TIÊu chuẩn việt nam tcvn 1640: 1986



tải về 21.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích21.29 Kb.
#9874
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1640:1986

MÁY NÔNG NGHIỆP - LƯỠI CÀY



Agricultural machine - Plowshore

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1640-75.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các lưỡi cày có chiều rộng làm việc 25; 30 và 35 cm không lắp mũi đục của các loại cày máy thông dụng.

1. Thông số và kích thước cơ bản

1.1. Thông số và kích thước cơ bản của lưỡi cày phải phù hợp với bảng và hình vẽ (hình 1; 3 đối với lưỡi cày hình dục, hình 2; 4 đối với lưỡi cày hình thang).



Tên gọi các thông số và kích thước

Dạng

Dạng bề mặt làm việc của lưỡi diệp

Loại thuộc

Chiều rộng làm việc của xá cày, cm

25

30

35

35

Góc đặt trụ cày trong mặt bằng độ

42

42

42

38

Chiều dài mép sắc của lưỡi cày L, mm

440

500

575

618

Chiều dài sống lưng của lưỡi cày L1, mm

302

380

405

405

Góc giữa sống lưng và đường thẳng qui ước đi qua hai nút của mép đồng (độ)

133030

137030

Khoảng cách giữa tâm lỗ thứ nhất đến điểm đầu mép đồng L, lỗ m

87

98

98

112

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Lưỡi cày hình thang và hình dục phải được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn này và theo bản vẽ đã duyệt đúng thủ tục quy định.

2.2. Lưỡi cày phải chế tạo bằng thép 65 Mn theo TCVN 1966-75 hoặc bằng thép có cơ lý tính tương đương.

2.3. Lưỡi cày phải được nhiệt luyện. Bề rộng vùng nhiệt luyện của lưỡi cày phải nằm trong khoảng 25 ¸ 45 mm.

2.4. Độ cứng vùng nhiệt luyện của lưỡi cày phải đạt 40 ¸ 52HRC

2.5. Bề mặt làm việc của lưỡi cày không được có nếp nhăn vết nứt rạn hoặc gỉ sắt.

2.6. Toàn bộ mép sắc của lưỡi cày phải được mài sắc từ phía bên mặt làm việc. Chiều dày mép sắc không được lớn hơn 0,5 mm.

Góc mài ở phần thẳng phải nằm trong giới hạn 23 – 320.

2.7. Sai lệch độ thẳng của sống lưng với lưỡi cày không được lớn hơn ± 2 mm. Độ cong lồi về phía làm việc của lưỡi cày đo theo mép sắc không được lớn hơn 4 mm. Không cho phép sống lưng và mép sắc của lưỡi cày cong về phía ngược lại.

2.8. Thời hạn sử dụng của một lưỡi cày không được ít hơn 20 ha, trừ trường hợp làm việc ở các loại đất có tính mài mòn cao như đất lẫn nhiều sỏi và cát khô, đất cát và đất có nhiều đá.

  

3.3. Kiểm tra lưỡi cày theo điều 2.4 bằng cách tại 3 điểm trên bề mặt làm việc lưỡi cày như trên hình 5 và theo TCVN 256-67; TCVN 257-67.

3.4. Khách hành có quyền kiểm tra để nghiệm thu theo yêu cầu của tiêu chuẩn này. Số lượng lưỡi cày lấy ra từ mỗi lô để kiểm tra bằng 2% nhưng không ít hơn 8 cái.

3.5. Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu (dù chỉ theo một yêu cầu của tiêu chuẩn này) thì phải tiến hành kiểm tra lần 2 với số lượng lưỡi cày gấp đôi trong cùng lô. Nếu kết quả kiểm tra lần này vẫn không đạt yêu cầu thì toàn bộ lô đó không được thu nhận.

  

4. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản

4.1. Trên mặt sau của lưỡi cày ở chỗ dễ thấy phải ghi ký hiệu của cơ sở chế tạo, số hiệu của tiêu chuẩn này.

4.2. Cho phép buộc lưỡi cày bằng dây thép thành từng bó, khối lượng không quá 40 kg đối với lưỡi cày rời (không lắp trên thân cày).

4.3. Phải bảo đảm lưỡi cày không được hư hỏng trong khi vận chuyển.

4.4. Lưỡi cày phải được bôi mỡ hoặc sơn chống gỉ. Trước khi bôi mỡ hoặc sơn phải đánh sạch gỉ sắt, các vết bẩn khác và làm khô bề mặt lưỡi cày.

Lưỡi cày phải để ở nơi khô ráo, không có hoá chất.

4.5. Trên mỗi kiện hàng lưỡi cày phải kèm theo giấy chứng nhận bảo đảm sự phù hợp của lưỡi cày với các yêu cầu của tiêu chuẩn này, trong đó ghi rõ:

a) Ký hiệu cơ sở chế tạo.

b) Tên và số lượng sản phẩm.

c) Ngày xuất xưởng.



d) Số hiệu của tiêu chuẩn này.

đ) Dấu của KCS, hoặc chữ ký nghiệm thu kiện hàng.

tải về 21.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương