Tên đề tài: Ngoại thương nhà Lê – Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (voc) thế kỷ XVII phần mở ĐẦU



tải về 250.09 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích250.09 Kb.
#10239
  1   2   3
Tên đề tài: Ngoại thương nhà Lê – Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) thế kỷ XVII

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lịch sử ngoại thương Việt Nam là một vấn đề quan trọng và lý thú cho những người quan tâm, nghiên cứu lịch sử. Bởi, quá trình tiến triển của ngoại thương cũng là quá trình tiến triển của kinh tế hàng hóa được mở rộng ra khỏi khuôn khổ thị trường trong nước. Tính chất ngoại thương trong một thời kỳ lịch sử nào phản ánh tính chất của chế độ chính trị và kinh tế thời đó. Sự trao đổi hàng hóa với các nước ngoài khó hay dễ, tăng hay giảm, thịnh hay suy là do tác dụng quyết định của một phương thức sản xuất nhất định nào đối với đời sống kinh tế của một quốc gia. Ngược lại sự tăng giảm, thịnh suy đó trong những điều kiện nhất định cũng ảnh hưởng lại đến phương thức sản xuất trong một phạm vi, một mức độ nhất định.

Nền kinh tế hàng hóa trong bất kỳ giai đoạn nào cũng làm nảy sinh ra một hệ thống yếu tố quan hệ chặt chẽ với sản phẩm trở thành hàng hóa. Đó là những việc tổ chức, giao dịch, các cơ quan mua bán, các thể lệ mua bán, cách thức tiến hành đổi chác, đong lường, thuế khóa, quan hệ giữa lái buôn và người sản xuất, các phương tiện giao thông vận tải, các chính sách mậu dịch… Nghiên cứu kỹ, tốt vấn đề ngoại thương góp phần soi sáng lịch sử về những mặt đó.

Thế kỷ XVII, thế kỷ trong nước có nhiều biến động chính trị, chiến tranh phong kiến giữa 2 nhà Trịnh – Nguyễn nhưng vẫn không thể ngăn được làn sóng buôn bán, và xâm nhập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu vào nước ta. Ngoại thương Việt Nam tiến hành với những tàu buôn của các nước tư bản Tây Âu và trở nên sầm uất. Trong khi đó, phong kiến Việt Nam lại suy tàn, thoi thóp mà các nhân tố tiến bộ của sản xuất mới chưa hình thành.

Tìm hiểu riêng về vấn đề: “Ngoại thương nhà Lê – Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) thế kỷ XVII” giải quyết được phần nào những “lỗ hổng” về nghiên cứu ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII. Ngoài ra, đây còn là minh chứng cho sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở nước ta nói chung cũng như ngoại thương Đàng Ngoài thời kỳ này nói riêng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tài liệu viết về ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII không ít nhưng lại khá lẻ tẻ và sơ sài. Tài liệu phong phú nhất của ta về ngoại thương có thể nói là cuốn: “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn nhưng lại viết về sự việc xảy ra ở hai tỉnh Quảng Nam và Thuận Hóa. Hay những bài văn, những cuốn sách của các giáo sĩ và lái buôn nước ngoài viết về vấn đề đó cũng đã có một số được đem in ra và lưu hành ở Việt Nam trong hồi Pháp thuộc, như: Alexandre de Rhodes, Bori, Baron, Dampier, Poivre, Hohn White…Những tài liệu sống của các lái buôn ngoại quốc hoặc cơ quan đương cục, tất cả những hồ sơ đó còn là cả một loạt kho tàng khai thác tới, vẫn nằm ở các nước đã từng trao đổi ngoại thương ở Việt Nam như: Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…những tài liệu này không những có thể cung cấp cho chúng ta rất nhiều mặt về vấn đề ngoại thương của ta mà còn hé mở cho ta biết được một cách tỉ mỉ về đời sống kinh tế, xã hội của ta nữa. Đó là một trong những nguồn cung cấp tài liệu rất quan trọng về mặtt đó mà sử cũ của ta vẫn còn ít đề cập đến và cho đến nay chúng ta vẫn chưa khai thác được. Do đó vấn đề tìm hiểu ngoại thương Việt Nam hiện nay đang được những nhà sử học quan tâm nghiên cứu.


Thời gian gần đây, có một số bài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này như: công trình: “Tư liệu công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về kẻ chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII” được nghiên cứu và khai thác trực tiếp nguồn tư liệu: 8000 trang viết tay ở Hà Lan. Là sự bổ sung quý báo cho việc cung cấp số liệu ở thời kỳ này.

Một trong những nguồn tài liệu tham khảo quý giá nhất là cuốn “Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX” giới thiệu về ngoại thương ở Vệt Nam trước thế kỷ XVII như vậy, nhằm để bạn đọc thấy được phần nào tính chất của ngoại thương thời phong kiếnViệt Nam trước khi tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản phương tây. Và rồi đây khi đã có sự tiếp xúc đó rồi, ngoại thương Việt Nam biến chuyển như thế nào, cũng như phong kiến Việt Nam tiếp nhận nó như thế nào, ảnh hưởng của sự việc đó đến cơ cấu xã hội phong kiến Việt Nam như thế nào? Cuốn sách trình bày kỹ lưỡng từ việc xem xét nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Là tài liệu quý cho việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề ngoại thương có liên quan.

Hòa chung với việc tìm hiểu những vấn đề ngoại thương Việt Nam nói chung và ngoại thương Đàng Ngoài với công ty Đông Ấn Hà Lan nói riêng, bài nghiên cứu mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc xây đắp thêm những kiến thức về ngoại thương Việt Nam,cũng như tìm hiểu về mầm mống kinh tế chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu khoa học có sử dụng phương pháp: phương pháp lịch sử, phương pháp logic…Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh…



4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: thế kỷ thứ XVII

- Phạm vi không gian: chủ yếu ở Đàng Ngoài

5. Đóng góp của đề tài

- Giá trị lý luận: Nghiên cứu về hoạt động ngoại thương giữa VOC và Đàng Ngoài phản ánh toàn diện về lịch sử kinh tế,chính trị ,xã hội cũng như các khía cạnh về văn hóa,tôn giáo của Đàng ngoài vào thế kỉ thứ XVII. Mặt khác, khó có thể đi đến 1 nghiên cứu toàn diện về vấn đề mầm mống chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam thời kì tiền cận đại nếu không đầu tư sâu hơn về phía cạnh kinh tế, mà ngoại thương nên được đặt thành những yếu tố tiên quyết để tiếp cận vấn đề. Và nghiên cứu vấn đề ngoại thương nhà Lê – Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) thế kỷ thứ XVII góp phần tìm hiểu thêm về kinh tế thời đó.

- Giá trị thực tiễn:…………….

6. Bố cục

Đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở phát triển ngoại thương nhà Lê – Trịnh (Thế kỷ XVII- XVIII)

Chương 2: Hoạt động ngoại thương nhà Lê- Trịnh với công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) thế kỷ XVII


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở phát triển ngoại thương nhà Lê – Trịnh (Thế kỷ XVII)

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của Đàng Ngoài trước thế kỷ XVII.

1.1.1 Điều kiện tự nhiên.

Trong hệ thống thương mại châu Á, Việt Nam có một vị trí đặc biệt. Là một quốc gia bán đảo, lại nằm trên những tuyến chính của hệ thống hải thương châu Á, có nhiều cảng thuận lợi cho sự phát triển của quan hệ giao thương, Việt Nam từng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Đông Nam Á. Đồng thời, nước ta giữ vai trò nối kết giữa trung tâm văn hóa, kinh tế lớn của châu Á. Từ những thế kỷ trước và sau công nguyên, nhiều thương cảng của Việt Nam đã là điểm đến đầu mối giao thương của các đoàn thuyền buôn, đồng thời là các đoàn thuyền truyền tải văn hóa đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Á. Giao Châu từng là nơi diễn ra nhiều hoạt động giao thương vùng, liên vùng hết sức sôi động.

Lái phương tây coi Đàng Ngoài là một vị trí quan trọng cho việc buôn bán của họ với Trung Quốc. Và họ thấy rất thuận lợi nếu như họ có một thương điếm ở đây. Vì từ bờ biển này họ chỉ đi có 3 ngày là tới Áo Môn (Ma-Cao), tới Mani (Manille-Phi-luật-tân), tới Boóc-nê-ô(Bornoe), Batavia (Indonexia).
Với lợi thế nằm cạnh sông Nhị rộng lớn, lại tiện đường thiên lí đi khắp nơi trong cả nước, nên Thăng Long sớm được người nước ngoài để ý và đặt quan hệ giao thương. Tuy nhiên, trong suốt thời kì phong kiến từ thế kỉ thứ 10 đến thế kỉ 16,  quan hệ giao thương với nước ngoài ở nước ta hầu như không phát triển. Sử sách có ghi, triều Lê cũng như nhiều triều đại phong kiến phương Đông khác có chính sách hạn chế ngoại thương. Phải sang đến thế kỉ 17-18 (thời Lê - Trịnh) thì quan hệ làm ăn buôn bán với người nước ngoài mới xây dựng được cơ sở. Sử sách còn ghi lại, vào năm Đinh Sửu (1637), chúa Trịnh Tráng đã trực tiếp tiếp tàu buôn Hà Lan đến Thăng Long đặt quan hệ buôn bán.
Có thể nói không chỉ có kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp mà kinh tế thương mại trong đó có ngoại thương Đàng Ngoài đã có rất nhiều ưu đãi của tự nhiên và đó cũng là nhân tố quan trọng vai góp phần thúc đẩy sự phát triển, hưng thịnh của ngoại thương nước ta nói chung và ngoại thương Đàng Ngoài nói riêng, trong nhiều thời kỳ lịch sử.

1.1.2 Điều kiện kinh tế

Kinh tế hàng hóa phát triển từ đời Trần, tuy đình trệ vào thời gian nhà Minh đô hộ, nhưng vẫn phát triển mạnh vào đầu thời nhà Hậu Lê. Việc buôn bán như “một mũi tên trúng hai đích” vừa thỏa mãn những hàng hóa xa hoa, vừa đem lại tài lợi cho bọn phong kiến thống trị. Ngay từ thời Trần, quan lại và hoàng thân quốc thích đã đi buôn rồi, đến thời Hậu Lê phát triển và đến thời Trịnh – Nguyễn phân tranh thì việc buôn bán cũng không xa lạ nữa với trùm phong kiến chúa Trịnh, chúa Nguyễn. “Ở một chế độ phong kiến điển hình, bọn con buôn lần lần tạo nên một giai cấp riêng biệt và cùng hòa mình vào giai cấp mới đó để đứng ra lật đổ phong kiến địa chủ, cản trở cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản của chúng” [2;32]

Nhưng nói là kinh tế hàng hóa phát triển thì cũng không phải là thay thế hẳn, mà là sự thay thế đến một chừng mực nào đó cho kinh tế tự nhiên, tự cung , tự cấp. Quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất phong kiến là bóc lột địa tô. Đó là địa tô do chế độ chiếm hữu ruộng đất gần như độc quyền của nhà nước phong kiến quyết định. Nhưng lối sống ăn bám, xa xỉ của bộ máy quan liêu phong kiến đã thúc đẩy việc “chiếm công vi tư” phát triển, ruộng đất chuyển dần sang tay tư nhân. Quá trình chuyển hóa đó cũng thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Kinh tế tự nhiên vì vậy cứ lùi bước. Nhưng kinh tế hàng hóa không thể nảy nở một cách mạnh mẽ được, vì quan hệ sản xuất ràng buộc như vậy, cho nên rút cục lại, kinh tế tự nhiên vẫn là chủ yếu, là bộ mặt chính của toàn bộ kinh tế phong kiến ngót nghìn năm trời.

Nghề nông: được nhà nước phong kiến đặc biệt chú trọng. Vì nguồn sống chính của phong kiến là địa tô. Nhưng nhữn chính sách của phong kiến đối với nghề nông bị bạn chế bởi điều kiện lịch sử và điều kiện tự nhiên, nên chỉ nhằm vào mấy việc chính: Khai khẩn, đắp đê, bảo vệ trâu bò…

Thời gian đầu có làm phát triển sức sản xuất nhưng sau đó vẫn bị kìm hãm bởi chế độ chiếm hữu phong kiến về ruộng đất, nghề nông chỉ ngoi lên một mức nào đấy rồi dừng lại. Tình trạng lạc hậu của nghề nông kéo dài như vậy ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hàng hóa, do đó quyết định một chừng mực nào tới ngoại thương.

Nghề thủ công: Ở một chế độ phong kiến điển hình nghề thủ công tách rời khỏi nghề nông, một phần nào đó được chuyển hóa với những tiền đề của chủ nghĩa tư bản và tạo nên những mầm mống của chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam, nghề thủ công chỉ phát triển trong phạm vi chế độ địa tô cho phép và mở rộng hơn một chút cho nhu cầu của nhân dân. Cho nên nó có những hình thức đặt biệt mà ở phương thức sản xuất phong kiến điển hình không có (những làng thủ công) hay không giống (đô thị không tách rời chính quyền phong kiến). Những làng thủ công sản xuất ra những đặc sản để bán ra khắp nơi đồng thời với những sản phẩm cùng một loại làm ở những nơi khác. Do những bí mật nhà nghề nên kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm sản xuất không được phổ biến dẫn đến hạn chế và không có đà tiến bộ. Hơn nữa mỗi khi có thợ nào lành nghề, tài hoa, khéo léo đều bị bắt đi phục vụ vua chúa. Có những khi có thợ chế tạo máy móc tinh xảo nhưng phong kiến cũng không biết sử dụng đưa sáng chế đó vào sản xuất. Cho nên, trong thời gian dài ngót nghìn năm, nghề thủ công về mặt kỹ thuật cũng chỉ đạt mức tinh vi, tinh xảo nhất định mà thôi.

Nghề buôn: Nghề buôn tức là một nghề có vai trò trung gian giữa những người sản xuất và người tiêu thụ. Ở nước ta từ nghề nông và nghề thủ công xuất hiện nghề buôn. Tình hình của nghề nông và nghề thủ công như vậy tất nhiên nghề buôn không thoát ra khỏi đặc điểm chung đó. Từ chỗ trao đổi ngẫu nhiên tiến đến trao đổi có tính chất kinh tế hàng hóa, nghề buôn chịu ảnh hưởng của hai mặt chi phối. Một mặt là do chế độ chiếm hữu địa tô của phong kiến đưa tới cần phải có một số sản phẩm nhất định như: thóc gạo, tơ lụa để dùng làm vật trao đổi lấy những sản vật khác, một mặt là khả năng sản xuất của nông dân, ngoài phần nộp tô ít nhiều vẫn còn một phần để cung ứng cho nhu cầu riêng và để đem trao đổi lấy những sản phẩm cần thiết khác. Mặt trên đã chi phối thống trị rất lâu đời, mặt dưới do tình hình phân hóa trong xã hội, tư hữu về ruộng đất càng phát triển thì càng thúc đẩy nghề nông và thủ công tiến hơn. Điều đó có nghĩa là càng thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển hơn. Có thể nói khi nghề buôn thịnh vượng là lúc chế độ tư hữu ruộng đất đã có cơ sở vững chắc. Nhưng cái thịnh vượng của nghề buôn của Việt Nam cũng chỉ ở mức độ của một nền kinh tế mà chủ yếu vẫn là kinh tế tự nhiên.

Và như ở trên cũng đã nói, quan lại, vua chúa cũng dần tập trung vào nghề buôn bán. Dĩ nhiên, với quyền bính trong tay, họ buôn với một đặc quyền là một trở ngại cho chính bản thân nghề buôn chứ không nói thúc đẩy nữa: “Những sự nhũng nhiễu lạm dụng rất nhiều, buôn miệng, buôn nước bọt, buôn kiểu trưng mua ép bán, có khi còn cướp đoạt trắng trợn ở chỗ ăn quỵt nữa. Tệ hại này trong thời Nguyễn – Trịnh phân tranh trở đi càng trầm trọng” [2;39]. Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương” có nhắc đến những chuyện bẻ phá khung cửi, chặt gãy búa rìu, phá chặt cây sơn vì trưng dụng gỗ, vải, sơn. Đó là những mặt thật của buôn bán cách thức trưng mua của phong kiến thống trị.



1.1.3 Điều kiện chính trị.

Nước Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII ở vào tình trạng chế độ phong kiến đang tiếp tục đi vào bế tắc. Sự bế tắc này đã diễn ra từ cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XV. Khi thái ấp và điền trang của nhà Trần không còn phù hợp, khi sức sản xuất không còn phát triển, khi Hồ Quý Ly đưa ra một loạt cải cách làm biện pháp giải quyết khủng hoảng, nhưng chưa đem lại kết quả gì thì đã bị phong kiến nhà Minh thôn tính đất nước. Sau hơn mười năm kháng chiến, Lê Lợi tái lập chế độ phong kiến thích hợp hơn nhưng sự chiếm đoạt của họ Mạc đầu thế kỷ XVI đánh dấu sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng mới. Lần này chế độ phong kiến Việt Nam đi vào bế tắc qua một thời gian rất dài. Cơ cấu xã hội phong kiến ở Việt Nam tạo nên những nền tảng, những quan hệ sản xuất chiếm hữu ruộng đất của vua quan và địa chủ có một bộ máy quan liêu nặng nề bảo vệ nó khiến cho nông dân bị bóc lột tàn khốc mà vẫn bị buộc chặt vào mảnh đất đã làm mấm mồng cho sức sản xuất mới không nảy nở được một cách thuận tiện. Thời gian này phong kiến Trung Quốc cũng không còn đủ sức xâm chiếm Việt Nam nữa, nhưng sức sản xuất của Việt Nam vẫn cứ bị tình trạng chiến tranh và rối loạn trong nước làm cho hao mòn đi.

Lúc này phong kiến Việt Nam lại đi vào con đường cát cứ. Bọn họ Mạc chiếm giữ miền Cao Bằng và giữa tập đoàn phong kiến họ Mạc cuộc tranh chấp vũ trang mãi đến cuối thế kỷ XVII (1667) họ Trịnh mới diệt hẳn được họ Mạc. Còn lại tập đoàn phong kiến mạnh nhất đối lập nhau là họ Nguyễn và họ Trịnh. Bọn này cũng từng chiến tranh xâu xé nhau hàng nửa thế kỷ (1617 - 1672). Những cuộc chiến tranh này tất nhiên đưa đến kết quả là hủy rất nhiều sức sản xuất. Cuộc tranh chấp vũ tranh chấm dứt giữa Nguyễn – Trịnh. Đến khi cả Đàng trong và Đàng ngoài không còn chiến sự nữa, sức sản xuất được phục hồi lại thì mâu thuẫn giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất lại bùng ra. Chế độ công điền, công thổ và phong kiến quan liêu cần được thanh toán để mở đường cho sức sản xuất phát triển. Rồi trong tình hình hai tập đoàn Nguyễn, Trịnh theo cái nếp cũ vơ vét, ngược đại dân chúng đến cùng cực.

Như vậy, khung cảnh chính trị cho ngoại thương thế kỷ XVII vẫn tiếp diễn là cuộc khủng hoảng chế độ phong kiến. Ngoại thương chịu ảnh hưởng của tình hình đó, cho nên khi 2 tập đoàn Nguyễn – Trịnh giao tranh, nó cũng tiến hành với chiều hướng làm lợi cho cuộc phân tranh đó.



1.1.4 Điều kiện xã hội

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam bao giờ cũng là mâu thuẫn giai cấp địa chủ thống trị và giai cấp nông dân bị trị.

Chế độ phong kiến sống một cuộc đời áp bức, bóc lột, ăn bám, xa xỉ. Bộ máy quan liêu phong kiến ngày càng nặng nề để cố giữ sự thống nhất đất nước và để đảm bảo áp bức bóc lột.

Nông dân bị buộc chặt vào ruộng đất, nai lưng ra lao động để nộp tô: tô hiện vật, tô tiền, tô lực dịch. Bản thân tính chất lao động cũng đã là nặng nề, khác hẳn lao động của những người nô lệ, nông nô; thái độ đối đãi của giai cấp bóc lột lại càng biến nông dân ra những người nô lệ cho địa chủ phong kiến. Phần tô đã quá nặng, phần tức lại càng trói buộc, đục khoét thêm người dân nghèo khổ. Nhưng kết quả của lao động mùa màng cũng không được đảm bảo. Thường có những thiên tai ghê gớm: bão, lụt, hạn…Do đó mất mùa, đói kém. Đó là một nguyên nhân khiến kinh tế hàng hóa phát triển rất chậm chạp. Đời sống của dân đã kém sút như vậy, lại thêm việc tự cung, tự cấp là chủ yếu, nên việc mua những thứ cần thiết cũng chỉ rút hẹp trong mức tối thiểu nhất. Đó cũng là nguyên nhân cản trở sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

Trong những việc áp bức của phong kiến, có việc giữ độc quyền của phong kiến trong việc dùng sản phẩm. Một loạt những sản phẩm chỉ để riêng cho vua, chúa dùng. Rồi cả hệ thống quan liêu cũng có những vật phẩm đặc biệt mà phong kiến thống trị quy định cho dùng. Muốn quy định cấm đoán dân không được dùng những thứ dành riêng cho phong kiến, bọn này dùng lời khuyên tránh xa phí, giảm chi tiêu. Trước hết nói là không tăng thêm những kinh phí của vua chúa nữa, rồi những đồ dùng thông thường phải rất giản dị, không được sơn son, không được trang hoàng chi tiết. Các thợ không được đua tài khéo làm ra những đồ dùng hình thù kỳ lạ để bán. Trên thực tế thì vua, quan không được giản dị như thế.

Một hiện tượng xã hội khá quan trọng trong thời kì phong kiến là sự lưu tán của người nông dân, có khi của cả dân thủ công nữa. Vừa bị bóc lột, vừa bị mất mùa, có năm có cả làng xã bỏ quê hương mà đi lang thang. Và rồi những cuộc khởi binh của phong trào nông dân chống áp bức, bóc lột phong kiến.

Ngoài ra trong xã hội Đại Việt lúc này còn có những hủ tục: cưới xin, ma chay

Nói tóm lại, tình hình chính trị kinh tế và xã hội của Việt Nam trong thời kì phong kiến tự chủ, có nhiều mặt ảnh hưởng tới ngoại thương. Trước hết chế độ công hữu ruộng đất của phong kiến Việt Nam, cản trở cho quá trình phân hóa ở nông thôn, làm trị trệ sự phát triển của kinh tế hàng hóa, giữ khá lâu bền nên kinh tế tự nhiên. Do đó, ngoại thương sẽ hầu như một sự đổi khác giữa sản vật thiên nhiên và sản phẩm thủ công và công nghệ nước ngoài. Chế độ áp bức và bóc lột của phong kiến trong các ngành, các nghề, lòng ham muốn theo đuổi kiếm lời, thỏa mãn lối sống xa hoa, tạo nên đời sống cùng khổ, nheo nhóc của đa số dân chúng, hạn chế rất nhiều sức mua của dân và quyết định tính chất phục vụ gần như triệt để giai cấp phong kiến địa chủ của ngoại thương.



1.2. Truyền thống ngoại thương Đàng Ngoài trước thế kỉ XVII.

Vào những thế thế kỉ đầu công nguyên, ở miền Nam châu Á đã có sự giao dịch buôn bán giữa trung hoa với các nước miền Nam và Ấn Độ. Đất Giao Chỉ đã là trạm đỗ đường của các thuyền bè qua lại trên con đường hàng hải thương mại ấy. Nhà địa lý học thời Đường là Giả Đam đã nói tới con đường quan trọng nhất là đường biển, từ Quảng Châu qua Vịnh Bắc Bộ, qua Cù Lao Chàm và các hàng hải của các nước Hoàn vương và từ đó qua eo biển Ma Lai để sang Nam Dương và Ấn Độ. Do vị trí quan trọng của nước ta trên đường hàng hải giữa Trung Quốc và các nước phương Nam nên nước ta ngay từ đầu thể kỉ I là một địa điểm giao thông và thương mại quốc tế.

Cho đến đầu thời tự chủ, thì dọc biên giới Trung -Việt vẫn có sự giao dịch nhỏ giữa nhân dân hai nước. Chính quyền hai bên không có sự cấm đoán gì với những giao dịch đó. Trong các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, nhất là từ thời Lý, thì sự giao dịch và buôn bán đã phát triển. Sử sách của Trung Quốc đã cho hay là 1009 Lê Ngọa Triều đã thương lượng với nhà Tống cho người Việt Nam sang buôn bán ở Ung Châu và năm sau Lý Công Uẩn lại xin cho thuyền bè Việt Nam sang tới Ung Châu buôn bán. Nhưng triều đình nhà Tống khước từ, chỉ thỏa thuận cho thuyền buôn Việt Nam buôn bán ở Quảng Châu và Khâm Châu.

Trong thời Lý, đã có những bạc dịch trường buôn bán ở giáp hai nước, và những nơi buôn bán lớn như đảo Vân Đồn. Sách Đại Việt sử kí của Ngô Sĩ Liên có ghi chép lại rằng: “Năm Kỷ Tỵ có nhiều thuyền ngoại quốc là Qua-oa (Java), Hoa Lạc và Xiêm La tới Hải Đông xin buôn bán, vua Lý Anh Tông bèn lập những trang ở trên đảo, đặt tên là Vân Đồn để mua bán châu báu, hàng hóa và dân phương vật”. Tuy mãi đến 1149, nhà Lý mới đặt lệ, song trước đó các thuyền buôn ngoại quốc nhất là thuyền buôn Trung Quốc đã qua lại nơi đó buôn bán rồi.

Đến thời Trần thì vẫn thi hành một chính sách ngoại thương tương đối rộng rãi. Thuyền buôn ngoại quốc vẫn cập ở Vân Đồn và một vài thương cảng nhỏ khác ở Diễn Châu. Đến thời Trần Dụ Tông, nhà Trần đặt “bình hải quan” và các quan chức đề phòng, trấn giữ Vân Đồn vì lúc đó Vân Đồn đã có đông đúc thuyền bè ngoại quốc qua lại.

Đến thời Lê Sơ thì ngoại thương có bị hạn chế nhiều, các triều vua Lê đều thi hành một chính sách “bế quan tỏa cảng”. Trong Đại Việt sử kí toàn thư có cho hay: “vào năm Quang Thuận thứ VIII (1467) đời Lê Thánh Tông, có tàu buôn Xiêm La đến trang Vân Đồn dâng tờ biểu bằng vàng lá cũng là hiến vật, vua từ chối”. Sở dĩ các vua triều Lê Sơ đều thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” nghiêm ngặt vì đất nước mới trải qua hàng chục năm đấu tranh gian khổ, chống giặc ngoại xâm nên nhà nước rất cảnh giác với những âm mưu dò xét và xâm lược của nước ngoài nên đã nghiêm cấm sự qua lại của các thuyền ngoại quốc. Vì các thuyền ngoại quốc chẳng những chỉ đơn thuần buôn bán mà còn dò xét tình hình trong nước nữa.



1.3. Bối cảnh lịch sử đầu thế kỉ XVII tác động đến hoạt động ngoại thương của Đàng Ngoài

1.3.1 Bối cảnh thương mại thế giới ở thể kỷ XVII.

Trong lịch sử, hai thể kỉ XVI-XVII vẫn thường được gọi là “kỷ nguyên thương mại”, nên có thể coi như giai đoạn mở đầu của quá trình “toàn cầu hóa” nền thương mại thế giới.

Đại phát kiến địa lý ở thế kỷ XV-XVI đã tạo nên những hệ quả cùng những ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới lúc bấy giờ.

Trước hết, các cuộc phát kiến địa lý đã mở rộng phạm vi hoạt động nền thương mại thế giới. Nhờ đó, hiểu biết về diện tích trái đất của người châu Âu đã tăng lên 6 lần: Năm 1400 – 50 triệu km2, năm 1600-310 triệu km2. Thứ hai, các cuộc phát kiến địa lý làm thay đổi tính chất của nền thương mại thế giới: phạm vi trao đổi quốc tế được mở rộng; xác lập mối quan hệ kinh tế giữa các miền cách biệt nhau trên trái đất và các dân tộc có nền văn hóa vật chất khác nhau; các loại hàng hóa thương mại trở nên phong phú hơn, nhiều loại sản phẩm mà trước đây, phương tây chưa hề biết đến, nay đã trở thành những hàng hóa lưu thông quan trọng trong xã hội châu Âu. Thứ ba, phát kiến địa lý làm di chuyển các đường thương mại vốn ở những con sông, nay mở ra biển và các đại dương – Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Một hệ quả quan trọng nữa của phát kiến địa lý là “cách mạng giá cả”, việc dùng tiền làm phương tiện thanh toán trở nên phổ biến và đã tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp tư sản Điều đó cũng diễn ra với sự suy yếu của chế độ phong kiến ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.

Với Đại phát kiến địa lý, con đường tơ lụa trên biển đã nối liền ba đại dương, mở ra thời đại thương mại, thời đại hình thành và phát triển của hệ thống thương mại thế giới. Hai nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đi tiên phong và có vai trò quyết định trong tiến trình này. Cơn khát vàng hương liệu và những huyền thoại về phương Đông giàu có đã khiến dấu chân những kẻ chinh phục: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha in khắp thế giới. Những miền đất mới, các nước Đông Nam Á và Nhật Bản… là những nơi mà họ cùng những thương nhân và đoàn truyền giáo từng đặt chân đến vào thời kì này, làm cho vùng đất phương Đông vốn sôi động lại càng trở nên sôi động hơn.

Cũng vào thời gian này, chủ nghĩa tư bản đã hình thành ở Tây Âu. Nó được đánh giấu bằng những cuộc viễn du đi tìm kiếm thị trường, những việc đặt thương điểm, việc xuất hiện những công ty buôn bán, những việc xâm chiếm đất đai.

Chủ nghĩa tư bản dần dần lớn mạnh và giữa những nước tư bản xảy ra nhiều cuộc xung đột, cạnh tranh về buôn bán, về thị trường, về chiếm cứ thuộc địa (Anh-Hà Lan, Anh-Pháp…) và xuất hiện các nước tư bản mới, nước Mỹ Hòa Kì (1776) từ một nước thuộc địa của Anh giành độc lập trong cuộc chiến tranh độc lập (1775-1783) mau chóng trở thành một nước tư bản lớn mạnh.

Thế kỷ XVI, những thuộc địa trước nhất là của Bộ Đào Nha và Tây ban Nha. Các nước Anh, Pháp, Hà Lan chỉ bắt đầu chiếm thuộc địa từ đầu thế kỉ XVI, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha yếu thế dần và đa số thuộc địa Hà Lan là cướp giật ở Tây Ban Nha. Cuộc tranh giành thuộc đại vẫn cứ tiếp tục cho đến mãi tận sau này.

Ở Trung Quốc và Nhật bản đều tiếp xúc với các nước phương Tây từ rất sớm.

Từ khi có những con đường hàng hải mới, các nước phương Tây chú ý ngay tới Trung Quốc to lớn và giàu có. Nay từ trước đó, bọn Bồ Đào Nha cướp chiếm Macao, mở ra việc buôn bán với Xiêm La, Chiêm Thành, Java… Hà Lan đã chiếm dược Batavia (Java) sau đó xâm chiếm đảo Đài Loan. Và cả bọn Anh nữa tất cả đều có ý định nhòm ngó và xâm lược.

Với Nhật Bản cũng vậy, thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng âm mưu xâm chiếm Nhật Bản. Mạc phủ Shogun Dyemitsu chỉ cho một vài tàu buôn Hà Lan được buôn bán trên đảo Đêsima. Ngoài ra còn cấm tàu thuyền nước ngoài và người nước ngoài vào nội địa buôn bán.

Từ nửa sau thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha ở Macao là phương Tây duy nhất được buôn bán với Trung Hoa, nên đứng ra làm trung gian cho mậu dịch Nhật Trung “Với ưu thế một cường quốc kinh tế và Thiên chúa giáo, trong thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XVII người Bồ Đào Nha đã đảm nhận vai trò nới rộng và nối liền thị trường khu vực Đông Á và Đông Nam Á” [4;27]. Do không được phép buôn bán trực tiếp nên việc trao đổi tơ lụa Trung Quốc và bạc, đồng của Nhật Bản là một hoạt động thương mại chủ yếu của khu vực này nên phải tiến hành ở nước thứ ba. Trong bối cảnh đó, các cảng thị Đông Nam Á, trong đó có cảng thị Việt nam nằm gần kề con đường buôn bán quốc tế và khu vực đã đón nhận những cơ hội thuận lợi để phát triển ngoại thương. Cùng với với việc mở rộng thương nghiệp ở Đông Nam Á. Trung Quốc cũng có biện pháp nới lỏng sự độc quyền ngoại thương của nhà nước cho phép thương nhân người Hoa được phép ra nước ngoài buôn bán. Nhưng chỉ ở Đông Nam Á vẫn nghiêm cấm vượt biển sang Nhật. Vì vậy, số thương gia người Hoa tới Đông Nam Á tăng lên rõ rệt. Họ mang đến đây những sản phẩm nổi tiếng của Trung Hoa như: tơ lụa, gốm sứ… Đó là những mặt hàng có giá trị trao đổi cao, đáp ứng nhu cầu lớn đối với thị trường Nhật Bản. Cũng như các nước phương Tây.

Nhìn chung tình hình thế giới, là ở trong thời kì phát sinh ra chủ nghĩa tư bản và sự bành trước của nó trong phạm vi thế giới dưới hình thức tìm kiếm thị trường. Nó cũng là một mối nguy cơ lớn cho những nước phong kiến ở phương Đông đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc, khiến các nước này buộc phải đóng cửa hoặc hạn chế giao lưu với bên ngoài. Và như một hệ quả tất yếu môi trường thương mại phát đạt được mở ra ở Đông Nam Á. Đó là bối cảnh thương mại thế giới thuận lợi giúp ngoại thương nước ta phát triển.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 250.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương