TÓm tắt kinh kandaraka (SỐ 51) (Kandaraka sutta) I. Giới thiệu tổng quan người giảng: Đức Phật. Địa điểm: Bên bờ hồ Gaggaranước Campa



tải về 17.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích17.66 Kb.
#22125
TÓM TẮT KINH KANDARAKA (SỐ 51)
(Kandaraka sutta)


I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Người giảng: Đức Phật.

Địa điểm: Bên bờ hồ Gaggaranước Campa (một trong 16 vương quốc Ấn Độ cổ đại).

Đối tượng nghe pháp: Du sĩ Kandaraka, cư sĩ Pessa (con trai người huấn luyện voi) và đại chúng Tỳ-kheo.

Đối chiếu với Trung A-hàm: Không có bản kinh tương đương.

Kinh liên hệ: Kinh Niệm Xứ (số 10) và Kinh Hạnh Con Chó (57) trong Trung Bộ Kinh và Đại Niệm Xứ (Trường Bộ Kinh).

Lưu ý khi đọc kinh: Lưu ý cách chấm câu trong các bản kinh. Nhiều đoạn do người in sách đã sửa chính tả, dấu chấm hỏi, dấu câu nên nhiều chỗ chưa đúng. Ví dụ: 1) A-la-hán, Chánh đẳng giác (không cần dầu phẩy) trong trường hợp bài kinh này. 2) Nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm (cần dấu phẩy giữa nhiệt tâm, tỉnh giác)...

II. ĐẠI Ý

Pháp thoại này do đức Phật thuyết thông qua cuộc đối thoại giữa du sĩ Kandaraka và cư sĩ Pessa. Nội dung chính Phật giảng về 4 hạng người. Đặc biệt hạng người thứ 4 được giảng theo pháp thuận thứ từ thấp đến cao và cuối cùng chứng được tam minh.



III. NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Du sĩ Kandaraka tán thán hội chúng đệ tử Phật và hỏi về hội chúng của chư Phật quá khứ và hội chúng chư Phật vị lai.

Đức Phật trả lời: Trong chúng Tỷ-kheo gồm có:

- Bậc A-la-hán: các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đã được giải thoát nhờ chánh trí.

- Có những Tỷ-kheo là bậc hữu học, giới luật kiên trì, giới hạnh kiên trì, sáng suốt, hạnh nghiệp sáng suốt, sống với tâm khéo an trú Bốn Niệm xứ.

2. Đức Phật giới thiệu Tứ niệm xứ một cách vắn tắt và được cư sĩ Pessa tán thán

Thế nào là bốn? Ở đây này Kandaraka, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu trên đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu trên đời.

Cư sĩ Pessa tán thán: - Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bốn Niệm xứ này đã được Thế Tôn khéo trình bày, để chúng sanh được thanh tịnh, để sầu bi được vượt qua, để khổ ưu được diệt trừ, để chánh lý được thành đạt, để Niết-bàn được chứng ngộ. Bạch Thế Tôn, chúng con là hàng tại gia, mặc đồ trắng, thỉnh thoảng chúng con sống khéo an trú tâm vào Bốn Niệm xứ này.



Như vậy, Tứ Niệm Xứ là pháp tu dành cho cả xuất gia và tại gia. Tùy theo sự hành trì mà kết quả có được nhiều hay ít.

3. Cư sĩ Pessa ta thán về sự rối ren của loài người

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hiểu được hạnh phúc và sự bất hạnh của chúng sanh trong khi loài người sống trong sự rối ren như vậy, trong sự cặn bã như vậy, trong sự xảo quyệt như vậy. Bạch Thế Tôn, rối ren thay như loài người. Bạch Thế Tôn, cởi mở thay như loài thú vật.

Đức Phật xác minh quả thật đúng với lời nhận xét của cư sĩ Pessa. Điều đó muốn nói rằng, sự xảo quyệt, giảo hoạt của loài vật có giới hạn, trong khi đó loài người thì vô cùng tận. Nhân đó, đức Phật giảng về 4 hạng người:



4. Bốn hạng người được giảng đại cương

1) Có người tự hành khổ mình

2) Có người làm khổ người

3) Có người vừa tự hành khổ mình vừa tự hành khổ người

4) Có người không làm khổ mình và không làm khổ người (ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể.

Cư sĩ Pessa thích hạng người thứ 4 này. Sau đó ông xin phép rời khỏi trú xứ để lo công vụ. Phật tán thán trí tuệ của ông và cho rằng nếu ông ở thêm sẽ có lợi ích lớn.



5. Bốn hạng người được giảng chi tiết

Sau đó, đại chúng Tỳ-kheo cung thỉnh đức Phật giảng rộng về 4 hạng người. Thông qua 4 hạng người này, chúng ta thấy rõ bức tranh xã hội, tôn giáo thời bấy giờ:



Hạng người thứ nhất: Có lẽ đức Phật đã giảng về tà kiến khi nhận thức ăn của các du sĩ thời bấy giờ.

Hạng người thứ hai: Giết trâu bò heo vịt, săn thú, đánh cá, ăn trộm, người xử tử các người ăn trộm, cai ngục và những người làm nghề độc ác.

Hạng người thứ ba: Những tệ đoan của các vị vua quan hay các Bà-la-môn thời bấy giờ.

Hạng người thứ tư: Hạng xuất gia làm tỳ-kheo, 1)Từ bỏ 3 ác hạnh về thân, 4 ác hạnh về ngữ, tiết chế trong ăn uống, không trang điểm phấn son... Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn; 2) Chú tâm cảnh giác trên 4 oai nghi, 3) Chánh niệm tỉnh giác với các tiểu oai nghi; 4) Đoạn trừ 5 triền cái; 5) Chứng đắc 4 thiền; 6) chứng đắc tam trí/minh: túc mạng trí, sanh tử trí, lậu tận trí.

Lưu ý: Đoạn chứng đắc 4 thiền được nói vắn tắt so với một số bản kinh khác như Kinh Ví dụ con rắn (22). Như vậy, tùy theo hội chúng mà đức Phật giảng trạch vắn tắt hay chi tiết.



6. Kết quả của sau khi nghe kinh

Các Tỳ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.




Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa3 -> Kinh%20Trung%20Bo%203
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> ĐỀ 4 kinh trung bộ khóa III giữa học kỳ 3 NĂM 2014 1/ Các kinh nào sau đây đã được học trong học kỳ 3? a
Khoa3 -> Nhận định về Vô Thần
Khoa3 -> Kinh kim cang phần Thứ V như lai – giao cảm với như lai
Khoa3 -> LỊch sử triết học phưƠng tâY
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> TÓm tắT ÐẠi kinh sakuludàyi (SỐ 77) (Mahàsakuludàyin sutta) I. Giới thiệu tổng quan
Khoa3 -> Tóm tắt 28 phẩm kinh Pháp hoa. 18/05/2012 phẩM 01 phẩm tựA
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> TÓm tắt kinh ví DỤ con rắN (SỐ 22) (alagaddùpama sutta) I. Giới thiệu tổng quan
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> Bài 1: giới thiệu tổng quan kinh trung bộ Học kỳ 3 – Khóa III – Khoa Đào tạo Từ xa giới thiệu tổng quan

tải về 17.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương