TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9666 : 2013 iso 13965: 1999



tải về 187.47 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích187.47 Kb.
#39456
1   2

11.1.2. Hàm lượng glucose

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, tiến hành trên cùng một nguyên liệu thử chứa từ 0,3% đến 1,2% khối lượng glucose, thực hiện trong cùng một phòng thử nghiệm, do cùng một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong khoảng thời gian ngắn, không được quá 5% các trường hợp vượt quá giới hạn độ lặp lại rg tính được bằng công thức sau:

rg = 0,197 + 0,070 x

trong đó:

rg là giới hạn độ lặp lại, tính bằng phần trăm khối lượng đối với hàm lượng glucose;

là trung bình của hai kết quả đối với hàm lượng glucose.



11.2. Độ tái lập

11.2.1. Hàm lượng tinh bột không chứa nước

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ thu được khi áp dụng cùng một phương pháp, tiến hành trên cùng mẫu thử chứa hàm lượng tinh bột từ 0,3% đến 5,0% khối lượng, thực hiện trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không được quá 5% các trường hợp vượt quá giới hạn độ tái lập tính được bằng công thức sau:

Rs = 0,229 + 0,232

Trong đó:

Rs là giới hạn độ tái lập, tính bằng phần trăm khối lượng đối với hàm lượng tinh bột không chứa nước;

là trung bình của hai kết quả đối với hàm lượng tinh bột không chứa nước.



11.2.2. Hàm lượng glucose

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ thu được khi áp dụng cùng một phương pháp, tiến hành trên cùng mẫu thử chứa hàm lượng glucose từ 0,3% đến 1,2% khối lượng, thực hiện trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không được quá 5% các trường hợp vượt quá giới hạn độ tái lập tính được bằng công thức sau:

Rg = 0,232 + 0,086

Trong đó:

Rg là giới hạn độ tái lập, tính bằng phần trăm khối lượng đối với hàm lượng glucose;

là trung bình của hai kết quả đối với hàm lượng glucose.



12. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

- mọi thông tin cần thiết về nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

- phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

- phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;

- mọi điều kiện thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc được coi là tùy chọn, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả.

- kết quả thử nghiệm thu được;

- nếu đáp ứng yêu cầu về độ lặp lại thì ghi kết quả cuối cùng thu được.


PHỤ LỤC A

(Tham khảo)



Ví dụ về đồ thị và ngoại suy giá trị độ hấp thụ



Hình A.1 - Ví dụ về đồ thị và ngoại suy giá trị độ hấp thụ
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 4833-1 (ISO 3100-1), Thịt và sản phẩm thịt - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử - Phần 1: Lấy mẫu

[2] TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.

[3] TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[4] Method No. 145 (1993). Starch and Glucose: Enzymatic Determination in Foods. Nordic Committee on Food Analysis (NMKL), Esbo, Finland (in English and Scandinavian) (UDC 577.1 - 5.08:641.13).

[5] Method No. 07.00-25(1983). Determination of Starch in Meat Products. Amtliche Sammlung von Untersuchungsverfahren nach Paragraph 35 LMBG (in German).



1) Termamyl® là ví dụ về sản phẩm phù hợp bán sẵn từ Novo, Đan Mạch và Tecator, Thụy Điển. Thông tin này đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng sản phẩm này.

*) TCVN 4833-1 (ISO 3100-1) đã bị hủy và được thay thế bằng TCVN 7925 (ISO 17604), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp lấy mẫu thân thịt tươi để phân tích vi sinh vật.


tải về 187.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương