TÓm tắt kinh ví DỤ con rắN (SỐ 22) (alagaddùpama sutta) I. Giới thiệu tổng quan



tải về 37.49 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích37.49 Kb.
#25916
TÓM TẮT KINH VÍ DỤ CON RẮN (SỐ 22)
(ALAGADDÙPAMA SUTTA)


I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

  • Người giảng: Đức Phật.

  • Địa điểm: Jetavana (Kỳ-đà lâm), ở Savatthi (Xá-vệ). Kỳ-đà lâm còn gọi là Thắng Lâm (A-hàm).

  • Đối tượng thính chúng: Tỳ-kheoAriṭṭha và Hội chúng Tỷ-kheo.

Ariṭṭha (còn gọi là A-lê-tra theo bản A-hàm): Trong Luật tạng Pali và Tứ phần đều ghi do ông mà Tăng-già phải họp chúng và chế giới (ukkhepaniyakamma), bản chữ Hán gọi là Tăng-già-bà-thi-sa,trong nhóm giới sám hối 68 và 69.

  • Kinh tương đương trong Trung A-hàm:Kinh A-lê-tra (số 200).1

  • Bản dịch tiếng Anh: Discourse on the Parable of the Water-snake (by I. B. Horner) =  The Discourse of the Snake Simile(by Nyanaponika Thera).

  • HT. Nhất Hạnh đã dịch “Kinh Dụ Ngôn Người Bắt Rắn”, TT.Nhật Từ đã đưa vào bảnKinh Tụng Hằng Ngày (đã ấn hành 5 lần, lần cuối 2006).

II. Ý CHÍNH

Đức Phật dạy về sự chân chánh thọ trì giáo pháp để đạt được đạo quả, nhân một vị Tỳ-kheo tên là Ariṭṭha có nhận thức sai lạc về lời dạy của đức Thế Tôn về sự thọ dụng các dục. Từ đó đức Phật đã dạy về sự nguy hiểm của dục bằng 10 hình ảnh rất sống động. Nhân đó, đức Phật dạy về tầm quan trọng của sự hiểu biết giáo pháp và cách nắm giữ để từ đó vị ấy khỏi rơi vào các kiến thủ sai lạc. Đồng thời, đức Phật giảng về pháp quán vô thường, khổ não và vô ngã đối với 6 kiến xứ để đoạn trừ phiền não, chứng đắc A-la-hán.Bài kinh còn cho chúng ta biết về nhận thức lệch lạc của phàm phu về bản ngã: thường hằng hoặc đoạn diệt.



III. NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Đức Phật nói về sự nguy hiểm của các dục

Đặc điểm: Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, nguy hiểm càng nhiều hơn.

Các hình ảnh được so sánh với dục để mô tả đặc điểm của nó: khúc xương, miếng thịt, bó đuốc cỏ khô, hố than hừng, cơn mộng, vật dụng cho mượn, trái cây, lò thịt, gậy nhọn, đầu rắn.

Kinh liên hệ: Bài kinh Potaliya (số 54) nêu 7 hình ảnh đầu của bài kinh số 22 này và giải thích chi tiết về những hình ảnh này. Kinh A-lê-tra cũng chỉ nêu 7 hình ảnh đầu.

2. Các thể loại kinh văn và cách thọ trì Pháp của đức Thế Tôn

2.1. Các thể loại kinh văn

Lời dạy của đức Thế Tôn (Pháp) được thể hiện trong bài kinh này có 9 thể loại (thể tài). Trong sách Hán cổ thường được gọi là phần giáo/ bộ kinh. Các chữ Hán trong bài này đều được trích từ Kinh A-lê tra trong bản Hán văn.



1. Kinh (Sutta), còn được gọi là khế kinh, Chánh kinh 正經: Discourses: Các bài pháp được đức Thế Tôn giảng tại thế.

2. Ứng tụng (Geyya) còn được gọi là Trùng tụng, ca vịnh 歌詠: Discourses in prose and in verse: Các kinh được đức Phật giảng bằng văn xuôi và kệ.

3. Giải thuyết (Veyyākaraṇa), còn được gọi là ký thuyết 記説:Expositions: Các phần giải thích chi tiết như luận thư.

4. Kệ tụng (Gātha) còn gọi là kệ tha偈他: Verses: Các bài kệ có vần điệu như Kinh Pháp Cú, Trưởng lão Tăng kệ, Trưởng lão Ni kệ.



5. Cảm hứng ngữ (Udāna):Còn được dịch là Vô vấn tự thuyết: The Uflifting verses: Các bài kệ do chính đức Phật nói trong lúc rất hoan hỷ.Trong bản chữ Hán không có từ tương đương, nhưng có từ撰録 (tuyển lục), mặc dù không tương đương nghĩa lắm.

6. Như thị ngữ (Ittivuttaka): Còn gọi là Phật thuyết như vậy, thử thuyết此說: As it was said: Phật thuật lại những gì do đức Phật dạy.

7. Bổn sanh (Jātaka): còn gọi là本起 (The Birth Stories): Các chuyện tiền thân của đức Phật.

8. Vị tằng hữu pháp (Abbhutadhamma), Vị tằng hữu 未曾有: Wonders: Các sự kiện hy hữu hay nội dung ít khi được giảng, như kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (123) trong Trung Bộ Kinh.

9. Phương quảng (Vedalla), còn gọi là Quảng giải 廣解: Miscellanies: Giáo lý hợp tuyển hay còn gọi là linh tinh.

Hệ A-hàm nêu 12 thể loại, trong đó 9 thể loại trên, cộng với 3 thể tài sau:因縁 (Nidāna),生處 (avadāna, còn được dịch là Bổn sự), 說義 (Thuyết nghĩa = Upadesa).

Chín hay mười hai thể tài văn học đã được dạy trong môn Văn học Pali và Sanskrit.

Tóm tắt 12 thể tài này như sau:

Trường hàng, trùng tụng tinh cô khởi

Thí dụ, nhân duyên, cập tự thuyết

Bản sinh, Bản sự, Vị tằng hữu

Phương Quảng, Nghị Luận, cập Ký Biệt



2. Cách thọ trì Pháp

Một vị Tỳ-kheo cần phải biết rõ nghĩa và văn để thọ trì pháp. Học pháp để ứng dụng pháp trong cuộc sống tu hành để thành tựu đạo quả, không phải để vì muốn chỉ trích người khác, vì muốn khoái khẩu biện luận, không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Do nắm giữ sai lại, nên họ bị bất hạnh và đau khổ lâu dài. Đức Phật đưa 2 ví dụ về nghệ thuật sử dụng giáo pháp: (1) Như người bắt rắn, nếu không biết cách bắt thì bị rắn cắn có thể dẫn đến tử vong; (2) Như chiếc bè đưa người qua sông.

Phật ngôn: “Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp” trong Trung Bộ Kinh được tìm thấy sự tương đồng trong Kinh Kim Cang:Như đẳng Tỳ-khưu, tri ngã thyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”. (Này các Tỳ-kheo, nên biết Ta thuyết pháp, dụ như chiếc bè. Chánh Pháp cònbỏ, huống là phi pháp).

3. Nhận thức của hai hạng người về tự ngã và thế giới

Có hai hạng người: Vô văn phàm phu và Đa văn Thánh đệ tử đối với 6 kiến xứ(diṭṭhiṭṭhana). Sáu kiến xứ đó là năm uẩn và các pháp trần hay nói cách khác là đối tượng của 6 căn.

Hạng người đầu tiên không yết kiến, không học hỏi, không tu tập Pháp từ các bậc chân nhân và bậc Thánh, từ đó chấp thủ về 6 kiến xứ. Do chấp như vậy, họ chấp thường kiến, cho rằng: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".

Hạng người thứ hai là Đa văn Thánh đệ tử, do yết kiến, học hỏi và tu tập Pháp từ các bậc Chân nhân, các bậc Thánh nên xem 6 kiến xứ không phải là tôi, của tôi và tự ngã của tôi. Do đó, không có lo âu và phiền muộn.



4. Đức Phật dạy về 3 đặc tính của vạn pháp để thoát khỏi các kiến chấp

Bằng cách đặt vấn đề để cho chư Tỳ-kheo tự trả lời và từ đó đưa đến kết luận. Cái gì thuộc về sắc uẩn (rūpa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), hành (saṅkhara), thức(viññāṇa) là vô thường (anicca),mà cái gì là vô thường thì khổ (dukkha), thì cái ấy cũng không tự chủ, do vậy nó cũng vô ngã (anatta) tức là không có một bản ngã thường hằng bất biến. Do quán sát như vậy, vị ấy yểm ly đối với sắc... thức, do đó vị ấy ly tham, do ly tham nên được giải thoát. Vị ấy biết "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây với một đời sống khác".

Các vị Tỳ-kheo chứng đắc A-la-hán “là vị vất bỏ đi các chướng ngại vật, là vị đã lấp đầy các thông hào, là vị đã nhổ lên cột trụ, là vị đã mở tung các lề khóa, là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy”.

Đoạn kinh về pháp quán tam tướng trong kinh này rất giống với Kinh Vô ngã tướng trong Tương Ưng Bộ Kinh, Quyển 3, Phẩm thứ Bảy.Đó là bài kinh thứ hai sau khi Đức Phật giác ngộ.



5. Mục tiêu của việc giảng pháp và thái độ của đệ tử Phật trước khen chê

Giáo pháp của Phật không rơi vào chủ nghĩa thường hằng (thường kiến) hoặc chủ nghĩa đoạn diệt (đoạn kiến) mà phần lớn các triết thuyết tôn giáo lúc bấy giờ vướng phải. Giáo pháp đức Phật giảng dạy như ngài tuyên bố:Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.

Ngài dạy đệ tử của Ngài không nên vui mừng..., hoặc tức tối... khi người khác phản ánh không đúng sự thật về đức Phật.

6. Lợi ích của nghe pháp và thực hành giáo pháp

Sanh lên cảnh giới chư Thiên, hướng đến Chánh giác và Chứng đắc bốn Thánh quả. Tính từ thấp lên cao (ngược lại với thứ tự bài kinh):

6.1. Đủ lòng tin và kính mến đức Như Lai: Sanh lên cõi chư thiên.

6.2. Tùy tín hành  (saddhanusarin) và tùy Pháp hành(dhammanusarin): Hướng đến Chánh giác.

6.3. Thất Lai (Sotāpanna = Tu-đà-hoàn): Đoạn trừ 3 kiết sử: Thân kiến. (sakkāyadiṭṭhī), nghi(vicikiccā), giới cấm thủ(sīlabbataparāmāsa).

6.4. Nhất Lai (Sakadāgāmī = Tư đà-hàm): Đoạn trừ 3 kiết sử phiền não đầu tiên (thân kiến, nghi, giới cấm thủ) và muội lược dục (rāga)và sân(dosa).

6.5. Bất Lai (Anāgāmī = A-na-hàm): Đoạn trừ 5 kiết sử phiền não vừa nêu.

6.6. A-la-hán (Arahant): Đoạn trừ 5 kiết sử còn lại: hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cử và vô minh.



IV. KẾT LUẬN

Các Tỳ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.



CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao đức Phật quở trách Tỳ-kheo Ariṭṭha rất nặng? Đức Phật có thường xuyên quở trách các vị Tỳ-kheo khác như vậy không?

2. Hãy liệt kê tất cả những ảnh dụ đức Phật đã sử dụng trong khi giảng bài pháp này.

3. Hãy nêu bài học của tự thân sau khi học xong bài học này.



1Có vị cho rằng kinh này là “Xà Dụ”.


Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa3 -> Kinh%20Trung%20Bo%203
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> ĐỀ 4 kinh trung bộ khóa III giữa học kỳ 3 NĂM 2014 1/ Các kinh nào sau đây đã được học trong học kỳ 3? a
Khoa3 -> Nhận định về Vô Thần
Khoa3 -> Kinh kim cang phần Thứ V như lai – giao cảm với như lai
Khoa3 -> LỊch sử triết học phưƠng tâY
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> TÓm tắT ÐẠi kinh sakuludàyi (SỐ 77) (Mahàsakuludàyin sutta) I. Giới thiệu tổng quan
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> TÓm tắt kinh kandaraka (SỐ 51) (Kandaraka sutta) I. Giới thiệu tổng quan người giảng: Đức Phật. Địa điểm: Bên bờ hồ Gaggaranước Campa
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> Bài 1: giới thiệu tổng quan kinh trung bộ Học kỳ 3 – Khóa III – Khoa Đào tạo Từ xa giới thiệu tổng quan

tải về 37.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương