TÓm tắT ÐẠi kinh sakuludàyi (SỐ 77) (Mahàsakuludàyin sutta) I. Giới thiệu tổng quan



tải về 14.25 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích14.25 Kb.
#22097
TÓM TẮT ÐẠI KINH SAKULUDÀYI (SỐ 77)
(Mahàsakuludàyin sutta)


I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Người giảng: Đức Phật.

Đối tượng nghe pháp: Du sĩ Sakuludayi (Udayi) và hội chúng ngoại đạo.

Địa điểm: Tại trú xứ của ngoại đạo Moranivapa (Rừng Khổng Tước), tu viện các du sĩ, thuộc vương quốc Magadha do Sakuludayi lãnh đạo.

Đối chiếu với Trung A-hàm:Kinh Tiễn Mao (207).

Kinh liên hệ trong Trường Bộ Kinh: Kinh Sa-môn quả (số 1).



II. ĐẠI Ý

Pháp thoại này do đức Phật thuyết cho nhóm tu sĩ ngoại đạo Sakuludayi. Nội dung chính của Pháp thoại là cuộc đối thoại giữa du sĩ Sakuludayi và đức Phật. Du sĩ kể về 6 ngoại đạo sư thời danh và ca ngợi đức Phật về 5 hạnh, nhưng đức Phật đã cho rằng 5 hạnh du sĩ tán thán không phải là chánh đáng, rồi đức Phật nói rõ về 5 hạnh khiến cho các đệ tử tán thán, tôn trọng và nương tựa vào đức Phật.



III. NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Du sĩ Sakuludayi đã nêu danh tánh sáu vị danh sư thời đức Phật và cho rằng các vị danh sư này có khi bị đệ tử kích bác, bắt bí, chê bài và bỏ đi.

Chủ thuyết của sáu vị danh sư thời đó được trình bày trong “Kinh Sa-môn quả” thuộc Trường Bộ Kinhrất rõ: 1) Purana Kassapa (Bất-lan Ca-diếp), 2) Makkhali Gosala, 3) Ajita Kesakambali, 4) Pakudha Kaccayana, 5) Saniya Belathiputta, 6) Nigantha Nataputta.



2)Quan điểm của du sĩ Sakuludayi về nguyên nhân đức Thế Tôn được cung kính và làm chỗ nương tựa

Du sĩ Sakuludayi cho rằng do năm pháp sau mà đức Thế Tôn được đệ tử cung kính, tôn trọng và nương tựa Thế Tôn.

1. Ăn ít và tán thán hạnh ăn ít

2. Biết đủ về y phục và tán thán hạnh biết đủ này.

3. Biết đủ với bất cứ món ăn khất thực nào và tán thán hạnh biết đủ này.

4. Biết đủ về sàng tọa và tán thán hạnh biết đủ này.

5. Sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly này.

3) Quan điểm của đức Thế Tôn về vấn đề trên

Đức Thế Tôn không đồng ý và cho rằng có các vị đệ tử của Ngài còn thực hành 5 pháp này nghiêm khắc và khổ hạnh hơn, nhưng không được mọi người cung kính, tôn trọng và nương tựa. Theo đức Phật, do năm pháp sau đây mà Thế Tôn được mọi người cung kính và nương tựa:

1. Thành tựu về Tăng thượng giới:

“Sa-môn Gotama là vị có giới hạnh và thành tựu giới uẩn tối thượng”.



2. Tri kiến vi diệu:

Khi đức Như Lai nói “Ta biết” nghĩa là Sa-môn Gotama biết; Ta thấy nghĩa là Sa-môn Gotama “có thấy”; Sa-môn Gotama thuyết pháp với thắng trí; thuyết pháp có nhân duyên; thuyết pháp có thần thông lực (sapptatihariyam).



3. Thành tựu Trí tuệ tăng thượng

Không một ai có thể làm gián đoạn một cuộc đàm thoại đang diễn tiến.



4. Giảng thuyết Tứ Thánh Đế đầy đủ

Một khi có người bị đau khổ chi phối, đến hỏi đức Phật, Phật đã giảng về Khổ Thánh đế làm cho tâm họ thỏa mãn với câu trả lời của đức Phật. Tương tự, với khổ tập, khổ diệt và khổ diệt đạo Thánh đế.



5. Con đường hành trì: 37 phẩm trợ đạo, 8 giải thoát, 8 thắng xứ, 10 biến xứ, 4 thiền na, chứng đắc lục thông (biến hóa, thần túc, thiên nhĩ, tha tâm thông, túc mạng thông, thiên nhãn thông, lậu tận thông).

Đức Phật thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử: Tứ Niệm Xứ (niệm thân, thọ, tâm, pháp), Tứ Chánh Cần (bất thiện pháp chưa sanh không cho sanh khởi, bất thiện pháp đã sanh khiến cho trừ diệt, các thiện pháp chưa sanh nay sanh khởi, thiện pháp đã sanh khiến cho tăng trưởng), Tứ Như Ý Túc (Dục, tinh tấn, tư duy và niệm), Ngũ Căn (tín, tấn, niệm, định, huệ), Ngũ Lực (tín, tấn, niệm, định, huệ), Thất Bồ Đề Phần (niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả) và Bát Chánh Đạo Phần (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định), Tám Giải Thoát (3 loại quán tưởng, 4 tầng thiền vô sắc giới và diệt thọ tưởng định), Tám Thắng Xứ (8 phép quán), Mười Biến Xứ (tức 10 phép quán tưởng trước mặt: đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không và ánh sáng), Bốn Thiền-na (sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền), chứng đắc lục thông.




Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa3 -> Kinh%20Trung%20Bo%203
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> ĐỀ 4 kinh trung bộ khóa III giữa học kỳ 3 NĂM 2014 1/ Các kinh nào sau đây đã được học trong học kỳ 3? a
Khoa3 -> Nhận định về Vô Thần
Khoa3 -> Kinh kim cang phần Thứ V như lai – giao cảm với như lai
Khoa3 -> LỊch sử triết học phưƠng tâY
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> TÓm tắt kinh kandaraka (SỐ 51) (Kandaraka sutta) I. Giới thiệu tổng quan người giảng: Đức Phật. Địa điểm: Bên bờ hồ Gaggaranước Campa
Khoa3 -> Tóm tắt 28 phẩm kinh Pháp hoa. 18/05/2012 phẩM 01 phẩm tựA
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> TÓm tắt kinh ví DỤ con rắN (SỐ 22) (alagaddùpama sutta) I. Giới thiệu tổng quan
Kinh%20Trung%20Bo%203 -> Bài 1: giới thiệu tổng quan kinh trung bộ Học kỳ 3 – Khóa III – Khoa Đào tạo Từ xa giới thiệu tổng quan

tải về 14.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương