TIÊu chuẩn vật liệu nhũ TƯƠng nhựA ĐƯỜng gốc a xít- yêu cầu kỹ thuật và phưƠng pháp thí nghiệM



tải về 405.56 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích405.56 Kb.
#17245
  1   2   3   4


TIÊU CHUẨN VẬT LIỆU NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG GỐC A XÍT- YÊU CẦU KỸ THUẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM


(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2006/QĐ-BGTVT, ngày 29/12/2006
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)


1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Nhũ tương nhựa đường (emulsified asphalt) là một hệ thống keo phức tạp gồm hai chất lỏng (nhựa đường và nước) không hoà tan lẫn nhau mà do sự phân tán của chất lỏng này vào trong chất lỏng kia để tạo thành những giọt ổn định (đường kính trên 0,1 m) nhờ sự có mặt của chất nhũ hoá có hoạt tính bề mặt.

Khi nhũ tương nhựa đường được trộn với cốt liệu khoáng hoặc được phun lên bề mặt đường, nước sẽ bốc hơi, chất nhũ hoá thấm vào cốt liệu khoáng, nhũ tương nhựa đường sẽ bị phân tách, những hạt nhựa đường nhỏ li ti sẽ dịch lại gần nhau hình thành lớp mỏng, dày đặc trên bề mặt các hạt cốt liệu khoáng.



1.2 Căn cứ vào chất nhũ hoá, nhũ tương nhựa đường được phân thành hai loại:

  • Nhũ tương nhựa đường gốc a xít (cationic emulsified asphalt): là nhũ tương nhựa đường có sử dụng chất nhũ hoá là các muối có nguồn gốc a xít, nhũ tương nhựa đường gốc a xít có độ pH = 26;

  • Nhũ tương nhựa đường gốc kiềm (anionic emulsified asphalt): là nhũ tương nhựa đường có sử dụng chất nhũ hoá là các muối có nguồn gốc kiềm, nhũ tương nhựa đường gốc kiềm có độ có độ pH = 912.

Tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến nhũ tương nhựa đường gốc a xít (sau đây gọi là nhũ tương a xít).

1.3 Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật của nhũ tương a xít theo mác, các phương pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của nhũ tương a xít. Tiêu chuẩn này là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nhũ tương a xít dùng trong xây dựng đường bộ, sân bay và bến bãi.

1.4 Theo tiêu chuẩn này, nhũ tương a xít được phân làm 3 loại (dựa theo tốc độ phân tách), mỗi loại gồm 2 mác:

  • Loại nhũ tương a xít phân tách nhanh, gồm 2 mác: CRS-1 và CRS-2;

  • Loại nhũ tương a xít phân tách trung bình, gồm 2 mác: CMS-2 và CMS-2h;

  • Loại nhũ tương a xít phân tách chậm, gồm 2 mác: CSS-1 và CSS-1h.

1.5 Việc lựa chọn loại, mác nhũ tương a xít dùng cho xây dựng đường bộ cần phải căn cứ vào mục đích xây dựng, công nghệ thi công, điều kiện khí hậu nơi xây dựng và phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật về thí nghiệm, thi công, kiểm tra, nghiệm thu hiện hành.

1.6 Phương pháp lấy mẫu thí nghiệm tuân theo “Quy trình lấy mẫu vật liệu nhựa đường dùng cho đường bộ, sân bay và bến bãi” 22 TCN 231-96.

1.7 Tiêu chuẩn này thay thế

  • Phần nhũ tương nhựa đường của "Quy trình thí nghiệm nhựa đường đặc" 22 TCN 63-84;

  • Khoản 2.2 (Yêu cầu đối với nhũ tương bitum) và Phụ lục I (Các phương pháp thí nghiệm dùng để kiểm tra các chỉ tiêu yêu cầu đối với nhựa nhũ tương) của “Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm cấp phối láng nhựa nhũ tương a xít” 22TCN 250-98.

2 YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1 Chất lượng của nhũ tương a xít dùng trong xây dựng đường bộ, sân bay và bến bãi được quy định đánh giá theo 12 chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng với 6 mác ghi tại Bảng 1.

Ghi chú 1:

  • Danh mục các phương pháp thí nghiệm tương đương xem Phụ lục A;

  • Các ký hiệu về mác của nhũ tương a xít giải thích ở Phụ lục B;

  • Tham khảo lựa chọn mác nhũ tương a xít sử dụng trong xây dựng đường bộ vào các mục đích khác nhau xem ở Phụ lục C.

2.2 Kiểm soát chất lượng nhũ tương a xít

2.2.1 Quy định đối với nhà sản xuất, cung ứng nhũ tương a xít

Nhà sản xuất, cung ứng nhũ tương a xít phải đăng ký và công bố chất lượng hàng hoá của sản phẩm nhũ tương a xít theo Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá và cam kết thực hiện theo đóng nội dung đã công bố. Trong bản đăng ký và công bố chất lượng hàng hoá phải ghi rõ:



  • Tên thương phẩm;

  • Ngày, tháng, năm sản xuất;

  • Mác nhũ tương a xít (CRS-1, CRS-2, CMS-2, CMS-2h, CSS-1 hay CSS-1h);

  • Chất lượng nhũ tương a xít gồm các chỉ tiêu theo quy định tại Bảng 1.

2.2.2 Kiểm tra chất lượng nhũ tương a xít nhập khẩu

Với mỗi lô hàng nhũ tương a xít nhập khẩu, đơn vị nhập khẩu phải khai báo các thông tin về sản phẩm, tối thiểu bao gồm:



  • Tên thương phẩm;

  • Ngày, tháng, năm sản xuất;

  • Mác nhũ tương a xít (CRS-1, CRS-2, CMS-2, CMS-2h, CSS-1 hay CSS-1h);

  • Chất lượng nhũ tương a xít gồm các chỉ tiêu theo quy định tại Bảng 1.

Với mỗi lô hàng nhũ tương a xít nhập khẩu phải kiểm tra các chỉ tiêu theo quy định tại Bảng 1 làm cơ sở đánh giá chất lượng nhập khẩu. Việc kiểm tra được tiến hành với số lượng mẫu thí nghiệm, quy cách lấy mẫu theo quy định của “Quy trình lấy mẫu vật liệu nhựa đường dùng cho đường bộ, sân bay và bến bãi” 22 TCN 231-96.

2.2.3 Kiểm tra chấp thuận trước khi đưa nhũ tương a xít vào công trình: Với mỗi công trình có sử dụng nhũ tương a xít, cần phải kiểm tra ít nhất 1 lần với các chỉ tiêu kiểm tra theo quy định ở Bảng 1 để làm cơ sở chấp thuận trước khi đưa vào công trình.

2.2.4 Kiểm tra trong quá trình thi công: Trong quá trình thi công, việc kiểm tra chất lượng nhũ tương a xít được thực hiện theo quy định của quy trình kỹ thuật thi công hiện hành.

2.3 Quy định về việc chuẩn bị mẫu trước khi thí nghiệm

Trước khi thí nghiệm, mẫu nhũ tương a xít được chuẩn bị theo trình tự sau:



  • Khuấy đều để mẫu đạt độ đồng nhất;

  • Đối với nhũ tương a xít có yêu cầu thí nghiệm độ nhớt ở 50oC: Làm nóng mẫu đến nhiệt độ 503oC, sau đó khuấy đều để mẫu đạt độ đồng nhất;

  • Đối với nhũ tương a xít có yêu cầu thí nghiệm độ nhớt ở 25oC: Làm nóng mẫu đến nhiệt độ 253oC, sau đó khuấy đều để mẫu đạt độ đồng nhất. Cũng có thể làm nóng mẫu đến nhiệt độ 503oC, sau đó khuấy đều để mẫu đạt độ đồng nhất và để nguội đến nhiệt độ 253oC.

BẢNG 1.

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VẬT LIỆU NHŨ TƯƠNG A XIT



TT

Tên chỉ tiêu

Loại

Phân tách nhanh

Phân tách trung bình

Phân tách chậm

Mác

Đơn vị

CRS-1

CRS-2

CMS-2

CMS-2h

CSS-1

CSS-1h

I

Thí nghiệm trên mẫu nhũ tương a xít (Tests on cationic emulsified asphalt)

1

Hàm lượng nhựa (Asphalt content)

%

 60

 65

 65

 65

 57

 57

2

Hàm lượng dầu (Oil content)

%

 3

 3

 12

 12

-

-

3

Độ nhớt Saybolt Furol
(Viscosity, Saybolt Furol)






















3.1

Độ nhớt Saybolt Furol ở 25oC
(Viscosity, Saybolt Furol at 25°C)

giây

-

-

-

-

20100

20100

3.2

Độ nhớt Saybolt Furol ở 50oC
(Viscosity, Saybolt Furol at 50°C)

giây

20100

100400

50450

50450

-

-

4

Độ ổn định khi lưu kho 24 giờ
(Storage stability test, 24 h)

%

 1

 1

 1

 1

 1

 1

5

Hàm lượng hạt lớn hơn 850m, thí nghiệm sàng (Particles retained on 850m, sieve test)

%

 0,10

 0,10

 0,10

 0,10

 0,10

 0,10

6

Điện tích hạt
(Particle charge test)




dương

dương

dương

dương

dương

dương

7

Hàm lượng hạt lớn hơn 1,40mm, thí nghiệm trộn xi măng (Particles retained on 1,40mm, cement mixing test)

%

-

-

-

-

 2,0

 2,0

8

Độ khử nhũ (Demulsibility,
35 ml, dioctyl sodium sulfosuccinate 0,8%)

%

 40

 40

-

-

-

-

BẢNG 1.

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VẬT LIỆU NHŨ TƯƠNG A XIT (TIẾP THEO)



TT

Tên chỉ tiêu

Loại

Phân tách nhanh

Phân tách trung bình

Phân tách chậm

Mác

Đơn vị

CRS-1

CRS-2

CMS-2

CMS-2h

CSS-1

CSS-1h

9

Độ dính bám với cốt liệu
(Coating ability)






















9.1

Thí nghiệm với cốt liệu khô, sau khi trộn (Coating, dry aggregate, after mixing)




-

-

khá

khá

-

-

Thí nghiệm với cốt liệu khô, sau khi rửa nước (Coating, dry aggregate, after spraying)




-

-

đạt

đạt

-

-

9.2

Thí nghiệm với cốt liệu ướt, sau khi trộn (Coating, wet aggregate, after mixing)




-

-

đạt

đạt

-

-

Thí nghiệm với cốt liệu ướt, sau khi rửa nước (Coating, wet aggregate, after spraying)




-

-

đạt

đạt

-

-

II

Thí nghiệm trên mẫu nhựa thu được từ thí nghiệm xác định hàm lượng nhựa (Tests on residue)

10

Độ kim lún ở 25oC, 100g, 5 giây
(Penetration, 25°C, 100 g, 5 s)

1/10 mm

100250

100250

100250

4090

100250

4090

11

Độ kéo dài ở 25oC, 5cm/phút
(Ductility, 25°C, 5 cm/min)

cm

 40

 40

 40

 40

 40

 40

12

Hàm lượng hoà tan trong Trichloroethylene
(Solubility in trichloroethylene)

%

 97,5

 97,5

 97,5

 97,5

 97,5

 97,5

3 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NHỰA CÓ TRONG NHŨ TƯƠNG A XÍT



3.1.1 Định nghĩa, phạm vi áp dụng

Hàm lượng nhựa có trong nhũ tương a xít là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng nhựa có trong nhũ tương a xít so với khối lượng của nhũ tương a xít.

Có hai phương pháp thí nghiệm xác định hàm lượng nhựa có trong nhũ tương a xít:

3.1.1.1 Phương pháp I - Phương pháp chưng cất:


  • Được sử dụng để xác định hàm lượng nhựa và hàm lượng dầu có trong nhũ tương a xít.

  • Nhựa và dầu thu được từ thí nghiệm này được sử dụng để thí nghiệm các chỉ tiêu khác theo yêu cầu.

3.1.1.2 Phương pháp II - Phương pháp bay hơi:

  • Được sử dụng để xác định hàm lượng nhựa có trong nhũ tương a xít trong trường hợp không có yêu cầu xác định hàm lượng dầu.

  • Nhựa thu được từ thí nghiệm này được sử dụng để thí nghiệm các chỉ tiêu khác theo yêu cầu.

  • Nhựa thu được từ thí nghiệm này thường có chỉ tiêu độ kim lún và độ kéo dài nhỏ hơn so với nhựa thu được bằng phương pháp chưng cất.

  • Trong trường hợp có một chỉ tiêu thí nghiệm trên mẫu nhựa không đạt yêu cầu theo quy định tại Bảng 1, phải thực hiện lại thí nghiệm theo Phương pháp I - Phương pháp bay hơi.

A Phương pháp I - Phương pháp chưng cất

3.1.2 Tóm tắt phương pháp thí nghiệm

Mẫu nhũ tương a xít được nung nóng trong một nồi chưng cất làm bằng hợp kim nhôm đến nhiệt độ 2605oC theo một trình tự, trong một khoảng thời gian quy định.



Sau khi kết thúc quá trình chưng cất, cân xác định khối lượng nhựa còn lại và xác định thể tích dầu thu được, từ đó tính được hàm lượng nhựa và hàm lượng dầu có trong nhũ tương a xít.

3.1.3 Yêu cầu về thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

3.1.3.1 Nồi chưng cất: Làm bằng hợp kim nhôm, trên nắp đậy có các lỗ tròn để đặt nhiệt kế và ống dẫn (xem Hình 1).

3.1.3.2 Vòng đệm: Làm bằng giấy dầu hoặc vật liệu phù hợp khác có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình chưng cất, được đặt vào vị trí tiếp xúc giữa miệng nồi và nắp đậy của nồi chưng cất để đảm bảo độ chặt khít.

3.1.3.3 Nguồn nhiệt, gồm có:

  • Một đèn đốt dạng vòng tròn sử dụng khí ga, có đường kính trong khoảng 125 mm, ở mặt tiếp xúc với nồi chưng cất (mặt phiá trong) có các lỗ tròn (để cung cấp khí ga) và 3 mấu kim loại để định tâm đèn đốt xung quanh nồi chưng cất (xem Hình 2).

  • Một đèn Busen dùng để gia nhiệt cho ống dẫn (xem Hình 3).

3.1.3.4 Hệ thống liên kết, gồm các bộ phận sau:

  • Một ống dẫn làm bằng thuỷ tinh hoặc kim loại có đường kính 12,50,5 mm, một đầu được uốn cong để nối với nồi chưng cất thông qua lỗ tròn ở trên nắp nồi, ống dẫn được bảo vệ bằng một ống kim loại.

  • Một ống ngưng bằng thuỷ tinh, được làm lạnh bằng nước mát, có vỏ bảo vệ làm bằng kim loại hoặc thuỷ tinh.

3.1.3.5 Ống đong thuỷ tinh: Hình trụ tròn, thể tích 100 ml, có vạch chia 1,0 ml.

3.1.3.6 Nhiệt kế: Hai nhiệt kế thủy ngân có phạm vi đo từ -2oC đến 300oC, có vạch chia 1oC. Cũng có thể sử dụng một loại thiết bị đo nhiệt độ khác có cùng độ chính xác.

3.1.3.7 Cân: Một cân có khả năng cân được 3500 g với độ chính xác 0,1 g.

3.1.3.8 Các nút đệm: Làm bằng vật liệu si-li-côn, đặt trong các lỗ trên nắp đậy của nồi chưng cất để giữ nhiệt kế và ống dẫn.

3.1.3.9 Ống nối: Làm bằng cao su, có khả năng chịu được nhiệt độ cao, dùng để nối kết ống dẫn với ống ngưng.

3.1.3.10 Sàng: Một sàng tiêu chuẩn, lỗ vuông có kích cỡ 300 m (No. 50).

3.1.4 Trình tự thí nghiệm

3.1.4.1 Cân xác định tổng khối lượng của nồi chưng cất và các phụ kiện kèm theo bao gồm: nắp nồi, các nhiệt kế, nút đệm và vòng đệm (A, g).

3.1.4.2 Cân 2000,1g nhũ tương a xít đã được chuẩn bị cho vào trong nồi chưng cất (B, g).

3.1.4.3 Đặt vòng đệm vào giữa miệng nồi chưng cất và nắp đậy.

3.1.4.4 Đặt hai nhiệt kế xuyên qua hai lỗ tròn trên nắp nồi (ký hiệu hai nhiệt kế lần lượt là nhiệt kế 1 và nhiệt kế 2), điều chỉnh sao cho đầu dưới của nhiệt kế 1 cách đáy nồi khoảng 6 mm và đầu dưới của nhiệt kế 2 cách đáy nồi khoảng 165 mm.

3.1.4.5 Đặt đèn đốt dạng vòng tròn cách đáy nồi chưng cất khoảng 150 mm. Gia nhiệt cho nồi chưng cất với ngọn lửa nhỏ, đồng thời sử dụng đèn bu-sen để gia nhiệt cho ống dẫn với độ nóng vừa đủ để nước không đọng lại trên thành ống.

3.1.4.6 Khi nhiệt độ trên nhiệt kế 1 đạt đến 215oC thì hạ thấp đèn đốt dạng vòng đến ngang đáy nồi chưng cất. Tiếp tục gia nhiệt cho đến khi nhiệt độ đạt đến 2605oC, duy trì ở nhiệt độ này trong thời gian 15 phút. Quá trình chưng cất phải được hoàn tất trong khoảng thời gian 6015 phút.

Ghi chú 2: Trong quá trình chưng cất, nếu thấy nhiệt độ của nhiệt kế 2 tăng đột ngột thì phải hạ nhiệt độ để tránh hiện tượng tạo bọt trong nồi chưng cất.

3.1.4.7 Ngay sau khi kết thúc quá trình chưng cất, cân xác định khối lượng còn lại của nồi chưng cất (bao gồm các phụ kiện kèm theo như đã nêu tại 3.1.4.1) (C, g); xác định thể tích dầu thu được trong ống đong chính xác đến 0,5 ml (D, ml).

Ghi chú 3: Nồi chưng cất bằng hợp kim nhôm ở nhiệt độ phòng thí nghiệm nặng hơn 1,5 g so với bản thân nó ở nhiệt độ 260oC. Do đó khối lượng của nồi chưng cất (bao gồm các phụ kiện kèm theo như đã nêu tại 3.1.4.1) xác định tại 3.1.4.7 được cộng thêm 1,5 g trước khi tính khối lượng nhựa thu được.

3.1.4.8 Nếu cần thí nghiệm xác định các chỉ tiêu trên mẫu nhựa thu được thì phải rút ngay nhựa có trong nồi chưng cất vào trong một bình chứa qua sàng 300 m để lọc bỏ tạp chất.

3.1.5 Tính toán và báo cáo kết quả thí nghiệm

Hàm lượng nhựa có trong nhũ tương a xít (ký hiệu là HLN), đơn vị là % (theo khối lượng mẫu thí nghiệm), được tính theo công thức:



  • Trường hợp sử dụng nồi chưng cất làm bằng thuỷ tinh:



  • Trường hợp sử dụng nồi chưng cất làm bằng hợp kim nhôm:



Hình 1. Nồi chưng cất bằng hợp kim nhôm


(Kích thước ghi trên hình vẽ có đơn vị là mm)

Hình 2. Đèn đốt dạng vòng


(Kích thước ghi trên hình vẽ có đơn vị là mm)

Hình 3. Sơ đồ lắp đặt hệ thiết bị thí nghiệm chưng cất nhũ tương


(Kích thước ghi trên hình vẽ có đơn vị là mm)

Hàm lượng dầu có trong nhũ tương a xít (ký hiệu là HLD), đơn vị là % (theo thể tích mẫu nhũ tương thí nghiệm), được tính theo công thức sau:



trong đó:

A là tổng khối lượng của nồi chưng cất và các phụ kiện trước khi thí nghiệm, g;

B là khối lượng mẫu thí nghiệm, g;

C là tổng khối lượng của nồi chưng cất có chứa nhựa và các phụ kiện sau khi nung, g;

D là thể tích của dầu thu được sau quá trình chưng cất, ml; trong thí nghiệm này, lấy khối lượng thể tích của nhũ tương a xít bằng 1 g/cm3.

Kết quả thí nghiệm là giá trị trung bình của hai lần thí nghiệm trên cùng mẫu thử.


Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 405.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương