TIÊu chuẩn việt nam tcvn 5540: 1991 (st sev 1391 1978)



tải về 31.88 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích31.88 Kb.
#7169
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5540:1991

(ST SEV 1391 - 1978)

SẢN PHẨM SỮA BỘT ĐẶC BIỆT

DÙNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ CÒN NHỎ TUỔI

YÊU CẦU KỸ THUẬT



Special powdered milk for babies and infants. Specifications

Lời nói đầu:

TCVN 5540-1991 Tiêu chuẩn này phù hợp với ST 1391-78.

TCVN 5540-1991 do Hội Tiêu chuẩn Việt nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 654/QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1991.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sữa bột và các sản phẩm của sữa bột dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ còn nhỏ tuổi được chế biến bằng phương pháp sấy phun hoặc pha trộn từ sữa bò đã khử trùng và các phụ gia khác phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng và qui định các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng của các loại sản phẩm này.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 1391-78.

1. Nguyên liệu và vật liệu phụ

1.1. Độ tinh khiết của tất cả các loại nguyên liệu và vật liệu phụ phải đảm bảo yêu cầu đối với sản xuất thực phẩm.

1.2. Sữa bò đã thanh trùng;

1.3. Chủng sữa tinh khiết;

1.4. Các vitamin;

1.5. Dầu thực vật;

1.6. Đạm (protein);

1.7. Đường sữa;

1.8. Đường sacaroza, glucoza, lactoza;

1.9. Dextrin;

1.10. Tinh bột;

1.11. Axit lactic DL và axit xitric;

1.12. Muối khoáng;

1.13. Nước uống;

1.14. Các chất phụ gia khác tuỳ theo tính chất của sản phẩm.

2. Phân loại

2.1. Các loại sản phẩm sữa bột đặc biệt dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ em nhỏ tuổi được chế biến theo cùng một mức chất lượng.

2.2. Tuỳ theo công dụng, sản phẩm được chia ra các loại sau:

1) Sản phẩm dùng cho trẻ đẻ non và trẻ đến ba tháng tuổi;

2) Sản phẩm dùng cho trẻ 4 - 12 tháng tuổi;

3) Sản phẩm dùng cho trẻ 1 đến 3 tuổi.

2.3. Tuỳ theo phương pháp chế biến, sản phẩm được chia như sau:

1) Sản phẩm sữa bột không có phụ gia

a. Các dạng sữa bột khác nhau;

b. Sản phẩm sữa bột có gây men chua sinh học;

c. Sản phẩm sữa bột làm chua hoá học.

2) Sản phẩm sữa bột có phụ gia

a. Sản phẩm sữa bột có thành phần gần với sữa mẹ;

b. Sản phẩm sữa bột có bổ sung ngũ cốc.

3) Sản phẩm sữa bột dùng cho chế độ ăn kiêng.

4) Sản phẩm sữa bột có bổ sung gia vị.

2.4. Tuỳ theo phương pháp chế biến và nhu cầu sử dụng sản phẩm sữa được chia ra các loại sau:

1) Sản phẩm sữa bột dùng không cần đun sôi (ăn trực tiếp);

2) Sản phẩm sữa bột cần phải đun sôi lại trước khi dùng.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm sữa phải phù hợp với bảng 1.

3.2. Các chỉ tiêu hoá lý của sản phẩm phải phù hợp với bảng 2.

Bảng 1


Tên chỉ tiêu

Đặc trưng của sản phẩm

Sữa bột

Sau khi đã hoà tan

1. Mẫu

Đặc trưng của sản phẩm, tương ứng với loại phụ gia được sử dụng

2. Trạng thái

Dạng bột, tuỳ theo từng loại sản phẩm dễ rời ra khi bóp nhẹ

Dạng lỏng, loãng hoặc hơi sệt đặc trưng của sản phẩm

3. Mùi, vị

Đặc trưng của từng loại sản phẩm với sản phẩm có phụ gia có mùi vị phù hợp với đặc điểm và số lượng chất phụ gia. Không có mùi vị lạ.

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Đặc trưng

1. Hàm lượng nước, %

% khối lượng



Tuỳ theo đặc tính của sản phẩm không lớn hơn 5,0

2. Hàm lượng chất béo,

% khối lượng



Tuỳ theo đặc tính sản phẩm

3. Độ axit trong sản phẩm đo bằng chuẩn độ hoặc pH

Tuỳ theo đặc tính sản phẩm

4. Độ tinh khiết

Không cho phép có tạp chất lạ

5. Chất phụ gia

Giới hạn cho phép của chất phụ gia phải tương ứng với liều lượng hàng ngày

6. Hàm lượng kim loại nặng phải nhỏ hơn mức có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em và không được lớn hơn mức của qui trình công nghệ chế biến bình thường




7. Dư lượng của chất khác (phòng trừ dịch hại, kháng sinh dược phẩm)

Không được lớn hơn mức có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em

3.3. Các chỉ tiêu vi sinh của sản phảm sữa phải phù hợp với bảng 3.

Bảng 3


Tên chỉ tiêu

Mức cho sản phẩm

Không qua đun sôi

Cần qua đun sôi

1. Tổng số vi sinh vật trong 1 g, không lớn hơn

Đối với sản phẩm lên men sinh học.



25.000

Không qui định



50.000

Không qui định



2. Trực khuẩn đường ruột.

Không cho phép trong 1 g

Không cho phép trong 0,1 g

3.4. Khi áp dụng phương pháp lấy mẫu, chuẩn bị mẫu và thử tương ứng, sản phẩm không được có vi sinh gây bệnh và các chất độc do vi sinh vật với lượng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em, theo yêu cầu của cơ quan y tế.

4. Phương pháp thử

4.1. Xác định chấ khô và hàm lượng nước theo TCVN 5533-1991, (ST SEV 735-77).

4.2. Xác định hàm lượng chất béo theo TCVN 5448-91

4.3. Xác định độ axit chuẩn độ theo TCVN 5548-91

4.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu vi sinh theo các qui định hiện hành.

5. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

5.1. Bao gói, bảo quản và vận chuyển theo TCVN 5541-1991; (ST SEV 1393-78).

5.2. Ký hiệu sản phẩm theo qui định hiện hành.

5.3. Trên bao gói thương phẩm ghi các qui định sau:

1) Danh mục thành phẩm trong 100 g sản phẩm theo giá trị giảm dần về hàm lượng, ghi lượng vitamin và khoáng chất nếu được bổ sung;

2) Giá trị dinh dưỡng ghi ở dạng chỉ tiêu năng lượng kj/100g sản phẩm.



3) Hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản thời gian sử dụng sau khi đã mở bao bì.

tải về 31.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương