2. Nguồn gốc của giá trị thặng dư:
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất. Vì tư liệu sản xuất và sức lao động do nhà tư bản mua, nên trong quá trình sản xuất, người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định – chỉ cẩn một phần của ngày lao động người công nhân làm thuê đã tạo tra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính mình.
Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.
Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trìu tượng của công nhân tạo ra (lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động). Phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động, được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao động, được gọi là giá trị thặng dư (m). Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Đọc thêm tại: Quy luật giá trị thặng dư là gì? Nội dung và đặc trưng của quy luật?
3. Bản chất thật sự của giá trị thặng dư:
Từ việc hiểu rõ giá trị thặng dư là gì, chúng ta có thể thấy giá trị thặng dư là mục đích sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Giá trị thặng dư có ba đặc trưng về bản chất như sau:
3.1. Giá trị thặng dư là kết quả của sức lao động miệt mài:
Các nhà tư bản làm giàu, thu lợi nhuận dựa trên cơ sở thuê mướn người lao động. Lúc này, người lao động làm thuê để bán sức lao động của mình đổi lấy tiền công.
Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các nhà tư bản, các ông chủ, người lao động cũng được xem như những yếu tố sản xuất khác. Và nhà sử dụng lao động luôn tìm cách sử dụng sao cho tạo ra nhiều sản phẩm nhất có thể. Người lao động có thể phải làm thêm giờ, họ có thể phải làm tăng lên về sản lượng hơn so với mức quy định,…
3.2. Toàn bộ các sản phẩm tạo ra thuộc sở hữu của nhà tư bản:
Các hàng hóa, sản phẩm được tạo ra trong quá trình người lao động sản xuất, thuộc toàn quyền sở hữu của nhà tư bản, của các ông chủ; chứ không phải của người công nhân. Người công nhân trước khi tham gia vào quá trình sản xuất, họ được nhà tư bản giao ước, và trả công đúng bằng giá trị hàng hóa sức lao động.
Vì vậy tất cả hàng hóa mà người lao động tạo đều là của nhà tư bản, và phần giá trị thặng dư sẽ bị nhà tư bản chiếm đoạt.
Trong xã hội tư bản trước đây, người lao động bị áp bức, và được trả tiền công rất rẻ mạt; trong khi đó nhà tư bản thì không ngừng giàu có do giá trị thặng dư. Điều này hình thành nên quan hệ bóc lột, và sự bất công sâu sắc trong xã hội.
Nhà tư bản bóc lột sức lao động của người lao động cho bản thân họ. Sự bóc lột càng diễn ra nhiều, thì giá trị thặng dư được tạo ra càng tăng cao. Tạo nên sự phân hóa giữa giàu và nghèo vô cùng sâu sắc trong xã hội. Người giàu ngày càng giàu lên vì họ chiếm đoạt được nhiều giá trị thặng dư , còn người nghèo vẫn hoàn nghèo vì công sức lao động của họ quá đỗi rẻ mạt.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |