Tìm hiểu thêm về tên khoa học Latin của các loài



tải về 24.6 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích24.6 Kb.
#10570
Tìm hiu thêm v tên khoa hc Latin ca các loài


Hiện nay việc sử dụng tên khoa học để giới thiệu hoặc chỉ rõ một loài động / thực vật không chỉ giới hạn trong các luận án, các báo cáo của đề tài, dự án KH-CN, để giúp bạn đọc biết được những thông tin cơ bản có liên quan đến việc đặt tên, phân loại và một số nguyên tắc đã thống nhất trong việc sử dụng tên khoa học, Ban biên tập xin giới thiệu khái quát những thông tin liên quan trong bài viết sau.

Từ nhiều thế kỷ qua, công cuộc khám phá, phân loại, xác định các loài sinh vật trên trái đất luôn được sự quan tâm của giới khoa học. Sự phân loại này đã góp phần tích cực trong việc phản ánh đặc tính cá biệt của các loài cùng với sự tiến hoá lịch sử. Các nhà khoa học đã nhận diện được trên 2 triệu loài sinh vật trong số ước khoảng 40 triệu loài sinh vật của trái đất. Vẫn còn hàng triệu loài sống trong rừng nhiệt đới và những sinh vật biển chưa được khám phá. Công cuộc nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục với khoảng hàng ngàn loài mới được phát hiện hàng năm.

Đầu tiên, ông Aristotle (một triết gia Hy Lạp) đã đưa ra hình thức phân loại các sinh vật để thuận tiện trong việc giới thiệu, mô tả và trao đổi thông tin trên văn bản. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 15, 16 cùng với sự khám phá, sự hiểu biết mở rộng về thiên nhiên, hệ thống này cho thấy có nhiều hạn chế không còn phù hợp. Năm 1735 Karl Von Linné (1707-1778, Thụy Điển) đã biên soạn tập sách  nói về hệ thống phân loại các sinh vật tương đối hoàn chỉnh (Systema Naturae). Đến đầu thế kỷ 19 hệ thống phân loại này của Linné được chấp nhận rộng rãi.

Hệ thống phân loại của Linné đặt căn bản dựa trên cấu trúc tương tự giữa các tổ chức cá thể. Hệ thống này đã được phát triển nhanh thành hệ thống thứ bậc đi từ tổng quát dần đến chi tiết. Đầu tiên, hệ thống gồm 2 hệ động và thực vật với 5 bậc: Planae/Animalia - Classes - Order - Genera (Genus) - Species. Sau này các nhà khoa học bổ sung thêm 2 phân loại chi tiết nữa: Phylum (Division) và Family. Như vậy hệ thống đã trở thành gồm 7 cấp bậc: Hệ thực vật/động vật (Planae/Animalia) - Ngành (division) – Lớp (class) - Bộ (order) - Họ (family) - Chi (genus)– Loài (species).

Trong nhiều trường hợp ở mỗi cấp bậc có thể còn có những nhóm phụ. Ngày nay, theo các nhà phân loại học có nhiều loài cá thể không thuộc động vật và cả thực vật. Vì vậy họ đã phân hệ thống theo 6 hệ khác với hệ thống 2 hệ của Linné. Hiện nay hệ thống phân loại này đã được chấp nhận như sau: Archaebacteria – Eubactyeria – Protista – Fungi – Plantae – Animalia. Tuy nhiên đối với hệ thống của Linné cho đến nay vẫn được sử dụng như là khung căn bản trong phân loại (taxonomy) trên lĩnh vực sinh học.

Các nhà khoa học đã thống nhất sử dụng tên khoa học bằng tiếng Latin để có thể chỉ ra nhóm phân loại mà loài cá thể đó thuộc về (dựa trên những đặc điểm tương tự trong phân loại). Mục đích việc sử dụng tên khoa học Latin nhằm làm rõ thông tin giữa những nhà khoa học trên thế giới, hạn chế sự nhầm lẫn do việc dùng tên thông thường luôn có sự khác biệt ở mỗi địa phương/mỗi quốc gia khi cùng nói về một loài cá thể nào đó. Một điều khó khăn ban đầu đối với người sử dụng đó là tên Latin thể hiện tên loài thường dài, khó nhớ, khó đọc. Tên Latin còn phân biệt giống cái, giống đực, trung tính; điều này dễ phân biệt dựa vào những chữ sau cùng của tên. Đa số các tên đều bằng tiếng Latin, nhưng cũng có khi đó là tiếng Hy Lạp (Greek). Chẳng hạn “quadrifolius” (Latin) và “tetraphyllus” (Hy Lạp) cùng thể hiện nghĩa “4 lá”.

Để thống nhất trong việc sử dụng tên khoa học trong hệ thống phân loại trên, một số quy định đã được các nhà khoa học chấp nhận như sau:

+ Tên được viết bằng tiếng Latin, in nghiêng hoặc gạch bên dưới để phân biệt rõ.

+ Tên khoa học căn bản gồm 2 phần chính:

* Phần đầu là tên của giống (genus): chỉ nhóm phân loại mà loài cá thể đó thuộc về. Tên giống luôn luôn viết hoa, có thể viết tắt chữ đầu tiên.

* Phần sau là tên loài (species): đây là phần thường mô tả đặc tính chủ yếu của loài, thường không viết hoa dù có khi đó là tên riêng của một người hoặc địa danh đã phát hiện ra đầu tiên. Chẳng hạn với cây ngải cứu: Artemisia vulgaris  trong đó “Astemisia” là tên giống, “vulgaris” là tên loài.

+ Tên khoa học đúng và hoàn  chỉnh được yêu cầu phải có cả tên người đã phát hiện/đặt tên (tên được viết hoa chữ đầu, nếu viết tắt có dấu chấm):  Artemisia vulgaris L.

+ Tên khoa học ngoài những phần căn bản nêu trên có thể còn có thêm phần bổ sung khác chẳng hạn như ở một số tên hoa lan rừng sau đây:

Haemaria discolor (Ker) Lindl, var dawsoniana (Ker: người mô tả, Lindl: người chỉnh lý, var –variety: tên thứ );

D. superbum Reich, in Walp (Reich người mô tả; được ghi trong ấn phẩm của Walp);

D. pulchellum Roxb, ex Lindl (Roxb người tìm thấy, Lindl đã mô tả);

H. commelinifolia Wall, apud Lindl (Wall mô tả, Lindl bổ túc thêm).

Để có thể biết thêm thông tin qua tên khoa học Latin, cần lưu ý một số điểm khác có liên quan đến việc đặt tên loài. Thông thường tên loài (species) được chọn có thể dựa trên nhiều yếu tố khác nhau:

- Địa danh nơi loài phát triển, nơi đầu tiên phát hiện. Ví dụ: Pinus dalatensis, Colobogyne langbianense, Bauhinia saigonensis, Acacia donnaiensis,

- Tên người đã khám phá, mô tả ra loài đó; Embelia henryi, Litsea pierrei,….

- Tên thể hiện tính chất đặc thù nào đó của loài, dùng từ Latin có nghĩa thông dụng gắn cho tên loài, qua đó chúng ta có thể biết đặc điểm riêng (màu sắc, hình dạng, mùi thơm, vùng sinh thái,…).Ví dụ: Amaranthus tricolor, Polygonum longiforum, Rosa odorata, Pterolobium microphyllum, Mucuna gigantea, Mucuna nigrican, Canavallia maritima,…

Đối với cách đọc cách tên khoa họp Latin, ông Phạm Hoàng Hộ có nêu khái quát trong quyển Thực vật chúng như sau: Về cách đọc chữ Latin có hơi khác nhau tùy mỗi nước (ngay cả với người Anh và Pháp). Mặc dù không có tài liệu hướng dẫn chỉ rõ cách đọc đúng nhất, song vì nhiều lý do cách đọc ở vùng lục địa châu Âu gần giống với gốc cổ ngữ Latin hơn cả.

Đại cương chữ Latin đọc tương tự tiếng Pháp với vài biến thiên như sau (so sánh âm tiếng Việt):

- ae đọc thành  /ê/

- u đọc như /u/ tiếng Việt

- ceae đọc như /xê/

- e đọc như  /ê/

- es khi ở vị trí cuối chữ đọc như /ết/

- oe đọc như /ơ/

- ch hoặc k đọc như /c/

Trong phân loại động vật và thực vật, loài (species) dùng để xác định loài cá thể. Tuy nhiên muốn xác định rõ hơn nữa, người ta thường đi sâu, chi tiết đến bậc thứ (varieties), hoặc bổ sung thêm vài yếu tố liên quan khác (tên người phát hiện, người mô tả, nơi phát hiện, năm đã phát hiện ra,…). Một điểm khác cũng cần lưu ý đó là đối với các loài lai tạo, thông thường tên giống tên lòai đều được viết hoa để tránh nhầm lẫn. Chẳng hạn đối với lan lai: Vanda Manila, Cypripedium Harrisianum,…

Mặc dù đã có những quy định thống nhất như đã nêu trên, nhưng việc sử dụng tên khoa học Latin trên sách báo hiện nay vẫn còn nhiều lỗi sai sót. Điều này có thể do tác giả không quan tâm lưu ý chỉnh sửa, do lỗi in ấn, hoặc do “tam sao thất bản”,... Trong bài viết đôi khi để giới thiệu một loài có khi tác giả vừa dùng tên khoa học vừa dùng tên thương mại, điều này không thuyết minh rõ dễ gây sự nhầm lẫn cho người đọc. Thiết nghĩ trong các bài viết khoa học, chúng ta nên quan tâm kỹ hơn về các quy định cơ bản này để tránh bớt những sai sót.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Thực vật chúng, Phạm Hoàng Hộ, 1972

- The Name of Plants, Jane M. Browles, 1996

- The Classification of Living things, Jerry G. Johnson, 2005).




Nguồn: Thông tin KH&CN số 01/2006

tải về 24.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương