Tên đề tài/dự án (1) Nội dung nghiên cứu



tải về 104 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích104 Kb.
#29362


DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN ĐÃ NGHIỆM THU NĂM 2015

Chương trình: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG


STT

Tên đề tài/dự án

(1)

Nội dung nghiên cứu

(2)

Kết quả đạt được

(3)



Dự án sản xuất thử nghiệm "Thiết kế và sản xuất thử nghiệm chip vi xử lý 8 bit RISC thương mại SG-8V1"

- CNĐT: ThS. Ngô Đức Hoàng

- CQCT: Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch


    • Nâng cấp tính năng lõi IP SigmaK3 (bộ nhớ RAM, bộ nhớ chương trình ngắt…)

    • Tích hợp IP EEPROM vào thiết kế

    • Phân tích và thiết kế specification của lõi IP SG-8V1 cho ASIC và FPGA.

    • Hoàn thiện lõi soft IP SG-8V1 (front-end)

    • Thiết kế lõi soft IP SG-8V1 cho Altera FPGA

    • Hoàn thiện lõi hard IP SG-8V1 (back-end).

    • Gửi file GDSII để kiểm tra và sản xuất thử chip SG-8V1 theo công nghệ UMC 0.25 um (hay tương đương) trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.

    • Sản xuất chip SG-8V1 theo công nghệ UMC 0.25 um (hay tương đương)

    • Nghiên cứu giao thức nạp chương trình cho EEPROM

    • Thiết kế sơ đồ mạch KIT nạp SG-8V1

    • Layout PCB phần ghi trên kit SG-8V1

    • Thiết kế sơ đồ mạch các TargetBoard

    • Layout PCB TargetBoard

    • Viết chương trình kiểm tra các chức năng và hoạt động thực tế của SG-8V1

    • Thiết kế sơ đồ mạch KIT phát triển DE SG-8V1

    • Layout PCB KIT DE-SG-8V1

    • Viết chương trình kiểm tra KIT DE-SG-8V1

    • Viết các bài thí nghiệm, và tài liệu hướng dẫn sử dụng trên KIT DE SG-8V1

    • Dự án này nhằm tạo ra một chip vi điều khiển 8 bit hoàn toàn của Việt Nam và có khả năng thương mại hóa, chip có tên là SG8V1. SG8V1 được thực hiện ở công nghệ UMC 0.25um. Nội dung nghiên cứu bao gồm toàn bộ quy trình thiết kế chip vi điều khiển SG8V1: thiết kế tập lệnh cho lõi vi xử lý, phân tích thiết kế, viết RTL code, mô phỏng kiểm tra, thực hiện layout... Bản thiết kế cuối cùng được gửi cho nhà máy sản xuất chip. Công cụ không thể thiếu đối với các vi điều khiển là trình biên dịch Assembly/C cũng được nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, một sản phẩm khác của dự án là bộ KIT phát triển DE-SG8V1 nhằm hỗ trợ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và phát triển ứng dụng.



Xây dựng mô hình quản lý chia sẻ dữ liệu trong mạng ngang hàng không dây

CNĐT: PGS.TS. Đồng Thị Bích Thủy

- CQCT: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


    • Khảo sát hiện trạng các công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống thông tin di động có áp dụng kiến trúc mạng P2P trong và ngoài nước.

    • Đề xuất mô hình quản lý ứng dụng chia sẻ dữ liệu giữa các MUs.

    • Phân tích, thiết kế cấu trúc kho dữ liệu lưu cục bộ tại mỗi MU phục vụ truy vấn, đồng bộ, thay thế dữ liệu,..

    • Đề xuất các giải pháp liên quan để hiện thực hóa cấu trúc đã đề xuất.

    • Xây dựng mô phỏng để thử nghiệm kiến trúc đề xuất và hiệu chỉnh.

    • Xây dựng ứng dụng thực tế để thử nghiệm tính khả thi của mô hình đề xuất.

    • Đã xây dựng mô hình cộng tác chia sẻ dữ liệu trong mạng ngang hàng không dây với tên là MIX-GROUP.

    • Đã nghiên cứu về hiện trạng của việc áp dụng thiết bị không dây và công nghệ không dây vào trong lĩnh vực giáo dục.

    • Xây dựng 02 hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập trong môi trường không dây áp dụng mô hình MIX-GROUP.



Nghiên cứu tấn công RSA và xây dựng công cụ phân tích RSA"

- CNĐT: PGS.TS. Trần Đan Thư và PGS.TS. Nguyễn Đình Thúc

- CQCT: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


    • Nghiên cứu và hệ thống hóa RSA và các biến thể của RSA nhằm trả lời câu hỏi chính: tại sao RSA vành số nguyên, ta sẽ gọi là RSA-truyền thống, hiện vẫn được sử dụng chính và chưa có biến thể nào thay thế RSA-truyền thống?

    • Thám mã RSA và cài đặt các công cụ tấn công RSA.

    • Phát triển một hệ mã công khai an toàn.

- Tổng quát hóa RSA.

- Thám mã RSA.

- Chặn dưới cho khóa cá nhân.

- Cơ sở toán học phát triển các hệ mã mới.

- Hệ thống tính toán song song phân tích số nguyên kích thước lên tới 300 chữ số, tương ứng với 330 bit.

- Hệ thống phục hồi được khóa cá nhân có khả năng xác định khóa cá nhân có kích thước ngắn hơn 1/2 kích thước số nguyên tố thành phần, qua đó phân tích được số nguyên là tích 2 số nguyên tố có kích thước bất kỳ.

- 02 bài báo khoa học.

- 01 luận văn đại học và 01 luận văn thạc sỹ.





Thiết kế và chế tạo thử thiết bị giám sát dữ liệu, ứng dụng kiểm soát cho ngành bán lẻ

- CNĐT: PGS.TS. Dương Anh Đức

- CQCT: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


    • Nghiên cứu giao thức truyền dữ liệu của 03 dòng máy in hóa đơn phổ biến trên thị trường.

    • Thiết kế và chế tạo thử thiết bị giám sát dữ liệu an toàn.

    • Thiết kế kiến trúc firmware cho thiết bị.

    • Cài đặt các module firmware cho thiết bị.

    • Thiết kế và xây dựng phần mềm giải mã và đọc dữ liệu hóa đơn từ thiết bị giám sát dữ liệu an toàn.

    • Thiết kế và xây dựng phần mềm giám sát trung tâm.

    • Thử nghiệm và kiểm thử trên 03 dòng máy in nói trên, mỗi dòng thử ít nhất 2 model khác nhau.

    • Thử nghiệm thực tế tại một đơn vị chuyên bán lẻ (siêu thị, nhà sách, nhà hàng...)

    • Đề xuất giải pháp áp dụng cụ thể cho doanh nghiệp và cơ quan thuế nhà nước trong việc quản lý và chống gian lận trong lĩnh vực bán lẻ.

- Nhóm đã hoàn thành việc thiết kế "firmware" và phần mềm giám sát trung tâm hỗ trợ cho việc giám sát dữ liệu qua máy in hóa đơn tại quầy thu ngân trong các siêu thị cài đặt trên board tích hợp chip STM32F407VET6. Kiến trúc hệ thống được hiện thực hóa, được cài đặt thành công và kiểm thử.

    • Đây là một sản phẩm/giải pháp thực sự có tiềm năng ứng dụng ở nhiều cấp độ khác nhau (doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước,...) do đó cần thêm sự đầu tư nghiên cứu với sự hợp tác của các đơn vị liên quan như Chi cục Thuế, các hệ thống siêu thị, các công ty cung cấp thiết bị trong ngành bán lẻ...



Nghiên cứu chế tạo bộ KIT từ linh kiện cảm biến vi cân tinh thể thạch anh kiểm tra vi khuẩn E.Coli trong nước

- CNĐT: ThS. Ngô Đức Hoàng và TS. Dương Minh Tâm

- CQCT: Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch


    • Thiết kế bo mạch bộ KIT ứng dụng cho hệ đo cảm biến sinh học QCM.

    • Chế tạo bộ KIT.

    • Xây dựng quy trình chế tạo dung dịch nano Au.

    • Xây dựng quy trình gắn kết sinh học lên điện cực Au.

    • Xây dựng quy trình kiểm tra nồng độ vi khuẩn E.Coli trên bộ KIT đã chế tạo.

- Thiết kế mạch và phương pháp hoạt động cho bộ KIT dựa trên linh kiện QCM 5 MHz.

- Chế tạo bộ KIT đáp ứng theo các yêu cầu thiết kế với độ nhạy ±3Hz/5MHz và như một bộ KIT cầm tay. Bộ KIT hoạt động khá tương đồng với hệ QCM 200 của hãng SRS-Mỹ.

- Đã thực hiện chế tạo dung dịch nano Au bằng hai phương pháp gia nhiệt thông thường bằng bếp từ và gia nhiệt vi sóng. Kết quả dung dịch nano Au thu được có độ đồng đều cao, dạng hình cầu, kích thước giao động từ 12-13nm phù hợp với các ứng dụng trong việc gắn kết các tác nhân sinh học. Đồng thời đã gắn kết được các kháng thể E.Coli O157:H7 lên trên các hạt nano Au và ứng dụng trong việc tăng cường độ nhạy cho việc kiểm tra vi khuẩn ở các nồng độ thấp.

- Thực hiện kiểm tra vi khuẩn E.Coli O157:H7 ở các nồng độ khác nhau bằng 02 phương pháp MHDA và Protein A. Kết quả cho thấy phương pháp MHDA có độ nhạu cao hơn, và hoạt động tốt ở nồng độ 102 - 107 CFU/ml. Xây dựng thành công đường đặc trưng chuẩn: suy giảm tần số cộng hưởng của linh kiện QCM với nồng độ khác nhau của khuẩn E.Coli O157:H7 trong dung dịch.





Ứng dụng GIS trong quản lý và cung cấp thông tin hạ tầng giao thông, áp dụng trên các tuyến đường Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ

- CNĐT: ThS. Phạm Đức Thịnh

- CQCT: Sở Khoa học và Công nghệ và Trung tâm Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý TP.HCM


    • Khảo sát hiện trạng quản lý và cung cấp thông tin giao thông tại Sở Giao thông Vận tải TP.HCM.

    • Nghiên cứu và đề xuất giải pháp ứng dụng GIS trong công tác quản lý và cung cấp thông tin giao thông.

    • Phân tích và thiết kế hệ thống.

    • Biên tập CSDL GIS phục vụ công tác quản lý và cung cấp thông tin giao thông trên môi trường web.

    • Xây dựng các công cụ hỗ trợ công tá quản lý và cung cấp thông tin giao thông trên môi trường web.

    • Kiểm tra chạy thử.

    • Lập tài liệu hướng dẫn.

    • Triển khai cài đặt và chuyển giao tại đơn vị thụ hưởng kết quả đề tài.

    • Biên tập CSDL GIS phục vụ công tác quản lý và cung cấp thông tin giao thông trên môi trường web cho thiết bị di động.

    • Xây dựng các công cụ hỗ trợ công tác quản lý và cung cấp thông tin giao thông trên môi trường web cho thiết bị di động.

    • Kiểm tra chạy thử.

    • Lập tài liệu hướng dẫn.

    • Triển khai cài đặt và chuyển giao tại đơn vị thụ hưởng kết quả đề tài.

    • Kiểm tra nghiệm thu giữa đơn vị thụ hưởng và nhóm nghiên cứu.

    • Đào tạo nhân lực tiếp nhận, sử dụng và phát triển kết quả nghiên cứu của đề tài.

- Đề xuất giải pháp WebGIS ứng dụng vào xây dựng hệ thống quản lý và cung cấp thông tin hạ tầng giao thông tại TP.HCM.

- Thiết kế cơ sở dữ liệu GIS thông tin giao thông.

- Biên tập CSDL GIS thông tin giao thông trên các tuyến đường Võ Văn Kiệt và đường Mai Chí Thọ.

- Thiết kế và xây dựng các công cụ hỗ trợ cho việc quản lý và cập nhật thông tin giao thông; các công cụ cung cấp thông tin giao thông, hướng dẫn và hỗ trợ cho người và phương tiện tham gia giao thông.

- Cài đặt và chuyển giao CSDL và các công cụ phần mềm cho đơn vị thụ hưởng.




Thiết kế hệ thống nhận dạng virus máy tính tốc độ cao kết hợp giải pháp phần cứng và mềm

- CNĐT: TS. Trần Ngọc Thịnh

- CQCT: Trường Đại học Bách Khoa


    • Nghiên cứu phần mềm nguồn mở CLAM-AV.

    • Nghiên cứu, thiết kế phần framework của hệ thống.

    • Nghiên cứu thiết kế phần so trùng mẫu chữ ký tĩnh (static pattern).

    • Nghiên cứu thiết kế phần xử lý biểu thức chính quy (regular expression).

    • Nghiên cứu thiêt skees phần giao tiếp giữa phần mềm và phần cứng.

    • Xây dựng phần mềm quản lý bằng giao diện web.

    • Nghiên cứu thiết kế phần xử lý biểu thức chính quy (regular expression).

    • Xây dựng phần mềm quản lý bằng giao diện web.

    • Hiện thực đánh giá các thiết kế.

    • Đối với phần mềm mã nguồn mở ClamAV, đã tiến hành việc cài đặt, cấu hình và thử nghiệm hoạt động. Đồng thời tiến hành đào sâu vào kiến trúc xử lý của ClamAV, tập cơ sở dữ liệu chữ ký của ClamAV, phân tích luồng xử lý dữ liệu và các hàm quét chính của ClamAV.

    • Đối với việc thiết kế framework cho toàn bộ hệ thống, đã nghiên cứu, phân tích các tính năng của nền tảng NetFPGA10G, các phương pháp giao tiếp dữ liệu trên nền tảng này, từ đó hoàn thiện framework tổng thể của hệ thống làm cơ sở để phát triển các module trên phần cứng và phần mềm.

    • Đề xuất các kiến trúc phù hợp với đặc tính của từng loại mẫu đối với việc thiết kế và hiện thực tìm kiếm mẫu chữ ký virus trên phần cứng.

    • Nghiên cứu phương pháp giao tiếp dữ liệu với platform NetFPGA thông qua chuẩn giao tiếp PCI Express và định nghĩa giao thức cho việc giao tiếp này.

    • Đối với phần thiết kế ứng dụng quản lý dựa trên nền web, nhóm nghiên cứu dựa trên nền tảng Nodejs và phát triển các module hỗ trợ giao tiếp người quản trị, giao tiếp hệ thống phần cứng cũng như phần mềm.



Nghiên cứu, thiết kế và thi công lõi IP điều khiển giao tiếp USB 2.0 trên FPGA

- CNĐT: ThS. Nguyễn Phú Quốc

- CQCT: Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch


    • Nghiên cứu chuẩn USB 2.0.

    • Xây dựng bản tiêu chuẩn kỹ thuật cho lõi IP.

    • Thiết kế sơ đồ khối, giao tiếp giữa các khối.

    • Phân tích, mô tả mạch chi tiết của từng khối.

    • Mô tả phần cứng bằng ngôn ngữ Verilog.

    • Kiểm tra RTL code bằng chương trình Quartus hoặc Leda.

    • Kiểm tra và mô phỏng chức năng của lõi bằng phần mềm VCS.

    • Tổng hợp lõi IP bằng phần mềm Quartus II và thực hiện nạp lõi FPGA.

    • Thiết kế hệ thống kiểm tra lõi IP USB 2.0 trên FPGA.

    • Viết 01 bài báo về USB 2.0 và đăng trên tạp chí Khoa học Công nghệ của Đại học Quốc gia.

    • Lõi USB 2.0 device controller hỗ trợ hai chế độ truyền full speed và high speed với đầy đủ các kiểu truyền như bulk transfer, isochrous transfer, interrupt transfer và control transfer.

    • Lõi IP hỗ trợ đầy đủ các tính năng cơ bản của một USB. Tùy vào từng mục đích và ứng dụng cụ thể mà người dùng sử dụng có thể cấu hình lại lõi IP cho phù hợp với hệ thống của mình.



Mô hình tính toán hiệu năng cao giá rẻ cho các trường đại học

- CNĐT: TS. Phạm Văn Hậu

- CQCT: Trường Đại học Công nghệ Thông tin


    • Nghiên cứu các nền tảng điện toán đám mây mã nguồn mở phục vụ cho việc triển khai các cụm tính toán ảo.

    • Tìm hiểu các cơ chế quản lý điện toán đám mây.

    • Nghiên cứu các cơ chế ảo hóa.

    • Nghiên cứu các nền tảng phục vụ cho tính toán cụm.

    • Xây dựng các virtual machine image.

    • Nghiên cứu các vấn đề về hiệu năng tính toán của máy ảo.

    • Xây dựng bài toán kiểm thử.

    • Nghiên cứu các kỹ thuật Intercloud nhằm mở rộng hệ thống.

    • Triển khai thử nghiệm, đo hiệu năng và các vấn đề liên quan tới triển khai thực tế hệ thống CC phục vụ HPC.

    • Xây dựng cơ chế làm tăng tính portability và cooperation của ứng dụng TTHNC trên nền tảng ĐTĐM. Một cách cụ thể, đề tài đã xây dựng một bộ công cụ triển khai tự động dịch vụ TTHNC trên nền tảng ĐTĐM. Ở đó, người dùng chỉ cần tạo ra đặc tả dịch vụ cluster, công cụ được xây dựng sẽ tự động hóa quá trình triển khai.

    • Các đặc điểm nổi bật của bộ công cụ:

  • Hỗ trợ nhiều nền tảng ĐTĐM khác nhau, điều đó làm tăng tính portability của ứng dụng. Hiện tại, mô hình đã triển khai thành công trên Google Cloud, Amazon cloud, TryStack, OpenStack, HP-Cloud.

  • Hỗ trợ triển khai một dịch vụ cùng lúc trên nhiều nền tảng ĐTĐM khác nhau. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong các giải pháp sử dụng nhiều nền tảng ĐTĐM.

  • Có thể sử dụng để triển khai các dịch vụ khác ngoài các dịch vụ TTHNC. Mô hình đã được thử nghiệm trong việc triển khai các kịch bản thực hành an toàn thông tin.

    • Thỏa mãn tính dễ sử dụng và mở rộng.






Thiết kế và chế tạo thử thiết bị kiểm soát chấm công sử dụng thẻ RFID và Fingerprint

- CNĐT: ThS. Nguyễn Tri Tuấn

- CQCT: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


    • Nghiên cứu công nghệ RFID MIFARE của NXP.

    • Nghiên cứu kỹ các thiết bị tương tự trên thị trường, phân tích điểm mạnh và yếu để chọn đặc tả tính năng phù hợp cho sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng.

    • Nghiên cứu và lựa chọn các thành phần linh kiện phần cứng chính cho thiết bị.

    • Thiết kế kiến trúc tổng quan hệ thống phù hợp để áp dụng Agile và Test Driven Development.

    • Thiết kế và chế tạo phần cứng thiết bị kiểm soát chấm công sử dụng thẻ RFID và vân tay.

    • Thiết kế và xây dựng firmware cho thiết bị.

    • Thử nghiệm và kiểm thử thiết bị tại một số đơn vị: PTN, CNPM, Trung tâm đào tạo Quốc tế ITEC, PTN AI-LAB.

    • Nghiên cứu và xây dựng thành công engine nhận dạng vân tay eSFS.

    • Thiết kế cấu trúc thẻ RFFP dựa trên phần cứng thẻ MIFARE classic 1K.

    • Thiết bị chấm công sử dụng thẻ RFFP và vân tay.

    • Websever cấu hình, quản trị thiết bị và thẻ RFFP.



Thiết kế và chế tạo thử thiết bị đầu đọc RFID dùng tần số LF và HF

- CNĐT: ThS. Hoàng Quốc Minh

- CQCT: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


    • Nghiên cứu chuẩn Reader Protocol (RP) của bộ chuẩn EPCglobal.

    • Nghiên cứu chuẩn PC/SC.

    • Nghiên cứu công nghệ MIFARE của NXP.

    • Nghiên cứu công nghệ HITAG của NXP.

    • Nghiên cứu chip NXP MIFARE RFID reader và các tư liệu được cung cấp kèm theo để thiết kế MIFARE RFID Reader.

    • Xây dựng ứng dụng demo "Quản lý văn bản" bằng RFID để minh họa ứng dụng của các reader.

    • Nghiên cứu chip NXP HITAG RFID reader và các tư liệu được cung cấp kèm theo để thiết kế HITAG RFID Reader.

    • Đề tài đã hoàn thành việc thiết kế và chế tạo đầu đọc RFID trên tần số LF cho thẻ HITAG (SHR) và tần số HF cho thẻ MIFARE (SMR) theo như các đặc tả đăng ký.

    • Cả hai loại đầu đọc đều tuân theo các chuẩn giao tiếp với thẻ và với thiế bị chủ (host) phù hợp.

    • Nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng hoàn chỉnh ứng dụng minh họa việc quản lý văn bản sử dụng công nghệ RFID. Ứng dụng tích hợp được với cả hai thiết bị SMR, SHR.



Nghiên cứu và thiết kế thiết bị key dùng trong phim trường

- CNĐT: TS. Trương Quang Vinh

- CQCT: Trường Đại học Bách Khoa


    • Nghiên cứu, phân tích và mô phỏng các giải thuật tách vùng đã có từ các tạp chí khoa học.

    • Cải tiến giải thuật tách phông xanh từ giải thuật đã phân tích và tối ưu giải thuật tách phông xanh để có thể thực hiện trên phần cứng.

    • Nghiên cứu và thiết kế kỹ thuật ghép nền video, cho phép ghép các kênh video và thay đổi nền bằng một kênh video khác.

    • Thiết kế sơ đồ cấu trúc phần cứng cho kỹ thuật ghép nền video.

    • Nghiên cứu và thiết kế kỹ thuật dùng để tạo lớp chữ thông báo và biểu tượng trên nền video.

    • Thiết kế sơ đồ cấu trúc phần cứng cho kỹ thuật tạo lớp chữ thông báo và biểu tượng trên nền video.

    • Nghiên cứu công nghệ giao tiếp kênh video theo giao thức S-video, SDI, DVI.

    • Thiết kế mạch điều khiển và trình driver cho giao tiếp kênh video.

    • Nghiên cứu công nghệ FPGA để hiện thực giải thuật màn hình xanh và kỹ thuật tạo lớp chữ thông báo, biểu tượng nền video.

    • Tích hợp cấu trúc phần cứng cho tách phông xanh, ghép nền video và tạo lớp chữ/biểu tượng vào hệ thống FPGA.

    • Nghiên cứu thiết kế phần mềm nhúng để điều khiển hệ thống thiết bị key sử dụng giải thuật màn hình xanh và ghép video.

    • Xây dựng mô hình kiểm tra phần cứng cho cấu trúc tách phông xanh và ghép nền.

    • Xây dựng mô hình kiểm tra phần cứng cho kỹ thuật tạo lớp chữ và biểu tượng.

    • Nghiên cứu hệ thống SOPC để tích hợp phần cứng và phần mềm vào chip khả trình (FPGA).

    • Thử nghiệm và hoàn thiện tính ổn định, chất lượng của hệ thống thiết bị key.

    • Thiết kế thành công hệ thống thiết bị key trên nền công nghệ FPGA.

    • Thiết bị key xử lý được video với độ phân giải HD 1080p.

    • Dữ liệu video được xử lý thời gian thực với tốc độ quét 54Hz.



Giải pháp nâng cao tính chính xác trong việc ước lượng băng thông hiện hành của đường truyền

- CNĐT: TS. Trần Trung Dũng

- CQCT: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


    • Xây dựng môi trường thử nghiệm trong lab và đơn vị hợp tác.

    • Phát triển giải pháp bộ lọc.

    • Phát triển giải pháp phối hợp.

    • Lập trình các module hỗ trợ xác định thông số đường truyền.

    • Phát triển giải pháp router phân luồng.

    • Khảo sát và đánh giá độc lập các công trình sử dụng bộ lọc để nâng cao tính chính xác, và đưa ra khuyến nghị việc sử dụng các bộ lọc đã công bố.

    • Đề xuất ba bộ lọc mới cho phương pháp probe RATE.

    • Đề xuất giải pháp ước lượng cho trường hợp router phân luồng.



Nghiên cứu thiết kế và mô phỏng tính chất cơ học của linh kiện QCM với các tần số cộng hưởng cơ bản lần lượt là 5, 9, 10, 12 MHz

- CNĐT: KS. Lê Trầm Ngọc Dũng



- CQCT: Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch

    • Nghiên cứu mô phỏng và tính toán xác định ứng xử của QCM chưa có điện cực khi có tải điện áp 5V.

    • Nghiên cứu mô phỏng và tính toán ứng xử của QCM có điện cực khi có tải điện áp 5V.

    • Nghiên cứu mô phỏng và tính toán ứng xử của QCM có điện cực khi có điện áp và có tải khối lượng.

    • Nghiên cứu tối ưu hóa cấu trúc linh kiện QCM dùng để chế tạo dựa vào các thông số mô phỏng bốn nội dung trên ứng với phiến hình vuông và hình tròn.

    • Lập kế hoạch lên phương án chế tạo thử nghiệm từ bản thiết kế mask.

    • Xác định mối liên hệ giữa ácc vector ứng suất, vector độ cảm điện môi và vector độ cứng của vật liệu với các hệ số là ma trận đàn hồi, ma trận độ cứng áp điện và ma trận hằng số điện môi.

    • Mô hình hóa linh kiện QCM khi chưa có điện cực vàng với cấu trúc hình vuông và hình tròn: chọn kiểu phần tử để chia lưới, khảo sát tính đúng đắn của phần tử, chọn phương pháp tính, độ mịn để chia lưới.

    • Đặt điện áp xoay chiều 5V, đặt điều kiện biên, mô phỏng và tính toán độ dịch điện, tần số cộng hưởng và phân bố ứng suất trên phiến thạch anh vuông và tròn.

    • So sánh độ dịch điện, phân bố ứng suất và tần số cộng hưởng cơ bản của phiến thạch anh vuông và tròn.

    • Mô phỏng hình dáng và kích thước phù hợp của QCM để thu được kết quả tốt nhất trong chế tạo và ứng dụng.

    • Xác định ứng xử của linh kiện QCM khi chưa đặt điện cực với bề dày phiến khác nhau tương ứng với các tần số cộng hưởng cơ bản là 5, 9, 10, 12 MHz.

    • Nghiên cứu phép toán tạo khối QCM hoàn chỉnh bao gồm thạch anh và vàng để chia lưới và đặt điện áp.

    • Mô phỏng trường hợp linh kiện có một điện cực và khảo sát ảnh hưởng của kích thước bán kính điện cực lên tần số cộng hưởng của QCM.

    • Khảo sát ảnh hưởng của bề dày điện cực lên tần số cộng hưởng của QCM.

    • Xác định ứng xử của linh kiện QCM khi đã đặt điện cực với bề dày phiến khác nhau tương ứng với các tần số cộng hưởng cơ bản là 5, 9, 10, 12 MHz.

    • Mô phỏng và khảo sát độ nhạy của QCM ứng với từng tần số cộng hưởng cơ bản là 5, 9, 10, 12 MHz.

    • Tính toán giá trị độ nhạy ứng với từng tần số cộng hưởng để tìm ra ứng dụng phù hợp với tần số cộng hưởng.

    • Nghiên cứu mô phỏng và tính toán ứng xử của QCM có điện cực khi có điện áp và tải.

    • Quan sát ứng xử cơ học của linh kiện QCM khi có tải trên điện cực ứng với các tần số cộng hưởng cơ bản là 5, 9, 10, 12 MHz.

    • Tìm tần số cộng hưởng của QCM trong trường hợp có tải, so sánh với trường hợp không tải và có so sánh độ dịch tần số với tính toán với lý thuyết.



Nghiên cứu thiết kế và mô phỏng tính chất điện của linh kiện QCM với các tần số cộng hưởng cơ bản lần lượt là 5, 9, 10, 12 MHz hướng tới ứng dụng trong cảm biến sinh học

- CNĐT: ThS. Trần Thị Minh Thư

- CQCT: Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch


    • Phân tích, mô hình hóa và mô phỏng cộng hưởng đa hài của cảm biến QCM khi không tải và khi có tải trong các môi trường khác nhau.

    • Xác định và hiệu chỉnh các tín hiệu sóng âm trong cộng hưởng đa hài của cảm biến QCM trong các môi trường khác nhau.

    • Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại màng mỏng khác nhau lên phổ dẫn nạp linh kiện QCM.

    • Lên phương án chế tạo và viết báo cáo tổng kết.

    • Nghiên cứu mô hình hoạt động, mạch tương đương và các đặc tính điện của linh kiện QCM khi không tải và có tải tác dụng. Giải bài toán truyền sóng và tính toán độ dẫn điện J, cường độ dòng điện I, tổng trở Z và độ dẫn nạp Y của mạch cộng hưởng thạch anh.

    • Mô phỏng đặc tính điện của QCM như phổ dẫn nạp, góc pha phổ dẫn nạp, phổ dẫn nạp phức. Tìm tần số cộng hưởng của linh kiện và của các hài bậc 3, 5, 7 ứng với các chương trình mô phỏng linh kiện QCM có bề dày khác nhau.

    • Tính toán hệ số hiệu chỉnh của cảm biến khi hoạt động trong môi trường lỏng so với môi trường rắn và lập đường chuẩn của hệ số hiệu chỉnh này.

    • Khảo sát ứng xử của phổ dịch tần số Δf khi QCM hoạt động tỏng chất lỏng có bề dày khác nhau.

    • Khảo sát độ dịch tần số của linh kiện QCM khi hoạt động trong môi trường nước và môi trường cao su dẻo. Trong trường hợp này nhóm khảo sát ảnh hưởng của độ nhớt lên ứng xử của QCM. Giá trị của độ nhớt thay đổi từ 0.001 kg/ms đến 0.1kg/ms.

    • Khảo sát độ dịch tần số của linh kiện QCM khi hoạt động trong môi trường cao su cứng và màng mỏng rắn. Trong trường hợp này, nhóm khảo sát ảnh hưởng của độ cứng lên ứng xử của QCM. Giá trị của độ cứng thay đổi từ 105 N/m2 đến 1012 N/m2.

    • Mô phỏng ảnh hưởng đồng thời của độ nhớt, bề dày màng và độ cứng lên biên độ phổ dẫn nạp của linh kiện QCM.

    • Mô phỏng ảnh hưởng đồng thời của độ nhớt, độ cứng và mật độ chất lỏng trong tải sinh học lên biên độ phổ dẫn nạp của linh kiện QCM.



Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chế tạo linh kiện QCM 5MHz bằng công nghệ vi cơ điện (MEMS) nhằm hướng tới việc chế tạo linh kiện QCM với các tần số khác nhau

- CNĐT: KS. Trần Đăng Giang

- CQCT: Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch


    • Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh bộ Mask theo kiểu dáng Việt Nam để chế tạo linh kiện QCM với tần số cộng hưởng 5 MHz nhằm hướng tới việc chế tạo linh kiện QCM với các tần số khác nhau.

    • Nghiên cứu thiết kế và hoàn thiện toàn bộ quy trình và thực hiện chế tạo linh kiện QCM 5 MHz tại phòng sạch khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP).

    • Nghiên cứu hoàn thiện toàn bộ quá trình đóng gói linh kiện QCM 5 MHz chế tạo.

    • Khảo sát và đánh giá chất lượng linh kiện QCM 5 MHz chế tạo.

    • Lên phương án nhằm đưa quy trình chế tạo linh kiện QCM 5 MHz hướng tới sản xuất thử nghiệm với quy mô số lượng lớn và tạo tiền đề cho việc hướng tới chế tạo các linh kiện QCM với tần số lớn.

    • Thiết kế và chế tạo bộ mask với các thông số và kích thước riêng. Kích thước của linh kiện QCM nhỏ hơn, số lượng linh kiện trên 1 wafer nhiều hơn (28 linh kiện). Bộ Mask đã đáp ứng được các yêu cầu trong việc chế tạo linh kiện QCM tại phòng sạch SHTP.

    • Đã thành công trong việc chế tạo liinh kiện QCM tần số 5 MHz bằng quy trình ăn mòn ướt. Linh kiện QCM chế tạo được có độ nét cao, tần số cộng hưởng 5 ± 0.01 MHz, đồ gồ ghề bề mặt 2 - 3 nm...



Phát triển hệ thống hỗ trợ thao tác bản đồ bằng tiếng nói trên thiết bị di động Android, sử dụng mạng nơ-ron lan truyền ngược

- CNĐT: ThS. Khưu Minh Cảnh

- CQCT: Trung tâm Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý TP.HCM


    • Tìm hiểu phương pháp nhận dạng tiếng nói sử dụng mạng nơ-ron lan truyền ngược.

    • Xây dựng các module phục vụ việc nhận dạng tiếng nói.

    • Huấn luyện mạng với các từ mẫu.

    • Tìm hiểu kiến trúc gvSIG Mini (Ứng dụng GIS mã nguồn mở trên thiết bị di động Android), cách thức phát triển gvSIG Mini.

    • Xây dựng công cụ thực hiện các chức năng của phần mềm gvSIG Mini bằng tiếng nói.

    • Kiểm tra, chạy thử.

    • Lập tài liệu hướng dẫn.

    • Kiểm tra nghiệm thu giữa đơn vị thụ hưởng và nhóm nghiên cứu.

    • Đào tạo sử dụng và phát triển kết quả đề tài.

    • Đề xuất và xây dựng các công cụ chuẩn hóa tín hiệu đầu vào phục vụ ghi âm tiếng nói.

    • Đề xuất và xây dựng công cụ trích chọn đặc trưng tiếng nói.

    • Xây dựng công cụ sử dụng mạng nơ-ron phân tích các tham số tín hiệu tiếng nói.

    • Thao tác các chức năng di chuyển bản đồ bằng tiếng nói trong ứng dụng Androzic (thay thế gvSIG Mini) với các từ mẫu.

    • Công cụ hỗ trợ người dùng có thể tự huấn luyện mạng bằng chính tiếng nói của người sử dụng.



Nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm webgis phục vụ công bố các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội

- CNĐT: ThS. Bùi Hồng Sơn

- CQCT: Trung tâm Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý TP.HCM


    • Khảo sát và phân tích, đánh giá hiện trạng quản lý các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tại TP.HCM.

    • Nghiên cứu và đề xuất giải pháp WebGIS trên nền tảng các tài nguyên mã mở phục vụ xây dựng và công bố các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

    • Phân tích và thiết kế hệ thống.

    • Xây dựng CSDL các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tại TP.HCM.

    • Xây dựng công cụ WebGIS công bố chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

    • Xây dựng công cụ quản trị số liệu chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

    • Kiểm tra chạy thử.

    • Lập tài liệu hướng dẫn.

    • Triển khai cài đặt và chuyển giao tại đơn vị thụ hưởng kết quả đề tài.

    • Đào tạo nhân lực tiếp nhận, sử dụng và phát triển kết quả nghiên cứu của đề tài.

    • Đề xuất giải pháp WebGIS ứng dụng vào xây dựng hệ thống quản lý và công bố các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tại TP.HCM.

    • Thiết kế cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tại TP.HCM.

    • Biên tập cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.

    • Xây dựng phần mềm WebGIS công bố chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội và phần mềm quản trị số liệu chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.

    • Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và chuyển giao kết quả đề tài cho đơn vị thụ hưởng.





Hệ thống truy nguyên nguồn gốc thủy hải sản chế biến sử dụng công nghệ thông tin

- CNĐT: ThS. Hoàng Sâm



- CQCT: Công ty Cổ phần Phần mềm BETA

    • Phân tích thiết kế hệ thống.

    • Xây dựng mô hình, tổ chức dữ liệu ban đầu.

    • Xây dựng module tổ chức dữ liệu Master.

    • Xây dựng module hoạch định và cấu hình.

    • Xây dựng module ghi nhận dữ liệu phát sinh phục vụ truy nguyên nguồn gốc.

    • Xây dựng module yêu cầu thông tin nguồn gốc.

    • Xây dựng module khai thác sử dụng thông tin nguồn gốc.

    • Xây dựng module Web service quản lý việc đồng bộ thông tin Master.

    • Tích hợp chương trình, chạy thử tại chỗ.

    • Nghiên cứu và xây dựng hệ thống truy nguyên nguồn gốc phù hợp với mô hình, quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm phục vụ việc truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Đồng thời hệ thống cũng phải tuân theo chuẩn quốc tế GS1 cho các hệ thống truy nguyên nguồn gốc.




tải về 104 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương