TIÊu chuẩn việt nam tcvn 3122: 1979



tải về 138.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích138.26 Kb.
#13421
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3122:1979

HẠT GIỐNG LÂM NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP THỬ



Seeds for forest planting - Test methods

Có hiệu lực từ: 1 - 1 – 1981

(Ban hành kèm theo quyết định 657/QĐ ngày 27/12/79 của Chủ nhiệm UBKH và KTNN)

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hạt giống Bạch đàn, Thông, Phi lao, Sa mộc, Xà cừ, Mỡ, Bồ đề, Giẻ dùng để trồng rừng.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng của hạt: Độ sạch, khả năng nảy mầm, sức nảy mầm, khối lượng 1000 hạt và hàm lượng nước trong hạt.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Lô hạt giống để lấy mẫu kiểm nghiệm là lượng hạt giống cùng loài, được thu hái cùng thời gian trên những cây mẹ sinh trưởng trong cùng điều kiện lập địa (hay trong các điều kiện lập địa tương tự), tuổi cây mẹ chênh lệch không quá 2 cấp tuổi; và cùng điều kiện bảo quản. Đối với mỗi loài, giới hạn khối lượng lô hạt để lấy mẫu kiểm nghiệm được quy định trong bảng 1.

1.2. Mẫu điểm là lượng nhỏ hạt giống được lấy ngẫu nhiên từ một vị trí của lô hạt. Khối lượng của các mẫu điểm phải gần như nhau và đủ để lập một mẫu gốc.

1.3. Mẫu gốc là lượng các mẫu điểm đã trộn đều.

1.4. Mẫu trung bình là 1 phần của mẫu gốc được chia theo một phương pháp thích hợp (quy định trong điều 2.4.2 của tiêu chuẩn này) dùng để kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của hạt.

1.5. Mẫu lưu là một phần mẫu gốc được giữ lại tại cơ quan lấy mẫu để kiểm nghiệm lại trong trường hợp cần thiết. Mẫu này được bảo quản không quá 6 tháng kể từ ngày lấy mẫu, môi trường bảo quản giống như ở lô hạt đã lấy mẫu.

1.6. Mẫu phân tích là 1 phần mẫu trung bình dùng để xác định một chỉ tiêu chất lượng (hay những chi tiết của một chỉ tiêu). Riêng mẫu phân tích độ sạch có khối lượng bằng mẫu trung bình.

1.7. Độ sạch hạt giống là tỉ số phần trăm giữa khối lượng hạt giống được tính vào độ sạch và khối lượng mẫu kiểm nghiệm.

Hạt được tính vào độ sạch gồm:

- Hạt đúng giống bị nứt, vỡ, sâu mọt mà phần còn lại lớn hơn 1/2 chiều dài hạt.

- Hạt có vết bệnh.

- Hạt bị tróc một phần hay toàn bộ vỏ.

Tạp chất gồm các loại tàn dư vô cơ, hữu cơ (đất, đá, sỏi, cành lá, vỏ cây, bào tử nấm, hạt lép, hạt thối...) hạt khác giống và hạt đúng giống bị tổn thương phần còn lại nhỏ hơn hay bằng 1/2 chiều dài hạt.

1.8. Khả năng nảy mầm là tỉ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm (cho cây mầm bình thường) và tổng số hạt đem kiểm nghiệm trong điều kiện môi trường và thời gian quy định trong phụ lục.

1.9. Sức nảy mầm là tỉ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm (cho cây mầm bình thường) tập trung trong điều kiện môi trường và thời gian quy định trong phụ lục.

1.10. Cây mầm bình thường là cây mầm đạt những yêu cầu sau đây:

- Rễ mầm phát triển tốt, màu sắc bình thường, có chiều dài bằng hoặc lớn hơn chiều dài hạt.

- Thân mầm phát triển tốt, nguyên vẹn, màu sắc bình thường.

2. LẤY MẪU

2.1. Những quy định chung

2.1.1. Cơ sở có lô hạt giống phải tạo điều kiện thuận lợi để việc lấy mẫu được nhanh chóng, cung cấp cho người lấy mẫu hồ sơ lô hạt hoặc những tình hình có liên quan đến lô hạt.

2.1.2. Nếu lô hạt không đảm bảo sự đồng nhất (qua so sánh chất lượng các mẫu điểm bằng cảm quan) người lấy mẫu và cơ sở có lô hạt có thể bàn bạc thống nhất để chia lô hạt thành 2 hay nhiều lô nhỏ và lấy mẫu cho từng lô nhỏ đó.

2.2. Lấy mẫu điểm

2.2.1. Lấy mẫu điểm cho những lô hạt được bao gói.

Từ 1 đến 10 bao: Lấy mẫu ở tất cả các bao.

Từ 11 đến 30 bao: Cứ 3 bao lấy 1 bao (không ít hơn 5 bao).

Trên 30 bao: Cứ 5 bao lấy 1 bao.

Ở những bao được lấy mẫu, phải lấy luân phiên: đầu, đáy, giữa bao.

2.2.2. Lấy mẫu điểm cho những lô hạt đựng trong thùng gỗ hay những vật tương tự: Lấy ở nhiều vị trí khác nhau bằng dụng cụ lấy mẫu. Số đơn vị được chọn để lấy mẫu điểm giống như lô hạt được bao gói (điều 2.2.1).

2.2.3. Lấy mẫu cho những lô hạt đổ thành từng đống: Lấy ít nhất 0.5kg (đối với bạch đàn), 1kg (đối với Thông, Phi lao, Sa mộc), 2kg (đối với những hạt khác) ở 15 - 20 điểm khác nhau (ngoài, giữa, đáy đống).

2.2.4. Dụng cụ lấy mẫu điểm.

a) Dùng xiên hình trụ để lấy mẫu: Xiên đủ dài để lấy được ở mọi vị trí của lô hạt.

b) Đối với loại hạt to, khó đổ dùng xẻng để lấy mẫu. Xúc lô kiểm nghiệm sang một nơi khác, trong một khoảng thời gian nhất định, lấy một lượng hạt như nhau (1 mẫu điểm).

c) Dùng tay lấy mẫu: Đối với những loại hạt nhỏ, đổ thành đống hay trong các vật đựng mà độ dày lớp hạt không quá 0,5m (khi lấy mẫu phải nắm tay chặt để mẫu không bị rơi ra ngoài).



2.3. Các phương pháp chia mẫu

2.3.1. Nguyên tắc: Tùy theo yêu cầu kiểm nghiệm và lưu mẫu, mẫu gốc được chia thành 2 hay nhiều mẫu trung bình, 1 hay 2 mẫu lưu.

- Các mẫu chia ra phải đại diện đầy đủ tính chất của mẫu gốc. Vì vậy, nếu mẫu gốc có tạp chất to, khó phân đều, phải loại bỏ tạp chất ấy ra khỏi mẫu. Cân tạp chất và khối lượng mẫu đã loại bỏ tạp chất (chính xác đến 0,1g), khối lượng tạp chất to có trong mẫu trung bình hoặc mẫu lưu (ti) được xác định bằng công thức:

Trong đó: Tg là khối lượng tạp chất to ở mẫu gốc.

Mg là khối lượng mẫu gốc đã tách tạp chất lớn (gam).

mi là khối lượng mẫu trung bình hoặc mẫu lưu.

- Phải trộn đều mẫu gốc trước khi chia. Ở mỗi mẫu được chia từ mẫu gốc, phải ghi rõ khối lượng ti (khối lượng tạp chất to) mà mẫu đó phải gánh chịu vào túi hoặc lọ đựng mẫu.

2.3.2. Phương pháp chia mẫu theo đường chéo. Đổ mẫu đã trộn kỹ lên mặt phẳng có lót giấy. San đều mẫu thành hình vuông sao cho chiều dầy lớp hạt không quá 1,5cm đối với hạt có khối lượng 1.000 hạt nhỏ hơn 30 gam và không quá 3cm đối với hạt có khối lượng 1.000 hạt lớn hơn 30g. Dùng thước dẹt chia mẫu theo 2 đường chéo của hình vuông. Thu cất 2 phần đối đỉnh hai phần còn lại được gộp chung vào nhau và tiếp tục chia như vậy cho đến khi đủ lượng hạt cần thiết.

2.3.3. Phương pháp dùng bảng chia mẫu (bảng có ngăn vuông cùng kích thước, một nửa số ngăn có đáy và một nửa số ngăn không đáy xen kẽ). Đặt bảng chia mẫu lên một mặt phẳng có lót giấy. Đổ mẫu đã trộn kỹ, từ từ và đều đặn từ phía này sang phía khác trên khắp bề mặt của bảng 2 - 3 lượt. Cân phần hạt có trong các ngăn có đáy. Phần hạt trên mặt giấy được trộn đều và tiếp tục chia cho đến khi đủ lượng hạt cần thiết.

2.4. Các mẫu trung bình và mẫu lưu

2.4.1. Mẫu trung bình 1 dùng để xác định độ sạch, khả năng nảy mầm, sức nảy mầm và khối lượng 1.000 hạt.

2.4.2. Mẫu trung bình 2 dùng để xác định độ ẩm, tỉ lệ hạt mang vết bệnh và sâu mọt. Mẫu trung bình 2 phải để ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm như nơi lấy mẫu, đựng trong lọ thuỷ tinh có nút kín hoặc 3 lớp túi polyêtylen buộc chặt hoặc gắn kín.

2.4.3. Mẫu trung bình 3 dùng để xác định sâu bệnh, cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.4.4. Mẫu lưu không được dùng để xác định độ ẩm, mức độ sâu bệnh của hạt.

2.4.5. Khối lượng mẫu trung bình , mẫu lưu được quy định trong bảng 1.

2.4.6. Các loại mẫu trung bình, mẫu lưu phải được niêm phong và có nhãn ghi:

- Tên cơ sở có lô hạt giống.

- Tên giống, loại.

- Khối lượng mẫu và khối lượng tạp chất to phải cộng vào mẫu (nếu có).

- Những chỉ tiêu cần kiểm nghiệm.

- Tên và chức vụ người lấy mẫu.



2.5. Khi tiếp nhận mẫu, cơ quan kiểm nghiệm phải kiểm tra lại mẫu và chỉ kiểm nghiệm khi bao, túi, lọ đựng mẫu, niêm phong mẫu còn nguyên vẹn.

Bảng 1

Stt

Tên hạt giống

Khối lượng lô kiểm nghiệm
lớn nhất (tạ)


Khối lượng mẫu trung bình
nhỏ nhất (gam)


Khối lượng mẫu lưu nhỏ nhất (gam)

1

Bạch đàn liễu

1

50

30

2

Bạch đàn chanh

1

50

30

3

Bạch đàn đỏ

1

50

30

4

Bạch đàn trắng

1

50

30

5

Thông nhựa

5

100

50

6

Thông đuôi ngựa

5

100

50

7

Thông ba lá

5

100

50

8

Phi lao

3

100

50

9

Sa mộc

3

150

100

10

Xà cừ

5

150

100

11

Mỡ

10

500

300

12

Bồ đề

20

600

300

13

Giẻ

30

800

400

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ SẠCH

3.1. Dụng cụ

- Kính lúp có độ phóng đại 6 - 15 lần.

- Bộ sàng phân loại hạt.

- Một tấm kính trong suốt cỡ lớn.

- Kẹp gắp.

- Cân có độ chính xác đến 0,01g.

- Một số hộp petri.

3.2. Xác định độ sạch đối với hạt có khối lượng 1.000 hạt lớn hơn 30g

3.2.1. Chia đôi mẫu trung bình 1 theo một phương pháp thích hợp để tiến hành phân tích song song. Xác định khối lượng từng mẫu.

3.2.2. Đổ riêng từng mẫu lên tấm kính (hoặc mặt phẳng), dùng kẹp nhặt riêng từng mẫu thành 2 phần:

- Hạt được tính vào độ sạch

- Tạp chất

Xác định phần hạt được tính vào độ sạch của từng mẫu. Độ sạch của từng mẫu được xác định theo công thức:

ĐS%

Nếu mẫu gốc có tạp chất to độ sạch được xác định theo công thức:

ĐS%

Trong đó:

ĐS: Độ sạch của từng mẫu phân tích song song (%).

S: Khối lượng phần hạt được tính vào độ sạch của từng mẫu phân tích song song (gam).

M: Khối lượng mẫu trung bình (gam).

ti: Khối lượng tạp chất to (nếu có) ở mẫu gốc (gam).

3.2.3. Trị số trung bình độ sạch của 2 mẫu phân tích song song được coi là độ sạch của mẫu thử khi sai số giữa 2 kết quả đo không vượt quá giới hạn lớn nhất cho phép quy định trong bảng 2.

Bảng 2


Trị số trung bình độ sạch của mẫu phân tích song song (%)

Giới hạn sai số lớn nhất cho phép (%)

88,00-99,99

0,2

98-98,99

0,6

96-97,99

1,0

94-95,99

1,4

92,93,99

1,8

90-91,99

2,2

85-89,99

3,0

75-84,99

3,8

65-74,99

4,6

55-64,99

5,4

45-54,99

6,2

3.3. Xác định độ sạch ở những loại hạt có khối lượng 1.000 hạt nhỏ hơn 30 gam

3.3.1. Xác định khối lượng thực tế của mẫu trung bình 1 (M1)

3.3.2. Dùng sàng phân tích loại hạt để sàng lượng mẫu trung bình và loại bỏ tạp chất qua các ngăn sàng, đồng thời nhặt hết tạp chất lớn hơn hạt có trong mẫu.

3.3.3. Lấy 1 phần hạt trong mẫu để loại bỏ tạp chất qua sàng và tạp chất lớn bằng hạt. Xác định khối lượng mẫu phân tích (S).

3.3.4. Đổ mẫu phân tích lên tấm kính phẳng, dùng kẹp gắp nhặt sạch tạp chất có trong mẫu. Cân lượng hạt đã nhặt tạp chất (s).

3.3.5. Độ sạch của mẫu hạt được xác định theo công thức:

ĐS%

Nếu mẫu gốc có tạp chất to, độ sạch được xác định bằng công thức:

ĐS%

Trong đó:

ĐS: Độ sạch của mẫu hạt (%).

M1: Khối lượng thực tế của mẫu trung bình (gam).

S: Khối lượng của mẫu phân tích (gam).

s: Khối lượng của mẫu phân tích đã nhặt sạch tạp chất (gam).

ti: Khối lượng tạp chất to có ở mẫu gốc phải cộng vào mẫu trung bình (gam).

Ghi chú: Khối lượng mẫu, lượng hạt sạch, tạp chất đều được cân chính xác đến 0,1 gam.

4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG NẢY MẦM VÀ SỨC NẢY MẦM

4.1. Nguyên tắc

4.1.1. Xác định khả năng nảy mầm và sức nảy mầm trên các mẫu lấy phân lượng hạt được tính vào độ sạch.

4.1.2. Xác định khả năng nảy mầm và sức nảy mầm trong điều kiện môi trường ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng thích hợp cho sự nảy mầm và phát triển của cây mầm (quy định trong phụ lục).

4.1.3. Phải xử lý để phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt (khi cần thiết) bằng biện pháp thích hợp.

4.1.4. Xác định khả năng nảy mầm và sức nảy mầm dựa trên số hạt mọc thành cây mầm bình thường và tổng số hạt đem thử.

4.2. Điều kiện nảy mầm

4.2.1. Chậu ươm là môi trường để đặt hạt vào thử khả năng nảy mầm hoặc sức nảy mầm. Vật liệu để làm chậu ươm là giấy lọc, bông thấm nước hoặc cát sạch.

Chậu ươm phải vô trùng, không có chất độc ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mầm (nếu dùng cát phải sàng bỏ tạp chất).

4.2.2. Phải bảo đảm điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng cho hạt nảy mầm bình thường (hướng dẫn trong phụ lục).



4.3. Dụng cụ

- Tủ ấm giữ được nhiệt độ từ 21 - 40oC (±1oC).

- Một số hộp petri.

- Khay men.

- Cát hoặc bông thấm nước hoặc giấy lọc.

- Kẹp gắp.

- Các tấm kính và chuông thuỷ tinh (nếu có).

4.4. Tiến hành thử

4.4.1. Trộn đều phân lượng hạt được tính vào độ sạch, lấy ngẫu nhiên 4 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt.

4.4.2. Xử lý phá hủy trạng thái ngủ nghỉ của hạt bằng phương pháp thích hợp (theo Phụ lục).

4.4.3. Đặt hạt của mỗi mẫu 100 hạt vào một chậu ươm, khoảng cách giữa các hạt đều nhau và sao cho hạt khi nảy mầm không chạm vào nhau.

4.4.4. Mỗi chậu ươm phải có nhãn ghi:

- Tên giống ...; loại...

- Ngày đặt hạt vào môi trường.

- Ngày kết thúc nảy mầm.

4.4.5. Trường hợp xuất hiện nhiều nấm bệnh trong quá trình kiểm nghiệm gây khó khăn cho sự đánh giá cây mầm bình thường và không bình thường, thì phải làm kiểm nghiệm lại bằng các mẫu hạt được xử lý bằng thuốc trừ nấm bệnh thường dùng. Qua xử lý nấm bệnh mà khả năng nảy mầm cao hơn không xử lý, cơ quan kiểm nghiệm phải thông báo cho cơ sở có lô hạt biết để có biện pháp khắc phục.

4.5. Tính toán kết quả

4.5.1. Đếm số hạt nảy mầm và cho cây mầm bình thường trong từng mẫu thử. Tính tỷ lệ phần trăm trung bình số hạt cho cây mầm bình thường của 4 mẫu thử. Tính hiệu số giữa 2 số biên (số cây mầm bình thường lớn nhất và nhỏ nhất trong bốn mẫu).

4.5.2. Tỷ lệ phần trăm trung bình của bốn mẫu thử đó được coi là khả năng nảy mầm của lô hạt giống nếu hiệu số giữa hai số biên nhỏ hơn hay bằng sai lệch cho phép ứng với tỷ lệ phần trăm trung bình đó quy định trong bảng 3.

Bảng 3.

Tỷ lệ phần trăm trung bình
của 4 (hoặc 3) mẫu thử


Sai lệch cho phép
giữa 2 số biên (%)


Lớn hơn 90

10

90-80

12

Nhỏ hơn 80

15

4.5.3. Nếu hiệu số giữa 2 số biên lớn hơn sai lệch cho phép phải loại bớt một mẫu có trị số xa nhất so với trị số trung bình của 3 mẫu còn lại và tỷ lệ phần trăm trung bình này được coi là khả năng nảy mầm của lô hạt giống.

Nếu tỷ lệ phần trăm trung bình của 3 mẫu đó vẫn lớn hơn sai lệch cho phép quy định trong bảng 3 thì phải kiểm nghiệm lại.

4.5.4. Nếu lô hạt giống có nhiều cơ sở cùng kiểm nghiệm và cho những kết quả khác nhau thì khả năng nảy mầm của lô hạt là số trung bình của các kết quả kiểm nghiệm, nếu số trung bình đó nhỏ hơn hay bằng sai lệch cho phép quy định trong bảng 4.

Bảng 4.


n Trị số trung bình
của các cơ sở kiểm nghiệm (%)


Sai lệch cho phép
giữa các kết quả kiểm nghiệm (%)


từ 96 - 100

90 - 95


80 - 89

70 - 79


60 - 69

Dưới 60


5

6

7



8

9

10



4.5.5. Kiểm nghiệm sức nảy mầm cũng theo phương pháp tương tự, nhưng thời gian chỉ bằng 1/3 thời gian đầu của kiểm nghiệm khả năng nảy mầm.

4.5.6. Khả năng nảy mầm và sức nảy mầm được ghi chính xác đến con số thứ nhất sau dấu phẩy, theo quy tắc làm tròn số.



PHỤ LỤC

ĐIỀU KIỆN NẢY MẦM CỦA MỘT SỐ LOẠI HẠT GIỐNG LÂM NGHIỆP

Số tt

Tên hạt giống

Tên khoa học

Dụng cụ nảy mầm

Nhiệt độ (oC)

Ánh sáng

Thời gian tính

Tỉ lệ nảy mầm (ngày)

Sức nảy mầm (ngày)

Phương pháp xử lý hạt trước khi đặt hạt vào môi trường

1

Bạch đàn chanh

Eucalyptus citriodora

H,JA,CA

25 - 30

L

10 - 12

4

Ngâm hạt trong nước đến 40 - 50oC

2

Bạch đàn liễu

E. robusta

H,JA,CA

25 - 30

L

10 - 12

4

Không xử lý

3

Bạch đàn đỏ

E. exserta

H,JA,CA

25 - 30

L

10 - 12

4

Không xử lý

4

Bạch đàn trắng

E. camaldulensis

H,JA,CA

25 - 30

L

10 - 12

4

Không xử lý

5

Thông nhựa

Pinus merkusii

H,S,J,A,CA,TA

25 - 30

-

15 - 16

5

Ngâm hạt trong nước ấm 40oC trong 8 giờ

6

Thông đuôi ngựa

P. massoniana

H,S,J,A,CA,TA

25 - 30

-

15 - 16

5

Ngâm hạt trong nước ấm 40oC trong 8 giờ

7

Thông ba lá

P. kesiya

H,S,J,A,CA,TA

25 - 30

-

15 - 16

5

Ngâm hạt trong nước ấm 40oC trong 8 giờ

8

Phi lao

Casuarrina equisetifolia

H,S,J,A,CA,TA

25 - 30

L

15 - 16

5

Ngâm hạt trong nước ấm 40oC trong 8 giờ

9

Sa mộc

Cunninghamia lanceolata

H,S,J,A,CA,TA

25 - 30

L

15 - 16

5

Ngâm hạt trong nước ấm 40oC trong 8 giờ

10

Xà cừ

Khaya senegaiensis

S,CA,TA

25 - 30

L

15 - 16

5

Ngâm hạt trong nước 40oC trong 8 giờ

11

Mỡ

Manglietia glauca

S,CA,TA

25 - 30

-

28 - 30

9 - 10

Ngâm hạt trong nước 40oC trong 8 giờ

12

Bồ đề

Styrax tonkinensis

S,CA,TA

25 - 30

-

20 - 22

6 - 7

Ngâm hạt trong nước 40oC trong 8 giờ

13

Giẻ

Fagus spp

S,CA,TA

25 - 30

-

26 - 28

8 - 9

Ngâm hạt trong nước 40oC trong 8 giờ

5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM

5.1. Nguyên tắc

5.1.1. Không được làm thay đổi độ ẩm của hạt giống trong quá trình lấy mẫu, bảo quản mẫu, chuẩn bị mẫu để kiểm nghiệm.

5.1.2. Độ ẩm của hạt giống được xác định bằng phương pháp sấy khô trong tủ sấy đến khối lượng không đổi.

5.2. Dụng cụ

- Hộp nhôm hình trụ có nắp đậy kín hoặc chén sứ

- Tủ sấy có quạt gió và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, ổn định ở 130oC ± 3oC (hoặc 105oC ± 2o C.)

- Bình hút ẩm

- Cân có độ chính xác đến 0,01 gam

- Cối xay nhỏ khô sạch với các chi tiết làm bằng vật liệu không thấm nước.



5.3. Chuẩn bị thử

5.3.1. Đổ mẫu trung bình vào túi hay bao rộng hơn rồi buộc chặt miệng, xáo trộn đều và lấy ra một lượng hạt làm mẫu phân tích với khối lượng cho từng loại được quy định trong bảng 5.



Bảng 5.

Hạt có khối lượng 1000 hạt (gam)

Lượng mẫu để phân tích độ ẩm (gam)

Nhỏ hơn 10

từ 10 - 20

21 - 30

31 - 40


Lớn hơn 40

3

5

10



20

100


5.3.2. Đối với những loại hạt to hoặc vỏ cứng, cho toàn bộ mẫu phân tích vào cối xay, xay thành bột.

5.4. Tiến hành thử

5.4.1. Xác định khối lượng từng hộp nhôm (hoặc chén sứ) đã được sấy khô.

5.4.2. Chia mẫu phân tích thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần cho vào một hộp nhôm hoặc chén sứ. Cân từng hộp.

5.4.3. Đặt hai hộp hoặc chén sứ đựng mẫu đó gần nhau và cùng độ cao vào tủ sấy đã được nung nóng ở 120oC. Điều chỉnh và giữ nhiệt độ ở 120oC cho đến khi cân liên tiếp 2 lần thấy khối lượng các hộp hoặc chén mẫu không chênh lệch quá 0,01gam.

5.4.4. Lấy hộp hoặc chén đựng mẫu cho vào bình hút ẩm trong 30 phút

5.4.5. Cân riêng từng hộp hoặc chén đựng mẫu sau khi sấy

5.4.6. Tính toán kết quả.

Độ ẩm của mẫu thử được xác định theo công thức:



Trong đó:

W- Độ ẩm của hạt (%)

G0- Khối lượng hộp nhôm (hoặc chén sứ) đã sấy khô (gam)

G1- Khối lượng hộp nhôm (hoặc chén sứ) đã sấy khô và mẫu chưa sấy (gam)

G2- Khối lượng hộp nhôm (hoặc chén sứ) và mẫu đã sấy khô (gam)



Ghi chú: Khối lượng hộp nhôm hoặc chén sứ, hộp mẫu chưa sấy và đã sấy được cân chính xác đến 0,01gam.

6. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG 1.000 HẠT

6.1. Nguyên tắc

6.1.1. Khối lượng 1.000 hạt được xác định trên mẫu hạt đã làm sạch tạp chất.

6.1.2. Khối lượng 1.000 hạt được quy về khối lượng 1.000 hạt ở độ ẩm tiêu chuẩn và trong một số trường hợp được quy về khối lượng 1.000 hạt ở độ khô tuyệt đối.

6.2. Dụng cụ

- Bảng đếm hạt (hoặc kẹp gắp và tấm kính)

- Cân phân tích có độ chính xác đến 0,01gam

6.3. Phương pháp xác định

6.3.1. Lấy 4 mẫu 100 hạt và cân để xác định khối lượng từng mẫu.

6.3.2. Tính khối lượng trung bình của 4 mẫu đó

Trong đó:

G là khối lượng trung bình của 4 mẫu 100 hạt

g1, g2, g3, g4 là khối lượng của từng mẫu 100 hạt

6.3.3 Khối lượng 1.000 hạt của mẫu là: G x 10, khi hiệu số giữa 2 số biên (giữa mẫu 100 hạt có khối lượng lớn nhất và nhỏ nhất trong 4 mẫu) nằm trong giới hạn sai số cho phép dưới đây:


Khối lượng 1.000 hạt (gam)

Sai số cho phép (%)

£ 25

6

> 25

10

6.3.4. Chuyển khối lượng 1.000 hạt ở độ ẩm thực tế về khối lượng 1.000 hạt ở độ ẩm tiêu chuẩn và độ khô tuyệt đối theo công thức:

Trong đó:

Gtc- Khối lượng 1.000 hạt ở độ ẩm tiêu chuẩn (gam)

Gtt- Khối lượng 1.000 hạt ở độ ẩm thực tế (gam)

GK- Khối lượng hạt ở độ khô tuyệt đối (gam)

Wtc- Độ ẩm tiêu chuẩn của hạt (%)

Wtt- Độ ẩm thực tế của hạt (%)

7. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SÂU MỌT SỐNG VÀ VẾT BỆNH HẠI TRÊN HẠT

7.1. Nguyên tắc

Quan sát bằng mắt thường kết hợp quan sát bằng kính lúp để tìm sâu, mọt, côn trùng sống có trong hạt và vết bệnh hại trên hạt.



7.2. Dụng cụ

- Khay men trắng.

- Kẹp gắp.

- Một số hộp Petri.

- Cân có độ chính xác đến 0,1g.

- Kính lúp có độ phóng đại 6- 15 lần.

- Lưỡi dao mỏng, sắc.

7.3. Phương pháp xác định

7.3.1. Xác định sâu mọt sống

a) Đối với hạt có khối lượng 1.000 hạt lớn hơn 20g (Thông, Mỡ, Bồ đề, Giẻ). Lấy 200 hạt từ mẫu trung bình 2 ngâm trong nước 300C cho hạt mềm. Dùng dao tách tử diệp hoặc phôi để quan sát. Đếm số sâu, mọt, nhộng, trứng sâu có trong những hạt đó.

Số sâu mọt, trứng, nhộng trong 1 kg hạt được tính theo công thức:



Trong đó:

C - Số con sâu, mọt, nhộng, trứng có trong 1kg hạt giống

c - Số con sâu, mọt, nhộng, trứng có trong 200 hạt mẫu (mẫu phân tích)

m - Khối lượng mẫu phân tích (200 hạt) (gam).

b) Đối với những hạt nhỏ còn lại, quan sát toàn bộ mẫu trung bình 2 bằng mắt thường kết hợp với kính lúp. Đếm số sâu mọt, trứng, nhộng có trong mẫu. Số sâu, mọt, nhộng, trứng trong 1kg hạt giống được xác định theo công thức:



Trong đó:

C- Số sâu, mọt, nhộng, trứng có trong 1kg hạt giống

c- Số sâu, mọt, nhộng, trứng có trongmẫu trung bình 2

m- Khối lượng mẫu trung bình 2.

7.3.2. Xác định vết bệnh trên hạt. Lấy ngẫu nhiên 400 hạt từ mẫu trung bình 2. Dàn hạt trên khay men, quan sát bằng mắt thường kết hợp với kính lúp. Nhặt riêng những hạt có vết bệnh.

Tỷ lệ hạt mang vết bệnh được tính theo công thức:

B% = Số hạt mang vết bệnh : 4



Ghi chú: Hạt có vết bệnh là những hạt có mang những vết đặc trưng cho một số loại bệnh hại phổ biến có trên hạt.

tải về 138.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương