TIÊu chuẩn xây dựng việt nam tcxdvn 365 : 2007



tải về 1.56 Mb.
trang1/15
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.56 Mb.
#19524
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 365 : 2007

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ


General hospital – Guideline

LỜI NÓI ĐẦU

TCXDVN 365 : 2007 “Bệnh viện đa khoa- Hướng dẫn thiết kế” thay thế TCVN 4470- 1995 “Bệnh viện đa khoa- Tiêu chuẩn thiết kế”



TCXDVN 365 : 2007 “Bệnh viện đa khoa- Hướng dẫn thiết kế” quy định các yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế bệnh viện đa khoa, theo quy mô và phân cấp quản lý do Bộ Y tế quy định, được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 18/2007/QĐ-BXD ngày 15 tháng 5 năm 2007.

MỤC LỤC

1.

Phạm vi áp dụng




2.

Tài liệu viện dẫn




3.

Quy định chung




4.

Yêu cầu về khu đất xây dựng và bố cục tổng mặt bằng




5.

Nội dung công trình và giải pháp thiết kế




5.6.

Khối khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú




5.7.

Khối chữa bệnh nội trú




5.8.

Khối kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng




5.8.1.

Khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc




5.8.2.

Khoa phẫu thuật- gây mê hồi sức




5.8.3.

Khoa chẩn đoán hình ảnh




5.8.4.

Các khoa xét nghiệm




5.8.5.

Bộ phận y học thực nghiệm




5.8.6.

Khoa giải phẫu bệnh lý




5.8.7.

Khoa thăm dò chức năng




5.8.8.

Khoa truyền máu




5.8.9.

Khoa lọc máu




5.8.10.

Khoa nội soi




5.8.11.

Khoa dược




5.9.

Khối hành chính quản trị và dịch vụ tổng hợp




5.10.

Khối kỹ thuật hậu cần và công trình phụ trợ




5.11.

Khoa chống nhiễm khuẩn và xử lý chất thải




6.

Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật




6.1.

Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy




6.2.

Yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên và thông gió




6.3.

Yêu cầu về kỹ thuật điện - nước




6.4.

Yêu cầu về công tác hoàn thiện







Phụ lục A







Phụ lục B







Phụ lục C







Phụ lục D







Phụ lục E







Phụ lục F







Phụ lục G







Phụ lục H







Phụ lục K







Phụ lục L







Phụ lục M







Phụ lục N







Phụ lục P




TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

BỆNH VIỆN ĐA KHOA - HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ

General hospital - Guideline

  1. Phạm vi áp dụng.

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 4470-1995 - Bệnh viện đa khoa – Yêu cầu thiết kế.

    1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo các bệnh viện đa khoa.

    2. Khi thiết kế các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đông y, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, phòng khám, tư vấn sức khoẻ, có thể tham khảo tiêu chuẩn này.

Chú thích:

  1. Khi thiết kế cải tạo, đối với những quy định về diện tích, mật độ xây dựng, khoảng cách, các bộ phận trong các khoa phòng… phải được Bộ Xây dựng cho phép, có sự thoả thuận của Bộ Y tế và không được ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh.

  2. Trong trường hợp bệnh viện đa khoa có những yêu cầu đặc biệt thì phải được ghi rõ trong báo cáo đầu tư và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

  3. Khi thiết kế bệnh viện đa khoa ngoài việc tuân theo những quy định trong tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

  1. Tài liệu viện dẫn.

Quy chế bệnh viện, Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 Bộ Y tế.

52 TCN- CTYT 39: 2005 Khoa cấp cứu- Khoa điều trị tích cực- chống độc- Tiêu chuẩn thiết kế

52 TCN- CTYT 38: 2005 Khoa phẫu thuật- Tiêu chuẩn thiết kế

52 TCN- CTYT 37: 2005 Khoa xét nghiệm- Tiêu chuẩn thiết kế

52 TCN- CTYT 40: 2005 Khoa chẩn đoán hình ảnh- Tiêu chuẩn thiết kế

Hướng dẫn thực hiện đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005- 2008.

TCVN 4470 : 1995 Hướng dẫn áp dụng Bệnh viện đa khoa yêu cầu thiết kế- Bộ Y tế.

Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.

TCXDVN 276 : 2003 Công trình công cộng- Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.

TCVN 2737 : 1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình- Yêu cầu thiết kế.

TCVN 5687 : 1992 Thông gió, điều tiết không khí và sưởi ấm- Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4474 : 1987 Thoát nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXD 16 : 1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.

TCXD 29 : 1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng.

TCXD 25 : 1991 Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng- Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXD 27 : 1991 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng- Tiêu chuẩn thiết kế.



  1. Quy định chung.

    1. Bệnh viện đa khoa là bệnh viện ít nhất phải có các khoa: điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, khoa sản- phụ, khoa nhi, khoa truyền nhiễm, các khoa kỹ thuật cận lâm sàng.

    2. Bệnh viện đa khoa được thiết kế với quy mô và phân cấp quản lý trên cơ sở Quy chế bệnh viện được ban hành theo Quyết định số1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chú thích : Quy mô bệnh viện đa khoa được xác định phụ thuộc vào dân số trên địa bàn phục vụ và phù hợp với quy hoạch mạng lưới bệnh viện đã được Bộ Y tế phê duyệt. Quy mô bệnh viện không phụ thuộc vào phân loại theo hạng bệnh viện.

    1. Bệnh viện đa khoa được thiết kế với cấp công trình phù hợp với quy định trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình.

  1. Yêu cầu về khu đất xây dựng và bố cục tổng mặt bằng.

    1. Khu đất xây dựng bệnh viện đa khoa phải đảm bảo các yêu cầu sau đây :

- Phù hợp với quy hoạch được duyệt, có tính đến phát triển trong tương lai;

- Vệ sinh thông thoáng, yên tĩnh, tránh các khu đất có môi trường bị ô nhiễm. Trong khi xây dựng bệnh viện cũng như trong quá trình sử dụng không được gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh.

- Thuận tiện cho bệnh nhân đi lại và liên hệ với các khoa trong bệnh viện, phù hợp với vị trí khu chức năng được xác định trong qui hoạch tổng mặt bằng của đô thị.


    1. Diện tích khu đất xây dựng bệnh viện đa khoa tính theo số giường bệnh, được qui định trong bảng 1.

Bảng 1. Diện tích khu đất xây dựng bệnh viện đa khoa

Quy mô (số giường điều trị)

Diện tích khu đất

(m2) giường

Yêu cầu tối thiểu cho phép (ha)

Từ 50 giường đến 200 giường

(Bệnh viện quận huyện)



100 - 150

0,75

Từ 250 giường đến 350 giường

(Quy mô 1)



70 - 90

2,7

Từ 400 giường đến 500 giường

(Quy mô 2)



65 - 85

3,6

Trên 550 giường (Quy mô 3)

60 - 80

4,0

Chú thích :

1) Diện tích khu đất xây dựng quy định ở trên, không tính cho các công trình nhà ở và phúc lợi công cộng phục vụ cho đời sống cán bộ công nhân viên. Các công trình này được xây dựng ngoài khu đất xây dựng bệnh viện.

2) Diện tích khu đất xây dựng không tính đến hồ ao, suối, nương đồi quá dốc không sử dụng được cho công trình.

3) Trường hợp diện tích đất xây dựng các bệnh viện trong đô thị không đảm bảo được quy định trong bảng 1, khuyến khích thiết kế bệnh viện hợp khối, cao tầng nhưng phải tuân thủ và đảm bảo dây chuyền hoạt động của bệnh viện.

4) Diện tích khu đất xây dựng phải có diện tích dự phòng cho việc mở rộng và phát triển của bệnh viện trong tương lai.

    1. Trên khu đất xây dựng bệnh viện, phải dành phần đất riêng cho khu lây đảm bảo mật độ xây dựng, mật độ cây xanh và dải cây cách ly.

    2. Mật độ xây dựng cho phép từ 30%  35% diện tích khu đất.

    3. Khoảng cách giới hạn cho phép từ đường đỏ đến :

a) Mặt ngoài tường của mặt nhà :

- Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ : không nhỏ hơn 15m.

- Nhà hành chính quản trị và phục vụ : không nhỏ hơn 10m.

b) Mặt ngoài tường đầu hồi :

- Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ : không nhỏ hơn 10m.


    1. Khoảng cách ly vệ sinh nhỏ nhất giữa nhà và công trình bố trí riêng biệt đối với nhà bệnh nhân, được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2. Khoảng cách ly vệ sinh nhỏ nhất giữa nhà và công trình đối với nhà bệnh nhân

Loại nhà hoặc công trình

Khoảng cách ly vệ sinh nhỏ nhất (m)

Ghi chú

-Khu lây trên 25 giường

20

Có dải cây cách ly

- Trạm cung cấp hoặc biến thế điện, hệ thống cấp nước, nhà giặt, sân phơi quần áo.

15




- Trạm khử trùng tập trung, lò hơi, trung tâm cung cấp nước nóng.

15




- Nhà xe, kho, xưởng sửa chữa nhỏ, kho chất cháy.

20




- Nhà xác, khoa giải phẫu bệnh lí, lò đốt bông băng, bãi tích thải rác, khu nuôi súc vật, thí nghiệm, trạm xử lí nước bẩn.

20

Có dải cây cách ly

Chú thích : Ngoài việc đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh như quy định ở trên còn cần phải bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy qui định trong tiêu chuẩn “TCVN 2622 :1995 - Phòng chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế”. Khoảng cách trên có thể tăng hoặc giảm trong trường hợp điều kiện khí hậu đặc biệt.

    1. Mật độ diện tích cây xanh cho phép từ 40%  50% tổng diện tích khu đất xây dựng.

    2. Chiều rộng nhỏ nhất của dải đất trồng cây bảo vệ, cách ly qui định như sau:

- Dải cây bảo vệ quanh khu đất : 5m.

- Dải cây cách ly : 10m.



    1. Trong bệnh viện không được trồng các loại cây có hoa quả thu hút ruồi muỗi, sâu bọ, loại cây dễ đổ, giữ ẩm và loại cây có nhựa độc.

    2. Trong tổng mặt bằng khu bệnh viện, cần bố trí các đường đi lại hợp lí và phải có sơ đồ hướng dẫn cụ thể. Phải bố trí các đường đi lại và vận chuyển riêng biệt cho :

- Nhân viên và khách;

- Người bệnh;

- Khu truyền nhiễm trên 25 giường và người bệnh truyền nhiễm;

- Thực phẩm và đồ dùng sạch;

- Xác, rác và đồ vật bẩn;

- Xe cứu hoả trong trường hợp có sự cố.



    1. Trong bệnh viện phải có các loại đường đi :

- Cho xe cấp cứu, xe chữa cháy, xe vận chuyển, xe thăm bệnh nhân đặc biệt, người tàn tật;

- Liên hệ với các công trình nội trú, kỹ thuật nghiệp vụ- cận lâm sàng và khám bệnh;

- Dạo chơi, đi bộ cho người bệnh.


  1. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế.

    1. Giải pháp bố cục mặt bằng kiến trúc bệnh viện đa khoa phải đảm bảo yêu cầu :

- Hợp lí, không chồng chéo giữa các bộ phận và trong từng bộ phận;

- Điều kiện vệ sinh và phòng bệnh tốt nhất cho khu chữa bệnh nội trú;

- Nhu cầu phát triển của bệnh viện trong tương lai;

- Cổng và phòng đợi khám phải có sơ đồ chỉ dẫn đến từng khoa;

- Mỗi khoa phải có bảng chỉ dẫn đến từng phòng, ban cụ thể.

Sơ đồ bố trí các khối trong bệnh viện đa khoa xem trên hình B1-phụ lục B.



    1. Bố cục từng ngôi nhà, từng bộ phận của các khối trong bệnh viện đa khoa phải đảm bảo các yêu cầu:

- Buồng bệnh riêng cho nam nữ; Giữa các thao tác thủ thuật vô khuẩn và hữu khuẩn phải được ngăn riêng biệt;

- Cách ly giữa người có bệnh truyền nhiễm của các nhóm bệnh khác nhau trong khoa lây;

- Riêng biệt giữa thuốc men, thức ăn, đồ dùng sạch với đồ vật bẩn, nhiễm khuẩn, xác, rác...


    1. Chiều cao thông thuỷ của các gian phòng trong bệnh viện được qui định là 3,6m và được phép tăng giảm trong các trường hợp sau :

- Tăng đến 4,2m cho phòng X-quang (tuỳ loại thiết bị), phòng mổ (tuỳ loại đèn);

- Giảm đến 3,30m cho các phòng sinh hoạt, hành chính quản trị, bếp kho và xưởng sửa chữa nhỏ; nhà giặt, nhà xe, nhà xác;

- Giảm đến 2,4m cho các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ dùng bẩn.

Chú thích: Trong trường hợp sử dụng điều hoà không khí cho phép giảm chiều cao để sử dụng tiết kiệm năng lượng.


    1. Chiều rộng thông thuỷ tối thiểu cho hành lang, cửa đi và cầu thang trong bệnh viện được qui định như sau :

    1. Hành lang trong đơn nguyên nội trú và khám bệnh :

- Có kết hợp chỗ đợi : không nhỏ hơn 2,7m đến 3,0m;

- Không kết hợp chỗ đợi : không nhỏ hơn 2,1m đến 2,4m (hành lang bên);

không nhỏ hơn 2,4m đến 2,7m (hành lang giữa);

- Hành lang của cán bộ công nhân viên: không nhỏ hơn 1,5m.



    1. Cửa đi :

- Có di chuyển giường đẩy (hoặc cáng) : không nhỏ hơn 1,2m;

- Không di chuyển giường đẩy (hoặc cáng): không nhỏ hơn 1,0m;



    1. Cầu thang và đường dốc được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3. Chiều rộng và độ dốc cầu thang

Loại thang

Chiều rộng

thông thuỷ (m)

Độ dốc

Chiếu nghỉ (m)

Thang chính

Thang phụ

Đường dốc


Không nhỏ hơn 1,5

Không nhỏ hơn 1,2

-


Không lớn hơn 1:2

Không lớn hơn 1:1

Không lớn hơn 1:10


Không nhỏ hơn 2,4

Không nhỏ hơn 1,4

Không nhỏ hơn 1,9



tải về 1.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương