng, (bộ Ngũ phần, bộ Tứ phần và bộ Vinayapitaka thì không nói tới), nhưng bộ Thập tụng và bộ Căn bản thuyết nhứt thiết hữu bộ có đưa ra trường hợp khi thấy một người phụ nữ hoặc là bị té xuống sông, xuống nước; hoặc là uống thuốc độc, mình với tâm cứu giúp, cho dù có đụng chạm vào thân người nữ đó thì cũng không phạm tội. Đó là Thập tụng với Căn bản.

Còn bộ Tăng kỳ (Ma ha Tăng Kỳ Luật) thì ghi: “Nếu Tỳ kheo đang đi kinh hành bên sông, có người nữ rơi xuống sông, kêu la ơi ới xin Tỳ kheo cứu mạng, thì Tỳ kheo tưởng tượng họ là cục đất mà vớt lên thì không phạm; hoặc đưa cành tre, khúc cây, chiếc dây cho họ nắm rồi kéo lên thì không phạm; hoặc Tỳ kheo nói: “Ta biết cô tuy khổ, nhưng do số mạng đã định trước.” thì không có tội.”

Trong trường hợp này, sự giải thích của luật Ma ha Tăng Kỳ, ở đây tôi cho quý vị chép nguyên văn, ta thấy cũng trong một trường hợp nhưng có 3 tình tiết. Thứ nhất, gặp người rơi xuống sông, không với ý dâm dục mà với tâm ý tưởng tượng họ là cục đất, mình không phải là bê người phụ nữ mà là bê cục đất, mình cứu sống họ là không có tội. Thứ 2 nữa, hoặc dùng sợi dây, cây tre, cái gậy… hoặc dùng áo đưa cho họ nắm dây đó kéo lên thì không phạm.

Hai bộ luật Thập tụng và Căn bản cũng nói ý tương tự như vậy. Có điều khó hiểu là ở câu thứ 3 nói rằng: “Ta biết cô tuy khổ nhưng do số mạng đã định trước”. Nói như vậy tức là để cho người ta chết. Ở đây mới nói “thì không có tội”, tức là không có tội sát sanh. Tất cả các bộ luật cùng một vấn đề nhưng có sự giải thích khác nhau. Có sự giải thích có khi chỉ hơi hơi khác, nhưng có sự giải thích có khi rất khác.



Ví dụ trong trường hợp của bộ Ma ha Tăng Kỳ này, giải thích như vậy thì mình không thể nào mà theo thực hành như vậy được. Nó phi Phật pháp chứ đừng nói chi đến tư tưởng Đại thừa. Đại thừa thì càng không thể như vậy nữa. Tư tưởng của Đại thừa là gì? Là mình sẵn sàng hy sinh thân mình để cứu độ người khác; như Ngài Địa Tạng chẳng hạn, tức là “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật/ Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ - đề”, cho dù mình có khổ đau chăng nữa thì mình chấp nhận khổ đau để mình cứu độ chúng sinh. Cho dù mình có bị đau khổ, có bị chết chăng nữa, mình sẵn sàng mình hy sinh để mình cứu người khác. Chứ không thể nói ta biết cô tuy khổ nên thôi số phận. Nói như thế nó lại ngược.

Đồng ý ở trong Phật giáo có nói đến nghiệp. Nhưng nghiệp có thể chuyển được chứ không thể nào gọi là định nghiệp. Cho nên tư tưởng này chẳng những nó phi Phật pháp chứ đừng nói chi là tư tưởng Đại thừa. Do đó nên trong quyển “Nghiên cứu 5 việc của Đại Thiên”, Thầy Hạnh Bình nói rằng Đại chúng bộ là tiền thân của Đại thừa. Nếu đó là tiền thân của Đại thừa thì bây giờ cái tư tưởng này của Ma ha Tăng Kỳ Luật làm sao gọi là Đại thừa được? Rất là phi Phật pháp chứ chưa nói chi Đại thừa. Do đó cho nên điều mà sau này quý vị lớn lên, nhất là khi viết luận án của Thạc sĩ, Tiến sĩ, điều hết sức quan trọng là mình phải nghiên cứu, phải nhìn từ rất nhiều góc độ, chứ không phải nói vì chữ Đại chúng có chữ Đại rồi Đại thừa cũng có chữ Đại, 2 cái từ Đại này qua Đại kia là tầm bậy!!!

Cho đến bây giờ cũng chưa một học giả nào khẳng định được Đại thừa phát xuất từ đâu, nhưng có điều chắc chắn là Đại thừa có sự tham gia tích cực của các cư sĩ. Còn các bộ phái Phật giáo từ Thượng tọa bộ, Đại chúng bộ, Ngũ phần… tất cả các bộ phải đó chủ yếu là tu sĩ, Tăng sĩ. Nhưng Đại thừa Phật giáo có sự tham gia tích cực của cư sĩ. Do đó có cả bộ kinh tên “Kinh Duy Ma”. Kinh Duy Ma, Ngài Duy Ma bệnh, những vị đến thăm đều bị Ngài bắt bẻ hết. Ngoài ra còn có kinh Thắng Man… Về Đại thừa, trường hợp của Ma ha Tăng Kỳ luật, dĩ nhiên là chúng ta đọc, chúng ta học. Nhưng về Đại thừa, những người chủ đạo, chủ yếu ở trong Phật giáo Đại thừa, trong đó có sự chủ yếu tích cực của cư sĩ chứ không phải của tu sĩ không. Đó là điểm cần phải lưu ý. Thứ 2, Phật giáo Đại thừa là Phật giáo nhập thế, mang tính chất cứu nhân độ thế, tích cực. Cũng như hình ảnh của Ngài Địa Tạng, tức là tuy mình chưa thành Phật nhưng minh cứu độ chúng sinh thành Phật trước, mình thành Phật sau. Nếu dựa theo quan điểm đó thì tư tưởng này của Đại chúng bộ không thể nào gọi là của Đại thừa được.

Đọc hết tất cả các giới của Đức Phật, quý vị luôn luôn chú ý là câu nào cũng vậy, Đức Phật nói là phải có Tâm. Ví dụ trong giới Tăng tàn thứ 2 này, với ý dâm dục, đụng chạm với thân người nữ thì mới phạm. Còn nếu ví dụ mình đi xe buýt đông người chen lấn nhau, không thể gọi là phạm. Có câu chuyện: Ngày xưa có 2 vị Tỳ kheo đi qua sông. Có một người thiếu nữ sợ , không dám qua. Có một vị đã bế người thiếu nữ đó qua sông rôi thả xuống. Về đến nhà, sau khi chào Thầy, vị kia chưa hỏi thăm gì mới nói: “Bạch sư phụ, sư huynh khi nãy đi đường không giữ giới vì đã bế người phụ nữ qua sông. (đại khái là vậy). Vị kia mới trả lời: đúng là ta có bế người phụ nữ qua sông, nhưng sau khi bế qua sông xong ta đã bỏ rồi. Còn ngươi, ngươi bế từ bờ sông về tới đây. Nói nôm na lại, khi người sư huynh giúp người phụ nữ kia đã không khởi lên một tâm nào hết. Còn người sư đệ tuy không đụng chạm vào người nữ nhưng đã khởi tâm phân biệt. Đó mới là điều tai hại. Cho nên trong này Đức Phật dạy Tỳ kheo mà cố ý dâm dục, đụng chạm với thân người nữ thì lúc đó mới phạm Tăng – già – bà thi – sa.



3. Giới thứ 3: Nói lời thô tục

  1. Nguyên nhân:

Nhân duyên cũng là Tỳ kheo Ca – lưu – đà – di, sau khi Đức Phật cấm vọng âm xuất tinh, cấm đụng chạm tới thân người nữ, thì vị này lại đứng trước cửa phòng, chờ những người nữ đến rồi mời vào phòng. Sau đó nói những lời thô tục… Đến tai Đức Phật, Đức Phật mới quở trách, xong rồi Ngài chế giới.

  1. Giới văn:

Tỳ kheo nào, với ý dâm dục, nói lời dâm dục thô bỉ với người nữ, tùy theo lời nói dâm dục thô bỉ, phạm Tăng – già – bà – thi – sa.”

Lời dâm dục thô bỉ ở đây tức là nói đến đường đại tiện tiểu tiện là tốt hay xấu… Nó liên hệ đến vấn đề tính giao. Nó mới gọi là thô bỉ. Tuy nhiên có một trường hợp khi dạy về pháp quán bất tịnh, trong pháp quán bất tịnh đó có nói tới cửu khiếu, tức là 9 lỗ của người, tức là mắt, mũi, họng, đường đại tiện tiểu tiện v.v… Khi mình dạy để quán pháp bất tịnh thì không phạm. Còn ở đây, nói tới đường đại tiện tiểu tiện nhưng mà với ý dâm dục thì lúc đó mới phạm. Còn khi dạy về pháp quán bất tịnh thì có nói liên hệ đến cửu khiếu tức là 2 lỗ mắt, 2 lỗ mũi, miệng… và những đường đại tiện tiểu tiện thường là phát xuất ra những chất dơ dáy. Thì cái đó không phạm, vì khi đó nói với mục đích để người ta quán sát để tu tập thì không phạm. Nhưng mà mình nói với ý dâm dục thì lúc đó mới phạm.



4. Giới thứ 4: Yêu sách cúng dường sự dâm dục.

  1. Nguyên nhân:

Nhân duyên ở đây cũng là Tỳ kheo Ca – lưu – đà – di. Sau khi Đức Phật chế giới (1) không được vọng âm xuất tinh, (2) không được đụng chạm với thân người nữ, (3) không được nói lời thô tục bỉ ổi… Thì Thầy này cứ chờ các người phụ nữ đến, mời vào phòng rồi tự khen mình, nói rằng: “Cô biết không, trong những người có học, tôi là người hạng nhất và tôi là người phạm hạnh trì giới, tu thiện pháp rất thanh tịnh, nên cô nên đem sự dâm dục cúng dường cho tôi. Nếu cúng dường như thế thì có phước hơn cả…” Tức là muốn khởi tâm dâm dục, muốn dâm dục nhưng lại tự khen mình như thế. Cũng có người vui theo, nhưng có những người người ta lại không vui, và người ta cơ hiềm đến tai Đức Phật, Đức Phật mới chế giới.

  1. Giới văn:

Tỳ kheo nào, với ý dâm dục, đối trước người nữ, tự khen thân mình, nói: “Này cô, tôi tu phạm hạnh, trì giới tinh tấn, tu tập pháp lành. Cô nên đem sự dâm dục cúng dường cho tôi. Đó là sự cúng dường bậc nhất.”, phạm Tăng – già – bà – thi – sa.”

5. Giới thứ 5: Mai mối.

  1. . Mai mối

  • Nguyên nhân:

Ở giới làm mai mối này, có vị Tỳ kheo tên Ca – la. Trước khi xuất gia, vị này là một vị đại thần có ăn có học và cũng biết nhiều pháp của thế gian và cũng quen với nhiều Phật tử, niều bạn bè. Khi xuất gia rồi lại đi tới người nam nói ý của người nữ, và đi tới người nữ nói ý người nam để mà tác thành vợ chồng cho người ta. Thì có những cặp được hạnh phúc, có những cặp được suông sẻ, được hạnh phúc thì người ta lại khen ngợi, tán thán và người ta kêu gọi rằng: Ngài này rất hay, rất mát tay, Ngài là mai mối thì rất tốt đẹp nên chúng ta nên cúng dường vị này và cúng dường các vị Tỳ kheo. Vì nếu vị này giỏi thì các vị Tỳ kheo cũng giỏi, cũng mát tay. Ngưng ngược lại, có những cặp không được suông sẻ và bất hạnh thì người ta quay ra oán trách vị Tỳ kheo này. Nói rằng vì vị này làm mai mối mà tôi mới khổ đau như vầy, gia đình mới bất hạnh như vầy. Không chỉ oán trách vị Tỳ kheo này mà còn oán trách tất cả các vị Tỳ kheo luôn. Nói là thôi đừng cúng dường ông này mà mấy ông Tỳ kheo kia cũng như nhau cả, cũng là đem tới đau khổ cho người khác. Câu chuyện không dừng lại ở chỗ đó. Những người không tin Phật pháp, thấy sự kiện đó thì họ lại thêm đổ dầu vào lửa. Thay vì họ nói thôi những vị đó họ không mát tay, không giỏi, đừng tới nhờ họ làm mai mối. Nhưng mà họ ngược lại kêu là cứ tới những vị Thầy đó nhờ làm mai mối cho.

Khi Phật tử tới làm mai mối như vậy, thứ nhất làm bận rộn sự việc tu hành. Người tu hành mà cứ đi làm như vậy nó hết thì giờ. Thứ 2 là xảy ra những chuyện, người mà được tốt đẹp người ta khen ngợi mình thì ít, nhưng người mà bị đổ bể thì nhiều, họ quay ra họ oán trách. Không những oán trách cá nhân của người mai mối mà oán trách cả Tăng chúng, cả những vị Tỳ kheo khác. Do đó nên Đức Phật mới chế giới. Ta thấy vấn đề mai mối, gọi là duyên phận, duyên số, chứ không phải do vị này làm mai tốt hay xấu. Nên ta chớ đụng vào. Trong luật còn dạy không được coi ngày coi giờ. Đó là điều quan trọng.



Hôm nọ tôi (Giáo thọ) có một người Phật tử đến, họ nói rằng trước nay họ có một vị Thầy rất thân tín, thường là cúng dường vị Thầy đó. Năm trước xây nhà nhờ vị đó xem ngày giờ xây nhà. Xây nhà xong thì ông bố vợ chết, mới đi hỏi người khác thì người khác nói rằng ông Thầy này xem phạm giờ này giờ kia. Thật ra ta học Phật biết rằng sống chết của con người đều do nghiệp nhân cả. Ngày giờ có ảnh hưởng cũng chỉ là rất ít 1 – 2% chứ không thể nào nó quyết định được. Đo đó khi người ta không hiểu thậm chí người ta đi coi ngày giờ đủ kiều để rồi những sự việc không may xảy thì người ta lại oán trách. Cho nên trong luật Phật dạy cũng cấm, không cho coi ngày coi giờ vì nó không trúng trật vào đâu hết. Ngược lại, nhiều khi mình lại bị vạ lây cũng như trường hợp đã nói lúc nãy, người Phật tử nói ông Thầy ấy coi ngày rất dở, nên kể từ đó trở đi không qua lại với Thầy, không liên lạc nữa. Nên Đức Phật dạy rất hay là không coi ngày giờ. Tốt xấu này nọ là do nghiệp nhân của con người, không phải ngày giờ quyết định. Trong đây mai mối cũng vậy. Vợ chồng đó là duyên phận, duyên số với nhau. Hạnh phúc hay khổ đau đó là do kiếp trước mình tạo ra và kiếp này mình thọ hưởng lấy chứ không phải do nơi người khác làm mai mối.

  • Giới văn:

Sau khi dạy xong, Đức Phật chế giới: “Tỳ kheo nào, tới lui bên này, bên kia làm mai mối; đem ý người nam nói với người nữ; đem ý người nữ nói với người nam; hoặc để thành vợ chồng, hoặc vì việc tư thông,cho đến chỉ trong chốc lát, phạm Tăng – già – bà – thi – sa.” Trường hợp đó thì phạm nhưng mà có một trường hợp trong luật ghi không phạm. Tức là vợ chồng người ta ly hôn nhưng người ta muốn quay lại thì mình đứng ra dàn xếp, mình nói để người ta tác hợp lại thì mình không có tội.

  1. Đưa thư

  • Nguyên nhân:

Điều thứ 2, vì cha mẹ của mình hoặc Phật tử họ bị bệnh, họ bị giam trong tù, họ gửi thư cho chồng cho vợ v.v… mình cầm thư đó đi mình cũng không phạm. Nhưng mà trong luật có ghi rõ, trước khi đưa thư đi mình phải mở thư ra xem. Trong khi mình học oai nghi, khi mình đưa thư của Thầy đi cho người khác không được xem, thì chỉ có Thầy mình thôi không xem, còn trên nguyên tắc, ngoài Thầy mình ra, tất cả những người khác mình nên xem thư. Nếu anh đồng ý tôi xem trước thì tôi mới đưa, còn không anh tự gửi bằng đường bưu điện. Vì lỡ khi người ta viết những điều phản động hoặc những điều liên quan đến chính trị, nhiều khi mình mang đi, mình lại bị liên lụy. Nên Đức Phật dạy rất kỹ. Chuyện đó đã xảy ra rồi. Nên trong trường hợp bị bệnh không đi được hoặc vì ở trong tù ngục không thể chuyển thư đi được, mời mình, nhờ mình mang thư; không biết ý họ viết gì trong đó nhưng mình phải đọc. Phải ra điều kiện cho mình đọc trước. Họ đồng ý cho mình đọc, sau khi đọc thấy nội dung trong thư không có tai hại đến mình, sau này không liên lụy đến pháp luật thì mình mang đi. Còn nếu có điều gì tai hại đến thì mình có quyền từ chối. Đó là điều hết sức quan trọng cần lưu ý.

Nhưng có một điều là thư của Thầy mình là không được xem và cũng không được đưa cho người xem. Phép lịch sự, khi đưa thư tay là không bao giờ dán. Bản thân mình nhờ người khác đưa thư tay cũng không dán, phải để ngỏ. Và người đưa thư đó nếu như mà họ kỹ lưỡng và họ biết pháp luật, họ sẽ xin phép đọc trước mặt mình. Và mình cũng vậy, khi mình nhận đưa thư tay mình phải ra điều kiện là không được dán, phải để ngỏ, và mình phải đọc trước, đọc rồi mình đem đi. Nhiều vị bị vấn đề này. Ví dụ người ta viết để người ta buôn bán ma túy chẳng hạn, khi mình đưa như vậy, bị công an bắt họ khai ra, thì mình cũng bị tội là đồng lõa. Đồng ý là mình không biết, nhưng mà vấn đề là mình có cầm thư từ người này đưa qua người khác. Hoặc ví dụ người ta tổ chức để lật đổ chính quyền chẳng hạn, mình cầm thư người này đưa qua người khác, khi sự việc đổ bể ra, đồng ý là mình không biết nội dung của thư nhưng mà sự việc là mình có cầm đi và dẫn đến sự việc đó nên mình vẫn bị tội đồng lõa. Nên trong luật dạy rất kỹ, nếu chúng ta học, chúng ta nhớ và chúng ta thực hành theo thì nó rất bổ ích, rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Nhắc lại, khi mình mang thư đi, ngoài thư của Thầy ra, thư của tất cả các người khác không được niêm phong và mình phải đọc trước. Đọc thấy rằng nội dung không có tác hại đến mình đến người thì mình mới mang đi, còn không mình có quyền từ chối.



6. Giới thứ 6 (trong Luật Tứ phần): Lập thất nhỏ.

  1. Về từ ngữ

Trước hết về từ ngữ, bộ Vinaya pitaka: giới thứ 6 để là Cuti (từ viết không chắc đúng, Cuti hay Kuti, xin hoan hỷ tham khảo thêm), giới thứ 7 để là Vihara. Bản dịch tiếng Việt dịch từ Cuti là “cốc, liêu”; Vihara bản dịch tiếng Việt là “trú xá”. Còn về Tứ Phần, giới thứ 6 dịch là chữ “Ốc”, bản Việt dịch là “Thất nhỏ”; bên giới thứ 7 dịch là “Đại phòng”, Đại phòng này bên chữ Việt thì dịch là “Chùa lớn”. Ngũ phần, bên Hán văn để giới thứ 6 cũng là “phòng”, giới thứ 7 cũng là “phòng” như nhau hết; bản chữ Việt, giới thứ 6 dịch là “thất nhỏ”, giới thứ 7 dịch là “chùa lớn”. Thập tụng, giới thứ 6 dịch là chữ “”, giới thứ 7 là “đại phòng xá”; chữ việt, giới thứ 6 dịch là “nhà riêng”, giới thứ 7 dịch là “phòng xá lớn”. Bộ Căn bản, giới thứ 6 dịch là tiểu phòng, giới thứ 7 dịch là Đại tự; chữ Việt: giới thứ 6: Phòng nhỏ, giới thứ 7: Chùa lớn. Bộ Ma Ha Tăng Kỳ, chữ Hán: giới thứ 6: phòng, giới thứ 7: phòng; chữ Việt: giới thứ 6: phòng ốc, giới thứ 7: thất.

Để dễ hình dung, người soạn xin phép tóm tắt theo bảng sau:

Giới

Bộ luật


Giới thứ 6

Giới thứ 7

Pali

Hán văn

Việt văn

Pali

Hán văn

Việt văn

Vinaya Pitaka

Cuti




Cốc, liêu

Vihara




Trú xá

Tứ phần




ốc

Thất nhỏ




Đại phòng

Chùa lớn

Ngũ phần




Phòng

Thất nhỏ




phòng

Chùa lớn

Thập tụng






Nhà riêng




Đại phòng xá

Phòng xá lớn

Căn bản




Tiểu phòng

Phòng nhỏ




Đại tự

Chùa lớn

Tăng kỳ




Phòng

Phòng ốc




phòng

Thất


Cuti, dịch là cốc hay liêu đều chính xác. Bây giờ từ Cuti tức là một cái phòng nho nhỏ. Phòng nho nhỏ mình có thể dịch là cốc, là liêu, là am, là thất, là phòng đều được. Từ Cuti này bây giờ bên Ấn Độ, chữ Hindi người ta vẫn sử dụng Cuti là chỉ cho cái phòng nhỏ. Nếu vị nào đi qua Ấn Độ thăm di tích vườn của ngài Cấp Cô Độc, trong đó người ta có bảng để “Đây là cái Cu ti của ngày Xá Lợi Phất (Sariputta)) tức đây là cái phòng của ngài Xá Lợi Phất khi xưa nhỏ thôi. Bên Hán văn có lúc dịch là ốc, lúc dịch là phòng, lúc là xá, tiểu phòng. Hán văn bản dịch thì không có vấn đề. Nhưng bộ Thập tụng dịch là nhà riêng, chữ nhà khác với chữ phòng; tức là trong một cái nhà, nếu như chữ Việt, nhà sẽ có nhiều phòng, nhưng ở đây, trong luật, vị Tỳ kheo dựng một phòng cho riêng bản thân mình chứ không phải cho toàn thể chư Tăng. Trong này có nói rõ là bề dài là 12 gang tay của Đức Phật, bề rộng là 7 gang tay. Do đó nó không thể nào là nhà được. Có thể dịch là cốc, liêu hoặc thất nhỏ, phòng nhỏ đều được.

Riêng từ Vihara, hiểu theo bây giờ gọi là tinh xá. Ví dụ chùa Kỳ Viên ở đường Nguyễn Đình Chiển (Q.3, Tp.HCM) gọi là Jetavana Vihara, là tịnh xá Kỳ Viên chẳng hạn. Nhưng ngày xưa, từ Vihara này cách đây 2500 năm sử dụng như thế nào chứ không thể nào mình hiểunhư bây giờ. Ở đây, chữ trú xá, vị này dịch như vầy hơi mang nặng âm hưởng của Hán văn. Chữ xá là nhà, trú là ở, tức là nhà để ở. Còn bên Hán văn dịch chữ Đại phòng thì chính xác. Tức là bên kia (Giới thứ 6) là ốc, bên này (giới thứ 7) là phòng lớn, dịch là chùa lớn thì chỗ này sợ không ổn. Vì bên Giới thứ 6 là xây phòng nho nhỏ để cá nhân vị Tỳ kheo ở. Khi mà không có ai giúp đỡ mình, không có ai cúng dường mình, mình tự đi kiếm vật liệu để mình xây gọi là xây nho nhỏ. Còn bên này (giới thứ 7) cũng là xây dựng cho riêng bản thân mình và trong trường hợp này thì có người người ta cúng dường. Do đó chữ Đại phòng theo giáo thọ là chính xác, còn dịch chữ chùa thì khác. Ngày xưa khi xây dựng giới này thì Đức Phật vẫn còn tại thế, do đó chỉ cần xây làm sao vừa đủ cho một vị Tỳ kheo ở che nắng che mưa. Còn bây giờ khác, bây giờ chùa thì phải có chánh điện trước. Chùa phải có chánh điện để thờ Phật, sau đó là nhà thờ Tổ, nhà chư Tăng v.v… Còn thời Đức Phật, vì Đức Phật còn tại thế nên đi khất thực về tập trung lại nghe Đức Phật thuyết pháp nên không có thờ Đức Phật trong thời đó. Khi Đức Phật nhập diệt rồi, sau này mới thờ. Lúc Đức Phật còn tại thế nên không thờ, do đó phòng lớn hơn cái thất thôi, dịch chữ phòng xá lớn nghe chuẩn hơn. Ở đây, bộ Ngũ phần dịch là chùa lớn. Bộ Căn bản ảnh hưởng của chữ Đại tự nên dịch là chùa lớn thì cũng không rõ nghĩa.

Tóm lại, về giới thứ 6, lập thất nhỏ, quý vị hiểu là cái thất để cho một vị Tỳ kheo ở, trong đó dĩ nhiên là không có thờ Phật như bây giờ vì Đức Phật còn sống, cũng không có cái bàn để đọc sách vì thời đó không tụng văn mà chỉ truyền miệng, Đức Phật truyền cho các đệ tử, các đệ tử truyền cho học trò khoảng độ mấy thế kỷ sau mới ghi chép trên giấy nên không có bàn đọc sách; chỉ cần một phòng bốn bề có cửa, che nắng che mưa. Và nếu có được cái giường để mình nằm hoặc ngồi thiền trên đó là đủ rồi. Do đó dịch là phòng hay là thất là chính xác, còn dịch là chùa nghe nó hơi khác. Cho nên giới thứ 6 là Lập thất nhỏ.


  1. Chế giới

  • Nguyên nhân:

Trong Luật Tứ Phần có nói đến các câu chuyện khi Đức Phật ở thành Khoáng Dã, lúc bấy giờ Đức Phật mới cho phép xây dựng phòng, xây dựng thất để ở riêng. Còn thời gian đầu thì tất cả, Đức Phật cũng như chư Tăng, đều ngủ dưới gốc cây, không có phòng xá gì hết. Có khả năng là do mưa nắng ảnh hưởng đến sinh hoạt do đó Đức Phật mới cho lập phòng xá cho riêng mình thôi chứ không phải là Tăng đường như bây giờ. Chư Tăng mới đi chặt cây hoặc đi xin của Phật tử. Xin quá nhiều như vậy, xảy ra tình trạng Phật tử ngại và trốn hết. Đến ngài Ca Diếp, khi Ngài đi khất thực, người ta thấy Ngài người ta lẩn tránh đi. Ngài lấy làm lạ nên tới hỏi Phật tử thì được biết quý Thầy đi xin cây cối, tiền bạc về để xây dựng phòng xá nhiều quá nên người ta thấy các Tỳ kheo, người ta sợ và trốn. Ngài Ca Diếp về, hôm sau thưa lên Đức Phật. Nhưng thưa lên Đức Phật xong, trong bộ Luật Tứ Phần ghi sau khi Ngài thưa rồi, Ngài đi luôn không dám ở lại. Trong Luật Tứ Phần ghi là sợ các Tỳ kheo khác làm hại. Ngay thời Đức Phật đã như vậy rồi.

Có câu chuyện nữa là khi chư Tăng đi chặt cây, trên cây luôn luôn có các vị thần ở. Do đó trong Luật Đức Phật dạy các Tỳ kheo không được chặt cây. Khi chặt cây phải có làm lễ, phải thưa thỉnh đàng hoàng. Khi chặt cây thì các vị thần mới đến thưa với Đức Phật. Đức Phật mới nói thôi thì bây giờ chạy ra bờ sông có cây sala ở đỡ trên đó. Sau đó Đức Phật mới họp các Tỳ kheo lại Đức Phật kể một câu chuyện: Ở bên bờ sông có một ông Phạm Chí bện tóc tu ngồi thiền, ông cũng thiền định nhưng đêm đêm cứ có con rồng lớn (long vương) hiện lên rồi quấn quanh người ông, làm ông rất sợ. Do đó ông cứ gầy gò, xanh xao. Ông Phạm Chí không biết làm sao, Đức Phật hỏi: “Ông có muốn đuổi con rồng đó không?”. Người Phạm Chí nói “Muốn”. Đức Phật dạy trên cổ con rồng đó có chuỗi ngọc ma ni rất lớn, rất quý, ông cứ nói cho ông chuỗi ngọc đó, con rồng sẽ sợ và bỏ đi. Ngày hôm sau khi con rồng tới, ông ta nói con rồng hãy cho ông chuỗi ngọc ma ni trên cổ nó. Thế là con rồng sợ và từ đó trở đi không tới nữa. Câu chuyện thứ 2, các vị Tỳ kheo khi ở trong vườn Cấp Cô Độc, các loài chim đến quấy phá ồn ào. Chúng Tăng không biết thế nào nên đến bạch Đức Phật. Đức Phật dạy đừng lấy đá, lấy cây mà quăng; nếu các loài chim tới thì xin chúng 2 cái cánh, chúng sợ và bỏ đi. Câu chuyện thứ 3, có một vị Tỳ kheo tên Lại Tra Bà La. Vị này là con của một nhà giàu với tiếng tăm đi xuất gia. Khi đi xuất gia rồi, gặp lúc khó khăn cũng không trở về nhà của cha mẹ mình để xin. Khi người cha thấy vậy mới hỏi thì vị này mới trả lời:

Cầu nhiều người không ưa

Cầu không được, sinh oán

Cho nên con không xin

Sợ sinh thêm bớt vậy”.

Sợ sinh ra sự thêm bớt tức là sự oán hận với người. Ví dụ nếu mình xin người ta, người ta sẽ không thích. Trong luật ghi khi các Tỳ kheo xin nhiều quá, người ta bỏ người ta trốn hết. Nhưng nếu mình xin, người ta không cho mình, thì mình sinh oán hận người ta. Nên trong câu chuyện thứ 3, vị Tỳ kheo tuy là con nhưng ngay cả cha mẹ mình cũng không xin. Đức Phật mới khen ngợi, tán thán rằng sống như vậy mới đem lại hạnh phúc cho mình được. Mình xin người ta, xin nhiều quá người ta sẽ chán mình, không thích mình. Nhưng mình xin người ta không cho mình thì mình oán người ta. Do đó vị Tỳ kheo này mới nói không xin là sợ sinh ra sự thêm bớt.

Trong cuộc sống cũng vậy. Vấn đề xây dựng chùa chiền, mình tùy theo khả năng của mình. Giới này tuy bây giờ không phải là phòng, nhưng nếu mình áp dụng vào việc xây chùa cũng rất quan trọng. Mình xây chùa, xây tịnh xá, mình phải xem khả năng của mình. Khả năng mình xem có bao nhiêu Phật tử giúp đỡ. Tùy theo khả năng để mình xây dựng. Ông bà mình gọi là “liệu cơm gắp mắm”. Còn mình đưa ra dự án to quá, mình phải đi xin người này người kia, người ta ngại, người ta sẽ lánh xa mình. Nếu mình mượn, cái mượn cũng rất nguy hiểm. Nên ông bà mình dạy, trong quan hệ bạn nè, nếu muốn giữ tình bạn bè lâu dài không nên mượn tiền nhau. Vì mình mượn người ta không cho mình thì mình sinh ra oán hận người ta, nhưng nếu mình xin hay mượn nhiều quá người ta cũng không thích mình, sinh ra mất lòng. Do đó trong bạn bè, đối với tiền bạc cũng không nên mượn. Mình xây dựng chùa chiền cũng vậy. Nếu như có ai giúp đỡ mình, tùy theo khả năng, còn mười đồng mình xây dựng trong 10 đồng, còn 1 đồng xây dựng trong 1 đồng, chứ đừng nên làm ra to quá, to quá thì phải đi xin, đi xin người ta vừa chán vừa chạy trốn mình. Thứ 2 nữa sẽ mất thì giờ, không còn thì giờ để tu tập. Nếu xin không được, mình sinh ra oán hận. Do đó rất không tốt. Cho nên giới này cũng rất quan trọng.


  • Giới văn:

Sau khi nói kể các câu chuyện xong, Đức Phật mới chế giới: “Tỳ kheo nào, tự khất cầu để cất thất, không có thí chủ , tự làm cho mình, cần phải làm đúng lượng. Trong đây đúng lượng là bề dài 12 gang tay Đức Phật, bề rộng 7 gang tay Đức Phật. Phải mời các Tỳ kheo đến chỉ định nơi chốn. Các Tỳ kheo ấy cần chỉ định nơi chốn là nơi không có nguy hiểm, nơi không bị bít lối. Nếu Tỳ kheo, nơi có nguy hiểm, nơi bị bít lối, tự khất cầu để cất thất, không có thí chủ, tự làm cho mình, không mời các Tỳ kheo đến để chỉ định nơi chốn, hoặc làm quá lượng định, phạm Tăng – già – bà – thi – sa.

Trong này có từ không ai cúng dường, tự mình đi xin nguyên vật liệu để làm cái phòng nhỏ cho mình ở thì Đức Phật dạy là bề dài 12 gang tay Đức Phật, bề ngang 7 gang tay. Nếu tính thước của mình là bao nhiêu thước? Trong luật Tăng Kỳ nói rằng một gang tay của Đức Phật bằng 3 gang tay của mình. Cách nói đó hơi quá, vì Đức Phật sinh ra cũng như mọi người khác, cũng có cha, có mẹ. Nếu nói một cách rõ ràng khoa học, Đức Phật có 32 tướng tốt thì tay Ngài dài hơn mình. Nếu dài hơn mình thì mình khoảng 2 tấc thì Đức Phật khoảng 2 tấc rưỡi là vừa. Nếu như Tăng Kỳ nói, gang tay Đức Phật gấp 3 mình thì hơi quá. Nếu là 2,5 tấc x 12 = 3 mét; 2,5 tấc x 7 = 1,75m. Trong bộ Phân tích giới Tỳ khưu (của Vinaya Pitaka) thì Ngài Maha Samma Chao đã đưa thuyết bề dài khoảng 3 mét và bề ngang khoảng 1,75 mét. Thật ra trong đó chỉ để một cái giường vừa nằm và vừa ngồi thiền. Không như bây giờ, khi minh làm thất của mình thì chắc chắn phải có bàn thờ Phật là chính, có khi mình nằm dưới đất, với cái bàn để đọc sách. Nhưng thời xưa Đức Phật còn tại thế nên không cần làm bàn thờ; sách vở chưa có, văn tự chưa viết, không cần bàn đọc sách, chỉ cần cái giường nho nhỏ. Chiều dài cái giường khoảng 2 mét hoặc 2,2 mét, bề ngang khoảng độ 1,8 mét, còn lại để lối đi. Ở đây 3 mét với 1 mét 75 thì vừa.

Thứ 2, trong này có từ “chỗ nguy hiểm”. “Chỗ nguy hiểm: là chỗ có hổ lang, sư tử, các thú dữ cho đến loài kiến. Nếu Tỳ kheo không bị các loài trùng kiến hay các loài thú gây não hại thì nên dọn khu đất cho bằng phẳng; hoặc có gốc cây, đá, gai góc thì sai người đào bỏ. Hoặc có hang, hầm, mương, rãnh, ao, ngòi, thì hãy cho người lấp đi. Hoặc sợ nước ngập, hãy làm đê để chắn. Hoặc chỗ đất có người nói là của họ thì nên cùng xử đoán, chớ để người khác tranh cãi.” Cách đây 2500 năm, thời đó dân số ít, rừng nhiều, do đó các loài hổ, sư tử thì nhiều. Cụ thể như ở Bình Phước, những năm 75, 80 cũng toàn những rừng giáng hương, rừng nguyên sinh. Sau này khoảng sau năm 75, năm 80, nhà nước chặt đi để bán cho nước ngoài, sau đó mới trồng cao su. Cách đây 2500 năm, đa số thế giới này 90% là rừng. Do đó các loại thứ dữ hổ, lang, sư tử rất nhiều. Còn bây giờ những loài này rất hiếm. Chỗ nguy hiểm có 5 ý: (1) nơi có rất nhiều loài thú dữ: hổ, lang, sư tử, trùng kiến…, (2) nếu như chỗ đó mình muốn các loài kiến, côn trùng phá hoại thì mình dọn dẹp cho sạch sẽ, bằng phẳng; (3) nơi đó có những gốc cây, hang đá, mương rãnh thì đào bỏ hoặc lấp cho bằng; (4) nếu như sợ trũng, nước ngập thì phải có đê bao chắn; vị Tỳ kheo muốn xây phải làm các động tác đó, (5) nếu chỗ đó có người cho là của họ thì cả hai bên thỏa thuận hoặc dời đổi hoặc mua lại như thế nào đểkhông có xảy ra sự kiện tụng về sau này. Đó là 5 điều. Sau đó, thủ tục thứ 2 là vị đó mới tới Tăng chúng xin để chư Tăng cho phép xây dựng chỗ đó.

Thứ 3, chỗ bị bít lối. “Chỗ bị bít lối là nơi không đủ cho chiếc xe chở cỏ quay đầu để tới lui. (Chở cỏ tức là ngày xưa hay làm cỏ xong rồi chở cỏ hoặc lấy cỏ đó để đốt hoặc làm phân. Nôm na, nơi đó phải là giao thông thuận tiện. Khi muốn xây dựng phòng cho mình, phải là chỗ không nguy hiểm, không trở ngại; thứ 2, chỗ đó phải là giao thông thuận tiện, tức là chỗ xe đi tới đi lui quay đầu được).





Bài số 6: Tăng – già – bà – thi – sa (tt) Trang /8


tải về 108.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương