Tóm lược tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh



tải về 20.12 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích20.12 Kb.
#31011
Cả cuộc đời hành hoạt của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh đều xả thân vì đạo pháp và dân tộc, đã dành nhiều tâm huyết cho sự lớn mạnh của Gia Ðình Phật Tử từ lúc còn phôi thai cho đến nay. Do vậy, GÐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ chọn húy nhật của Ngài làm ngày Lễ Truyền Thống của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ nhằm để cho đoàn viên các Cấp tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của đấng Cha Lành của tổ chức; đồng thời để cho tất cả đoàn viên học tập theo hạnh nguyện của Ngài hầu làm nền tảng cho sự tu tập của chính mình cũng như trong chiều hướng phụng sự đạo pháp, dân tộc và tổ chức Áo Lam.

Sau đây chúng tôi xin được tóm lược về Tiểu Sử của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh.



Tóm lược tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh

Ngài có thế danh Ðỗ Xuân Hàn, sinh năm 1921 tại làng Bích Khê, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Xuất gia từ nhỏ với Ðại lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, chùa Thuyền Tôn.

Sau khi thọ Tỳ Kheo năm 1948, ngài được công cử làm giảng sư của Giáo Hội tại Lâm Ðồng. Ngoài những trọng trách của một vị Hội Trưởng Hội Phật Học tại Đà Lạt (1948), tại Khánh Hòa (1952), ngài đã khai sinh và thành lập nhiều Gia Đình Phật Tử tại những vùng nầy; đặc biệt ngài đã thành lập Ban Hướng Dẫn Miền Liễu Quán tại vùng nầy.

Năm 1955-1960, ngài đã triệu tập các kỳ Ðại Hội Huynh Trưởng để nghiên cứu hình thức tổ chức và phát triển Gia Ðình Phật Tử tại nông thôn, san định Nội Quy và Quy Chế, và thống nhất Gia Ðình Phật Tử về mọi mặt.

Năm 1963, ngài lãnh đạo Ủy Ban Liên Pháp bảo vệ Phật Giáo trong phong trào đấu tranh chống chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Ðình Diệm.

Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hình thành, ngài nhận lãnh vai trò Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên. Và trong thời gian nầy, bên cạnh tiếp tục hướng dẫn Gia Ðình Phật Tử, ngài đã thành lập các đoàn thể Thiên Niên Phật Tử, Hướng Ðạo Phật Tử, Nhu Ðạo Sinh Phật Tử.

Năm 1965-1969, mặc dầu chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vẫn đàn áp Phật Giáo dã man, nhiều Huynh trưởng và đoàn sinh đã hy sinh, ngài vẫn triệu tập các kỳ Ðại Hội Huynh Trưởng toàn quốc để duyệt xét toàn bộ chương trình tu học và huấn luyện các Cấp và thảo luận đường lối mới cho sinh hoạt của Gia Ðình Phật Tử.

Năm 1970-1975, ngài giữ chức vụ quyền Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, sau đó làm Cố Vấn Viện Hóa Ðạo. Trong thời gian nầy, ngài đã hướng dẫn phái đoàn tham dự Hội Nghị Hòa Bình và Tôn Giáo ở Tokyo và Hội Nghị Hòa Bình ở Bỉ.

Ngày 13/4/1978, ngài bị chính quyền Cọng Sản bắt giam và nhốt trong hầm tối, lột bỏ quần áo, tra tấn, đánh đập rất dã man. Trong suốt thời gian nầy Cọng Sản không cho bất cứ một ai được đến thăm ngài. Cho đến ngày 17/10/1978, sau sáu tháng bị tra tấn, hành hạ, ngài đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 57 tuổi.

Ðồng bào Phật tử chỉ biết “một gương mặt bầm tím với râu tóc mọc dài an nghỉ trong một chiếc quan tài. Tất cả những phần còn lại đều bị che lấp, không ai biết có những vết tích gì trên những phần còn lại đó hay không?”

Ðó là hình ảnh sau cùng của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh khi Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cùng một số rất ít Thượng Tọa, Ðại Ðức được phép đến thăm và nhìn thi thể của ngài lần cuối cùng.

* * *


Trên đây chỉ là một vài nét chấm phá về cuộc đời và quá trình hoạt động của Ngài. Người đã đặt nền tảng đầu tiên cho tổ chức Gia Ðình Phật Tử nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung.

Suốt cuộc đời của Ngài đúng là một tấm gương sáng rực rỡ cho những thế hệ ngàn sau. Ngài là một vị Bồ Tát đã làm tròn hạnh nguyện phục vụ Ðạo Pháp, và là người suốt một đời sống cho tổ quốc, sống và đứng trong đấu tranh của lý tưởng hòa bình, đã nằm trong thương tích đớn đau của dân tộc.

Ngài đã ra đi trong nỗi xót xa của toàn thể Phật Giáo đồ, trong niềm đau vô biên của người dân Việt, trong tiếc nuối vô cùng của tổ chức Thanh Thiếu niên Việt Nam. Uy danh của Ngài vẫn sáng ngời không những trên bầu trời Việt Nam mà cho toàn thể Phật Giáo đồ trên thế giới.

Anh chị em Huynh trưởng là những người thừa kế những di chúc của đời Ngài, xin hãy làm thế nào để xứng đáng được là những đệ tử của Ngài, và mãi mãi xứng đáng đứng trong hàng ngũ Huynh Trưởng do chính linh hồn Ngài vẫn hiện diện và chỉ đạo.



A Brief Biography of the Most Venerable Thích Thiện Minh

In 1921, he was born and named Ðỗ Xuân Hàn, at Bích Khê Village, Triệu Phong District of Quảng Trị Province. He entered the Buddhist monastery at a young age, and became a pupil of the Most Venerable Thích Giác Nhiên at Thuyền Tôn Pagoda.

During his novice years at the temple, he studied many Buddhist School programs.

In 1948, he took the oath to become an official Buddhist monk. He was appointed to the positions of Head Chairman of several Buddhist Congregations and became a popular Buddhist lecturer. He established many Buddhist organizations and Buddhist Youth Groups. In Khánh Hòa Province, he established and strongly built 8 Buddhist Youth Groups within an 8-month timeframe.

Within 20 years, from 1955 to 1975, he was highly involved in many notable efforts and held prestigious roles, as followed:


  • Presided many national conferences of the Vietnamese Buddhist Youth Association: At these conferences, the vision and mission of the Vietnamese Buddhist Youth Association were thoroughly discussed, the training and education programs for all levels were established, and the By-Laws of the Vietnamese Buddhist Youth Association was finalized.

  • Headed the Buddhist Committee to non-violently oppose the religion discrimination under Ngô Ðình Diệm administration, fight for peace, and advocate a congressional election selected and voted by the people, under Nguyễn Văn Thiệu administration. During these protests, he was arrested and imprisoned several times, and was badly injured in an assassinating attempt carried out by the government officials.

  • Organized many youth associations, in addition to the Vietnamese Buddhist Youth Association.

  • Held an executive position in the Vietnamese Unified Buddhist Church - specializing in Youth development.

  • Held the position of acting-President of the Vietnamese Unified Buddhist Church, and later became an advisor of this Congregation.

  • Head the delegations to the World Peace Conferences in Tokyo, Japan, and Belgium.

In April 13, 1978, three years after the fall of South Vietnam, he was arrested by the Communist government and imprisoned in a small, dark cell, where he was routinely interrogated and badly beaten, and strictly isolated from the outside world. After six months enduring the mental and physical abuse, he passed away on October 17, 1978. His final image was a picture of his corpse - a bruised face covered with long hair and a beard. No one knew what happened to the rest of his body.

The Most Venerable Thích Thiện Minh was truly a role model for many generations to emulate and learn from. He was considered a Bodhisattva, for devoting his life and goals to serving the people, the country, and Buddhism. He lived, worked and fought, and died for one cause – bringing peace and prosperity to the people. All Buddhists worldwide deeply grieved his death, especially the youths. His reputation, determination, and spirit remain in the hearts of Vietnamese people and those around the world.

As members of the Vietnamese Buddhist Youth Association, pupils of the Most Venerable Thích Thiện Minh, we must vow to follow his footsteps and continue his work to bring peace and prosperity to ourselves and to others.

* * *


Giờ đây, trước Di Ảnh của Ngài, anh chị em chúng ta hãy lắng lòng mình, thành tâm dâng Hoa tưởng niệm Ngài. Nguyện xin Ngài hội nhập Ta Bà để tiếp tục giáo hóa chúng sanh, dìu dắt và giáo dưỡng Gia Ðình Phật Tử chúng con.

Nam Mô thượng Tâm hạ Ðức, hiệu Thiện Minh Hòa Thượng thùy từ chứng giám.
Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 20.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương