TIỂu luận bảo bộ hay sự khai triển phật chấT



tải về 194.35 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích194.35 Kb.
#30595
  1   2   3
TIỂU LUẬN BẢO BỘ

HAY SỰ KHAI TRIỂN PHẬT CHẤT

ĐỂ ĐÓNG GÓP CHO NỀN VĂN HÓA TÂM LINH CỦA NHÂN LOẠI

Cư sĩ Liên Hoa

http://www.lien-hoa.net

---o0o---

Nguồn

http://www.quangduc.com

Chuyển sang ebook 27-8-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org

- Kính dâng lên chư Tổ, Ân sư Thích Viên Đức,

- Thích Quảng Trí và những hành giả Du già, đã và đang âm thầm nuôi dưỡng, duy trì và phổ biến Mật giáo tại Việt Nam.

- Kính tri ân những tác giả các quyển sách mà tôi đã trích đăng hay tham khảo khi viết bài tiểu luận nầy.

- Thương tặng Thanh- người vợ và là người bạn đạo đồng hành.
"Trong tất cả các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe. Nếu đem tâm thanh tịnh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui vẻ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình"
( Kinh Pháp cú, phẩm Song yếu).
Tùy duyên sự sự liễu

nhật dụng hà khiếm thiểu?

nhất thiết đản tầm thường

tự nhiên bất điên đảo


Nghĩa:
Tùy duyên mọi việc xong

hàng ngày đâu sợ thiếu

tất cả là tầm thương

tự nhiên hết điên đảo



Thiền sư Chân Tịnh
Một buổi chiều, sau một ngày đi làm về mệt mỏi, tôi nằm trên bộ salon ở phòng khách, thư giãn. Cố để đầu óc trống rỗng đề xua đuổi đi những va chạm, phức tạp của đời sống thường nhật còn vấn vương. Mỗi ngày, tôi vẫn thường làm như vậy, như một cái bình ắc-quy đã bị hao kiệt sau một ngày sử dụng, giờ cần bù đắp lại năng lực. Cuộc đời như là cái biển bao la, có những đợt sóng- sóng lớn, sóng nhỏ. Sóng sau xô đẩy sóng trước, rồi sóng sau lại trở thành sóng trước kế tiếp, nhưng thật ra lòng biển vẫn yên lặng, dù có những lăn xăn xao động vẫy vùng nỗi trên mặt.
Nhìn qua cửa sổ, sau tấm màn. Bên ngoài, nắng dịu bớt, không khắc khe như vào lúc giữa trưa. Không khí chung quanh thật trong lành, êm dịu. Những dãy cây vẫn im lìm, vươn lên cao theo cùng năm tháng; lá đong đưa, biết rằng đã có những cơn gió thổi nhẹ. Vài con bướm lượn nhởn nhơ trên những đóa hoa hồng, đậu, bay, đùa giỡn, tạo thành bức tranh thật đẹp. Thiên nhiên đã cho con người nhiều cái đẹp, cái đẹp ẩn sau những lớp bụi bậm của khổ đau, phiền toái và chúng ta có thể nhặt được cái đẹp ở mọi nơi nơi. Có người nói rằng: “Khi tâm an tịnh, không mảy may dấu vết, thì cảnh vật chung quanh sẽ trở mình sống động, có hồn”. Có phải như vậy chăng?
Ngay tại cửa sổ phòng khách, đặt một cây đàn dương cầm bằng gỗ “Hồng tâm”. Cây đàn đã được mua khi đứa con gái lớn của tôi- Bảo Vương, còn học lớp 8. Mỗi tuần có bà Giáo sư Dương cầm đến nhà dạy kèm cả lý thuyết, nhạc lý và thực hành. Con gái tôi đã có 5 năm học hay thời gian dài vọc phá trên phím đàn dương cầm, nhưng vẫn còn đàn chưa khá. Bẳn nhạc Soranate của Schubert chợt vang lên, do nó vừa trổ tài, vì biết tôi rất thích bản nhạc nầy. Tiếng nhạc thánh thót, từng nhịp nối nhau, trườn mình, dẫn dắt đi sâu vào tâm hồn người lắng nghe như từng giọt mật thấm ướt. Ngọt lịm, thoải mái, không tư lự ...như là gom cả giang sơn, cả vũ trụ lắng đọng trước mắt, trong người, trong tim non. Ngồi bên cạnh nó, trên cái ghế dài, là đứa con trai tôi- Bảo Lân, đang được chị nó vừa đàn vừa dạy. Hai chị em rất khác tánh nhau. Đứa chị thì ham đọc sách, đàn, năng động, diệu hiền v.v..Đứa thì hãy còn ham chơi, im lặng, thích thể thao, games, mặc dù học rất giỏi. Hai cá tánh đó, cần phải có bù qua xớt lai, để quân bình. Nhiều lần giải thích cho đứa con trai tôi rằng: “Ngoài những thứ con thích, con cũng cần nên học thêm đàn. Giờ thì con không thấy ích lợi, nhưng lớn lên, khi con ra làm việc, gặp những tình huống bức xúc, căng thẳng, một bản nhạc mà con đàn, có thể chuyên chở đi những ưu sầu đang có mặt...”. Nhưng nói gì thì nói, cũng khó ép được nó, trừ những lúc nó bỗng yêu thích đàn, như ngày hôm nay.
Nhìn hai đứa nó, tôi chợt nghỉ đến con người mình được chia ra làm hai cho hai đứa con. Mỗi đứa giống một phân nữa của tôi, chỉ có khác là ba nó thì chậm chạp, còn hai đứa lại quá lanh lợi, thông minh. Tôi rất thích âm nhạc, dù không biết nhạc lý hay ca hát gì, nhưng vẫn thường hay nghêu ngao ca hát, dù chẳng có gì hay ho. Nhớ lúc còn học Trung học Đệ Nhị cấp tại Trường Tân Thạnh ở Saigon trước kia, vào thập niên 60. Niên học đó, tôi được bầu là Trưởng lớp. Sau khi tổ chức Tất niên xong, lớp tôi rất được nổi tiếng. Thừa thắng xông lên, vào dịp gần cuối niên khóa, chúng tôi lên văn phòng Hiệu Trưởng xin tổ chức buổi văn nghệ Hè vừa để các bạn học chia tay nhau, vừa tiễn biệt một số bạn lên đường tòng quân nhập ngũ. Được Hiệu Trưởng của trường chấp thuận, Hè năm đó, chúng tôi tổ chức thật linh đình, có dàn nhạc, trống kèn v.v.. Đúng giờ khai mạc, sau khi tôi đọc diễn văn tuyên bố lý do xong và sau vài lời giới thiệu, cảm tưởng v.v..của các vị giáo sư của lớp; một chương trình văn nghệ đặc sắc bắt đầu. Tôi xin được lên ca đầu tiên (Có lẽ vì là Trưởng lớp kiêm Trưởng ban Tổ chức, nên không một ai phản đối mà còn vỗ tay ủng hộ). Tôi nhớ bản nhạc được trình bày lúc đó là “Xin anh giữ trọn tình queâ”. Vì tình hình chiến sự lúc đó đang hồi khốc liệt, vì sắp chia tay một số bạn bè lên đường đi lính, hon nữa, sự chết chóc, thương tích của nạn nhân chiến tranh trong thời cuộc mỗi ngày mỗi dày lên trên báo chí, truyền hình v.v. Sự sống chết không biết ra sao, lẩn quẩn trong tâm tư tất cả mọi người dân, làm cho mọi dự tính, mọi ước vọng như vuột khỏi đôi tay, thật sự làm tôi xúc động. Tôi để tất cả tâm hồn trong bản nhạc, hát như chưa bao giờ mình hát, nên nức nở, nghẹn ngào. Vừa dứt bản nhạc, mọi người vỗ tay nồng nhiệt. Điệp- bạn cùng lớp học, cũng là người trong Ban Tổ chức và tay đàn guitar, ngoắt tôi lại nói nhỏ: “Anh ca hay quá xá quà xa”. Tôi khoan khoái trong bụng, và hãnh diện nữa, cảm thấy mình như một ca sĩ thứ thiệt. Nhưng, Điệp nói tiếp, nhỏ vừa đủ tôi nghe: “Anh Minh! Nếu mà anh đừng ca thì hay hơn, vì anh ca không trúng nhịp nên tôi đờn chạy theo mệt quá, không biết chỗ nào anh lên, chỗ nào xuống. Ca nghe buồn não nuột, tiếc rằng không có chuông mõ nhịp theo anh cho đúng điệu”. Tôi cười vang lên, chơi ác thiệt. Và từ đó, tôi biết nhiều hơn về chất nghệ sĩ và tiếng hát muôn thuở của tôi. Tuy nhiên, xin nói nhỏ cho nghe là tôi rất có nhiều cảm xúc và biệt tài làm thơ nữa, như bài thơ tuyệt diệu sau (tự khen trước) được sáng tác trong dịp tổ chức tiệc tại nhà và Thanh- vợ tôi đang chiên chả giò:
Tóc em thoang thoảng mùi giò chả
ngửi tới ngửi lui, đúng chả giò
“Chàng cùng tử lại cất bước ra đi. Một buổi sáng tinh mơ, khi những giọt sương còn đọng trên những nhánh lá. Chim bắt đầu hót ví von để báo hiệu một ngày mới. Một ngày mà đối với tất cả mọi người, là ngày mới; nhưng với chàng Cùng tử lại chảng có một ý nghĩa nào. Cũng là một ngày như mọi ngày. Một lần nữa, chàng lại lê bước chân hoang dại, thất thểu bước đi. Đã bao ngày qua, không một hột cơm trong bụng. Đói lả, mắt so buồn, hoang vắng, thân hình tiều tụy, một ý nghĩ không tha thiết sống trên cõi đời nầy nữa đang lởn vởn trong đầu óc chàng. Sao cuộc đời ta đau khổ như thế nầy? Biết bao nhiêu là bất hạnh đổ đốn đến...thát lạc cha mẹ, không bà con thân thích, không một ai muốn mướn làm để kiếm tiền độ nhật. Mọi người đều xua đuổi. Chàng khẻ than thầm, chưa biết cách nào mà giải quyết.
Một hôm, chàng dừng bước trước một căn nhà sang trọng, có nhiều tôi tớ- gái lẫn trai. Tần ngần trước cửa, bằng dáng điệu đói khổ, thiểu não cố ý cho có người thấy động lòng, để xin chút cơm cho qua bữa đói. Từ trong nhìn ra, ông Trưởng giả- gia chủ- nhìn thấy người thanh niên đang xin ăn, chợt giật mình. Ông giật mình là phải, vì người thanh niên đó giống như là người con trai mà ông đã thất lạc qua bao nhiêu năm tháng. Lòng ông thật bồi hồi xúc động, lẫn nhiều lo lắng. Nếu nhận ra ngay là con mình, có lẽ sẽ làm chàng ta lo sợ. Thôi thì, trước nhất cứ mướn nó làm người gia công trong nhà trước đã, rồi từ từ tìm hiểu rõ thân thế và nhận nhau sau. Và ông nói ý định mướn chàng cùng tử đó. Chàng thật là cảm động lẫn lo sợ, vì sự bất ngờ nầy. Và từ đó, chàng chính thức được ở trong căn nhà của người phú hộ nầy. Làm việc siêng năng, cực nhọc, không từ nan bất cứ việc gì để vừa lấy lòng gia chủ, vừa có chỗ nuôi sống, ổn định. Một ngày nọ, ông Trưởng giả gọi chàng ta lại và nói rằng: “Con làm việc ở đây đã lâu. Ta nhận thấy con siêng năng, cần mẫn và lại thông thạo hết mọi việc trong nhà nầy. Cho nên, ta quyết định cho con làm quản gia. Từ nay, con phải giúp ta quán xuyến mọi công chuyện trong nhà, và đừng để ta thất vọng”. Thật là vô cùng mừng rỡ, vì điều đó chàng ta chưa bao giờ dám nghỉ tới, huống nữa là mong đợi. Do đó, chàng càng cố gắng nhiều hơn nữa, lo toan hết tất cả mọi chuyện trong nhà từ trông coi nhân sự, sổ sách giấy tờ, mọi sự chi tiêu v.v...Cho đến một hôm, ông Trưởng giả lại gọi chàng và nói: “Này con ạ! Con chính là đứa con trai thất lạc của ta. Ta đã nhận biết con ngay ngày đầu mới gặp, nhưng ta không thể nói cho con biết liền được, vì con sẽ bỡ ngỡ, sợ hãi, và hơn nữa; con không biết thành thạo hết tất cả những gì mà ta muốn giao lại cho con. Cho nên, ta đã dằn tấm lòng của người cha thương con, mà tập cho con mọi công chuyện trong những năm tháng dài qua. Nay, con đã thành thục tất cả mọi việc và cũng đến lúc, cha con ta nhận lại nhau. Con chính là đứa con ruột mà ta đã thất lạc từ lâu rồi và nay, ta giao lại cho con tất cả những gì mà cha có, để con trở là chủ nhân của ngôi nhà nầy”.
Câu chuyện trên đã được Đức Phật nói trong Phẩm thứ tư : Tín giải của Kinh Pháp Hoa, để nói về giáo lý cao siêu mà Ngài đã tìm ra hay gia tài tâm linh vô giá mà Đức Phật muốn chỉ bày cho chúng sanh, đó là Tri Kiến Phật. Và bàng bạc trong toàn bộ kinh Pháp Hoa, cũng nói lên tư tưởng thâm áo nầy để làm hiển lộ Tánh Phật, đó là viên ngọc vô giá mà mọi người đều có mà lại bỏ quên hay đó là gia tài pháp lạc của mỗi chúng sanh.
Đại sư Thái Hư trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Diễn lục của, trang 124, giãi thích về ý nghĩa của Phật Tri Kiến như sau:”Phật đã thân chứng Nhất Chân Thực tướng là sở chứng, Chánh trí năng chứng Pháp tánh là năng chứng. Cái Tri kiến Năng Sở đồng thời, gọi là Phật Tri kiến. Bởi vì Đức Phật nhận thấy chúng sanh vốn có sẵn đầy đủ thể tánh nầy, nhưng bị 2 món chướng phiền não và vô minh che khuất, như đất đè phủ trên hạt giống cỏ hay như quặng trong mỏ che khuất vàng ròng. Cho nên, Ngài khai hiển cho chúng sanh nhìn thấy Phật Tri kiến và chúng sanh tự khai phát và làm tăng trưởng Thể tánh nầy”.
Trong Tự điển Phật học của Đoàn trung Còn, trang 634, nói về Phật Tri kiến như sau:"Đó là sự biết và sự thấy của Phật, gồm đủ Tam trí: 1-Nhất thiết trí của hai hàng Thanh văn và Duyên giác. 2-Đạo chủng trí của hàng Bồ tát. 3-Nhất thiết chủng trí của hàng Như Lai và Phật lại có Ngũ nhãn như Nhục nhãn, Thiên nhãn, Huệ nhãn, Pháp nhãn và Phật. Cho nên, Ngài biết tất cả và do Phật tri kiến, Ngài hay khai thông và chỉ bảo cho chúng sanh để họ đắc nhập Phật Tri kiến".
Cuộc sống chúng ta vì mê lầm nên đã bao lần thay đổi hình dạng qua các ngả luân hồi: Trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh... và nay, có duyên lớn được làm thân người. Do vọng tưởng, do kiến thủ, chấp trước từ bao đời và như chàng cùng tử, chúng ta chấp nhận làm thân hèn mọn, ôm những kiến chấp nhỏ nhoi đã cho là đầy đủ và theo duyên nghiệp, đưa cuộc đời lang thang vô định. Có thể có đời sống vật chất được sung túc, có địa vị, có danh vọng hay có tất cả những gì mà một con người bình thường ước muốn, nhưng rồi ra sao? Hay ta có những lý tưởng cao siêu, có đời sống nội tâm dồi dào, có trình độ tâm linh khả dĩ v.v..nhưng làm sao chúng ta có thể chấp nhận được, trong cái thân ngũ uẩn, cái thân sanh diệt nầy lại có cái Tánh giác, tánh Phật thường hằng không sanh diệt, nhưng đây chính là gia tài mà ông Trưởng giả hay Đức Từ phụ muốn chỉ lại cho chúng ta. Muốn chấp nhận sức sống mãnh liệt đó, điều trước nhất, ta phải tin chắc rằng ta có đầy đủ tánh Phật tiềm ẩn qua bao lớp kiến thủ, nội kết của vọng tâm và phải qua những cửa "vô môn" để vọng trần rơi rụng và hiển lộ Tri Kiến đó. Chấp nhận được điều nầy rất là vô vàn khó khăn, bởi vì chúng ta đã quen với sự trói buộc trong ngôi nhà lửa, quen với những sở hữu, tham chấp, vọng kiến. Cho nên, Ông Trưởng giả của Kinh Pháp Hoa chỉ là người đánh thức cái khả năng kỳ diệu đó trong con người của chàng Cùng tử và chính chàng Cùng tử mới đích thực là người phải khai triển và giác ngộ Tánh Phật đó cho chính mình.
Ngộ được Phật Tri Kiến, tức giải được bài toán của cuộc lữ hành mà con người đã giẫm bước qua bao nhiêu kiếp, nương nơi sự ngộ nầy, lần đi tới nhập Phật Tri kiến, như khai Thủy giác đối với bất giác.
Khi sư tử con nhìn xuống hồ nước và thấy hình dạng của mình hiện ra rõ ràng và khám phá ra thực tướng mình là chúa tể của sơn lâm, nó rùng mình một cách oai dũng và rống một tiếng rền vang cả rừng thẳm, để biết rằng uy lực mầu nhiệm tiềm ẩn trong nó vừa chợt nhận ra.
Và nơi đây, chúng ta lại nghiên cứu đến Mật giáo nói chung, và riêng Bảo Bộ trong Mật giáo, làm thế nào khai triển Tánh giác hay Phật chất trong con ngườì chúng sanh để thể nhập vào cảnh giới vi diệu của Đức Phật và thân chứng như Ngài.
Sự dày đặc của vô minh đã làm cho mọi loài luân chuyển mãi trong vòng luân hồi sanh tử, cho đến một lúc nào đó, khi nhân duyên chín mùi, và chợt hỏi lại chính thân phận mình? Khi có sự tự tra vấn cũng là bắt đầu chàng Cùng tử đã dọn đường để bước đi trở về nhà. Cái cửa “vô môn” là lối thoát khi nhận chân được Phật Tánh trong con người bình thường của mình hay của mọi loài từ tình lẫn vô tình. Khi câu hỏi được đặt ra là: Cục đá có tánh Phật hay không ? Cũng là một sự tra vấn quyết liệt, mạnh bạo của nghi vấn cuối cùng về loài vô tình như một xác quyết lần nữa, tánh phổ quát của Chân tâm.
Bước chân của Đấng Cha Lành đã khởi đầu đi truyền bá cái Chân lý cao siêu hay sự Giác Ngộ nầy, nhằm giúp chúng sanh phá vỡ bản ngã đã giam cầm con người, để đạt Tri kiến Phật, cũng chỉ vì lòng đại bi, nhìn thấy mọi hàm linh đang lặn hụp trong bể khổ điên đảo, vọng tưởng.
Trải qua thời gian dài 49 năm, sau khi Phật nhập diệt, vì để tùy thuận chúng sanh, tất cả mọi Tông phái đều nở rộ ra, nhưng với mục đích duy nhất là nhận ra và thành tựu “Con người Giác Ngộ”. Mật giáo là một phần đóng góp thêm vào sự tự tra vấn nầy, điều đó có nghĩa là khi thực hành những Nghi quỹ Mật giáo, người hành giả đã xác quyết hay hoàn toàn có niềm tin vững chắc vào Tánh giác của mình và qua phương tiện nầy, cốt để làm hiển lộ ra và, Mật giáo đã xuất hiện như thế. Giữa Bổn tôn và hành giả, là sự ấn chứng lẫn nhau. Bổn tôn là Tất địa mà hành giả cần đạt tới, thể nhập, trong lý tưởng Tự giải thoát (Lý). Hành giả là sự thể hiện Bổn tôn trong sự sống phàm tục để hướng đến Giác tha, Giác hạnh viên mãn (Sự).“Các phương pháp Tam Mật gia trì của Mật tông cũng đều là pháp của Đức Như Lai Đại Nhật, nghĩa là phương pháp được xướng khởi trên mặt quả hay là trên sự chứng nghiệm rồi. Chuyên tâm tu tập phương pháp nầy tức được công dụng vi diệu trên một sự kinh nghiệm rồi. (Nhất niệm gia trì nhất niệm Phật, niệm niệm gia trì niệm niệm Phật ). Trong một khoảng thời gian nhỏ nhất như ý nghĩ dụng công thực hành theo Mật tông, ngay trong khoảng khắc đó đã thể hiện trọn vẹn hình ảnh Đức Phật, liên tục gia công hành pháp, tức liên tục duy trì hình bóng Đức Phật- tức thân là Phật ngay khi hành”. ( Huyền luận Kinh Diệu Pháp Liên Hoa của Đại sư Thái Hư, Minh Lễ dịch, tr. 89)
Về sự thành hình Mật giáo như thế nào, vì đã được trình bày trong các Tiểu luận trước, nên không lập lại. Nay, chỉ nói riêng về Bảo bộ, là một Bộ trong năm Bôï của Mật giáo.
Đến với Mật giáo là đi xuyên qua bao lớp hiểu lầm, nào là bùa chú, pháp thuật, kỳ quái v.v..có lẽ do sự diễn dịch của những nhà nghiên cứu hoặc các hành giả-theo như ý mình- về sự bí mật của Tông phái nầy để tạo thêm huyền hoặc và do đó, dán lên nhiều nhãn hiệu sai khác, mà quên đi cái bến bờ Giác ngộ hay Tất địa của Tông phái nầy. Khi nói đến Bảo bộ, sự hiểu lầm càng đậm nét hơn. Nhiều người nói rằng: “ Tu theo Bảo bộ là để cầu tài bảo, giàu sang, phong nhiêu v.v...” .Trong cuộc đời vô thường nầy, mọi vật đều luân chuyển và giả danh tạm đặt. Nếu đời sống giàu sang, quyền quý v.v...là cứu cánh, là mơ ước cao nhất của con người, thì Thái Tử Siddharta đã không rời khỏi Hoàng cung, từ bỏ vợ con, từ bỏ ngôi vị cao nhất nước- đó là trở nên một vị Quốc Vương sau nầy, để giữa đêm khuya, vào rừng sâu, cạo bỏ râu tóc, trở thành một đạo-sĩ, đi tìm chân lý và chúng ta đã có một vị Đại Giác. Cái tấm lòng nầy, cái đại chí đại nguyện nầy, chỉ với mục đích duy là tìm con đường giải thoát trầm luân cho chính Ngài và cho tất cả chúng sanh. Phải hiểu rõ tâm trạng của Ngài sau khi đã đi qua bốn cửa thành,ø chứng kiến sự sanh, sự già, bệnh tật, sự chết và sự quyết định tối ư quan trọng nầy hẳn phải cho một cái gì cao quý hơn là vàng bạc, châu báu hay giàu sang phú quý hoặc dục lạc thường tình của thế gian. Hiểu rõ như vậy, chúng ta mới nhận thức được rằng: “Bảo bộ chính là kho tàng Tâm vô giá, hay chính là Tri Kiến Phật, mà chính Ngài đã tìm ra và trao lại cho chúng ta”.
Tuy nhiên, cũng không phủ nhận rằng: Có sự linh ứng mầu nhiệm của Mật giáo hay có sự chiêu cảm những phước báo v.v...nhưng, đó chỉ là do sự miên mật hành trì của hành giả, nên “tội diệt thì phước sanh” và chỉ là những y báo tùy thuộc vào sự tịnh hóa nghiệp lực hay chỉ là vi trần của chánh báo trong mỗi người.
Cái Chánh báo hay Bảo bộ mà người hành giả muốn đạt được là Tất địa hay thể nhập vào Phật Tánh và đắc thành quả Phật. Vậy Bảo bộ được khai triển như thế nào để đạt được đến bờ giác đó? và để phá bỏ quan niệm sai lầm nầy, cần nghiên cứu sâu vào Bọâ nầy để biết từ yếu tố hay nhân duyên nào hình thành Bảo bộ và Bảo bộ là biểu tượng cho cái gì ?
“ Suốt thời gian của 7 ngày đầu khi thành đạo, Đức Phật ngồi không lay động dưới tàng cây Bồ-đề để chứng Hạnh Phúc Giải Thoát (Vinuuti Sukha). Trong đêm cuối tuần, Ngài xuất thiền và suy niệm về Mười hai Nhân duyên (Paticca Samuppãda): Khi cái nầy (Nguyên nhân) có, thì cái kia (Kết quả) có. Với sự phát sanh của cái nầy (Nhân), cái kia (Quả) phát sanh.
Tùy thuộc vào Vô minh (Avijjã), Hành (Sankhãrã), thiện hoặc bất thiện phát sanh. Tùy thuộc nơi Hành, Thức (Vĩnnãna) phát sanh. Tùy thuộc nơi Thức, Danh Sắc (Nãma Rũpa) phát sanh. Tùy thuộc nơi Danh Sắc, Lục căn (Slãyatana) phát sanh. Tùy thuộc nơi Lục căn, Xúc (Phassa) phát sanh. Tùy thuộc nơi Xúc, Thọ (Vedanã) phát sanh. Tùy thuộc nơi Thọ, Ái Dục (Tanhã) phát sanh. Tùy thuộc nơi Á Dục, Thù (Upãdãna) phát sanh. Tùy thuộc nơi Thủ, Hữu (Bhava) phát sanh. Tùy thuộc nơi Hữu, Sanh (Jati) phát sanh. Tùy thuộc nơi Sanh, Bệnh (Jara) Tử (Marana) Phiền não (Soka) Ta thân (Pariveda) Đau khổ (Dukkha) Âu sầu (Domanassa) và Thất vọng (Upayãsa) phát sanh.
Khoảng giữa đêm, Đức Phật lại suy niệm Mười Hai Nhân Duyên theo chiều ngược lại: Khi nguyên nhân nầy không còn thì quả nầy không còn. Vời sự chấm dứt của nhân nầy, quả nầy cũng chấm dứt. Với sự chấm dứt của Vô minh, Hành chấm dứt. Với sự chấm dứt của Hành, Thức chấm dứt. Với sự chấm dứt của Thức, Danh Sắc chấm dứt. Với sự chấm dứt của Danh Sắc,Lục căn chấm dứt. Với sự chấm dứt của Lục căn, Xúc chấm dứt.Với sự chấm dứt của Xúc, Thọ chấm dứt. Với sự chấm dứt của Thọ, Ái chấm dứt. Với sự chấm dứt của Ái, Thủ chấm dứt. Với sự chấm dứt của Thủ, Hữu chấm dứt. Với sự chấm dứt của Hữu, Sanh chấm dứt. Với sự chấm dứt của Sanh, Bệnh, Tử, Phiền não, ta thân,Đau khổ, Âu sầu và Thất vọng chấm dứt. Như thế, toàn khối đau khổ chấm dứt.
Và vào tuần lễ thứ bảy, vào lúc bình minh sau đêm Ngài đắc quả Vô Thượng, Đức Phật đã nói:
“Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai thảnh thang đi, đi mãi. Như Lai đi tìm mãi mà không gặp, Như Lai đi tìm người thợ cất cái nhà nầy. Lập đi lập lại đời sống quả thật là phiền muộn. Nầy hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đây, ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dong của người dựng lên cũng bị phá tan. Như Lai đã chứng quả Vô Sanh Bất diệt và Như Lai đã tận diệt mọi Ái dục." (Đức Phật và Phật Pháp của Ngài Nãrada Thera, Phạm kinh Khách dịch, trang 61- 66).
Trong Kinh Nhất Thiết Như Lai Bí Mật Toàn Thân Xá-Lợi Bảo Khiếp Ấn Đà-la-ni ghi rằng: “Một thời Đức Phật ngự tại Maghada (Ma-già-đà ), có một vị Bà-la-môn tên Vô Cấu Diệu Quang, đa văn thông tuệ, mọi người ưa mến, thường tu pháp Thập Thiện, quy tín Tam Bảo, tâm lành ân trọng, trí tuệ vi tế, thường hằng muốân chúng sanh được viên mãn chúng sanh được viên mãn lợi lành, giàu có, phong nhiêu. Ông đã đến thỉnh Phật và đại chúng đến nhà để thọ sự cúng dường. Đức Phật im lặng, hứa khả. Ngày hôm sau, Đức Thế Tôn cùng chúng Tang đi đến nhà của Bà-la-môn. Dọc đường, Ngài ghé vào khu vườn cách đường không xa, tên là Phong Tài. Trong vườn có một cái tháp, gai góc mọc đầy, cỏ cây che lấp, gạch ngóc đổ nát. Từ trên tháp phóng đại hào quang, chiếu sáng rực rỡ và phát tiếng khen ngợi rằng: “Lành thay! Thích Ca Mâu Ni ngày nay đã làm cực thiện cảnh giới “.
Khi ấy, Đức Phật lễ tháp mục kia, nhiễu quang ba vòng và cỡi y trên thân để che Tháp, mắt rơi đầy lệ. Đương lúc bấy giờ, mười phương chư Phật đều đồng xem thấy và cũng đều rơi lệ và đồng phóng hào quang đến chiếu nơi tháp đó. Tất cả đại chúng đều kinh ngạc, Ngài Bồ Tát Kim Cang Thủ đại diện thưa thỉnh Đức Phật về nhũng nhân duyên vừa xảy ra.
Bấy giờ Đức Thế Tôn dạy: “Trong tháp kia tích chứa đại toàn thân Xá-lợi của Như Lai. Tất cả vô lượng câu chi Như Lai Tâm Đà-la-ni Mật Ấn Pháp Yếu nay ở tại trong đó. Trăm ngàn câu chi Như Lai toàn thân Xá-lợi nhóm tụ trong đó, cho đến 84.000 ngàn pháp uẩn cũng ở tại trong đó, 99 trăm ngàn vạn câu chi Như Lai Đảnh Tướng cũng ở tại trong đó. Do việc mầu nhiệm nầy, cho nên chỗ tháp nầy có đại thần nghiệm thù thắng oai đức, hay mãn tất cả kiết khánh trong thế gian. Đây không phải là đống đất mà là thù diệu Đại Bảo Tháp, do nghiệp quả của chúng sanh kém thiếu, cho nên ẩn che mà không hiện. Do tháp ẩn chứa toàn thân Như Lai không thể hủy hoại. Chẳng lẽ Kim Cang Tạng Thân của Như Lai mà có thể hoại diệt chăng? (tr.55- 62 )
Trong Kinh Bảo Tất Địa Đà-la-ni, tr. 45: “Này Thiện nam tử ! Các ông phải biết Như lai Xá Lợi tức là vô thượng trong thế gian khó có, các hàng Bồ tát cũng còn khó gặp gỡ, huống nữa thế gian các loại phàm phu. Đó là Vô Tướng Ma ni, là Chơn Tánh Như YÙ Bảo Châu, là Bí Mật Đại Tinh Tấn, là chỗ có báu trang nghiêm của mười phương cõi Phật. Vậy nên trong Kinh nầy nói dụng vật đoàn viên ( tròn trịa ) có thể an trí Xá Lợi. Như tâm hình ông, tâm hình Phật, tâm ông tâm Phật xen nhau an trí, thể ông thể Phật hỗ tương dung thông, tánh tướng chen nhau dung thông, tức chẳng phải Nhị Phật thân...”
Những lời trong Kinh nầy biểu lộ tấm lòng yêu thương rộng lớn, bao la của Đức Thế Tôn đối với muôn loài chúng sanh, với những hình ảnh trong Kinh biểu hiện bình dị, nhưng vô cùng trang nghiêm, rực rỡ, đầy xúc động, Phải chăng, chỉ có Ánh sáng Thanh Tịnh hay cái Tâm không uế nhiễm (Vô Cấu Diệu Quang) mới là sự khởi đầu và chấp nhận dấn thân trong cuộc hành trình trở vể cõi Tâm. Cho nên, từ ngôi tháp cổ đã mục nát, sụp đổ, Đức Phật dẫn dắt chúng ta đi vào cõi tâm bao la, vô tận (Ngôi Tháp trong vườn Phong Tài) với nhân với quả, với những hành động hay công đức nào để có thể tạo nên được ngôi Tháp. Dù cho ngôi Tháp (Tâm) có bị thời gian tàn phá, dù phiền não có dậy lên như sóng cồn, dù cuồng phong của vọng tưởng, điên đảo có làm cho sụp đổ mọi thành trì tâm thức, thì ngôi Tháp vẫn còn đó và toàn thân Xá lợi của Như Lai vẫn còn đó. Ngôi Tháp có thể cũ kỹ, đổ nát, biểu tượng như là vô minh, là cấu uế, triền phược, nhưng cũng là ngôi Bảo tháp là Tâm, là Phật tánh. Sự thanh tịnh, siêu việt đến từ những gì bình thường, giản dị và xú uế, như hoa sen vươn lên từ bùn nhơ để tỏa hương thơm ngào ngạt. Cái gì đã làm nên toàn thân Xá Lợi của Đức Phật? Đó không phải là những thứ vật liệu, vật chất tầm thường để cấu tạo nên ngôi Tháp, vì mọi hiện tượng hữu vi đều vô thường- mà là những công đức tu hành của Ngài qua vô lượng kiếp và thân chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đây chính là thân Kim Cương bất hoại hay bất sanh bất diệt, do đó, khi Đức Phật lạy ngôi tháp mục kia, cũng như là một biểu tượng để nhắc nhở chúng ta trở về với cái tâm bất sanh bất diệt, hiển nhiên, đó cũng là cái Tánh giác tiềm ẩn trong mọi chúng sanh, trong mỗi con người.

Каталог: downloads -> mat-tong -> hoc-mat
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
hoc-mat -> HT. Huyền Tôn Dịch Chùa Bảo Vương 60 Mc Pherson St # 1
hoc-mat -> Mật Tạng Bộ 1 No. 869 (Tr. 284 Tr. 287) kim cưƠng đỈnh du già 18 HỘi chỉ quy hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện Tam Tạng Sa Môn
hoc-mat -> Mật Tạng Bộ 1 No. 874 (Tr. 310 Tr. 317). Kim cưƠng đỈnh nhất thiết như lai chân thật nhiếP ĐẠi thừa hiện chứNG
hoc-mat -> ChuẩN ĐỀ phật mẫu huyền Thanh Dịch Nguồn

tải về 194.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương