Tìm Hiểu Trung Luận Nhận Thức và Không Tánh Hồng Dương Nguyễn Văn Hai Nguyệt San Phật Học Xuất Bản Phật lịch 2545



tải về 1.68 Mb.
trang1/21
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích1.68 Mb.
#32053
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21
Tìm Hiểu Trung Luận
Nhận Thức và Không Tánh 
Hồng Dương Nguyễn Văn Hai 
Nguyệt San Phật Học Xuất Bản - Phật lịch 2545

---o0o---



Nguồn

http://www.thuvienhoasen.org

Chuyển sang ebook 18-7-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục

Lời Giới Thiệu

TỰA : Nhận Thức và Tánh Không

Phần Một: Nhận thức luận Phật giáo

1. Ngôn ngữ và Biện chứng

A. Thuyết bổ sung của Niels Bohr (Theory of complementarity)

B. Nguyên lý bất định của Heisenberg. (Uncertainty principle of Heisenberg)

2. Thấy vậy mà không phải vậy...

3. Hãy Ðến mà Thấy!

4. Lý Duyên Khởi

A. Tánh Không.

B. Không và Nhị đế.

C. Nhị đế, Giả danh và Trung đạo.

5. Nhận thức luận Phật giáo

6. Nhân Minh luận

7. Biện chứng pháp apoha

Phần Hai: Không tánh Trung quán luận

8. Trung quán luận: phá tà hiển chánh

9. Nhị đế: Triết học về Không thuyết 


và Ngôn thuyết

10. Biện chứng pháp Trung quán

11. Toán ngữ và Tứ Cú

12. Mười ba bài tụng chủ yếu của Trung luận

13. Tánh Không phủ định cái gì?

14. Cái còn lại trong tánh Không

15. Tự tính Không và Tha tính Không

16. Hý luận về Không

17. Sinh mệnh tức Không

Phần Ba : Nhận Thức Và Không Tánh

18. Nhận Thức Và Không Tánh

---o0o---


Lời Giới Thiệu


Tập sách nầy in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học.

Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Ðệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.

Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ. Từ đó, hành giả tinh tấn tu tập trên đường giải thoát sinh tử luân hồi.

Tác giả sách nầy, ông Hồng Dương chịu ảnh hưởng Phật Giáo nơi thân mẫu lúc tuổi hãy còn thơ ấu, vốn là nhà mô phạm đất thần kinh, cũng là nhà khoa học, có học vị Tiến sĩ Toán của Pháp. Ông đã hoạt động ở các lãnh vực cách mạng dân tộc, chánh trị, xã hội, văn hóa giáo dục. Nay về hưu, ông có nhiều thời giờ, đọc thêm những sách của các tác giả tên tuổi viết về Phật Giáo.

Nhờ kinh nghiệm và kiến thức, nên tác giả đã viết những bài trong tập sách nầy rất có giá trị, xứng đáng có một chỗ trong Thư viện và các tủ sách gia đình. Càng hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu về Triết học Phật Giáo.

Nguyệt san Phật Học hân hạnh ấn tống quyển sách nầy, chính nhờ có được sự ủng hộ của quý độc giả. Xin hồi hướng công đức ấn tống cho tất cả quý độc giả Phật Học.
 

Louisville Kentucky, 11-11-2000
Nguyệt San Phật Học
 
 

---o0o---



Lời giới thiệu

Không luận là nội dung rốt ráo nhất trong Nhận thức luận của Phật giáo. Không tánh là nội dung cốt lõi của Không luận. Trình bày Nhận thức luận Phật giáo để rồi phân tích Không tánh của Không luận, tức Trung Quán Luận là hai phần chính của tác phẩm "Tìm hiểu Trung Quán Luận: Nhận thức và Không tánh" của Hồng Dương Nguyễn Văn Hai.

Ðạo hữu Hồng Dương Nguyễn Văn Hai vốn là một nhà giáo dục, tốt nghiệp Tiến sĩ Quốc gia về Toán học tại Sorbonne, Paris, từng giữ chức Hiệu trưởng trường Quốc Học Huế, Giám đốc Học chánh Trung và Cao nguyên Trung phần Việt Nam, Phó Viện trưởng kiêm Khoa trưởng Ðại học Khoa học Viện Ðại học Huế, Phó Giám đốc Trung tâm Liễu Quán của Phật giáo Huế. Sau đó, Ðạo hữu định cư tại Hoa Kỳ và từ năm 1975, là Giáo sư tại Ðại học Kentucky. Từ năm 1995, Ðạo hữu đã để tâm nghiên cứu chuyên sâu các đề tài Phật học mà nhiều chục năm qua Ðạo hữu đã lưu tâm nghiên cứu. Tác phẩm này là phần đầu trong ba phần của một công trình lớn hơn mà tác giả đang nỗ lực hoàn tất, "Tìm hiểu Trung Quán Luận".

Phân tích, trình bày về Trung Quán Luận của Bồ tát Long Thọ là một công việc vô cùng khó khăn bởi vì đây là một trong những bộ luận đặc sắc nhất, lại khó hiểu nhất của Phật giáo. Về căn bản, tác giả có điều kiện tốt để làm công việc này; trước hết, Ðạo hữu là một Phật tử chân thành, có niềm tin vững chắc và kiến thức vững vàng về Phật học; lại nữa, Ðạo hữu lại là một nhà Sư phạm, nhà Toán học uyên thâm. Trước tiên người đọc dễ dàng nhận thấy tác phẩm có một cấu trúc hợp lý : về Nhận thức luận, tác giả bàn đến ngôn ngữ, biện chứng, đến tính biện chứng siêu việt của Phật giáo, đến lý Duyên khởi; kế đến là Nhận thức luận Phật giáo với Duy thức luận, với phương pháp tư duy biện chứng, đối tượng và hình thái tư duy, đặc biệt về phương pháp luận lý của Nhân minh luận và sau cùng là trở lại vấn đề ngôn ngữ, biện chứng, quan điểm nhận thức và phương pháp tư duy của Trần Na, Thiên Chủ, lấy khiển trừ làm căn bản cho phương pháp giảm trừ  (reduction) để tiến đến phương pháp phủ định rồi phủ định tuyệt đối, siêu việt của Long Thọ. Ðây cũng là phần chuyển tiếp hợp lý cho phần thứ hai, Không tánh Trung Quán Luận. 
Phần thứ hai này rất quan trọng, là nội dung và chủ đề chính của quyển sách. Qua đó, tác giả trình bày về chủ đích của Trung Quán luận, về hai cấp độ của Không tánh, từ Tục đế khả thuyết đến chân đế vô ngôn của cái thực tại vô cùng vi diệu này. Từ đó, tác giả trình bày về biện chứng pháp Trung quán như là một phương pháp đúng đắn nhất để nhận thức thực tại bao gồm một chuỗi phủ định, đi dần đến cái Không của chân thực.  Trong chuỗi tư duy để đi đến nhận thức, hành giả phải đối đãi với tứ cú, của bốn cách nhận định đối tượng, vốn phải được đối đãi bằng một phủ định, rồi một phủ định của phủ định và liên tục như thế. Ðến đây, tác giả phân tích ý nghĩa của mười ba bài tụng chủ yếu của Trung Luận, một trình bày về cách nhận thức đúng đắn dựa trên phương pháp tư duy biện chứng của phủ định, để đi đến cái Không tối hậu, cái Không với sự phủ định chính nó. Xuyên suốt ý nghĩa Không này luôn luôn là ý nghĩa phủ định, đó là ý nghĩa của "pháp nhĩ như thị", mọi sự vật vốn là không cho nên phủ định chúng là một phủ định, đồng thời không phủ định gì cả, và từ đó, tinh thần vẫn là "vậy mà không phải vậy". Ðây là nhị lý của kinh Kim Cang vậy. Và như vậy, tuy đã được phân tích chi li, Không tánh vẫn có thể bị hiểu lầm, bị vi phạm trong tư duy với chất liệu hữu vi. Tác giả thận trọng bàn về "Cái còn lại" trong Không tánh và trưng dẫn kinh Tiểu Không, Lăng già, Luận Duy thức, Luận Ðại trí độ để hiểu cái còn lại dây là cái còn lại khi đối tượng bị phủ định, tiến đến ý nghĩa của Chân không Diệu hữu siêu việt khỏi tư duy luận lý.

Tác giả đã nỗ lực tối đa để trình bày Nhận thức luận Phật giáo về Không tánh, lấy nguyên lý Duyên khởi làm cốt lõi, làm căn bản để phân tích Không tánh theo như chỗ y cứ của ngài Long Thọ. Tác giả đã luận giải về một luận giải bằng một hình thức diễn đạt mới, kết hợp chất liệu của kinh luận Phật giáo với của triết học qua ngôn ngữ toán học, vật lý học ... Nỗ lực này của tác giả đôi chỗ có thể không thích hợp với một số độc giả, thậm chí bị xem là gây rắc rối  cho một vấn đề rắc rối, hay có chỗ bị xem là rườm rà. Nhưng đối với đông đảo độc giả, tấm lòng chân thật, kiến thức sâu rộng và có cách trình bày mới mẻ, khoa học của tác giả thật đáng trân trọng. Tác phẩm bổ sung cho kiến thức và phương pháp tư duy của người Phật tử trên bước đường tu tập giáo lý giải thoát của đức Phật.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế nhận thấy đây là một tài liệu nghiên cứu phong phú về nội dung và khúc chiết, sáng sủa về hình thức, cần thiết cho giới nghiên cứu Phật học và nhất là cho các Tăng Ni sinh của Học viện tại Huế và các Học viện khác, do đó, đã xin được đứng ra thực hiện các thủ tục xuất bản, ấn hành tác phẩm giá trị này và đã được tác giả thuận ý.

Xin cảm ơn Ðạo hữu Hồng Dương Nguyễn Văn Hai và trân trọng giới thiệu tác phẩm đến chư độc giả.
 

Huế, Trọng Xuân Tân Tỵ, 2001
Hoà thượng Thích Thiện Siêu
Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.  

---o0o---




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương