TÌm hiểu hiến pháp nưỚc chxhcn việt nam



tải về 48.64 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích48.64 Kb.
#26436

BỘ TƯ PHÁP

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI VIẾT “TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM” CỦA TRUNG ƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc







QUY CHẾ

Chấm bài dự thi cuộc thi viết

Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”



(Ban hành kèm theo Quyết định số 851 /QĐ-BTC
ngày 5 tháng 5 năm 2015 của Ban Tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”của Trung ương)


Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về nguyên tắc chấm bài dự thi cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (sau đây gọi tắt là cuộc thi); trách nhiệm của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký giúp việc Ban Giám khảo cuộc thi của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Tổ chức cuộc thi của Trung ương (sau đây gọi chung là Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký) trong quá trình chấm bài dự thi; tổ chức chấm, công nhận kết quả cuộc thi; giải quyết khiếu nại, tố cáo về điểm bài dự thi và những nội dung có liên quan đến chấm bài dự thi.

2. Quy chế này được áp dụng thống nhất trong quá trình tổ chức việc chấm bài dự thi của cuộc thi trong phạm vi cả nước, bao gồm:

a) Chấm bài dự thi vòng sơ khảo của Ban Tổ chức cuộc thi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và bài dự thi của người Việt Nam ở nước ngoài;

b) Chấm bài dự thi vòng chung khảo của Ban Tổ chức cuộc thi của Trung ương.

Điều 2. Nguyên tắc chấm bài dự thi

1. Trung thực, khách quan, chính xác, công bằng, công khai thang điểm chấm bài và kết quả chấm bài dự thi.

2. Đúng Thể lệ cuộc thi và đáp án, thang điểm do Ban Tổ chức cuộc thi của Trung ương công bố.

3. Đề cao trách nhiệm cá nhân của thành viên Ban Giám khảo trong quá trình chấm bài dự thi.

4. Bài dự thi được chấm theo thang điểm 100, lấy đến 0,5 điểm, không quy tròn điểm.

Điều 3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấm bài dự thi

1. Khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấm bài dự thi và xét giải thưởng cuộc thi ở cấp nào do Ban Tổ chức cuộc thi ở cấp đó xem xét, giải quyết.

2. Quyết định của Ban Tổ chức cuộc thi là kết quả giải quyết cuối cùng.

Chương II

TRÁCH NHIỆM CỦA BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO, TỔ THƯ KÝ GIÚP VIỆC BAN GIÁM KHẢO TRONG QUÁ TRÌNH

CHẤM BÀI DỰ THI

Điều 4. Trách nhiệm của Ban Tổ chức cuộc thi trong quá trình chấm bài dự thi

1. Quyết định việc thành lập; thay đổi, bổ sung thành viên Ban Giám khảo, Tổ thư ký giúp việc Ban Giám khảo để giúp Ban Tổ chức đánh giá các bài dự thi;

2. Quyết định loại bỏ các bài dự thi không hợp lệ quy định tại Thể lệ của cuộc thi theo đề xuất của Trưởng Ban Giám khảo;

3. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức chấm bài dự thi; quyết định việc chấm kiểm tra (trong trường hợp cần thiết);

4. Chỉ đạo, giải quyết các vấn đề vướng mắc, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức chấm bài dự thi;

5. Công nhận kết quả chấm điểm và quyết định việc xếp giải bài dự thi.



Điều 5. Tiêu chuẩn, trách nhiệm của Trưởng Ban Giám khảo và thành viên Ban Giám khảo

1. Trưởng Ban Giám khảo và các thành viên Ban Giám khảo phải là các chuyên gia am hiểu về pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao.

2. Trưởng Ban Giám khảo có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức việc chấm bài dự thi; sắp xếp, bố trí thành viên Ban Giám khảo chấm bài dự thi theo đúng quy định của Quy chế này;

b) Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc việc chấm bài dự thi; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chấm bài dự thi;

c) Đề nghị Ban Tổ chức quyết định loại bỏ các bài dự thi không hợp lệ theo Thể lệ cuộc thi mà thành viên Ban Giám khảo phát hiện được trong quá trình chấm bài dự thi;

d) Trình Ban Tổ chức kết quả chấm điểm bài dự thi;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấm bài dự thi theo yêu cầu của Ban Tổ chức;

e) Thực hiện trách nhiệm của thành viên Ban Giám khảo khi tham gia chấm bài dự thi.

2. Thành viên Ban Giám khảo có trách nhiệm sau đây:

a) Tiếp nhận đáp án, tài liệu phục vụ việc chấm bài dự thi;

b) Tiếp nhận bài dự thi để chấm theo phân công của Trưởng Ban Giám khảo; thực hiện việc chấm, cho điểm đối với bài dự thi theo Quy chế này;

c) Phát hiện, kiến nghị với Trưởng Ban Giám khảo xử lý các bài dự thi vi phạm Thể lệ cuộc thi trong quá trình thực hiện chấm bài dự thi;

d) Tuân thủ các quy định về chấm bài dự thi theo quy định tại Quy chế này;

đ) Đánh giá kết quả bài dự thi công tâm, chính xác, khách quan, công bằng, đúng đáp án, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Giám khảo và Ban Tổ chức về cách đánh giá và cho điểm đối với bài dự thi; kịp thời báo cáo Trưởng Ban Giám khảo về những vấn đề phát sinh trong quá trình chấm bài dự thi;

e) Bảo đảm tiến độ chấm bài dự thi theo sự phân công của Trưởng Ban Giám khảo;

g) Giữ gìn, bảo quản, chuyển lại bài dự thi và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban Giám khảo;

h) Thành viên Ban Giám khảo vắng mặt tại buổi chấm bài dự thi phải thông báo trước cho Trưởng Ban Giám khảo. Trường hợp Trưởng Ban Giám khảo vắng mặt phải thông báo trước cho Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi;

i) Được hưởng thù lao và chế độ theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm của Tổ Thư ký giúp việc Ban Giám khảo

1. Tham mưu, giúp việc Ban Giám khảo trong quá trình chấm bài dự thi.

2. Tiếp nhận, lập danh sách và tổng hợp kết quả tiếp nhận bài dự thi; rà soát, phân loại, phát hiện và đề xuất Trưởng Ban Giám khảo đề nghị Ban Tổ chức xem xét, quyết định loại bỏ các bài dự thi không hợp lệ theo Thể lệ của cuộc thi.

3. Lập danh sách các bài dự thi không hợp lệ theo Thể lệ của cuộc thi do Giám khảo phát hiện trong quá trình chấm bài dự thi báo cáo Trưởng Ban Giám khảo đề nghị Ban Tổ chức xem xét, quyết định loại bỏ.

4. Thu phiếu chấm điểm bài dự thi, xử lý kỹ thuật về chênh lệch điểm và tổng hợp kết quả chấm điểm bài dự thi báo cáo Trưởng Ban Giám khảo; lập danh sách bài dự thi theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp.

5. Ghi biên bản chấm bài dự thi; chuẩn bị tài liệu, báo cáo để Trưởng Ban Giám khảo báo cáo Ban Tổ chức cuộc thi.

6. Thành viên Tổ Thư ký làm việc tích cực, trung thực, khách quan và chính xác; không tiết lộ thông tin, kết quả trước khi cuộc thi kết thúc.

7. Thành viên Tổ Thư ký chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Giám khảo và Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi về việc thực hiện trách nhiệm được giao; được hưởng thù lao, chế độ theo quy định của pháp luật.



Chương III

TỔ CHỨC CHẤM BÀI DỰ THI VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ

Điều 7. Các bài dự thi không hợp lệ

1. Bài dự thi không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối tượng dự thi là các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký giúp việc Ban Tổ chức, Ban Giám khảo hoặc không phải là đối tượng dự thi được quy định tại Thể lệ cuộc thi;

b) Không bảo đảm yêu cầu về nội dung, hình thức, thời gian gửi bài dự thi theo quy định tại Thể lệ cuộc thi;

2. Việc quyết định bài dự thi không hợp lệ ở cấp nào do Ban Tổ chức cuộc thi ở cấp đó xem xét, quyết định. Quyết định của Ban Tổ chức là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

3. Không thực hiện việc chấm đối với các bài dự thi không hợp lệ.



Điều 8. Tổ chức chấm bài dự thi

1. Trước khi tổ chức chấm bài dự thi, Trưởng Ban Giám khảo quán triệt đến thành viên Ban Giám khảo Quy chế chấm bài dự thi, đáp án thang điểm, phiếu chấm điểm bài dự thi và các tài liệu phục vụ việc chấm bài dự thi.

2. Việc chấm bài dự thi được thực hiện tập trung tại một địa điểm do Ban Tổ chức bố trí. Trưởng Ban Giám khảo chỉ đạo phát bài dự thi để các Giám khảo thực hiện việc chấm bài dự thi trong từng buổi.

3. Giám khảo chấm điểm theo từng câu, từng ý của bài dự thi, tổng hợp, ghi điểm vào phiếu chấm điểm bài dự thi và ký, ghi rõ họ tên.

4. Trong quá trình chấm điểm, nếu phát hiện bài dự thi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quy chế này, thành viên Ban Giám khảo kịp thời thông báo với Tổ Thư ký để tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Giám khảo xem xét, quyết định.

Điều 9. Phương pháp chấm điểm và cách tính điểm bài dự thi

1. Việc chấm điểm bài dự thi được thực hiện theo đáp án, thang điểm do Ban Tổ chức cuộc thi của Trung ương công bố. Không trừ điểm đối với bài dự thi có từ viết tắt hoặc viết các nội dung khác với đáp án.

2. Trong trường hợp điểm của bài dự thi giữa các Giám khảo chênh lệch nhau đến 10 điểm thì điểm bài dự thi là điểm trung bình cộng của hai Giám khảo. Trường hợp điểm của bài dự thi giữa các Giám khảo chênh lệch nhau trên 10 điểm thì báo cáo Trưởng Ban Giám khảo để phân công 01 Giám khảo chấm lại. Điểm của bài dự thi là điểm trung bình cộng của 03 Giám khảo.

Điều 10. Quy trình chấm bài dự thi vòng sơ khảo

1. Bài dự thi vòng sơ khảo được chấm như sau:

a) Chấm điểm toàn bộ các bài dự thi hợp lệ (bài dự thi không thuộc trường hợp quy định tại Điều 7 Quy chế này);

b) Trưởng Ban Giám khảo tổ chức bốc thăm các cặp Giám khảo chấm bài dự thi (mỗi cặp 02 người); mỗi bài dự thi được 02 Giám khảo cùng cặp chấm độc lập và cho điểm trong phiếu chấm điểm bài dự thi;

c) Căn cứ kết quả chấm điểm của các cặp chấm, Tổ Thư ký giúp việc Ban Giám khảo lập danh sách bài dự thi theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp theo quy định của Thể lệ cuộc thi trình Trưởng Ban Giám khảo gửi Ban Tổ chức cuộc thi xem xét, quyết định lựa chọn bài dự thi gửi về chấm ở vòng chung khảo hoặc xem xét, trao giải (nếu có).

2. Đối với các bài thi dự kiến gửi về chấm ở vòng chung khảo hoặc xem xét, trao giải (nếu có), Ban Tổ chức có thể quyết định chấm kiểm tra theo quy định tại Điều 12 Quy chế này.

3. Ban Tổ chức cuộc thi vòng sơ khảo xem xét, quyết định lựa chọn bài dự thi gửi về chấm ở vòng chung khảo hoặc trao giải (nếu có). Trường hợp bài dự thi có số điểm bằng nhau, việc xem xét, quyết định lựa chọn bài dự thi gửi về chấm ở vòng chung khảo hoặc trao giải do Ban Tổ chức cuộc thi quyết định theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 5 Điều 12 Quy chế này. Quyết định của Ban Tổ chức cuộc thi là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

Điều 11. Quy trình chấm bài dự thi vòng chung khảo

1. Bài dự thi vòng chung khảo được chấm như sau:

a) Chấm điểm toàn bộ bài dự thi hợp lệ do Ban Tổ chức cuộc thi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Tổ chức cuộc thi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bài dự thi của người Việt Nam ở nước ngoài được lựa chọn gửi về chấm chung khảo theo quy định của Thể lệ cuộc thi;

b) Trưởng Ban Giám khảo tổ chức bốc thăm các cặp Giám khảo chấm bài dự thi (mỗi cặp 02 người); mỗi bài dự thi được 02 Giám khảo cùng cặp chấm độc lập và cho điểm trong phiếu chấm điểm bài dự thi;

c) Căn cứ kết quả chấm điểm của các cặp chấm, Tổ Thư ký giúp việc Ban Giám khảo lập danh sách bài dự thi theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp theo quy định của Thể lệ cuộc thi trình Trưởng Ban Giám khảo gửi Ban Tổ chức cuộc thi của Trung ương xem xét, quyết định lựa chọn bài dự thi đạt giải.

2. Đối với các bài dự thi dự kiến đạt giải, Ban Tổ chức cuộc thi của Trung ương có thể xem xét, quyết định chấm kiểm tra theo quy định tại Điều 12 Quy chế này.

3. Ban Tổ chức cuộc thi của Trung ương xem xét, quyết định trao giải thưởng đối với bài dự thi đạt giải ở vòng chung khảo. Trường hợp bài dự thi có số điểm bằng nhau, việc xem xét, quyết định trao giải thưởng do Ban Tổ chức cuộc thi của Trung ương quyết định theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 5 Điều 12 Quy chế này. Quyết định của Ban Tổ chức cuộc thi của Trung ương là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

Điều 12. Chấm kiểm tra, xếp giải vòng sơ khảo, chung khảo

1. Việc chấm kiểm tra vòng sơ khảo, chung khảo được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có khiếu nại, tố cáo về điểm bài dự thi;

b) Các thành viên Ban Giám khảo không thống nhất được số điểm chấm bài dự thi;

c) Ban Tổ chức cuộc thi xét thấy cần thiết.

2. Việc chấm kiểm tra được thực hiện bởi 02 Giám khảo do Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi lựa chọn trong số thành viên Ban Giám khảo chưa tham gia chấm bài dự thi đó. Quy trình chấm kiểm tra được thực hiện như chấm lần đầu.

3. Trong trường hợp có sự chênh lệch điểm giữa chấm kiểm tra và chấm lần đầu thì xử lý như sau:

a) Chênh lệch đến 10 điểm thì điểm của bài dự thi là điểm chấm lần đầu;

b) Chênh lệch trên 10 điểm đến dưới 15 điểm sẽ lấy điểm trung bình cộng của 02 lần chấm;

c) Chênh lệch từ 15 điểm trở lên sẽ tổ chức đối thoại giữa 02 cặp chấm. Điểm sau đối thoại và quyết định của Trưởng Ban Giám khảo sẽ là điểm cuối cùng của bài dự thi.

Trong trường hợp Ban Tổ chức cuộc thi của Trung ương thực hiện việc chấm kiểm tra đối với bài dự thi đã được chấm tại vòng sơ khảo thì điểm của bài dự thi là điểm chấm kiểm tra.

4. Đối với các bài dự thi tham gia vòng chung khảo được dự kiến trao giải đặc biệt, nhất, nhì phải được chấm kiểm tra bởi Hội đồng Giám khảo gồm 5 người. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể thực hiện việc chấm kiểm tra theo quy trình như sau:

a) Từng thành viên Giám khảo đọc bài dự thi, cho điểm độc lập từng bài;

b) Hội đồng Giám khảo thảo luận, đánh giá;

c) Căn cứ kết quả thảo luận, Hội đồng Giám khảo cho điểm vào phiếu điểm và chuyển cho Tổ Thư ký tổng hợp;

d) Điểm cuối cùng để làm cơ sở xét giải là điểm trung bình cộng của 5 thành viên Hội đồng Giám khảo.

5. Trong trường hợp các bài dự thi có số điểm bằng nhau và nhiều hơn số lượng giải dự kiến trao theo quy định của Thể lệ thì việc xếp giải thưởng được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Bài dự thi có số điểm cao hơn ở câu 9;

b) Bài dự thi được trình bày công phu, sáng tạo, sinh động, có nhiều tranh ảnh, tư liệu minh họa;

c) Bài dự thi đáp ứng được các tiêu chí khác do Ban Tổ chức cuộc thi quyết định./.






TM. BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

TRƯỞNG BAN

THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Nguyễn Thúy Hiền






Каталог: cacchuyenmuc -> ctv -> vbhd -> Lists -> VanBanHuongDan -> Attachments
cacchuyenmuc -> VĂn phòng phụ lục I: TÌnh hình xử LÝ thông tin báo chí theo chỉ ĐẠo của bộ trưỞNG
cacchuyenmuc -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
cacchuyenmuc -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
cacchuyenmuc -> BỘ TƯ pháp số: 1464/QĐ-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
cacchuyenmuc -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
cacchuyenmuc -> BỘ TƯ pháp số: /QĐ-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TÌm hiểu hiến pháp nưỚc chxhcn việt nam
Attachments -> Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TÌm hiểu hiến pháp nưỚc chxhcn việt nam

tải về 48.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương