TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9155 : 2012



tải về 0.5 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.5 Mb.
#4155
1   2   3   4   5   6   7

C.2.2. Lấy mẫu đất nguyên trạng bằng ống lấy mẫu thành mỏng

- Ống lấy mẫu thành mỏng có đường kính từ 80-90mm, dùng để lấy mẫu đất dính trạng thái dẻo đến chảy;

- Cấu tạo ống lấy mẫu xem Hình C.2;

- Thao tác lấy mẫu:

+ Vét sạch đến đáy hố khoan bằng mũi khoan thìa;

+ Dùng bộ cần thả bộ ống lấy mẫu xuống đáy hố khoan;

+ Đo lại chiều sâu lấy mẫu;

+ Dùng áp lực thủy lực của đầu máy khoan ép nhẹ từ từ, xuống hết chiều dài của hộp chứa mẫu.

+ Nhẹ nhàng, thận trọng kéo ống mẫu lên (phải nhẹ nhàng thận trọng vì đây là mẫu đất yếu, rất dễ bị tụt khỏi ống mẫu);

+ Tháo ống lấy mẫu ra khỏi đầu nối, bao chặt 2 đầu ống bằng túi PE, quấn kín hai đoạn đầu ống bằng băng dính để giữ độ ẩm tự nhiên cho mẫu và giữ cho mẫu không tụt ra khỏi ống mẫu trong quá trình vận chuyển;

+ Dán nhãn cho mẫu, bảo quản mẫu ở nơi thoáng mát, khô ráo.

C.2.3. Lấy mẫu đất nguyên trạng bằng ống lấy mẫu pít tông:

- Ống lấy mẫu pit tông có đường kính 50 mm, 63 mm, 80 mm và 100 mm dùng để lấy các loại đất yếu (bùn, than bùn), cát bão hòa nước, mà các thiết bị lấy mẫu khác không lấy được mẫu;

- Cấu tạo ống lấy mẫu pit tông xem Hình C.3;

- Thao tác lấy mẫu:

+ Vét sạch đáy hố khoan bằng mũi khoan thìa;

+ Dùng bộ cần khoan thả bộ ống lấy mẫu xuống đáy hố khoan;

+ Xác định lại chiều sâu lấy mẫu;

+ Dùng cáp chuyên dụng (hoặc ty bằng thép đặc Φ13) thả cơ cấu cố định vị trí pit tông qua nòng cột cần để nối cơ cấu này với cần pit tông;

+ Giữ cố định đầu trên của cáp (hoặc ty thép Φ13);

+ Dùng hệ thống thủy lực đầu máy khoan ấn nhẹ cho ống chứa mẫu xuống sâu một đoạn bằng chiều dài ống đựng mẫu;

+ Kéo căng dây cáp (hoặc ty thép Φ13) để tách cơ cấu cố định ra khỏi cần pít tông;

+ Kéo hết toàn bộ cáp (hoặc ty thép Φ13) và cơ cấu cố định ra khỏi bộ ống lấy mẫu;

+ Nhẹ nhàng, thận trọng kéo bộ ống lấy mẫu lên;

+ Tháo ống chứa mẫu ra khỏi ống lấy mẫu, bọc kín 2 đầu bằng túi PE, quấn kín toàn bộ ống chứa mẫu bằng băng dính;

+ Dán phiếu mẫu, bảo quản mẫu nơi khô ráo, thoáng mát.





CHÚ DẪN:

1. Đầu nối

2. Vai bi

3. Lỗ thoát nước

4. Ống bổ đôi

5. Ống đựng mẫu

6. Lưỡi cắt


CHÚ DẪN:

1. Đầu nối

2. Lỗ thoát nước

3. Van bi

4. Ống thành mỏng


Hình C.1 - Ống lấy mẫu nguyên trạng

Hình C.2 - Ống mẫu thành mỏng



CHÚ DẪN:

1. Cột cần

5. Ống mẫu



2. Đầu nối

6. Pit-tông



3. Joăng cao su

7. Joăng


4. Cần pit - tông

Hình C.3 - Ống mẫu pit-tông



Hình C.4 - Thùng mẫu

C.3. Nội dung thẻ mẫu đất nguyên trạng (ND)

+ Số hiệu công trình;

+ Số hiệu hố khoan và đơn vị khoan lấy mẫu đất;

+ Số hiệu mẫu nguyên trạng và trạng thái đất để chú ý khi vận chuyển;

+ Độ sâu lấy mẫu;

+ Ngày….. tháng….. năm……

Thí dụ: Mẫu đất số 2 đất dẻo chảy của hố khoan TR7 công trình đầu mối thủy lợi Ngàn Tươi do tổ khoan 7 của HEC2 thực hiện, ghi thẻ mẫu như sau:

CT: Đập Ngàn Tươi

HK: TR7 - T7HEC2

M: ND2 - dẻo chảy.

ĐS: 7.20 - 7.40

TG: 20 - 8 - 2010


Phụ lục D

(Tham khảo)



Lấy mẫu nước trong hố khoan bằng dụng cụ chuyên dụng

Sử dụng dụng cụ chuyên dụng lấy mẫu nước trong hố khoan và các số liệu cần đo, ghi thẻ mẫu.



D.1. Có thể dùng 1 trong 2 dụng cụ chuyên dùng sau đây để lấy mẫu nước trong hố khoan (trích điều 10.29 trong 22TCN 259-2000)

- Dùng dụng cụ ximônôp;

- Dùng hệ thống chai liên hoàn;

D.2. Lấy mẫu nước bằng dụng cụ chuyên dùng theo quy định sau

D.2.1. Dùng dụng cụ ximônôp lấy mẫu nước trong hố khoan

- Thả đế dưới của dụng cụ vào hố khoan tới độ sâu quy định;

- Thả tiếp phần xi lanh chứa nước;

- Lắc dây cáp vài lần cho các bộ phận vào khớp với nhau;

- Kéo ống ximônôp lên;

- Lắp 1 đầu ống cao su sạch vào bộ phận tháo nước của đế dưới, còn đầu kia thả xuống đáy chai đựng mẫu nước (chai để thấp hơn ống đựng mẫu ximônôp);

- Mở van cho nước từ ống ximônôp chảy vào chai đựng mẫu. Đối với những chai mẫu nước để thí nghiệm các thành phần dễ bị mất mát hoặc biến đổi (như khí CO2 tự do v.v…) thì phải lấy trước, đồng thời phải để nước chảy tràn ran ngoài một lượng bằng nửa dung tích chai. Không được phép dùng cách rót trực tiếp từ ống lấy mẫu nước vào chai hoặc chuyển nước từ chai này sang chai khác.

D.2.2. Dùng hệ thống chai liên hoàn lấy mẫu nước trong hố khoan

- Thả dụng cụ đến độ sâu quy định;

- Kéo dây mở van thoát khí cho nước vào chai;

- Sau khi nước đã vào đầy các chai (không còn trống hoặc không thấy bọt khí sủi lên) thì chùng dây mở van để đóng ống thoát khí và kéo dụng cụ lên;

- Đọc nhiệt độ nước, lấy chai ra khỏi dụng cụ và dùng nút đậy kín;

- Đánh số thứ tự các chai kể từ dưới lên;

CHÚ THÍCH:

- Không được chuyền nước từ chai này sang chai khác;

- Khi khoan vào lớp chứa nước là đất đá rời rạc, vách hố khoan không ổn định phải dùng ống chống vách hố khoan thì độ sâu chân ống vách được coi là độ sâu lấy mẫu nước;

Trong trường hợp này phải tận lượng thả dụng cụ lấy mẫu nước xuống tận chân ống vách;

- Khi khoan vào lớp chứa nước là đất đá ổn định, không phải dùng ống chống vách hố thì độ sâu lấy mẫu nước là độ sâu thả dụng cụ lấy mẫu;

D.3. Các số liệu cần đo, cần ghi thẻ mẫu

D.3.1. Số liệu cần đo khi lấy mẫu nước

- Độ sâu chính xác của vị trí lấy mẫu nước;

- Nhiệt độ nước tại độ sâu lấy mẫu;

- Nhiệt độ không khí tại thời điểm lấy mẫu nước.



D.3.2. Nội dung thẻ mẫu nước và cách ghi

- Nội dung thẻ mẫu nước bao gồm:

+ Tên, số hiệu công trình;

+ Số hiệu hố khoan lấy mẫu nước;

+ Số hiệu mẫu nước, nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước mẫu;

+ Độ sâu lấy mẫu nước;

+ Giờ….Ngày….tháng….năm…..lấy mẫu;

- Cách ghi thẻ mẫu:

Thí dụ mẫu nước ngầm không áp lấy trong hố khoan TN2 đầu mối thủy lợi Ngàn Tươi, 4 chai nước ở độ sâu 17m-:-18m do tổ 4 HEC2 thực hiện lúc 10 giờ ngày 20-8-2010, nhiệt độ không khí 28 oC, nhiệt độ nước trong mẫu 22 oC ghi thẻ mẫu khoan như sau:

CT: Đập Ngàn Tươi

HK: NT2-T4 HEC2

M-T: 1/4(2/4; 3/4; 4/4) -22oC/28oC (tức là chai 1/4 hoặc 2/4 hoặc 3/4 hoặc 4/4)

ĐS: 17m -:- 18m

TG: 10 giờ 20-8-2010.


Phụ lục E

(Tham khảo)



Các biểu mẫu

Mẫu số 1



Tổng chiều sâu khoan:

Số đoạn TNEN:

Số đoạn TNHN:


Số lần TNĐN:

Số mẫu đất ND:

Số mẫu nước:


Số mẫu cát sỏi:

Số mẫu đá:

Số hòn nõn:



Mẫu số 2


Mẫu số 3



Giám sát của chủ đầu tư
Ký tên

Người kiểm tra
Ký tên

Địa điểm, Ngày…tháng… năm…

Người lập bảng

Ký tên



Mẫu số 4



Giám sát của chủ đầu tư
Ký tên

Đại diện tư vấn khảo sát

(KSC địa chất công trình)

Ký tên


Địa điểm, Ngày…tháng… năm…

Đơn vị khoan

Ký tên, đóng dấu



Mẫu số 5



Giám sát của chủ đầu tư
Ký tên

Đại diện tư vấn khảo sát

(Kỹ sư chính ĐCCT)

Ký tên


Địa điểm, Ngày…tháng… năm…

Đơn vị khoan

Ký tên, đóng dấu



Mẫu số 6



Giám sát của chủ đầu tư
Ký tên

Đại diện tư vấn khảo sát

(Kỹ sư chính ĐCCT)

Ký tên


Đơn vị khảo sát
Ký tên


MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Quy định chung

4 Các yêu cầu cơ bản của công tác khoan khảo sát công trình thủy lợi

4.1 Yêu cầu về thợ khoan

4.2 Yêu cầu về thiết bị cơ bản và sử dụng dụng cụ, thiết bị khoan

4.3 Yêu cầu về khoan dưới nước (sông, hồ, v.v…)

4.4 Yêu cầu về vị trí hố khoan

4.5 Yêu cầu về khoan lấy nõn

4.6 Yêu cầu về đo mực nước ngầm trong hố khoan

4.7 Yêu cầu về nước rửa trong quá trình khoan

4.8 Yêu cầu về ngăn nước trong hố khoan (cách ly các tầng nước)

4.9 Yêu cầu về lấy các loại mẫu trong hố khoan cho các thí nghiệm trong phòng

4.10 Yêu cầu về thí nghiệm địa chất thủy văn (ĐCTV) trong hố khoan

5 Công tác chuẩn bị để thi công từng hố khoan

5.1 Chuẩn bị nền khoan (để thi công khoan trên cạn)

5.2 Chuẩn bị phương tiện nổi để khoan dưới nước

5.3 Dựng tháp khoan

5.4 Lắp đặt bộ máy khoan tại hiện trường

6 Các phương pháp khoan khảo sát ĐCCT thủy lợi

6.1 Khoan hợp kim một nòng (khoan ống mẫu đơn, lưỡi khoan hợp kim)

6.2 Khoan hợp kim 2 nòng (ống mẫu nòng đôi)

6.3 Khoan kim cương 1 nòng

6.4 Khoan kim cương 2 nòng và 3 nòng

6.5 Khoan không bơm

6.6 Khoan dộng

6.8 Quy trình lấy nõn khoan, xếp vào hòm nõn và cách tính tỷ lệ lấy nõn khoan

6.9 Đề phòng và cứu chữa sự cố

7 Công tác kết thúc hố khoan khảo sát ĐCCT thủy lợi

7.1 Điều kiện kết thúc hố khoan

7.2 Nội dung công tác kết thúc hố khoan

7.4 Lấp hố khoan

7.5 Lập mốc đánh dấu hố khoan

7.6 Tháo dỡ thiết bị, dụng cụ ra khỏi địa điểm khoan

7.7 Chụp ảnh nõn khoan, lập hoàn chỉnh hồ sơ tài liệu hố khoan

8 Công tác theo dõi, đo đạc, ghi chép trong quá trình thi công hố khoan khảo sát thủy lợi

8.1 Nguyên tắc chung

8.2 Nội dung chính phải theo dõi, đo đạc, ghi chép trong quá trình thi công hố khoan

8.3 Ghi chép công đoạn kết thúc hố khoan

9 Quy định sản phẩm khoan khảo sát ĐCCT thủy lợi và tiêu chuẩn chất lượng

9.1 Sản phẩm 1 hố khoan máy có 2 loại

9.2 Hình trụ hố khoan máy

9.3 Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khoan máy

10 An toàn lao động, phòng chống cháy và vệ sinh môi trường

10.1 Một số quy định về an toàn lao động

10.2 An toàn lao động trong khoan xoay

10.3 An toàn lao động trong khoan động

10.4 An toàn lao động trong khoan dưới nước

10.5 Phòng chống cháy

10.6 Vệ sinh môi trường

Phụ lục A

Phụ lục B

Phụ lục C

Phụ lục D



Phụ lục E

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương