TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8641: 2011



tải về 370.74 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích370.74 Kb.
#10979
  1   2   3   4
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8641: 2011

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI KỸ THUẬT TƯỚI TIÊU NƯỚC CHO CÂY LƯƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM


Hydraulic structures - Irrigation and drainage techniques for provisions crops

Mục lục

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Thuật ngữ và định nghĩa

3 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa tại mặt ruộng

3.1 Chế độ tưới tiêu nước làm đất vùng làm ải

3.2 Chế độ tưới tiêu nước làm đất vùng làm dầm

3.3 Chế độ tưới tiêu nước làm đất gieo sạ

3.4 Chế độ tưới tiêu nước làm đất gieo mạ

3.5 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa tại khu vực Bắc bộ

3.6 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa tại khu vực Trung bộ

3.7 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa gieo sạ tại khu vực Tây Nguyên

3.8 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa tại khu vực Nam bộ

3.9 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa trong một số trường hợp đặc biệt

4 Chế độ tưới tiêu nước cho cây ngô

5 Chế độ tưới tiêu nước cho cây lạc

6 Chế độ tưới tiêu nước cho cây đậu tương

7 Chế độ tưới tiêu nước cho cây khoai tây

8 Chế độ tưới tiêu nước cho cây khoai lang

9 Chế độ tưới tiêu nước cho cây súp lơ

10 Chế độ tưới tiêu nước cho cây bắp cải

11 Chế độ tưới tiêu nước cho cây cà chua

Phụ lục A (Tham khảo): Yêu cầu nước cho lúa tại mặt ruộng theo chế độ tưới tiết kiệm

Phụ lục B (Tham khảo): Chế độ tưới tiết kiệm nước và biện pháp giữ ẩm cho cà phê ở Tây Nguyên

Phụ lục C (Tham khảo): Tác dụng của làm đất

Phụ lục D (Tham khảo): Thời kỳ sinh trưởng của cây nhạy cảm với thiếu hụt nước

Phụ lục E (Tham khảo): Hệ số cây trồng Kc

Phụ lục G (Tham khảo): Xác định sơ bộ độ ẩm của đất bằng trực giác


Lời nói đầu

TCVN 8641: 2011 Công trình thủy lợi - Kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và cây thực phẩm, được chuyển đổi từ 14TCN 174 - 2006: Quy trình tưới tiêu nước cho cây lương thực và thực phẩm, theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8641: 2011 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định số 362/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 02 năm 2011.

TCVN 8641: 2011

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI KỸ THUẬT TƯỚI TIÊU NƯỚC CHO CÂY LƯƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM


Hydraulic structures - Irrigation and drainage techniques for provisions crops

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định về mức tưới và chế độ tưới tiêu nước cho một số loại cây lương thực và cây thực phẩm chính.

1.2 Có thể vận dụng quy định trong tiêu chuẩn này để xác định chế độ tưới cho một số loại cây trồng khác có thời vụ và đặc điểm sinh trưởng tương tự với loại cây trồng có trong tiêu chuẩn.

1.3 Tiêu chuẩn này áp dụng trong tính toán thiết kế quy hoạch thủy lợi, đầu tư xây dựng công trình, quản lý và vận hành các hệ thống thủy lợi.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:



2.1

Tưới rãnh (Furrow irrigation)

Kỹ thuật tưới ở ruộng trồng khô.Nước tưới được đưa vào các rãnh giữa các luống cây để ngấm dần vào đất theo chiều ngang dưới tác dụng của lực mao quản biến thành nước trong đất để nuôi cây.



2.2

Tưới ngập (Flood irrigation)

Kỹ thuật tưới đảm bảo duy trì trên mặt ruộng một lớp nước đồng đều phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Lớp nước trên mặt ruộng sẽ được ngấm xuống đất nhờ trọng lực.



2.3

Tưới dải (Strip irrigation)

Còn gọi là tưới tràn, là kỹ thuật đưa nước từ từ vào ruộng với lưu lượng nhỏ.Trong quá trình tưới tốc độ nước chảy trên dải đất và tốc độ nước ngấm xuống đất gần bằng nhau nên sau khi ngừng tưới lượng nước ngấm xuống đất cũng vừa đạt mức tưới yêu cầu



2.4

Tưới phun mưa (Spray irrigation)

Kỹ thuật cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo bằng các thiết bị phun mưa.



2.5

Tưới ngầm (Underground irrigation)

Kỹ thuật sử dụng đường ống và các thiết bị phụ trợ đặt ngầm dưới đất ở một độ sâu nhất định để đưa nước cung cấp cho cây trồng từ dưới đất lên.Nước trong đường ống nhờ áp lực phù hợp được phun lên làm ẩm tầng đất nuôi cây.



2.6

Biện pháp giữ ẩm (Methods for retaining humidity)

Biện pháp hạn chế khả năng bốc thoát hơi nước của đất hoặc các biện pháp cải tạo đất để tăng khả năng giữ ẩm, giữ nước mưa của đất.



2.7

Độ ẩm của đất (Soil moisture)

Khả năng chứa nước của đất, được tính bằng phần trăm độ rỗng của đất hoặc phần trăm trọng lượng đất.



2.8

Độ ẩm thích hợp (Adequate moisture)

Độ ẩm trong đất phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của từng loại cây trồng.



2.9

Độ ẩm bão hòa (Saturation)

Còn gọi là độ ẩm toàn phần, là độ ẩm đạt được khi toàn bộ khe rỗng của đất được chứa đầy nước.



2.10

Độ ẩm tối đa đồng ruộng (Field capacity)

Độ ẩm tương ứng với trường hợp tầng đất canh tác được làm bão hoà nước.



2.11

Độ ẩm cây héo (Wilting point)

Độ ẩm nhỏ nhất của đất mà tại trị số đó cây trồng không thể hút được nước để nuôi cây.



2.12

Chế độ tưới tiêu (Irrigation and drainage regime)

Chế độ điều tiết nước mặt ruộng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây trồng.



2.13

Chế độ tưới cho cây trồng (Irrigation regime for crops)

Bao gồm thời điểm cần tưới, thời gian và mức tưới mỗi đợt, số đợt tưới và mức tưới cho toàn vụ và trong thời gian sinh trưởng của cây trồng.



2.14

Chế độ tưới tiết kiệm nước (Water-efficient irrigation regime)

Chế độ tưới có mức tưới nhỏ hơn mức tưới của chế độ tưới thông thường nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu sinh trưởng và phát triển bình thường của cây trồng nhờ áp dụng một quy trình hay biện pháp tưới thích hợp.



2.15

Mức tưới (Irrigation rate)

Lượng nước cần tưới cho mỗi đợt tưới trên một đơn vị diện tích canh tác, được ký hiệu là m, đơn vị tính là m3/ha.



2.16

Mức tưới toàn vụ (Total irrigation rate)

Lượng nước tưới tổng cộng cho một đơn vị diện tích canh tác trong suốt thời gian sinh trưởng của cây trồng, được ký hiệu là M, đơn vị tính là m3/ha.



2.17

Chế độ tiêu cho cây trồng (Drainage regime for crops)

Bao gồm thời điểm tiêu nước, thời gian và độ sâu lớp nước cần tiêu, đường quá trình hệ số tiêu.



2.18

Hệ số tiêu (Coefficient of drainage)

Lượng nước cần thiết phải đưa ra khỏi một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian để đảm bảo yêu cầu về nước của các đối tượng phục vụ có mặt trên diện tích đó.Hệ số tiêu được ký hiệu là q ký hiệu là l/s.ha.



2.19

Hệ số tưới (Coefficient of irrigation)

Lượng nước cần thiết phải cung cấp cho một đơn vị diện tích canh tác trong một đơn vị thời gian để đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng có mặt trên diện tích đó, ký hiệu là l/s.ha.



2.20

Khu tiêu (Drainage area)

Diện tích đất được khoanh vùng để tiêu nước cho cây trồng và các đối tượng cần tiêu.



2.21

Khu tưới (Irrigation area)

Diện tích đất được khoanh vùng để cấp nước tưới cho cây trồng



2.22

Gieo sạ (Direct sowing)

Biện pháp gieo thẳng hạt lúa xuống ruộng, không qua giai đoạn làm mạ và cấy.



2.23

Mất lấm (Drying - swamped area without crack)

Hiện tượng đất ruộng lúa nước đã được cày bừa kỹ thành bùn nhão nhưng lại bị khô nước, không còn bùn và chưa bị nứt chân chim.



2.24

Đất trũng hẩu (Swamped area with rich organic sustains)

Vùng đất trũng bị lầy thụt giàu chất hữu cơ làm cho lúa bị lốp.



2.25

Lộ ruộng (Bare field method)

Biện pháp tiêu cạn nước trong ruộng để khô từ 2 ngày đến 3 ngày nhằm kích thích lúa đẻ nhánh nhanh và tập trung.

2.26

Phơi ruộng (Water evacuation method for fields in short term)



Biện pháp tháo cạn nước trong ruộng, để khô từ 5 ngày đến 7 ngày nhằm hạn chế lúa đẻ nhánh nhanh, tăng nhánh hữu hiệu và diệt những nhánh vô hiệu.

2.27

Đất ải (Plough-loose soil)

Đất ruộng được cày lật lên và phơi khô nỏ.



2.28

Đất dầm (Packed soil)

Đất được duy trì lớp nước thường xuyên trên ruộng đến khi làm đất.



2.29

Thời kỳ đổ ải (Irrigated period for plough-loose soil)

Thời kỳ đưa nước vào ruộng đất ải để làm đất chuẩn bị gieo cấy.



2.30

Thời kỳ tưới dưỡng (Irrigation during growing periods)

Thời kỳ đưa nước vào ruộng để bù đắp lượng nước tổn hao và duy trì độ sâu lớp nước thích hợp trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng từ lúc mới cấy đến lúc thu hoạch.



2.31

Ngập trắng (Completely floods)

Hiện tượng nước ngập sâu không nhìn thấy ngọn lúa.



2.32

Hệ số cây trồng (Crop coefficient)

Tỉ số giữa lượng bốc thoát hơi nước thực tế trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng với lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng được tính toán dựa trên các tài liệu khí tượng, được ký hiệu là Kc.Giá trị hệ số Kc phụ thuộc vào giống, loại cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, điều kiện khí hậu, đất đai, thời vụ và biện pháp canh tác.



3 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa tại mặt ruộng

3.1 Chế độ tưới tiêu nước làm đất vùng làm ải

3.1.1 Lượng nước tưới ngả ải phụ thuộc vào đặc tính của từng loại đất và mức độ ải của đất ruộng, được quy định trong bảng 1.

Bảng 1 - Lượng nước tưới ngả ải cho đất không bị chua, mặn

Đơn vị tính bằng m3/ha



Loại đất

Chất lượng ải

Ải nỏ

Ải vừa

Ải thâm

1.Đất pha cát

từ 1 700 đến 2 000

từ 1 200 đến 1 300

từ 1 200 đến 1 300

2.Đất thịt nhẹ

từ 1 400 đến 1 500

từ 1 100 đến 1 200

từ 1000 đến 1 100

3.Đất thịt

từ 1 200 đến 1 300

từ 900 đến 1 000

từ 800 đến 900

3.1.2 Kỹ thuật tưới và mức tưới trong thời gian ngâm ải phụ thuộc vào loại đất và đặc tính của nó, được quy định như sau:

a) Đất không bị chua mặn: trong thời gian ngâm ải, giữ lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 7 cm. Số ngày tưới (số ngày ngâm ải) và mức tưới trong thời gian ngâm ải quy định ở bảng 2.

b) Với đất chua, mặn: lượng nước tưới ngả ải thực hiện theo bảng 1.Tiêu chuẩn về lượng nước cần cấp và kỹ thuật thau chua, rửa mặn trong thời gian ngâm ải như sau:

- Tiêu bỏ nước cũ trong ruộng, tưới nước mới với mức tưới 600 m3/ha;

- Để lắng từ 2 ngày đến 3 ngày, tiêu cạn nước trong ruộng sau đó tưới với mức tưới 700 m3/ha;

- Trước khi cấy, tiêu cạn nước trong ruộng, tưới với mức tưới 300 m3/ha.



Bảng 2 - Lượng nước tưới trong thời gian ngâm ải

Loại đất

Số ngày tưới

ngày


Mức tưới

m3/ha



1.Đất pha cát

4

400

2.Đất thịt nhẹ

5

400

3.Đất thịt

6

400

3.2 Chế độ tưới nước làm đất vùng làm dầm

3.2.1 Yêu cầu kỹ thuật và mức tưới làm dầm như sau:

a) Ruộng làm dầm: giữ lớp nước trên mặt ruộng từ 3 cm đến 7 cm, hoặc giữ đất luôn bão hòa nước cho đến lúc làm đất;

b) Ruộng cạn nước chưa mất lấm: tưới với mức tưới từ 700 m3/ha đến 1 000 m3/ha;

c) Ruộng còn giữ được nước: tưới bổ sung cho đủ lớp nước 7 cm.



3.2.2 Điều chỉnh mức tưới làm dầm khi có mưa như sau:

a) Khi mưa nhỏ hơn 10 mm: tưới đủ mức nước tưới;

b) Khi mưa từ 10 mm đến 20 mm: tưới bổ sung 2/3 mức tưới;

c) Khi mưa từ 20 mm đến 30 mm: tưới bổ sung 1/2 mức tưới;

d) Khi mưa từ 30 mm đến 40 mm: coi như một lần tưới.

3.3 Chế độ tưới tiêu nước làm đất gieo sạ

3.3.1 Khi làm đất sạ ướt, phải làm đất như làm đất gieo mạ.Khi làm đất sạ nước, phải làm đất như làm đất cấy lúa.

3.3.2 Yêu cầu kỹ thuật tưới tiêu nước cho đất gieo sạ trong thời gian từ lúc gieo sạ đến khi cây lúa phát triển được 3 lá thật tương tự như đối với đất gieo mạ.

3.4 Chế độ tưới tiêu nước làm đất gieo mạ

3.4.1 Tiêu chuẩn về mức tưới và kỹ thuật tưới nước cho mạ như sau:

a) Giai đoạn từ lúc gieo mạ đến khi phát triển được 3 lá thật: tưới giữ đất ở trạng thái ẩm bão hòa;

b) Giai đoạn từ 3 lá thật đến trước nhổ cấy từ 5 đến 7 ngày:

- Đất pha cát: giữ lớp nước thường xuyên trong ruộng từ 2 cm đến 3 cm;

- Đất thịt: giữ lớp nước thường xuyên trong ruộng từ 3 cm đến 5 cm;

c) Giai đoạn từ từ 5 đến 7 ngày trước khi nhổ cấy đến lúc nhổ cấy:

- Đất pha cát: không tưới, để đất ẩm;

- Đất thịt: tưới với lớp nước từ 3 cm đến 5 cm.



3.4.2 Khi điều tiết nước cho mạ phải đặc biệt chú ý một số trường hợp sau đây:

a) Chống rét khi nhiệt độ không khí xuống dưới 13 0C hoặc có sương muối:

- Nơi chủ động nước: đêm tưới ngập 2/3 cây mạ, ban ngày tiêu cạn nước;

- Nơi không chủ động nước: giữ đất ẩm, không để xảy ra tình trạng ruộng mạ nơi có nước, nơi khô.

b) Chống nóng khi nhiệt độ không khí lớn hơn 35 oC: phải tưới ngập 2/3 cây mạ, cứ hai ngày một lần thay nước tưới;

c) Chống mạ già: không tưới, để ruộng khô;

d) Chống trôi mạ: sau khi gieo mạ nếu dự báo có mưa to phải tưới ngay lớp nước từ 2 cm đến 3 cm;

e) Chống sâu bệnh:

- Sâu cuốn lá nhỏ: tưới ngập cây mạ trong một ngày đêm, sau đó tiêu cạn và tưới nước theo quy định tại 3.4.1;

- Sâu đục thân: tưới ngập 2/3 cây mạ trong 3 ngày, sau đó tiêu cạn và tưới nước theo quy định tại 3.4.1;

g) Chống úng: nếu mạ bị ngập úng phải tiêu nước ngay sao cho sau một ngày đêm hở được 1/3 cây mạ.Trong thời gian từ 1 ngày đêm đến 2 ngày đêm phải tiêu xong đảm bảo lớp nước trong ruộng mạ phù hợp với quy định tại 3.4.1;

h) Chống hạn: tưới và giữ ẩm cho đất, đảm bảo độ ẩm của đất không thấp hơn 80 % độ ẩm bão hòa;

i) Đất chua, mặn: sau khi gieo mạ không để ruộng mạ cạn nước.

3.5 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa tại khu vực Bắc bộ

3.5.1 Lúa vụ xuân

3.5.1.1 Thời kỳ đổ ải cấp nước liên tục, không để ruộng cạn nước.Lượng nước đổ ải từ 1 500 m3/ha đến 2 500 m3/ha.

3.5.1.2 Thời kỳ tưới dưỡng thực hiện theo quy định sau:

a) Giai đoạn từ cấy đến bén rễ: tưới ngập 2/3 cây lúa.Duy trì thường xuyên lớp nước trên mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm;

b) Giai đoạn lúa phát triển: duy trì thường xuyên lớp nước trên mặt ruộng từ 4 cm đến 8 cm.Thời gian đầu khi cây lúa còn thấp, độ sâu lớp nước từ 4 cm đến 5 cm.Khi lúa bước vào giai đoạn từ trỗ bông đến ngậm sữa, chắc xanh, độ sâu lớp nước từ 7 cm đến 8 cm;

c) Giai đoạn từ chín đến thu hoạch:

- Nếu vụ sau làm ải hoặc trồng rau màu: không cần tưới, có mưa phải tiêu triệt để ngay;

- Nếu vụ sau làm dầm: cấp nước để duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 1 cm đến 7 cm, không để đất mất lấm;

d) Mức tưới quy định như sau:

- Giai đoạn từ cấy đến làm đòng: 200 m3/ha/lần;

- Giai đoạn từ làm đòng đến chín: 250 m3/ha/lần;

- Tổng mức nước tưới dưỡng cho cả vụ: từ 6 000 m3/ha đến 7 000 m3/ha.



3.5.2 Lúa vụ mùa

3.5.2.1 Thời kỳ từ cấy đến bén rễ tưới ngập 2/3 cây lúa, duy trì thường xuyên lớp nước trên mặt ruộng từ 4 cm đến 6 cm.

3.5.2.2 Thời kỳ lúa phát triển duy trì thường xuyên lớp nước trên mặt ruộng từ 5 cm đến 10 cm.Giai đoạn đầu khi cây lúa còn thấp, độ sâu lớp nước từ 5 cm đến 6 cm.Khi lúa bước vào giai đoạn từ trỗ bông đến ngậm sữa, chắc xanh, độ sâu lớp nước từ 8 cm đến 10 cm.

3.5.2.3 Khi ruộng lúa bước vào thời kỳ chín và chuẩn bị thu hoạch, thực hiện theo quy định tại khoản c của 3.5.1.2.

3.5.2.4 Mức tưới vụ mùa quy định như sau:

- Mức tưới áp dụng cho mỗi lần tưới 500 m3/ha;

- Tổng lượng nước tưới dưỡng cho cả vụ từ 4 500 m3/ha đến 5 500 m3/ha.

3.6 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa tại khu vực Trung bộ

3.6.1 Lúa cấy vụ đông xuân

3.6.1.1 Giai đoạn từ cấy đến bén rễ tưới ngập 2/3 cây lúa, duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng trên mặt ruộng từ 4 cm đến 6 cm;

3.6.1.2 Giai đoạn lúa phát triển duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng từ 5 cm đến 9 cm.Đầu giai đoạn lớp nước từ 5 cm đến 6 cm.Cuối giai đoạn độ sâu lớp nước từ 8 cm đến 9 cm.

3.6.1.3 Giai đoạn từ chín đến thu hoạch thực hiện theo quy định tại khoản c của 3.5.1.2.

3.6.1.4 Mức tưới quy định như sau:

- Giai đoạn từ cấy đến làm đòng: 200 m3/ha/lần đến 250 m3/ha/lần;

- Giai đoạn từ làm đòng đến chín: 250 m3/ha/lần đến 300 m3/ha/lần;

- Tổng mức nước tưới dưỡng cho cả vụ: từ 6 500 m3/ha đến 7 500 m3/ha.



3.6.2 Lúa cấy vụ hè thu

3.6.2.1 Thời kỳ từ lúc cấy đến bén rễ tưới ngập 2/3 cây lúa, duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng trên mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm.

3.6.2.2 Thời kỳ lúa phát triển duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng trên mặt ruộng từ 3 cm đến 10 cm.Lớp nước mặt ruộng ở đầu thời kỳ là 3 cm, tăng dần theo chiều cao cây lúa.Ở cuối thời kỳ (ngậm sữa, chắc xanh), lớp nước mặt ruộng cao nhất là 10 cm.

3.6.2.3 Giai đoạn từ chín đến thu hoạch thực hiện theo quy định tại khoản c của 3.5.1.2.

3.6.2.4 Mức tưới quy định như sau:

- Giai đoạn từ cấy đến làm đòng: 300 m3/ha/lần;

- Giai đoạn từ làm đòng đến chín: 350 m3/ha/lần;

- Tổng lượng nước tưới dưỡng cho cả vụ từ 6 000 m3/ha đến 7 000 m3/ha.



3.6.3 Lúa gieo sạ vụ đông xuân

3.6.3.1 Thời kỳ từ lúc gieo sạ đến thời điểm lúa phát triển được 4 lá thật:

- Từ thời điểm gieo hạt đến khi mọc cây mạ: tưới giữ ẩm để duy trì độ ẩm đất đạt từ 85 % đến 100 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

-Từ khi mọc mạ đến khi phát triển được 4 lá thật: giữ ẩm đất bằng độ ẩm tối đa đồng ruộng sau đó tăng dần mức tưới, độ sâu ngập tăng dần theo chiều cao cây lúa nhưng không quá 3 cm.

3.6.3.2 Thời kỳ lúa phát triển: duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng trên mặt ruộng từ 3 cm đến 10 cm.Cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn từ 4 lá thật đến đẻ nhánh: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 3 cm đến 5 cm;

- Giai đoạn từ đẻ nhánh đến trổ bông: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 6 cm đến 8 cm;

- Giai đoạn từ trổ bông đến chín: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 7 cm đến 10 cm;

- Giai đoạn từ chín đến thu hoạch: tiêu cạn nước.

3.6.3.3 Tổng lượng nước tưới dưỡng cho cả vụ từ 6 500 m3/ha đến 7 500 m3/ha với mức tưới mỗi lần từ 300 m3/ha đến 350 m3/ha.

3.6.4 Lúa gieo sạ vụ hè thu

3.6.4.1 Giai đoạn từ gieo sạ đến khi phát triển được 4 lá thật, chế độ tưới tiêu thực hiện theo quy định tại 3.6.3.1.

3.6.4.2 Giai đoạn lúa phát triển (từ lúc đẻ nhánh đến chắc xanh, chín): duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng trên mặt ruộng từ 3 cm đến 9 cm.Lớp nước mặt ruộng ở đầu thời kỳ là 3 cm còn ở cuối thời kỳ là 9 cm.

3.6.4.3 Giai đoạn từ chín đến thu hoạch thực hiện theo quy định tại khoản c của 3.5.1.2.

3.6.4.4 Mức tưới quy định như sau:

- Giai đoạn từ cấy đến làm đòng: 200 m3/ha/lần đến 250 m3/ha/lần;

- Giai đoạn từ làm đòng đến chín: 300 m3/ha/lần đến 350 m3/ha/lần;

- Tổng lượng nước tưới dưỡng cho cả vụ từ 5 700 m3/ha đến 7 000 m3/ha.



3.7 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa gieo sạ tại khu vực Tây Nguyên

3.7.1 Lúa vụ đông xuân

3.7.1.1 Thời kỳ từ lúc gieo hạt đến khi phát triển được 4 lá thật, chế độ tưới tiêu thực hiện theo quy định tại 3.6.3.1.

3.7.1.2 Thời kỳ lúa phát triển: duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng trên mặt ruộng từ 3 cm đến 10 cm.Cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn từ 4 lá thật đến đẻ nhánh: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 3 cm đến 5 cm;

- Giai đoạn từ đẻ nhánh đến chín: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 5 cm đến 10 cm;

- Giai đoạn từ chín đến thu hoạch: tiêu cạn nước.



3.7.1.3 Tổng lượng nước tưới dưỡng cho cả vụ từ 8 500 m3/ha đến 10 000 m3/ha với mức tưới mỗi lần từ 300 m3/ha đến 350 m3/ha.

3.7.2 Lúa vụ mùa

3.7.2.1 Thời kỳ từ lúc gieo sạ đến khi lúa phát triển được 4 lá thật, chế độ tưới tiêu thực hiện theo quy định tại 3.6.3.1.

3.7.2.2 Thời kỳ lúa phát triển duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng trên mặt ruộng từ 3 cm đến 9 cm.Cụ thể từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn từ 4 lá thật đến đẻ nhánh: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 3 cm đến 6 cm;

- Giai đoạn từ đẻ nhánh đến chín: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 6 cm đến 9 cm;

- Giai đoạn từ chín đến thu hoạch: tiêu cạn nước.



3.7.2.3 Tổng lượng nước tưới dưỡng cho cả vụ từ 6 000 m3/ha đến 7 000 m3/ha với mức tưới mỗi lần là 300 m3/ha.

3.8 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa tại khu vực Nam bộ

3.8.1 Chế độ tưới tiêu nước cho lúa cấy

3.8.1.1 Vụ đông xuân

3.8.1.1.1 Thời kỳ từ lúc cấy đến bén rễ: duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng trên mặt ruộng từ 4 cm đến 5 cm.


tải về 370.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương