TÓm tắt tiểu sử giáo sư ngụy như kontum



tải về 19.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích19.24 Kb.
#13024

    TÓM TẮT TIỂU SỬ GIÁO SƯ NGỤY NHƯ KONTUM

Giáo sư Ngụy Như KonTum sinh ngày 3 tháng 5 năm 1913 tại Kon Tum, trong một gia đình viên chức thành thị. Nguyên quán của Giáo sư là xã Minh Hương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

    Sinh ra ở núi rừng Tây Nguyên, làm bạn với trẻ em người dân tộc, cậu bé KonTum hiền lành, ít nói và chăm chỉ học tập. Năm 11 tuổi, cậu bé KonTum theo gia đình chuyển về Huế và học lớp Nhì Tiểu học trong khi thạo tiếng Êđê hơn tiếng Việt và chưa thạo tiếng phổ thông cho đến những năm đầu của bậc Thành chung.

Đến năm thứ 4 Thành chung, được thầy Đặng Thai Mai vừa tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội dạy trực tiếp đã giúp cậu bé KonTum chưa thạo tiếng phổ thông có thể cảm nhận cái hay, cái đẹp của nền văn học Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp Thành chung loại xuất sắc, năm 1930 Ngụy Như KonTum được cấp học bổng học tiếp Ban Tú tài Bản xứ tại trường Bưởi.

Năm 1932 anh thanh niên Ngụy Như Kon Tum đạt được kỳ tích đậu “Tam nguyên” cả 3 bằng Tú tài: Tú tài Bản xứ, Tú tài Tây ban Toán, Tú tài Tây ban Triết.

Với mơ ước được tiếp thu khoa học tận nguồn, sau khi đậu 3 bằng Tú tài, Ngụy Như KonTum nhận được học bổng du học ở Trường Đại học Sorbonne, Paris, một trường đại học lâu đời và nổi tiếng của Pháp.

Với bẩm tính thông minh, lòng say mê học tập, ý chí quyết tâm đạt tới đỉnh cao khoa học, sau 3 năm học, Ngụy Như KonTum giành được bằng cử nhân khoa học Vật lý và sau đó 3 năm là bằng thạc sĩ Lý – Hóa vào hạng xuất sắc. Sau đó, anh được Nhà Vật lí hạt nhân nổi tiếng của Pháp là Giáo sư Joliot Cuire hướng dẫn làm nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm của ông. Một năm sau, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, nghe lời khuyên của Giáo sư Joliot Cuire “đất nước của anh cần anh hơn là nước Pháp”, GS. Ngụy Như KonTum đã từ giã người thầy uyên bác và nhân hậu của mình để xuống tàu về nước năm 1939.

Về nước, anh được bổ nhiệm về dạy ở Ban Tú tài Trường Chasseloup (Sài Gòn) và đến năm 1941 về dạy ở Trường Bưởi. Trong thời kì này, Giáo sư đã cùng các giáo sư người Việt như Dương Quảng Hàm, Trần Văn Khang, Lê Thước,… phụ trách giảng dạy tất cả các bộ môn ở bậc Cao đẳng Tiểu học, khởi đầu cho nền giáo dục bằng tiếng Việt ở Việt Nam.

Giáo sư còn là người đi đầu xóa bỏ sự ngăn cách giữa nhà trường và xã hội xung quanh. Giáo sư làm trưởng đoàn cho Đoàn du lịch Đoàn Rồng với các đội mang tên những danh nhân Việt Nam cho cho học sinh đi thăm quan các danh lam thắng cảnh như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, cố đô Hoa Lư, di tích Lam Sơn,... để gợi nhớ cội nguồn cùng các chiến công hào hùng của tổ tiên ta.

Năm 1942, tờ báo Khoa học đầu tiên của nước ta do GS. Nguyễn Xiển làm chủ bút ra đời. Giáo sư Ngụy Như KonTum đã viết bài đầu tiên bằng tiếng Việt về những chuyến bay của con người ra ngoài hành tinh trong tương lai.

Sau đêm Nhật đảo chính Pháp, các trường học đóng cửa, Giáo sư Ngụy Như KonTum chuyển về làm Giám đốc Đông Dương học xá (ngày nay mở rộng thành Trường Đại học Bách Khoa).

Toàn quốc kháng chiến, Giáo sư lên căn cứ địa Việt Bắc và được Chính phủ cử làm Tổng Giám đốc Trung học vụ, đồng thời làm Đổng lý Bộ Quốc gia Giáo dục từ cuối năm 1946 đến hết năm 1950. Có thể nói đây là quãng thời gian Giáo sư dồn hết sức mình để xây dựng nền Trung học trên quy mô cả nước. Trong thời gian này, Giáo sư đã biên soạn bộ sách Vật lý cho các trường.

Giáo sư rất quan tâm đến xây dựng sự nghiệp giáo dục Đại học, giúp GS. Nguyễn Xiển mở lớp Toán học hàm thụ, rồi lớp Toán học đại cương ở chân núi Tam Đảo và hoàn thành bộ sách Toán học đại cương và Cơ học thuần lý, làm tài liệu giảng dạy đầu tiên cho lớp khoa học cơ.

Mùa thu năm 1945, Giáo sư sang giảng dạy vật lý tại Trường Khoa học cơ bản ở Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc) và làm việc trong Ban phụ trách Trường Sư phạm cao cấp.

Năm 1954, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, Giáo sư về dạy Vật lý ở Trường Đại học Sư phạm Khoa học. Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập, Giáo sư được cử làm Hiệu trưởng đầu tiên của trường, liên tục giữ chức vụ đó cho tới 1982 - khi Giáo sư về hưu.

Đây là một giai đoạn lịch sử sôi động, gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang: 10 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũng như các trường đại học khác đã thực sự là một chiến hào chống Mĩ cứu nước và đã phải hai lần sơ tán, phân tán về các vùng quê hẻo lánh (1965 - 1969 và 1972 - 1973).

Giáo sư cũng đã góp phần to lớn vào việc xây dựng hệ thống đại học ở phía Nam sau năm 1975, trong đó có Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

GS. Ngụy Như KonTum không chỉ là một nhà khoa học, một hiệu trưởng tài năng mà còn là một nhà hoạt động xã hội xuất sắc. Giáo sư là Đại biểu Quốc hội khóa 3 và khóa 4 (1964 – 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Dù bận rộn với cương vị Hiệu trưởng, Giáo sư vẫn gắn bó với công tác giảng dạy. Với các bài giảng hấp dẫn, rõ ràng và giọng nói ấm áp, Giáo sư đã được sinh viên đánh giá là người thầy mẫu mực của nhiều thế hệ. Ngay năm đầu làm Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Giáo sư đã đem những tri thức vật lý của mình cùng GS. Nguyễn Xiển xây dựng ngành Vật lý địa cầu. Giáo sư đã dẫn đầu đoàn khoa học Việt Nam đầu tiên tham gia Hội nghị Vật lý địa cầu quốc tế họp tại Matxcơva năm 1957. Giáo sư đã từng giáo dục cho lớp cán bộ khoa học trẻ tuổi: “Cái quan trọng nhất đối với người làm khoa học là đức tính trung thực. Cái gì biết, bảo là biết. Còn cái gì không biết thì bảo là không biết. Như thế mới là biết”.

Trong nhiều hoạt động khoa học của mình, việc dạy Đại học bằng tiếng Việt đã được Giáo sư quan tâm ngay từ khi còn dạy bán trú tại Trường Bưởi. Hơn hai mươi năm triệt để dùng tiếng Việt đã thúc đẩy khoa học nước nhà phát triển mạnh mẽ.

Có thể nói, 26 năm gắn bó với Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong hoàn cảnh lịch sử vô cùng gian khổ nhưng rất oanh liệt của đất nước, đã đem lại cho Giáo sư những lời khen ngợi thật là tốt đẹp, chân thành. Có người nói, cái phong cách bên ngoài của Giáo sư thể hiện cái tâm trong sáng: Trong suốt cuộc đời của Giáo sư, cái tâm trong sáng đó đã thể hiện ra ở tinh thần tận tụy với công việc, ở tấm lòng nhân hậu, ở cách sống thanh thản, liêm khiết, khiêm tốn, không ham danh vọng, không đòi hỏi quyền lợi,…

Từ ngày về hưu (1982) Giáo sư vẫn tiếp tục hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Ngót 80 tuổi, nhưng Giáo sư vẫn tham gia biên soạn phần Vật lý của Từ điển bách khoa Việt Nam. Với cương vị là Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, Giáo sư vẫn chủ trì nhiều chương trình hoạt động của Hội.

11h45 phút ngày 28/3/1991, Giáo sư đã từ trần. Linh cữu quàn tại Đại giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ngày 02/4/1991, lễ viếng bắt đầu. Những vòng hoa của các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước được gửi đến. Các đoàn đến viếng nhiều vô kể.

Tại nghĩa trang Mai Dịch, bên cạnh tấm ảnh Giáo sư là tấm bảng gắn đầy huy chương, huân chương: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Huân chương lao động hạng Ba và hạng Nhì; Huy hiệu Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Huy hiệu Nhà giáo nhân dân.



Cả một núi hoa và các bức trướng phủ lên mộ Giáo sư để tiễn GS về cõi vĩnh hằng.

GS.TS. Nguyễn Hữu Dư

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Каталог: UserFiles -> 2013quyii
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
2013quyii -> Friday morning, 31

tải về 19.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương