TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9466: 2012 astm d6009-12



tải về 1.2 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.2 Mb.
#39585
  1   2   3   4   5   6
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9466:2012

ASTM D6009-12

CHẤT THẢI RẮN - HƯỚNG DẪN LẤY MẪU TỪ ĐỐNG CHẤT THẢI

Standard guide for sampling waste piles

Lời nói đầu

TCVN 9466:2012 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D6009-12 Standard guide for sampling waste piles với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D 6009-12 thuộc bản quyền ASTM quốc tế.

TCVN 9466:2012 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 200 Chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT THẢI RẮN - HƯỚNG DẪN LẤY MẪU TỪ ĐỐNG CHẤT THẢI

Standard guide for sampling waste piles

1. Phạm vi áp dụng



1.1. Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn để lấy mẫu đại diện từ đống chất thải. Hướng dẫn này được đưa ra để đánh giá địa điểm, thiết kế lấy mẫu, lựa chọn thiết bị và diễn giải dữ liệu.

1.2. Các đống chất thải gồm cả các khu vực được dùng chủ yếu để lưu giữ chất thải hoặc thải bỏ chất thải kể cả các phần đất thải khô ở phía trên. Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng để lấy mẫu các đống chất thải đô thị.

1.3. Tiêu chuẩn này đề cập đến thiết kế lấy mẫu và phương pháp lấy mẫu theo các đặc trưng của đống chất thải.

1.4. Các giá trị tính theo hệ SI là giá trị tiêu chuẩn. Các giá trị trong ngoặc đơn dùng để tham khảo.

1.5. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ASTM D1452, Practice for soil exploration and sampling by auger borings (Thực hành thăm dò đất và lấy mẫu bằng mũi khoan).

ASTM D1586, Test method for penetration test (SPT) and split-barrel sampling of soils (Phương pháp thử đâm xuyên và tách - Lấy mẫu đất bằng thùng).

ASTM D1587, Practice for thin-walled tube sampling of soils for geotechnical purpose (Thực hành dùng ống mỏng lót thành để lấy mẫu đất cho các mục đích địa kỹ thuật).

ASTM D4547, Guide for sampling waste and soils for volatile organic compounds (Hướng dẫn lấy mẫu chất thải và mẫu đất đối với các hợp chất hữu cơ bay hơi).

ASTM D4687, Guide for general planning of waste sampling (Hướng dẫn lập kế hoạch chung về lấy mẫu chất thải).

ASTM D4700, Guide for soil sampling from the vadose zone (Hướng dẫn lấy mẫu đất từ vùng nước ngầm).

ASTM D4823, Guide for core sampling submerged, unconsolidated sediments (Hướng dẫn lấy mẫu những cặn lắng bị ngập và không bền vững).

ASTM D5088, Practice for decontamination of fiel equipment used at waste sites (Thực hành khử nhiễm bẩn của các thiết bị hiện trường được dùng tại các điểm chất thải).

ASTM D5314, Guide for soil gas monitoring in the vadose zone (Hướng dẫn quan trắc khí đất trong vùng nước ngầm).

ASTM D5451, Practice for sampling using a trier sampler (Thực hành lấy mẫu dùng bộ lấy mẫu thí nghiệm).

ASTM D5518, Guide for acquisition of file aerial photography and imagery for establishing historic site- use and surficial conditions (Thực hành thu thập chụp ảnh viễn thám và ảnh để thiết lập địa điểm lịch sử - Các điều kiện sử dụng).

ASTM D5681, Terminology for waste and waste management (Thuật ngữ về chất thải và quản lý chất thải).

ASTM D5730, Guide for site characterization for environmental purposes with emphasis on soil, rock, the vadose zone and ground water (Hướng dẫn đặc trưng hóa địa điểm cho các mục đích môi trường với lưu ý đến đất, đá, vùng nước ngầm).

3. Thuật ngữ, định nghĩa

3.1. Thuật ngữ và định nghĩa riêng cho tiêu chuẩn này (Xem ASTM D5681 Thuật ngữ).

3.1.1.

Điểm nóng (hot spots)

Các lớp có chứa nồng độ cao của các đặc tính quan tâm và có kích thước tương đối nhỏ khi so sánh với kích thước tổng thể của các chất đang được lấy mẫu.



3.1.2.

Mu đại diện (representative sample)

Mẫu được lấy theo cách thức mà phản ánh một hoặc nhiều các đặc tính quan tâm (được xác định theo mục tiêu của dự án) của tập hợp mà từ đó mẫu được lấy.

Một mẫu đại diện có thể là một mẫu đơn, một tập hợp các mẫu, một hoặc nhiều các mẫu tổ hợp.

3.1.3.

Đống chất thi (waste pile)

Sự lưu giữ chất thải rắn lộ thiên trong một khu vực có các ranh giới rõ rệt, trên mặt đất và thường không được che phủ. Đống chất thải này gồm:



3.1.3.1.

Đống chất thải từ sản xuất hóa cht (chemical manufacturing waste pile)

Đống chất thải gồm chủ yếu là các sản phẩm hóa chất được loại bỏ (có thể bán được hay không bán được), sản phẩm phụ, chất thải phóng xạ hoặc các nguyên liệu đã sử dụng hoặc chưa qua sử dụng.



3.1.3.2.

Đống chất thải từ phế thải kim loại (scap metal or junk pile)

Đống chất thải chủ yếu gồm phế thải kim loại hoặc các hàng hóa lâu hỏng bị thải bỏ như máy móc dụng cụ, xe ô tô, phụ tùng ô tô hoặc ắc qui.



3.1.3.3.

Đng cht thải từ nguồn đô th (trash pile)

Đống chất thải chủ yếu gồm giấy, rác thải, các hàng hóa dễ hỏng bị thải bỏ có chứa hoặc đã chứa các chất nguy hại. Đống rác đô thị này không gồm các chất thải đem đi tái chế.

4. Ý nghĩa và ứng dụng

4.1. Tiêu chuản này nhằm cung cấp hướng dẫn về lấy mẫu các đống chất thải. Tiêu chuẩn có thể được dùng để lấy các mẫu theo đặc trưng chất thải liên quan đến mục đích sử dụng, xử lý, thải bỏ; để giám sát đống chất thải đang hoạt động; để chuẩn bị đóng bãi chất thải; hoặc để điều tra các thành phần của một đống chất thải bỏ hoang.

4.2. Các kỹ thuật được dùng để lấy mẫu bao gồm cả các đánh giá tại chỗ đống chất thải và việc lấy mẫu đi. Đánh giá tại chỗ gồm các kỹ thuật như đo đạc từ xa, phân tích khí tại chỗ và xác định độ thẩm thấu.

4.3. Kỹ thuật lấy mẫu các đống chất thải tùy thuộc vào các yếu tố sau đây:

4.3.1. Mục tiêu của dự án kể cả mức sai số chấp nhận được khi ra quyết định.

4.3.2. Những đặc tính vật lý của đống chất thải, như kích thước và hình dạng khả năng, tiếp cận được tất cả các phần của đống chất thải, độ ổn định của đống chất thải.

4.3.3. Quá trình phát sinh ra chất thải và các đặc tính của chất thải, như hóa chất nguy hại hoặc các tính chất vật lý, chất thải có chứa các cặn bùn, bột khô, các hạt hay vật liệu tạo hạt to và tính không đồng nhất của chất thải.

4.3.4. Lịch sử của đống chất thải, kể cả ngày tháng phát sinh, phương pháp xử lý và vận chuyển, các phương pháp quản lý hiện tại.

4.3.5. Các xem xét về điều hành, như qui định phân loại và dữ liệu về đặc tính.

4.3.6. Giới hạn và độ chệch của các phương pháp lấy mẫu, kể cả độ chệch có thể tạo ra do tính không đồng nhất của chất thải, thiết kế lấy mẫu và phương tiện lấy mẫu.

4.4. Nên áp dụng tiêu chuẩn này cùng với ASTM D4687, đề cập đến thiết kế lấy mẫu, đảm bảo chất lượng, xem xét chung về lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bằng contenơ, làm sạch dụng cụ lấy mẫu, đóng gói mẫu.

45. Ví dụ về nhật ký điều tra một đống chất thải được nêu trong Phụ lục A.

5. Đánh giá địa điểm



5.1. Tiến hành đánh giá địa điểm để hỗ trợ trong thiết kế kỹ thuật lấy mẫu thích hợp nhất. Việc đánh giá có thể gồm các cuộc điều tra và khảo sát tại chỗ cũng như xem xét lại lịch sử dữ liệu. Các phương pháp địa vật lý không thăm đò và viễn thám là đặc biệt hữu dụng vào giai đoạn này của cuộc điều tra (xem ASTM D5518). Bảng 1 tóm tắt các ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau liên quan đến đống chất thải, như lịch sử phát sinh của đống chất thải, để có kỹ thuật và thiết kế kế hoạch lấy mẫu.

5.2. Lịch sử phát sinh

Đống chất thải có thể đã được tạo ra trong một khoảng thời gian dài. Phương pháp viễn thám là hình ảnh từ trên không rất hữu dụng trong việc thiết lập các thực hành quản lý trước đó đối với đống chất thải. Chụp ảnh từ trên không và hình ảnh vệ tinh rất thông dụng và có thể được dùng để xác định nhật ký của đống chất thải, các nguồn chất thải, sự có mặt và phân bố của các lớp chất thải khác nhau.



5.2.1. Ngày tháng phát sinh đống chất thải có thể là quan trọng về phương diện loại hình các quá trình đã tạo ra chất thải, đặc tính của chất thải, sự phân bố của các thành phần chất thải và những mối liên quan đến quản lý.

5.2.2. Loại hình quá trình phát sinh ra chất thải sẽ quyết định loại hình thành phần chất thải có thể có mặt trong đống chất thải. Tính thay đổi hóa học sẽ ảnh hưởng đến số mẫu được yêu cầu để xác định đặc tính của đống chất thải ngoại trừ chấp nhận phương pháp lấy mẫu theo chỉ định.

5.2.3. Phương pháp chuyên chở vật liệu thải đến đống chất thải có thể ảnh hưởng đến nồng độ của các thành phần chất thải, tác động đến hình thù tổng thể của đống chất thải, hoặc tạo ra sự khác nhau bên trong đống chất thải thông qua sự phân lập kích thước và tỷ trọng hạt.

5.2.4. Nếu đống chất thải hiện tại đang được quản lý và sử dụng, thì tính biến động trong loại hình và nồng độ thành phần có thể bị tác động. Các hoạt động quản lý hiện tại cũng có thể làm ảnh hưởng đến trạng thái điều hành đống chất thải và vì thế làm ảnh hưởng đến các cách thức lấy mẫu tiềm ẩn.

5.2.5. Những xem xét về điều hành sẽ tập trung vào các câu hỏi về phân loại chất thải, nói cách khác, "Vật liệu chất thải rắn có được điều hành và quản lý như là chất thải nguy hại hay không?"[11]. Điều này có thể liên quan đến phương pháp lấy mẫu theo chỉ định, phương pháp lấy mẫu hạn chế, đặc biệt nếu cơ quan điều hành đang tiến hành cuộc điều tra. Có thể cần một thiết kế lấy mẫu toàn diện hơn để xác định xem chất thải có phải là loại chất thải nguy hại hay không. Những nỗ lực khắc phục và các câu hỏi về phương diện cho phép có thể tập trung vào đặc tính đống chất thải, khả năng xảy ra sự di dời của vật liệu thải. Cần lưu ý rằng nồng độ của các tác nhân ô nhiễm xấp xỉ mức quản lý có thể làm tăng số mẫu cần lấy để đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra. Những mức quản lý này có thể là mức được thiết lập để xác định xem một chất thải là nguy hại hay không, hoặc là mức cần “làm sạch” được xác định để di chuyển hoặc cải tạo đống chất thải.

5.3. Những đặc tính vật lý của đng chất thải

Phải xem xét một số đặc tính vật lý của đống chất thải trong quá trình đánh giá địa điểm. Tính thay đổi kích thước, hình dạng và tính ổn định của đống chất thải ảnh hưởng đến sự tiếp cận với đống chất thải để lấy mẫu cũng như các yêu cầu về an toàn. Tính thay đổi về vật lý sẽ ảnh hưởng đến số mẫu cần lấy để xác định đặc tính đống chất thải ngoại trừ chấp nhận phương pháp lấy mẫu theo chỉ định. Có thể sử dụng các kỹ thuật bao gồm độ cản và khúc xạ địa chấn (để xác định các đống chất thải có độ sâu rất lớn).



5.3.1. Kích thước của đống chất thải sẽ ảnh hưởng đến kỹ thuật lấy mẫu, việc tăng cỡ mẫu thường kèm theo việc tăng các đặc tính vật lý của đống chất thải. Tuy nhiên, số mẫu lấy cần được đặc trưng bởi các tính chất của đống chất thải một cách phù hợp là một hàm số của các mục tiêu nghiên cứu và tính thay đổi vốn có của đống chất thải.

5.3.2. Hình dáng của đống chất thải có thể ảnh hưởng đến kỹ thuật lấy mẫu do làm hạn chế sự tiếp cận đến các khu vực bên trong đống chất thải và nếu địa hình phức tạp thì gây khó khăn cho việc lấy mẫu lưới. Đống chất thải cũng có thể tăng quy mô theo chiều thẳng đứng cả lớp dưới và lớp trên, gây khó khăn cho việc quyết định chiều sâu lấy mẫu.

5.3.3. Độ ổn định của đống chất thải có thể hạn chế sự tiếp cận đến bề mặt và bên trong đống chất thải. Nên hạn chế sử dụng một số loại dụng cụ nặng để lấy mẫu do khả năng chịu tải của đống chất thải đối với giới hạn sức nặng của thiết bị.

5.4. Đặc tính của chất thải

5.4.1. Thành phần của đống chất thải có thể bao gồm cả các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và các hợp chất hữu cơ ít bay hơi (kể cả thuốc trừ sâu và PCB) (xem ASTM D4547).

Nên dùng phân tích đặc biệt, như các phép thử ngâm chiết hoặc phân tích đioxin/furan hoặc các hợp chất gây cháy nổ. Lấy mẫu khí đất là một kỹ thuật không thăm dò tối thiểu mà có thể phát hiện sự có mặt và phân bố của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong đất và trong các vật liệu xốp, chưa đóng rắn. Các ứng dụng phù hợp để giám sát khí đất được qui định trong ASTM D5314.



5.4.2. Sự phân bố của các hợp phần trong đống chất thải có thể bị ảnh hưởng do sự thay đổi trong quy trình sản xuất dẫn đến thành phần của chất thải thay đổi; do độ dài khoảng thời gian mà vật liệu thải còn lại trong đống chất thải (đặc biệt VOC); do cách thức vận chuyển chất thải đến đống chất thải và do thực tiễn quản lý, như trộn chất thải từ các quá trình khác nhau.

5.4.3. Tính thay đổi vật lý và hóa học bao gồm cả tính biến động các tính chất hóa học của vật liệu bên trong đống chất thải, cũng như tính biến động các kích thước, tỷ trọng, độ cứng, đồ dễ vỡ hoặc mềm, hàm lượng ẩm, hợp nhất hay tách rời. Tính biến động có thể ngẫu nhiên hoặc phân tầng các vật liệu có các tính chất khác nhau hoặc chứa các loại khác nhau hoặc có các nồng độ thành phần khác nhau.

5.4.3.1. Có thể sử dụng phương pháp khảo sát địa vật lý trên đống chất thải để đánh giá tính không đồng nhất về vật lý mà có thể liên quan hoặc không liên quan đến tính đồng nhất hóa học, và để phát hiện các vật thể bị chôn lấp cần được xem xét trong quá trình xây dựng thiết kế lấy mẫu và biện pháp về an toàn cho cuộc điều tra. Kỹ thuật phù hợp nhất để phát hiện các vật thể phi kim loại là nam châm điện. Rada xuyên mặt đất là một kỹ thuật phức tạp hơn nhưng cũng có thể được sử dụng. Kỹ thuật nam châm điện đặc biệt thích hợp với các đống chất thải lớn có chứa nước rỉ rác (ví dụ chất thải quặng đuôi của mỏ) hoặc để phát hiện tính rời rạc trong một đống chất thải (ví dụ, các loại chất thải khác nhau, hoặc sự chuyển tiếp từ một khu vực thải bỏ đến đất nền). Đối với các vật thể kim loại, máy dò kim loại và nam châm điện là hữu dụng và tương đối dễ sử dụng tại hiện trường.

5.5. Sai số điều tra tiềm ẩn

5.5.1. Thiết bị lựa chọn có thể gây sai lệch các kết quả lấy mẫu ngay cả khi sử dụng đúng thiết bị. Độ chệch kết quả có thể do tính không tương thích của vật liệu làm thiết bị lấy mẫu với vật liệu đang được lấy mẫu. Ví dụ, thiết bị có thể làm thay đổi đặc tính của mẫu. Một số thiết bị sẽ gây ra sai lệch khi lấy kích thước hạt nào đó và một số thiết bị không thể đâm xuyên đống chất thải một cách phù hợp.

5.5.2. Loại thiết bị, cách sử dụng và vận hành có thể tạo ra sai số (độ chệch) trong quá trình xác định đặc tính của đống chất thải. Sai số lấy mẫu thường do khi các cỡ hạt nhất định bị bỏ sót, khi một phần của đống chất thải không được lấy mẫu, hoặc khi một địa điểm bên ngoài đống chất thải vô tình không được lấy mẫu.

5.5.3. Khi có sự phân tầng, phân lớp hoặc tạo pha chất rắn, cần lấy mẫu và phân tích mẫu của từng pha riêng biệt để giảm thiểu tối thiểu sai số lấy mẫu. Phải lấy mẫu các lớp bị phân tầng cẩn thận để giảm thiểu nhiễm bẩn chéo. Phải áp dụng quy trình làm sạch tất cả dụng cụ lấy mẫu (xem ASTM D5088).

5.5.4. Sai số thống kê bao gồm những trường hợp khi dữ liệu không được phân bố chuẩn hoặc khi kỹ thuật lấy mẫu không thể lấy mẫu được từng phần của đống chất thải.

6. Kỹ thuật lấy mẫu



6.1. Khi triển khai một kỹ thuật lấy mẫu đống chất thải cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố đánh giá địa điểm đã nêu trong Điều 5. Khu vực và tần suất lấy mẫu (số mẫu) cần phải được vạch ra rõ ràng trong kế hoạch lấy mẫu cũng như các qui định về sử dụng thiết bị lấy mẫu đặc biệt, tiếp cận với các thiết bị nặng tới tất cả diện tích của đống chất thải, nếu cần, v.v.

6.1.1. Ly mẫu đại diện

Lấy một tập hợp mẫu đại diện từ một đống chất thải sẽ phức tạp do một số yếu tố đánh giá địa điểm[2],[3].



6.1.2. Cht thải không đồng nhất

Các đống chất thải có thể đồng nhất, đối với các mục đích được áp dụng, hoặc có thể hoàn toàn không đồng nhất về kích thước hạt và sự phân bố chất nhiễm bẩn. Nếu đã biết kích thước hạt của vật liệu trong đống chất thải và sự phân bố của các tác nhân ô nhiễm, hoặc có thể ước tính, khi đó có thể lấy số mẫu ít hơn để xác định các tính chất cần quan tâm trong đống chất thải. Ước tính độ biến động trong sự phân bố các chất nhiễm bẩn có thể dựa trên những hiểu biết về quá trình hoặc được xác định bằng cách lấy mẫu sơ bộ[4]. Đống chất thải càng không đồng nhất thì yêu cầu về lập kế hoạch và lấy mẫu càng nhiều hơn.



6.1.3. Phân tng và các điểm nóng

Một đống chất thải có thể có phân tầng mà có sự biến động về các tính chất vật lý hoặc nồng độ các thành phần hóa học trong các tầng này ít hơn phần không phân tầng của đống chất thải[2],[5]. Ví dụ, các tầng có thể có trong một đống chất thải do các thay đổi trong quá trình phát sinh chất thải hoặc các quá trình đóng góp chất thải của các cơ sở sản xuất khác nhau vào đống chất thải đó. Kỹ thuật lấy mẫu phân tầng sẽ chú ý đến tình huống này bằng cách tiến hành lấy mẫu độc lập mỗi tầng, do vậy có thể giảm bớt số mẫu cần lấy. Các tầng này có thể nằm trong các khu vực đặc thù riêng của đống chất thải[4]. Tương tự, các điểm nóng có thể xuất hiện trong đống chất thải có thành phần đơn nhất[2],[5].



6.2. Kỹ thuật ly mẫu riêng

6.2.1. Mặc dù phương pháp thích hợp nhất để đánh giá vật liệu trong các đống chất thải là lấy mẫu tại hoặc ngay sau điểm phát sinh (ví dụ, băng chuyền), phần lớn các vấn đề lấy mẫu liên quan đến các đống chất thải hiện đang tồn tại hoặc sẵn có. Các kỹ thuật lấy mẫu sẵn có cho các đống chất thải gồm lấy mẫu theo chỉ định hoặc theo phán đoán, lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản lấy mẫu ngẫu nhiên theo phân tầng, lấy mẫu lưới theo hệ thống và lấy mẫu hệ thống theo thời gian [2][6]. Những quan tâm chung về lấy mẫu đại diện, tính không đồng nhất tiềm ẩn trong đống chất thải, sự có mặt các phân tầng bên trong đống chất thải, và sự tồn tại của các điểm nóng rõ rệt bên trong đống chất thải cũng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu phù hợp và triển khai kế hoạch lấy mẫu[5]. Những phần sau đây đưa ra hướng dẫn về việc xác định số mẫu phù hợp để lấy mẫu và các kỹ thuật lấy mẫu hiện có để xác định địa điểm mẫu.

6.2.2. Xác định tần suất hoặc số mẫu

Tần suất lấy mẫu hoặc số mẫu cần lấy thường dựa vào một số yếu tố kể cả mục đích nghiên cứu, tính chất của chất thải, mức tin cậy được yêu cầu, sự tiếp cận các điểm lấy mẫu và ngân quỹ tài chính. Phương pháp xác định số mẫu được nêu ra trong ASTM D4687 và Tài liệu tham khảo[2],[3].



6.2.3. Lấy mẫu theo chỉ định

Lấy mẫu theo chỉ định (Hình 1) dựa trên sự phán đoán của người điều tra và sẽ không nhất thiết thu được mẫu phản ánh được đặc tính của toàn bộ đống chất thải. Lấy mẫu theo chỉ định cũng còn được gọi là lấy mẫu theo sự phán đoán, lấy mẫu có những hiểu biết tường tận hoặc lấy mẫu không xác suất. Lấy mẫu thường dựa trên kinh nghiệm của người điều tra, và tùy thuộc vào các mục đích nghiên cứu, mà khả năng lấy mẫu theo kiểu này có sai số rất cao. Tuy nhiên, đối với các cuộc điều tra sàng lọc sơ bộ một đống chất thải và các cuộc điều tra quy trình nào đó, lấy mẫu theo chỉ định có thể phù hợp. Kỹ thuật lấy mẫu theo chỉ định có thể cần lấy một mẫu tổ hợp từ diện tích bề mặt của đống chất thải hoặc thu gom các gầu xúc riêng biệt tại bề mặt của đống chất thải (xem Hình 1). Lấy mẫu theo chỉ định sẽ tập trung vào các điều kiện trường hợp xấu nhất trong một đống chất thải, ví dụ khu vực bị nhiễm bẩn nhất nhìn thấy hoặc chất thải được phát sinh ra gần đây nhất.



Hình 1 - Kỹ thuật lấy mẫu đống chất thải - Lấy mẫu theo chỉ định



6.2.4. Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn gin

Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản (Hình 2) đảm bảo mỗi thành phần trong đống chất thải đều được đưa vào trong mẫu[2] như nhau. Vì mục đích của cuộc khảo sát, đây có thể là phương pháp lựa chọn khi đống chất thải không đồng nhất một cách ngẫu nhiên[5]. Nếu đống chất thải có các xu hướng hoặc biểu hiện nhiễm bẩn, thì kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng hoặc lấy mẫu lưới hệ thống sẽ phù hợp hơn[2] (xem 6.2.5 và 6.2.6).



6.2.4.1. Một cách tiếp cận ngẫu nhiên đơn giản là sử dụng một lưới có đường lưới ngẫu nhiên được chọn cho việc lấy mẫu (xem Hình 2). Cần chú ý rằng việc chọn cỡ lưới dựa trên số mẫu cần lấy (một số hướng dẫn cho rằng có ít nhất mười lần số đường lưới như các mẫu yêu cầu). Khi lưới được trải lên và địa điểm lấy mẫu được chọn, thì quyết định phải được thực hiện để lấy được mẫu gầu rời rạc (trên bề mặt), một mẫu tổ hợp các mẫu bề mặt được lấy từ địa điểm dự kiến trước trong các ô lưới (dựa trên các điểm nằm trên các đường vòng), mẫu tổ hợp theo chiều thẳng đứng tại độ sâu quy định, hoặc mẫu gàu rời rạc tại độ sâu quy định. Nếu yêu cầu lấy các mẫu gầu rời rạc tại độ sâu quy định, thì các mẫu này thường được lấy tại cùng vị trí mà mẫu lõi khoan được lấy trước trên đống chất thải. Hình 2 minh họa lấy mẫu tổ hợp theo chiều thẳng đứng tại từng vị trí đã chọn ngẫu nhiên.



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương