TIÊu chuẩn việt nam tcvn 4586: 1997 VẬt liệu nổ CÔng nghiệP



tải về 1.07 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.07 Mb.
#13685
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4586:1997

VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

YÊU CẦU AN TOÀN VỀ BẢO QUẢN VẬN CHUYỂN VỠ SỬ DỤNG



1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) . Tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả tổ chức nhỡ nước, tập thể, cả nhân khi tiến hành công việc có liên quan tới vật liệu nổ công nghiệp.



2 Thuật ngữ, định nghĩa

Thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

2.1 Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN): bao gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ dùng trong sản xuất công nghiệp và các mục đích dân dụng khác.

2.2 Bảo quản VLNCN: là quá trình cất giữ VLNCN (sau khi sản xuất, nhập khẩu đến lúc trước khi đem ra sử dụng) ở trong các kho (cố định, tạm thời) theo những qui định riêng nhằm đảm bảo chất lượng, chống mất cáp.

2.3 Sử dụng VLNCN: là quá trình đưa VLNCN ra dùng trong thực tế nhằm đạt được mục đích nhất định trong các lĩnh vực (khai thác mỏ, xây dựng, điêu tra cơ bản, nghiên cứu khoa học...) theo một qui trình công nghệ đã được xác định.

2.4 Huỷ VLNCN: là quá trình huỷ bỏ một khối lượng VLNCN đã mất phẩm chất mỡ không có khả năng áp dụng hoặc phục hồi thành sản phẩm VLNCN khác.

2.5 Vận chuyển VLNCN: là quá trình vận chuyển VLNCN từ địa điểm này đến địa điểm khác. Việc vận chuyển có thể là:

- từ nhỡ máy (đối với VLNCN sản xuất trong nước) , cửa khẩu (đối với VLNCN nhập khẩu) đến kho dự trữ vùng, kho tiêu thụ nơi sử dụng;

- từ kho dự trữ vùng đến kho tiêu thụ, nơi sử dụng;

- từ kho tiêu thụ đến nơi sử dụng.

Chú thích - Nên vận chuyển VLNCN trong đường nội bộ mỏ hoặc công trường thì gọi là đưa VLNCN đến nơi sử dụng lúc đó ngoài việc phải tuân theo các qui định về vận chuyển mỡ còn phải theo các qui định khác tại điều 5.3.6.

2.6 Thử vật liệu nổ công nghiệp: là quá trình xác định tính năng kỹ thuật của VLNCN, hiện trường nơi thử nổ là nơi có những điều kiện giống những điều kiện sử dụng do nhỡ chế tạo ấn định.

2. 7 Phương pháp nổ mìn: là cách tiến hành làm nổ khối thuốc nổ. Có các phương pháp nổ mìn chính sau:

- kích nổ kíp nổ bằng ngọn lửa (dây cháy chậm) ;

- kích nổ khối thuốc nổ bằng dây nổ (sóng nổ) :

- kích nổ kíp nổ bằng nguồn điện;

- kích nổ kíp nổ bằng nguồn năng lượng thấp (Phi điện) .

3 Qui định chung

3.1 Chỉ được phép sử dụng các loại VLNCN đã được ghi trong bằng danh mục công bố chính thức của nhỡ nước hàng năm, có kèm theo hướng dẫn tính chất cơ bản, điều kiện bảo quản, vận chuyển và sử dụng của VLNCN. Cấm người sử dụng tự ý thay đổi thành phần thuốc nổ.

3.2 Bất cứ cơ quan, đơn vị nào có kế hoạch nghiên cứu sản xuất, chế thử vật liệu nổ, sản xuất những dụng cụ đo lường dùng trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN, nhất thiết phải gửi đề án nghiên cứu tới các cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền để tổ chức xét duyệt theo các qui định hiện hành.

3.3 Việc đưa vào sử dụng thường xuyên các loại VLNCN mới sáng chế đều phải tuân theo) các bước nêu ở phụ lục A của tiêu chuẩn này.

3.4 Phân loại VLNCN

Tuỳ theo mức độ nguy hiểm khi bảo quản, vận chuyển và sử đụng, VLNCN được chia thành các nhóm sau đây :

- nhóm 1 : thuốc nổ có chứa lớn hơn 15% nitro este dạng lỏng, chứa chất hêxogen không giảm nhạy, chứa ten, PETN;

- nhóm 2: thuốc nổ amônít, TNT, chất nổ có chứa amôni nitrat, chất nổ có chứa không lớn hơn 15% nitro este lỏng, hêxôgen giảm nhạy, dây nổ, các khối thuốc nổ mồi;

- nhóm 3: thuốc nổ đen và thuốc nổ không khói;

- nhóm 4: các loại kíp nổ;

- nhóm 5: các loại đạn khoan, đạn đã nhồi thuốc nổ;

- các loại thuốc nổ khác.

3.5 Qui định về màu sắc và ghi nhãn trên bao bì

3.5.1 Các thỏi thuốc nổ, các thùng bao bì, túi đựng VLNCN phải có các màu sắc khác nhau để phân biệt điều kiện sử dụng. Màu sắc vỏ các thỏi thuốc nổ hoặc vạch màu trên bao bì được qui định như sau:

- màu vàng đối với thuốc nổ an toàn dùng để phá than, đá;

- màu xanh đối với thuốc nổ an toàn, dùng trong các mỏ phá đá, phá quặng;

- màu xanh lá cây đối với các loại thuốc nổ an toàn dùng trong các mỏ lưu huỳnh, mỏ dầu.

- màu đỏ đối với các loại thuốc nổ không an toàn, chỉ dùng trong các mỏ không nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ;

- màu trắng đối với các loạt thuốc nổ không an toàn, chỉ dùng trên mặt đất;

- màu đen đối với các loại thuốc nổ chịu nhiệt dùng trong các lỗ khoan dầu khí. Chú thích

1 ) Nếu thuốc nổ nhập ngoại có qui đinh màu sắc khác với qui định trên đây thì được giữ nguyên màu sắc của thuốc nổ đó nhưng phải thông báo cho người sử dụng biết;

2) Cho phép nhồi thuốc nổ thành thỏi vào vỏ bằng giấy có màu sắc tự nhiên của gíây- nhưng phải đán hoặc kẻ vạch chéo có màu sắc đúng với qui định đối với các loại thuốc nổ đó như qui định tại điều 3.5. 1 .

3.5.2 Trên mỗi thùng thuốc nổ phải có nhãn hiệu của nhỡ máy sản xuất ghi rõ ký hiệu nhỡ máy, tên chất nổ, số thứ tự đợt sản xuất, khối lượng mỗi thùng, ngày tháng năm sản xuất, thời hạn bảo hành.

3.5.3 Trên mỗi thùng và hộp đựng kíp phải có nhãn ghi rõ ký hiệu nhỡ máy chế tạo, số thứ tự đợt sản xuất số thứ tự hòm, ngày tháng năm chế tạo, số lượng kíp, các thông số về điện trở kíp, số và thời gian chậm (vi sai) , thời hạn bảo hành.

3.6 Qui định cho phép bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN

3.6.1 Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp tư nhân) muốn sử dụng

vật liệu nổ thường xuyên hoặc tạm thời đều phải làm thủ tục xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN tại cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền. Sau đó, trước khi sử dụng phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan công an, cơ quan Thanh tra nhỡ nước về kỹ thuật an toàn cấp tỉnh hoặc thành phố để được thoả thuận các điều kiện về an ninh xã hội và an toàn lao động. Thủ tục xin cấp giấy phép và đăng ký sử dụng VLNCN được qui định tại phụ lục B

3.6.2 VLNCN phải được bảo quản trong các kho đã được phép dùng cho mục đích này, theo đúng thời hạn qui định. Kho phải đuợc thiết kế, thi công. nghiệm thu theo đúng các thủ tục hiện hành về xây dựng cơ bản của nhỡ nước và các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Kho phải được đăng ký theo qui định tại điều 4.2.9 của tiêu chuẩn này.



Chú thích

1 ) Khi các phòng của nhỡ kho đáp ứng được yêu cầu để bảo quản chất nổ có chứa trên 15% nitrôeste dạng lỏng, thì cho phép bảo quản VLNCN nhóm 2 trong các phòng riêng của nhỡ kho đó;

2) Cho phép thay thế loại VLNCN được phép bảo quản trong nhỡ kho, nhưng phải tính đến hệ số chuyển đối về khả năng sinh công của VLNCN muốn thay thế bảo quản (khi tính toán lấy khả năng sinh công là 300 cm3 làm cơ sở) ;

3) Khi bảo quản chung VLNCN nhóm 3 phải thực hiện các yêu cầu đối với thuốc nổ có khói. Kho báo quản VLNCN nhóm 5 phải thực hiện theo các yêu cầu nhóm 4

3.6.3 VLNCN thuộc nhóm nào phải bảo quản, vận chuyển riêng theo nhóm ấy. Cấm vận chuyển các loại VLNCN chung trên cùng một phương tiện vận chuyển.



Chú thích - Amôni nitrat bán thành phẩm được coi như thuốc nổ, khi vận chuyển được xếp vào thuốc nổ nhóm 2.

3.6.4 Khi vận chuyển VLNCN phải thực hiện các qui định tại điều 5 của tiêu chuẩn này và phải có giấy phép của cơ quan công an. Thủ tục xin giấy phép và cấp giấy phép vận chuyển được qui định trong phụ lục K của tiêu chuẩn này.

3.7 Qui định đối với các đối tượng khi tiếp xúc với VLNCN

Bất kỳ ai khi tiếp xúc với VLNCN phải tuân theo các qui định sau đây:

a) không được hút thuốc hoặc dùng ngọn lửa trần cách chỗ để VLNCN gần hơn 100 m. Không để VLNCN bị va đập, xô đẩy. Không đẩy, ném, kéo lê hòm có chứa VLNCN. Không được kéo căng hoặc cài ngắn dây dẫn của kíp điện. Cấm dùng bất cứ vật gì chọc vào kíp nổ và cấm sửa chữa kíp điện thành kíp nổ thường;

b) không được mang theo người loại vũ khí mỡ khi sử dụng có phát ra tia lửa, diêm, bật lửa, dụng cụ hút thuốc. Chỉ người được phân công đốt dây cháy chậm mới được mang theo dụng cụ lấy lửa khi làm nhiệm vụ. Những người áp tải hoặc bảo vệ VLNCN trong quá trình vận chuyển được mang súng đạn, nhưng phải có qui định sử dụng một cách chặt chẽ;

c) mọi người (thợ mìn, thủ kho, công nhân vận chuyển, bốc dỡ...) phải được huấn luyện, kiểm tra theo qui định của nhỡ nước và phụ lục C 1 của tiêu chuẩn này;

d) đối với người lãnh đạo công tác nổ mìn.

Tất cả các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng VLNCN để nổ mìn đều phải bổ nhiệm người chuyên trách lãnh đạo công tác nổ mìn. Người lãnh đạo công tác nổ mìn của đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầy đủ qui định về kỹ thuật và an toàn trong quá trình nổ mìn. Người lãnh đạo công tác nổ mìn phải có bằng đại học khai thác mỏ,kỹ sư hoá .... nếu là trung cấp phải có thâm niên ít nhất phải 3 năm, có kỹ thuật nổ mìn và hiểu biết bản tiêu chuẩn này;

e) đối với công nhân làm công tác nổ mìn (thợ mìn) và các công nhân làm công việc phục vụ công tác nổ mìn:

- có sửc khoẻ tốt, tuổi đời từ 18 trở tên, được học tập, kiểm tra theo chương trình nêu tại phụ lục C của tiêu chuẩn này;

- việc huấn luyện kiểm tra định kỳ kiến thức của thợ mìn được tổ chức 2 năm một lần;

- những thợ mìn không đạt yêu cầu trong đợt kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất sẽ bị mất quyền sử dụng chứng chỉ thợ mìn. Sau 2 tháng, những người này được phép dự kiểm tra lại, nếu không đạt sẽ thu hồi chứng chỉ thợ mìn;

- khi có sự thay đổi dạng nổ mìn, người thợ mìn phải được huấn luyện thêm và kiểm tra. Hội đồng kiểm tra phải ghi điểm kiểm tra thêm vào chứng chỉ. Khi chuyển thợ mìn đến các mỏ hầm lò có khí hoặc bụi nổ thì sau khi kiểm tra, người thợ mìn này phải được sự hướng dẫn kim cáp của thợ mìn có kinh nghiệm trong thời gian 15 ngày;

- sau khi nghỉ làm công việc nổ mìn trên một năm người thợ mìn phải kiểm tra lại kiến thức nếu đạt mới giao làm công tác nổ mìn trở lại;

- tất cả mọi người làm công việc phục vụ công tác nổ mìn phải được người lãnh đạo công tác nổ mìn huấn luyện về các tính chất, đặc điểm VLNCN đem dùng, các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với VLNCN. Khi đơn vị sử dụng loại VLNCN mới cũng phải huấn luyện như trên. Sau khi huấn luyện người được huấn luyện phải ký nhận vào sổ;

g) người thủ kho VLNCN phải có sửc khoẻ tốt, có đủ năng lực pháp lý và hành vi, trình dộ văn hoá tối thiểu tốt nghiệp phổ thông trung học, đã được huấn luyện kiểm tra đạt yêu cầu và có bằng chứng nhận thủ kho VLNCN theo qui định của phụ lục C của tiêu chuẩn này;

h) công nhân vận chuyển, bốc dỡ, áp tải VLNCN phải là người có sửc khoẻ tốt, có năng lực pháp lý, hành vi. Đã được học tập để hiểu biết về VLNCN, cách đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra khi vận chuyển bốc xếp;

i) nhân viên làm công tác phân tích thí nghiệm VLNCN phải có chuyên môn tương xứng với chức trách công việc, đã được học và kiểm tra các qui định về an toàn có liên quan tới VLNCN.

3.7.2 Các phương tiện, dụng cụ dùng để đóng mở các hòm VLNCN phải làm bằng kim loại khi sử dụng không phát ra tia lửa. Riêng các loạt đê, tuốc nơ vít thì cho phép làm bằng thép.

Khi tiếp xúc với chất nổ đen, không được đi giày có đế đóng bằng đinh sắt hoặc đóng cá sắt.

3.7.3 Trước khi sử dụng thuốc nổ amônít dạng bột đóng thành thỏi có vỏ bằng giấy mềm, phải dùng tay bóp tơi ra. Cấm dùng thuốc nổ dạng bột đá bị đóng bánh cứng (khi dùng tay không thể bóp tơi được) để nổ mìn trong hầm lò. Cấm dùng thuốc nổ đá bị ẩm quá tiêu chuẩn qui định.

3.8 Khoảng cách an toàn

3.8.1 Để bảo vệ nhỡ, công trình không bị phá huỷ do chấn động nổ mìn gây ra, phải tính toán khối lượng các phát mìn và phương pháp nổ mìn cho phù hợp với khoảng cách từ chỗ nổ đến công trình cần bảo ệ Việc xác định khoảng cách an toàn tiến hành theo phụ lục D của tiêu chuẩn này.

3.8.2 Khi bố trí các nhỡ kho riêng biệt hoặc các bãi chứa VLNCN ngoài trời, thì khoảng cách giữa chúng phải đảm bảo sao cho nếu xảy ra nổ ở một nhỡ hoặc một đống thì không truyền nổ sang các nhỡ hoặc đống khác. Khoảng cách an toàn tính theo phụ lục D của tiêu chuẩn này.

Khoảng cách an toàn về truyền nổ phải chọn trị số lớn nhất trong số các trị số tính được theo các phép tính khoảng cách truyền nổ, nhưng không được nhỏ hơn khoảng cách tính theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy

3.8.3 Để bảo vệ cho người không bị chấn thương, công trình nhỡ cửa không bị hư hại do tác động của sóng không khí khi nổ mìn gây ra, khoảng cách từ chỗ nổ mìn đến đối lượng cần được bảo vệ phải được tính theo phụ lục D của tiêu chuẩn này

3.8.4 Khoảng cách an toàn đảm bảo cho người tránh khỏi các mảnh đất đá văng ra được xác định theo thiết kế hoặc hộ chiếu nổ mìn ở khu đất trống khoảng cách nói trên không được nhỏ hơn trị số ghi ở bằng 1 .

Khoảng cách an toàn đối với người phải chọn trị số lớn nhất trong hai loại khoảng cách an toàn về sóng không khí và văng đất đá do nổ mìn gây ra.

Bảng 1

Dạng và phương pháp nổ mìn

Bán kính nhỏ nhất của vùng nguy hiểm, mét

1 Nổ mìn trong đất đá ở lộ thiên

1 Nổ mìn ốp

2 Nổ mìn lỗ khoan nhỏ có tạo túi

3 Nổ mìn lỗ khoan nhỏ

4. Nổ mìn buồng nhỏ (hình ống)

5. Nổ mìn lỗ khoan lớn

6. Nổ mìn lỗ khoan lớn có tạo tút

II Nổ mìn phá đá tảng trong đường hầm

III Nổ mìn đào góc cây

IV Nổ mìn đào vành đai ngăn cháy rừng

V Nổ mìn đắp đường trên đồng lầy

VI Nổ mìn đào đáy sông hồ(4) (sông, hồ vẫn có nước

1. Nổ trong mỗi trường đất

2. Nổ trong đát có đá

-nổ mìn trong lỗ khoan nhỏ

- nổ mìn ốp đến 100 kg

-nổ mìn ốp trên 100 kg

VII Nổ mìn phá kim loại

1 Nổ mìn ở ngoài bãi trống

2 Nổ mìn trong buồng bọc thép

3. Nổ mìn trong phạm vi mặt bằng xí nghiệp

4. Nổ mìn phá các khối nóng

5. Nổ mìn để rèn dập các chi tiết của sản phẩm

VIII Nổ mìn phá đổ nhỡ và công trình

IX. Nổ mìn phá móng nhỡ

X Nổ mìn tạo túi các lỗ nhỏ

XI. Nổ mìn tạo túi các lỗ khoan lớn

XII. Nổ mìn khoan các lỗ khoan dầu khí

XllI Nổ mìn trong công tác thăm dò địa chất

1. Nổ mìn trong giếng nhỏ và trên mặt đất

2. Nổ mìn trong lỗ khoan lớn .

XIV Nổ mìn trên mặt bằng thi công xây dựng

XV Nổ mìn buồng


Không nhỏ hơn 300(1)

Không nhỏ hơn 200(2)

Không nhỏ hơn 200

Không nhỏ hơn 200(2)

Theo thiết kế hoặc hộ chiếu nhưng không nhỏ hơn 200(3)

Theo thiết kế, nhưng không nhỏ hơn 300

Không nhỏ hơn 400

Không nhỏ hơn 200

Không nhỏ hơn 50

Không nhỏ hơn 1 00

Không nhỏ hơn 100

Không nhỏ hơn 50

Không nhỏ hơn 200

Không nhỏ hơn 300

Không nhỏ hơn 1500

Không nhỏ hơn 30

theo thiết kế(5)

Theo thiết kế nhưng không nhỏ hơn 30

Theo thiết kế nhưng không nhỏ hơn 25

Theo thiết kế

Theo thiết kế Không nhỏ hơn 50

Không nhỏ hơn 1 00

Theo thiết kế nhưng không nhỏ hơn 50 (6)

Theo thiết kế nhưng không nhỏ hơn 100

Theo thiết kế nhưng không nhỏ hơn 30

Theo thiết kế(5)

Theo thiết kế


Chú thích

1) Tổng khối lượng các phát mìn ốp nổ đồng thời (bằng dây nổ hoặc kíp điện nổ tức thời) không được vượt quá 20 kg .

2) Khi nổ ở sườn núi, đồi thì bán kính vùng nguy hiểm theo hướng văng xuống phía dưới không được nhỏ hơn 300 m

3) Bán kính vùng nguy hiểm nêu trong bằng áp dụng trường hợp nổ trong lỗ khoan lớn có nút lỗ;

4) Để đề phòng các tàu thuyền đi vào vùng nguy hiểm khi nổ mìn đào đáy sông hồ phải để phao tín hiệu ở phía thượng lưu và hạ lưu cách ranh giới vùng nguy hiếm ít nhất là 200 m. Trường hợp sông hồ có các bè tre, gỗ đi lại thì phao tín hiệu phía thượng lưu phải đặt cách giới hạn vùng nguy hiểm ít nhất là 500 m. Về mùa nước lũ phao tín hiệu ở phía thượng lưu phải đặt cách ranh giới vùng nguy hiểm là 1500 m:

5) Trong bản thiết kế nổ mìn (đặc biết là khi nổ mìn trong vùng có dân cư và trong mặt bằng thi công xây dựng) phải có một phần riêng đề cập đến các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người;

6) Bán kính vùng nguy hiểm có thể giảm xuống 20 m sau khi hạ thiết bị xuống lỗ khoan đến độ sâu hơn 50 m

7) Nổ mìn bằng thuốc và phương tiện nổ hiện đại (POWERGEL, kíp nổ không dùng điện . . . ) bán kính vùng nguy hiểm tuân theo thiết kế.

4 Bảo quản vật liệu nổ công nghiệp

4.1 Qui định chung về bảo quản VLNCN

4.1 .1 Việc bảo quản VLNCN phải đảm bảo chống mất cáp, giữ được chất lượng, nhập vào xuất ra thuận tiện, nhanh chóng.

4.1.2 Chỉ bảo quản VLNCN trong các kho đã được các cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền cho phép.

trong các hòm sắt, tủ sắt tráng kẽm và được chế tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

- chỉ được bảo quản kíp mìn điện trong các hòm sắt tráng kẽm hoặc trong các hòm gỗ đúng qui định;

- cấm bảo quản \/LNCN không có bao bì hoặc trong bao bi bị hỏng. Cấm dùng vôi cục để chóng ẩm cho VLNCN.

4.1.3 Các cơ quan dùng VLNCN để nghiên cứu khoa học, học tập, không được giữ nhiều hơn 10 kg thuốc nổ, 500 chiếc kíp cùng với lượng dây cháy chậm, dây nổ tương ứng. Lượng VLNCN này được phép bảo quản trong một gian riêng. Gian để chứa VLNCN phải có tường và trần làm bằng vật liệu chống cháy, không được bố trí các gian có người làm việc thường xuyên tiếp giáp (trên, dưới và hai bên) với gian có chứa VLNCN. Cửa gian có chứa VLNCN phải có khả năng chống cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất là 45 phút. .

4.1.4 Việc thống kê, xuất, nhập VLNCN phải thực hiện theo đúng qui định của phụ lục G của tiêu chuẩn này.

4.1.5 Khi ra vào các kho phải có giấy phép do lãnh đạo đơn vị quản lý kho cấp

- người thuộc cơ quan có chức năng thanh tra kỹ thuật an toàn, công an phòng cháy chữa cháy khi kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, kho VLNCN phải có giấy giới thiệu đúng qui định;

- khi đã vào trong địa phận kho, tất cả mọi người phải làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình.

tuân theo nổi qui kho chịu sự giám sát của bảo vệ và thủ kho. Khi phát hiện các hiện tượng không an toàn thì phải báo ngay cho bảo vệ kho, mọi người phải tích cực tham gia vào việc loại trừ các hiện tượng đó theo sự phân công của bảo vệ kho;

- muốn chụp ảnh hoặc đo đạc địa hình khu vực kho VLNCN phải được cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố cấp giấy phép và thông báo cho Bộ phụ trách ngành kinh tê, kỹ thuật. ảnh và tài liệu thu thập được phải do cơ quan cấp giấy phép quản lý việc sử dụng.

4.1.5. Khi đơn vị, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng VLNCN nữa thì số VLNCN còn lại ở kho phải chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng. Việc chuyển giao này phải làm đúng các thủ tục hiện hành và được phép của cơ quan công an cấp tỉnh trở lên.

4.2 Qui định về kho VLNCN

4.2.1 Kho VLNCN là nơi bảo quản VLNCN. Kho có thể gồm một hoặc nhiều nhỡ kho chứa, một số công trình phụ trợ bố trí xung quanh ranh giới kho.

4.2.2 Theo kết cầu xây dựng, kho VLNCN có thể là: kho nối, nửa ngầm, ngầm hoặc hầm lò.

- kho nổi: là kho có các nhỡ kho đặt ngay trên mặt đất;

- kho nửa ngầm: là kho có mái đua của các nhỡ kho ngang với mặt đất;

- kho ngầm: là kho có chiếu dày lớp đất phủ ở trên kho nhỏ hơn 15 m;

- kho hầm lò: là kho nằm sâu trong lòng đất, chiếu dày lớp đất phủ ở trên kho lớn hơn 15 m.

Chú thích - Kho ngầm và kho hầm lờ gần các buồng chứa VLNCN và các buồng phụ trợ, chúng được nối thông với nhau bằng các đường lò.

4.2.3 Theo thời hạn sử dụng, các kho VLNCN được chia ra.

- kho cố định: có thời hạn sử dụng trên 3 năm (thường là các kho dự trữ, kho tiêu thụ);

- kho tạm thời: có thời hạn sử dụng từ 1 đến 3 năm (thường là kho tiêu thụ) ;

- kho tạm thời ngắn hạn: có thời hạn sử dụng dưới 1 năm.

4.2.4 Theo nhiệm vụ và tính chất sử dụng các kho VLNCN được chia ra hai loại:

- kho dự trữ có nhiệm vụ cung cấp VLNCN cho các kho tiêu thụ, trong kho này cấm mở các hòm VLNCN để phát cho thợ mìn . Trường hợp phải phá hòm đề phát cho đủ số lượng của khách hàng hoặc phải lấy một số VLNCN để đem đi kiểm tra thử nổ thì phải phá hòm ở nơi quy định ngoài nhỡ kho. Phần còn lại phải chêm để tránh xô đẩy, đóng hòm lại, ghi rõ số lượng và đưa trở lại nhỡ kho.

Trường hợp phải dùng nhiều VLNCN ngay một lúc, cho phép nhân viên của kho tiêu thụ chuyển vật liệu từ kho dự trữ thẳng đến nơi sử dụng mỡ không đưa qua kho tiêu thụ, nhưng phải làm thủ tục xuất nhập ở kho tiêu thụ (theo mẫu số 1 và 2 của phụ lục G) . Kho dự trữ có thể xây nổi, nửa ngầm, ngầm. Mỗi kho dự trữ phải có cơ sở thí nghiệm, bải thử VLNCN . Kho dự trữ nhất thiết phải là kho cố định.

- kho tiêu thụ: có nhiệm vụ cấp phát hàng ngày VLNCN cho nơi sử dụng. Kho tiêu thụ có thể xây nổi, nửa ngầm, ngầm hay hầm lò.

4.2.5 Cho phép xây dựng kho tiêu thụ tiếp giáp với khu vực kho dự trữ, nhưng phải có lối vào riêng và phải đảm bảo các qui định đối với từng loại kho. Tổng lượng VLNCN của hai kho không được vượt quá sửc chứa cho phép qui định tại điểm 4.2.15 và

4.2.16 của tiêu chuẩn này.

4.2.6 Các kho VLNCN phải được xây dựng theo đúng thiết kế và phù hợp với các qui định của tiêu chuẩn này. Bản thiết kế, kể cả bản thiết kế mở rộng kho, phải được phê duyệt đúng thủ tục hiện hành và được sự thoả thuận của các cơ quan Nhỡ nước có thầm quyền. Yêu cầu thoả thuận ghi ở phụ lục H của tiêu chuẩn này.

4.2.7 Khi sửa chữa nhỡ kho hoặc thiết bị trong nhỡ kho phải chuyển VLNCN sang chứa ở nhỡ kho khác, hoặc xếp trên bãi trống tạm trong khu vực kho, phải theo các qut định an toàn về bảo quản VLNCN trên bãi trống theo phụ lục H của tiêu chuẩn này. .

4.2.8 Trước khi đưa kho vào sử dụng, tất cả các kho cố định hoặc tạm thời, tạm thời ngắn hạn đều phải được nghiệm thu. Hội đồng nghiệm thu nhất thiết phải có đại điện các cơ quan đã thoả thuận thiết kế xây dựng kho. Khi nghiệm thu phải lập biên bản ghi rõ địa điểm kho, kiểu và sửc chứa của từng nhỡ kho và toàn kho.

4.2.9 Căn cứ vào biên bản nghiệm thu, thủ trưởng đơn vị có kho phải làm thủ tục đăng ký kho với Bộ phụ trách ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ quan thanh tra nhỡ nước về kỹ thuật an toàn cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố. Đối với kho tạm thời ngắn hạn hoặc bảo quản VLNCN trong các tủ sắt dựng trong phòng riêng, các kho di động thì không phải đăng ký như trên, nhưng phải xin phép các cơ quan đó trước khi đưa VLNCN vào bảo quản.

4.2.10 Các kho VLNCN kiểu nổi, nửa ngầm (trừ kho tạm thời ngắn hạn) phải được trang bị điện thoại giữa các trạm gác. Hệ thống điện thoại này được nối với tổng đài gần nhất để đảm bảo liên lạc với lãnh đạo đơn vị có kho, cơ quan PCCC, công an địa phương. trong các kho hầm lò phải đặt điện thoại trong pnóng cấp phát VLNCN, liên lạc hai chiếu với tổng đài của mỏ.

4. 2.11 Các nhỡ kho của kho cố định, tạm thời kiểu nổi, nửa ngầm đều phải có bảo vệ chống sét theo đúng các qui định tại phụ lục 1 của tiêu chuẩn này. Các nhỡ kho chứa không quá 150 kg chất nổ thì không nhất thiết phải có bảo vệ chống sét nếu khu vực đặt kho 10 năm trở lại không có sét.

4. 2.12 Tất cả các kho VLNCN đều phải có lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp có vũ trang, canh gác suốt ngày đêm. Riêng nhân viên bảo vệ kho hầm lò chỉ được dùng vũ khí thô sơ ,phải thực hiện đúng các qui định bảo vệ kho theo phụ lục M của tiêu chuẩn này.

4.2.13 Các nhỡ kho bảo quản VLNCN phải có cửa kín, luôn được cặp chỉ hoặc niêm phong. Các chỉa khoá, kìm cặp chỉ, dấu niêm phong phải đăng ký với cơ quan công an tỉnh, thành phố và do người thủ kho giữ.

Chú thích - ở kho tiêu thu cấp phát VLNCN hàng ngày thì không phải cặp chỉ hoặc niêm trong.

4. 2.14 Các kho VLNCN cố định hoặc tạm thời, dự trữ hoặc tiêu thụ đều phải có lý lịch kho lập theo mẫu lui định ở phụ lục E của tiêu chuẩn này. .

4. 2.15 Sửc chứa lớn nhất của mỗi nhỡ kho trong kho dự trữ không lớn hơn giới hạn sau :

- nếu chứa thuốc nổ thành phần có trên 15% nitrô este dạng lỏng, chứa hexôgen không giảm nhạy, tetrin: 60 tấn;

- nếu chứa thuốc nổ amôni nitrat, tôlit, thuốc nổ thành phần có chứa không lớn hơn 15% ni trô este lỏng, chứa hexôgen giảm nhạy: 240 tấn;

- nếu chứa thuốc nổ đen, thuốc nổ không khói: 120 tấn:

- nếu chứa dây nổ và ống nổ (tính cả khối lượng bao bì) : 120 tấn ;

- nếu chứa dây cháy chậm: không hạn chế.

Sửc chứa lớn nhất của toàn bộ kho dự trữ không được vượt quá: 3000 tấn.

4.2.16 Sửc chứa lớn nhất của mỗi nhỡ kho trong kho tiêu thụ cố định kiểu nổi không được vượt quá 60 tấn; đối với kho tiêu thụ tạm thời không vượt quá 25 tấn.

sửc chứa lớn nhất của toàn bộ kho tiêu thụ cố định kiểu nổi không vượt quá 120 tấn thuốc nổ.

250 000 chiếc kíp, 100 000 m dây nổ, không hạn chế lượng dây cháy chậm.

Sửc chứa lớn nhất của toàn bộ kho tiêu thụ tạm thời không được vượt quá 75 tấn thuốc nổ, 100.000 chiếc kíp, 50.000 m dây nổ, không hạn chế lượng dây cháy chậm.

4.2.17 Trong một nhỡ kho hoặc trong một buồng chứa, nếu được phép của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thì cho phép chứa chung VLNCN thuộc các nhóm khác nhau nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

- VLNCN thuộc các nhóm khác nhau phải bảo quản trong các phòng khác nhau cửa nhỡ kho được ngăn cách bằng bức tường dày không nhỏ hơn 25 cm và có giới hạn chịu lửa ít nhất là 1 giờ;

- không được nhiều hơn 10.000 chiếc kíp mìn hoặc 1000 đạn khoan; .

- các hòm kíp, đạn khoan phải đặt trên giá và đặt gần tường phía ngoài (tường đối điện với tường ngăn cách buồng chứa thuốc nổ) ;

- khối lượng chung cửa tất cả các loại thuốc nổ không được quá 3 tấn.

- việc cấp phát thuốc nổ và kíp phải tiến hành trong các buồng riêng khác nhau. Nếu chỉ có một buồng thì khi cấp phát thuốc nổ không được phép để kíp ở trong buồng và ngược lại.

4.2.18 Trong các kho tiêu thụ dù cố định hoặc tạm thời chỉ được phép cấp phát VLNCN trong buồng đệm của nhỡ kho hoặc trong buồng riêng dùng cho mục đích này.

Trong buồng cấp phát kíp phải có bàn, mặt bàn phải có gờ xung quanh và mặt bàn được lót bằng nỉ, da hoặc tấm cao su dày trên 3 mìn. Phải có riêng một bàn để cài dây nổ, dây cháy chậm.

4.2.19 Những yêu cầu cụ thể đối với từng loại kho và sắp xếp VLNCN trong kho được qui định trong phụ lục H của tiêu chuẩn này.

4.3 Bảo quản VLNCN tại nơi nổ mìn, khi chưa tiến hành nổ mìn

4.3.1 ở trên mặt đất

4.3.1.1 Từ khi đưa VLNCN đến nơi sẽ tiến hành nổ, VLNCN phải được bảo quản, canh gác, bảo vệ cho đến lúc nạp. Người bảo vệ phải là thợ mìn hoặc công nhân đã được huấn luyện.

4.3.1 .2 Nếu khối lượng cần bảo quản để sử dụng cho nhu cầu một ngày đêm thì phải để ngoài vùng nguy hiểm. Trường hợp này cho phép chứa VLNCN ở trong hầm thiên nhiên hoặc nhân tạo trong không tải trong xe ô tô, xe thô sơ, toa xe hoặc xỡ lan. Nơi chứa cố định hoặc di động kể trên phải cách xa khu dân cư và các công trình công nghiệp một khoảng cách theo qui định ở điều 3.8 của tiêu chuẩn này.

Nếu khối lượng dùng cho một ca làm việc thì cho phép để ở trong giới hạn cửa vùng nguy hiểm, nhưng phải canh gác bảo vệ và không được để các phương tiện nổ hoặc bao mìn mồi ở đó.

4.3.1.3 Khi nổ mìn trong phạm vi thành phố hoặc trong các công trình công nghiệp, cho phép bảo quản VLNCN (với nhu cầu 1 ca làm việc) ở trong hoặc gần chỗ nổ mìn, nhưng phải xin phép cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố. Khi đó VLNCN phải để trong các phòng được cách ly, các phòng này phải được bảo vệ cấm những người không có liên quan ở trong phòng này. Nếu xét thấy khi nổ mìn sẽ nguy hiểm đối với các phòng chứa VLNCN thì phải đưa VLNCN ra ngoài giới nạn của vùng nguy hiểm trước lúc nổ mìn.

4.3.2 Trong hầm lò

4. 3.2.1 Khi nổ mìn các lỗ khoan nhỏ. VLNCN trước khi nạp phải được bảo quản trong các túi xách hoặc hòm gỗ đạt ở chỗ an toàn gần gương lò dưới sự trông nom trục tiếp của thợ mìn hoặc người có trách nhiệm mang xách VLNCN. Cho phép bảo quản VLNCN đã được đưa đến nơi làm việc ở trong các hòm hoặc thùng chuyển dùng có nạp đậy, có khoá đặt trong các khám (hoặc cúp).

4.3.2.2 Khi đào giếng mỏ, lò bằng hoặc các công trình ngầm, cho phép bảo quản VLNCN với nhu cầu dùng cho 1 ca ở trong lều; lều có khoảng cách không gần hơn 50 m đến miệng giếng, lò, tuy nen và các nhỡ cửa công trình trên mặt đất.




tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương