TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9602-2: 2013 iso 13053-2: 2011



tải về 0.67 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.67 Mb.
#35446
1   2   3   4   5   6   7

Tờ dữ kiện 20 - Chỉ số

NÓ BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Chỉ số là thước đo được thiết kế để theo dõi thay đổi của một đại lượng quan trọng, ở các khoảng thời gian xác định trước. Đặc điểm quan tâm nhất của chỉ số là nó gắn với chuẩn mực tính năng. Theo phương pháp tiếp cận 6-Sigma, các chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất là:

1. chỉ số về tỷ lệ dữ liệu đầu ra hoặc dữ liệu đầu vào ảnh hưởng tiêu cực (hoặc khuyết tật) do một quá trình tạo ra: % (phần trăm), ppm (phần triệu) hoặc DPMO (khuyết tật trên một triệu cơ hội); hoặc

2. chỉ số năng lực quá trình hoặc tỷ lệ hiệu năng quá trình: Cp, Cpk, Pp, Ppk hoặc z, số lượng độ lệch chuẩn quá trình.

Các chỉ số kinh doanh khác được sử dụng trong thực tiễn như tỷ lệ trả lại sản phẩm, giao hàng đúng hạn, hoặc số lượng khiếu nại của khách hàng, cùng với thước đo tổng thể về chất lượng được gọi là COQ (chi phí chất lượng) hoặc COPQ (chi phí do chất lượng kém).


NÓ ĐÓNG VAI TRÒ GÌ?

1. Cung cấp thông tin theo thời gian cho nhóm 6-Sigma về cách thức một quá trình được thực hiện.

2. Được sử dụng để thể hiện cấp độ của CTQC (đặc trưng thiết yếu về chất lượng).


CẦN PHẢI LÀM NHỮNG GÌ?

1. Tính phần triệu: ppm

yppm = x 1 000 000

2. Tính số khuyết tật trên một triệu cơ hội (hoặc không phù hợp: DPMO)

yDPMO = x 1 000 000

3. Tính chỉ số năng lực quá trình hoặc một tỷ lệ năng lực quá trình: Cp

Cp = 


HƯỚNG DẪN

1. Cho rằng quá trình được cải tiến liên tục, các cấp độ hiệu năng của chúng được cải tiến thường xuyên, đến điểm sử dụng các đơn vị % (ví dụ 0,0015%) trở nên hoàn toàn không thực tế, do đó dẫn đến sự chuyển đổi sang ppm đưa ra các giá trị hữu ích hơn.

2. Các ví dụ minh họa

a. quá trình dẫn đến 11% viên gạch có khuyết tật, nghĩa là: 110 000 ppm, hoặc

b. vượt quá thời hạn cuối cùng 0,0015%, nghĩa là: 15 ppm.

3. Quá trình bất kỳ có thể có nhiều loại khuyết tật khác nhau. DPMO tính toán tính đến thực tế này.

4. Các ví dụ minh họa về quá trình giao bánh pizza: ba loại khuyết tật (giao hàng muộn, pizza nguội và pizza không phù hợp theo đơn hàng), tổng số 36 khuyết tật, 50 000 lần giao hàng:

YDPMO = x 1000 000 = x 1000 000 240

5. Đảm bảo rằng nhóm hoàn toàn thông thuộc các nguyên tắc thống kê làm cơ sở cho cách thức tính toán Cp và z.

6. Trước khi tính toán Cp hoặc z, kiểm tra dữ liệu được phân bố chuẩn vì việc tính toán là khác nhau khi phân bố không chuẩn.



TÌM HIỂU THÊM:

Xem ISO/TR 22514-4[21].



Tờ dữ kiện 21 - Phân tích lãng phí

NÓ BAO GỒM NHỮNG GÌ?

"7 sự lãng phí" ban đầu được Taiichi Ohno ở Toyota mô tả là các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng mà lại gia tăng thêm chi phí.

Mặc dù chúng thường đặc trưng trong các thiết lập sản xuất, "7 sự lãng phí" này có thể được mô tả dễ dàng trong các dịch vụ, kinh doanh và trong các chức năng quản trị khu vực tư hoặc công.

1. Lãng phí do sản xuất thừa: nguy hiểm nhất trong tất cả, vì nó quyết định các dạng thức lãng phí khác thông qua việc sản xuất nhiều hơn cần thiết hoặc bằng cách sản xuất các hạng mục sớm hơn dự định, ví dụ: nguyên liệu quảng cáo, các hạng mục hoàn thành trước kế hoạch, v.v…

2. Lãng phí do thời gian chờ đợi: sử dụng thời gian chờ đợi cái gì đó xảy ra, ví dụ: đợi sửa chữa, hết nguyên liệu thô, các cuộc họp không hiệu quả, v.v…

3. Lãng phí do các hoạt động vận chuyển không cần thiết: bao gồm bất kỳ sự di chuyển thiết bị nào hoặc các phần không mang lại giá trị gia tăng, ví dụ: sử dụng các dịch vụ vận chuyển đặc biệt để vận chuyển một phần do sản xuất một phần chậm kế hoạch, v.v…

4. Lãng phí do xử lý quá mức: các thủ tục phức tạp, rườm rà do thiết kế quá trình quá phức tạp không phù hợp với nhu cầu thực tế: ví dụ: thói quan liêu giấy tờ.

5. Lãng phí do hàng tồn kho dư thừa: hàng tồn kho nhiều hơn cần thiết, ví dụ: khi một số lượng lớn được mua với cố gắng để hưởng lợi từ giảm giá theo số lượng.

6. Lãng phí do sự di chuyển: di chuyển không cần thiết do bố trí thiết kế kém, ví dụ: thành phẩm lưu kho cách xa bến vận chuyển.

7. Lãng phí do khuyết tật sản phẩm: sản xuất các sản phẩm bị loại bỏ ở khâu kiểm soát chất lượng, hoặc các dịch vụ không thỏa mãn, ví dụ: khách hàng trả về.



NÓ ĐÓNG VAI TRÒ GÌ?

Nhấn mạnh "7 sự lãng phí" này làm cho có thể bắt đầu loại trừ hầu hết tất cả các yếu tố tạo ra "sự lãng phí", cắt giảm đáng kể chi phí và tăng hiệu suất lao động.



CẦN PHẢI LÀM NHỮNG GÌ?

Lãng phí cần được phát hiện, xử lý, loại trừ và thường xuyên kiểm tra kỹ lưỡng để ngăn ngừa sự tái diễn không mong muốn.

a. Sơ đồ quá trình.

b. Thành lập lực lượng đặc biệt để nhận biết các bước quá trình có sự lãng phí.

c. Xác định chi phí hàng năm.

d. Ưu tiên các hoạt động cần đưa vào.

e. Tái thiết kế các quá trình, lần này loại trừ nguồn gây lãng phí.


HƯỚNG DẪN

Các công cụ "7 sự lãng phí" cần được xử lý cẩn trọng, vì lãng phí thường giảm với thực tiễn lâu dài và thậm chí đôi khi với cả kết cấu tổ chức phổ biến.

Các công cụ "7 sự lãng phí" là một thành phần quan trọng trong quản lý tinh gọn hoặc phương pháp tiếp cận vừa đúng lúc.


TÌM HIỂU THÊM:

Tra cứu thông tin trên Hệ thống Sản xuất Toyota (TPS), ví dụ, Ohno[42].



Tờ dữ kiện 22 - Phân tích dòng giá trị (VSM)

NÓ BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Là hệ thống nơi làm việc để đạt được - ít nhất là chi phí - chỉ các chức năng sản phẩm hoặc dịch vụ cần thiết trong khi đồng thời tạo ra các cải tiến phát sinh trong các yếu tố mà chi phối chất lượng, sự an toàn, tính bền vững và thiết kế của chúng.



NÓ ĐÓNG VAI TRÒ GÌ?

1. Phân tích dòng giá trị là một công cụ kinh tế chính đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

2. Cắt giảm các chi phí sản xuất tới mức tối thiểu bằng cách chỉ sản xuất những gì thực sự cần thiết.

3. Xây dựng các khái niệm mới như một phần của cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.



CẦN PHẢI LÀM NHỮNG GÌ?

Phân tích giá trị gia tăng được thực hiện theo lịch trình "kế hoạch công việc" theo bảy giai đoạn sau:

a. định hướng các hành động kỹ thuật 'giá trị';

b. thu thập thông tin;

c. phân tích chức năng và chi phí - xác nhận nhu cầu và mục tiêu;

d. tạo ra các ý tưởng và hướng giải pháp tiềm năng;

e. kiểm nghiệm và đánh giá các giải pháp;

f. dự báo - trình bày các giải pháp lựa chọn - ra quyết định; và

g. thực hiện.


HƯỚNG DẪN

i. Đây là phương pháp cần được sử dụng ngay sau khi sản phẩm hoặc dịch vụ có dấu hiệu lỗi thời, không đủ tính cạnh tranh, quá tải hoặc - tổng quát hơn - không phù hợp với nhu cầu của khách hàng hoặc nhu cầu thị trường.

ii. Áp dụng cho mọi cấp độ của quá trình sản xuất: từ thiết kế đến bán hàng và đến sản xuất.


TÌM HIỂU THÊM:

Xem Boulet[31] and Petitdemange [43].



Tờ dữ kiện 23 - Mô hình cung cấp dịch vụ

NÓ BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Cung cấp dịch vụ là quá trình cần thiết đối với một doanh nghiệp sản xuất dịch vụ mà doanh nghiệp đang tiếp thị.

Mô hình cung cấp dịch vụ nhấn mạnh ba thành phần quá trình chính:

1. "vai trò của khách hàng", có thể khác nhau giữa mức độ tham gia cao trong đó khách hàng được mô tả là tích cực và mức độ liên quan thấp, trong đó khách hàng bị 'chi phối'.

2. "vai trò liên kết của khách hàng", có thể khác nhau giữa sự tham gia cao và thấp, và

3. "phương tiện truyền thông vật lý", thực hiện các yêu cầu của hiệu năng "kinh nghiệm dịch vụ": phong cách và các cảm giác liên quan, và hiệu năng "chức năng" được thiết kế để tạo thuận lợi cho cung cấp dịch vụ về điều kiện vật chất.

Dịch vụ được một thực thể nhận biết có thể được liệt kê và đánh giá theo một số chuẩn mực chất lượng và hiệu năng. Ví dụ: đi du lịch từ một quốc gia này đến một quốc gia khác là một thực thể dịch vụ do một cơ quan thực hiện. "Thực thể dịch vụ" này có thể có chất lượng tốt hoặc kém và có chi phí. Thực thể dịch vụ này được khách hàng khởi động bằng sự tương tác nhất định với một "giao diện" và được hỗ trợ bởi một số phương tiện truyền thông vật lý.

Các dịch vụ tiếp thị điện tử và web là các công cụ trực tuyến cho sản xuất dịch vụ.



NÓ ĐÓNG VAI TRÒ GÌ?

Các mô hình cung cấp dịch vụ giống như bất kỳ sơ đồ quá trình nào có thể được sử dụng để chi tiết hóa tất cả các dòng cung cấp dịch vụ và xác định các CTQ dựa trên ba thành phần được nhấn mạnh,

Xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ đối với mỗi dịch vụ riêng lẻ là một phương pháp hiệu quả để hiểu rõ được về cách thức dịch vụ cần được tổ chức, với quan điểm đứng trên quan điểm của khách hàng.

Mô hình cung cấp dịch vụ được sử dụng ở bước 3 của giai đoạn "xác định" và bước 1 của giai đoạn "phân tích".



CẦN PHẢI LÀM NHỮNG GÌ?

Thiết lập hướng đi (tuyến đường, đi lại, khảo sát…) của khách hàng và tập trung vào những điểm chính khi một số sự lựa chọn được đưa ra.

Sau đó, theo hướng này, mô tả các điểm tiếp xúc khác nhau với các vai trò liên kết của họ. Cuối cùng, chỉ ra hỗ trợ vật chất chính được sử dụng cùng với hướng đi đó. Điều này đưa ra mô hình cung cấp dịch vụ.


HƯỚNG DẪN

Sử dụng phương pháp tiếp cận này đối với các hoạt động dịch vụ như du lịch, đi lại, thời gian nhàn rỗi, vui chơi giải trí, trong đó quản lý chi phí và sự thỏa mãn của khách hàng (CTQ) là các vấn đề cốt lõi.



TÌM HIỂU THÊM:

Xem Eiglier[36].



Tờ dữ kiện 24 - Kiểm nghiệm giả thuyết

NÓ BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Thực hiện kiểm nghiệm thống kê trên các giá trị hoặc đẳng thức của các tham số thống kê như

a. giá trị trung bình,

b. phương sai hay độ lệch chuẩn, hoặc

c. tỷ lệ của một hoặc nhiều thuộc tính trong dữ liệu (ví dụ: "tốt" hay "xấu").


NÓ ĐÓNG VAI TRÒ GÌ?

1. Kiểm nghiệm thống kê so sánh một hoặc nhiều mẫu dữ liệu được sử dụng để trả lời hai tình huống kinh điển sau.

a. Đối với một mẫu cho trước đại diện một giải pháp ứng cử: giải pháp này có cho phép chúng ta đạt được mục tiêu hoặc giá trị mục tiêu mà chúng ta đang tìm kiếm không?

b. Giữa hai mẫu, mỗi mẫu đại diện cho một giải pháp khác nhau: một trong những giải pháp này đưa ra các kết quả khác biệt đáng kể so với giải pháp kia không hoặc, một cách khác, một trong những giải pháp tốt hơn hoặc kém hơn nhiều so với giải pháp kia không?

2. Điều này có nghĩa rằng các kiểm nghiệm này có thể được sử dụng để

a. kiểm tra xem một giải pháp có mang lại các kết quả kỳ vọng hay không, hoặc

b. so sánh các kết quả giữa các giải pháp ứng cử khác nhau.


CẦN PHẢI LÀM NHỮNG GÌ?

Bảng dưới đây nhấn mạnh các kiểm nghiệm thống kê phổ biến nhất được sử dụng.




Tham số

So sánh với giá trị mục tiêu hoặc mục tiêu

So sánh giữa hai giá trị

Giá trị trung bình

Kiểm nghiệm t

Kiểm nghiệm-t hoặc ANOVA

Phương sai hay độ lệch chuẩn

Kiểm nghiệm khi bình phương

Kiểm nghiệm F

Kiểm nghiệm LEVENE

Kiểm nghiệm SNEDECOR


Tỷ lệ hoặc tần suất

Kiểm nghiệm nhị thức

Kiểm nghiệm Poisson

Kiểm nghiệm xấp xỉ phân bố chuẩn


Kiểm nghiệm xấp xỉ phân bố chuẩn

HƯỚNG DẪN

TÌM HIỂU THÊM:

Xem ISO 2854[1] and ISO 11453[10].



Tờ dữ kiện 25 - Hồi quy và tương quan

NÓ BAO GỒM NHỮNG GÌ?

1. Thu thập dữ liệu "theo cặp" (X và Y).

2. Đưa ra đồ thị phân tán của dữ liệu.

3. Tính toán một đường thẳng "khớp nhất" thông qua các điểm được vẽ.

4. Đo lường mức độ hợp lý X dự đoán giá trị của Y.


NÓ ĐÓNG VAI TRÒ GÌ?

Để kiểm tra và/hoặc chứng minh mối quan hệ định lượng giữa hai biến.

VÍ DỤ: Độ dài của bàn chân người = f (chiều cao của người) + f (chiều dài trẻ sơ sinh).


CẦN PHẢI LÀM NHỮNG GÌ?

1. Thu thập dữ liệu "theo cặp" (X và Y).

2. Đưa ra một đồ thị phân tán dữ liệu và kiểm tra mọi mối quan hệ. Xử lý nếu có mối quan hệ tuyến tính hợp lý. Nếu không thì, tìm sự giúp đỡ của chuyên gia.

3. Tính toán đường thẳng tốt nhất bằng cách sử dụng mô hình sau đây:



= b0 + b1X

trong đó b0­ và b1 được tính từ dữ liệu bằng cách sử dụng các phương trình sau đây:



b1 = và b0 =

4. Tính hệ số tương quan bằng cách sử dụng phương trình sau đây:



r =


tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương