TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7870-1: 2010 iso 80000-1: 2009



tải về 416.81 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích416.81 Kb.
#25955
  1   2   3   4   5
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7870-1:2010

ISO 80000-1:2009

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG



Quantities and units – Part 1: General

Lời nói đầu

TCVN 7870-1:2010 thay thế cho TCVN 6398-0:1998 (ISO 31-0:1992) và TCVN 7783:2008 (ISO 1000:1992);

TCVN 7870-1:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 80000-1:2009;

TCVN 7870-1:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo lường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.



0.0. Giới thiệu chung

TCVN 7870-1:2010 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Đại lượng và Đơn vị đo lường TCVN/TC12 biên soạn. Mục tiêu của Ban Kỹ thuật TCVN/TC12 là tiêu chuẩn hóa đơn vị và ký hiệu cho các đại lượng và đơn vị (kể cả ký hiệu toán học) dùng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hệ số chuyển đổi tiêu chuẩn giữa các đơn vị; đưa ra định nghĩa của các đại lượng và đơn vị khi cần thiết.

Bộ TCVN 7870, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 80000, gồm các phần dưới đây có tên chung “Đại lượng và đơn vị”:

- TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009), Phần 1: Quy định chung

- TCVN 7870-2:2010 (ISO 80000-2:2009), Phần 2: Dấu và kí hiệu toán học dùng trong khoa học tự nhiên và công nghệ

- TCVN 7870-3:2007 (ISO 80000-3:2006), Phần 3: Không gian và thời gian.

- TCVN 7870-4:2007 (ISO 80000-4:2006), Phần 4: Cơ học

- TCVN 7870-5:2007 (ISO 80000-5:2007), Phần 5: Nhiệt động lực học

- TCVN 7870-7:2009 (ISO 80000-7:2008), Phần 7: Ánh sáng

- TCVN 7870-8:2007 (ISO 80000-8:2007), Phần 8: Âm học

- TCVN 7870-9:2010 (ISO 80000-9:2009), Phần 9: Hóa lý và vật lý phân tử

- TCVN 7870-10:2010 (ISO 80000-10:2009), Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân

- TCVN 7870-11:2009 (ISO 80000-11:2008), Phần 11: Số đặc trưng

- TCVN 7870-12:2010 (ISO 80000-12:2009), Phần 12: Vật lý chất rắn

Bộ TCVN 7870, chấp nhận bộ tiêu chuẩn IEC 80000, gồm các phần dưới đây có tên chung “Đại lượng và đơn vị”:

- TCVN 7870-6:2010 (IEC 80000-6:2008), Phần 6: Điện từ

- TCVN 7870-13:2010 (IEC 80000-13:2008), Phần 13: Khoa học và công nghệ thông tin

- TCVN 7870-14:2010 (IEC 80000-14:2008), Phần 14: Viễn sinh trắc liên quan đến sinh lý người



0.1. Đại lượng

Hệ đại lượng và hệ đơn vị có thể được tiếp cận theo nhiều cách phù hợp, nhưng khác nhau. Việc sử dụng cách tiếp cận nào chỉ là vấn đề quy ước. Cách trình bày trong tiêu chuẩn này là cơ sở cho Hệ đơn vị quốc tế, SI (tiếng Pháp: Système international d’’unités), được Hội nghị cân đo toàn thể, CGPM (tiếng Pháp: Conférence générale des poids et mesures), chấp nhận.

Đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng sử dụng ở đây hầu hết được chấp nhận sử dụng trong toàn ngành khoa học tự nhiên. Hiện nay, chúng được trình bày trong phần lớn sách giáo khoa và quen thuộc với tất cả các nhà khoa học và công nghệ.

CHÚ THÍCH: Đối với đơn vị điện và điện từ trong các hệ CGS-ESU, CGS-EMU 1 và Gauss, có một sự khác biệt trong các hệ đại lượng này do các định nghĩa chúng. Trong hệ CGS-ESU, hằng số điện є0 (hằng số điện môi của chân không) được định nghĩa bằng 1, nghĩa là có thứ nguyên 1; trong hệ thống CGS-ESU, hằng số từ μ0 (độ thẩm từ của chân không) được định nghĩa bằng 1, nghĩa là có thứ nguyên 1, ngược lại, trong ISQ chúng không phải có thứ nguyên một. Hệ Gauss có liên quan với các hệ CGS-ESU và CGS-EMU và có những sự phức tạp tương tự. Trong cơ học, định luật chuyển động của Niutơn được viết ở dạng tổng quát là F = c.ma. Trong hệ thống kỹ thuật cũ, MKS 2 thì c = 1/gn, với gn là gia tốc rơi tự do tiêu chuẩn; trong ISQ, c = 1.

Các đại lượng và mối quan hệ giữa chúng về bản chất là vô hạn về số lượng và đang tiếp tục phát triển thành một lĩnh vực khoa học và công nghệ mới. Do đó không thể thống kê tất cả các đại lượng và mối quan hệ trong tiêu chuẩn này; thay vào đó tiêu chuẩn này trình bày tập hợp các đại lượng thường được sử dụng hơn và mối quan hệ giữa chúng.

Không thể tránh được việc một số người đọc công tác trong các lĩnh vực chuyên ngành cụ thể có thể nhận thấy các đại lượng mà họ quan tâm sử dụng không được liệt kê trong tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn khác. Tuy nhiên, điều này sẽ không cản trở họ xác định đơn vị cho các đại lượng đó miễn là họ có thể liên hệ đại lượng với các ví dụ tương tự được đưa ra.

Hầu hết các đơn vị được dùng để thể hiện giá trị của đại lượng quan tâm đã được xây dựng và sử dụng từ lâu trước khi ý tưởng về một hệ đại lượng được xây dựng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các đại lượng, đơn giản là các phương trình vật lý, là quan trọng, vì trong bất kỳ hệ đơn vị nào thì mối quan hệ giữa các đơn vị đều đóng một vai trò quan trọng và được xây dựng từ mối quan hệ giữa các đại lượng tương ứng.

Hệ thống các đại lượng, bao gồm mối quan hệ giữa chúng, các đại lượng được sử dụng làm cơ sở cho các đơn vị SI, được gọi là Hệ đại lượng quốc tế, viết tắt là “ISQ”, trong tất cả các ngôn ngữ. Trong TCVN 6398 (ISO 31) đã trình bày một bộ tiêu chuẩn hài hòa nhưng tên hệ đại lượng quốc tế chưa được dùng. Tuy nhiên, ISQ xuất hiện trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007) và trong sổ tay về SI [8], xuất bản lần thứ 8:2006. Trong cả hai trường hợp, điều này nhằm đảm bảo sự nhất quán với bộ tiêu chuẩn Đại lượng và đơn vị mới đã được chuẩn bị trong thời gian chúng được xuất bản; việc chuẩn bị này đã được thông báo là thuật ngữ mới sẽ được sử dụng. Tuy nhiên, cần thấy ISQ chỉ đơn giản là ký hiệu thuận tiện để chỉ một hệ thống về bản chất là hoàn toàn vô hạn, phát triển và mở rộng liên tục của hệ đại lượng và phương trình mà tất cả các khoa học và công nghệ hiện đại dựa trên đó. ISQ là ký hiệu viết tắt cho “hệ đại lượng là cơ sở của SI”, là cụm từ được sử dụng cho hệ thống này trong TCVN 6398 (ISO 31).



0.2. Đơn vị

Để xây dựng hệ đơn vị trước hết xác định một tập hợp đơn vị cơ bản cho một tập hợp nhỏ các đại lượng cơ bản tương ứng rồi sau đó xác định đơn vị dẫn xuất là tích lũy thừa các đơn vị cơ bản tương ứng với mối quan hệ xác định đại lượng dẫn xuất qua các đại lượng cơ bản. Trong tiêu chuẩn này và trong SI, có bảy đại lượng cơ bản và bảy đơn vị cơ bản. Đại lượng cơ bản là chiều dài, khối lượng, thời gian, cường độ dòng điện, nhiệt độ nhiệt động lực, lượng chất và cường độ sáng. Các đơn vị cơ bản tương ứng là mét, kilôgam, giây, ampe, kenvin, mol và candela. Định nghĩa của các đơn vị cơ bản này, và sự thể hiện thực tế chúng, là nội dung chính của SI và thuộc trách nhiệm các ban tư vấn của Ủy ban quốc tế về Cân và Đo, CIPM (tiếng Pháp: Conmité international des poids et mesures). Định nghĩa hiện nay của các đơn vị cơ bản này, và khuyến nghị đối với việc thể hiện thực tế chúng, được trình bày trong sổ tay về SI [8], do Viện cân đo quốc tế, BIPM (tiếng Pháp: Bureau international des poids mesures) xuất bản và cung cấp. Lưu ý là trái ngược với đơn vị cơ bản, mỗi đơn vị có một định nghĩa cụ thể, các đại lượng cơ bản chỉ đơn giản được lựa chọn theo quy ước và sau đó không cố gắng để xác định chúng theo một cách khác có tính chất vận hành.



0.3. Thể hiện giá trị của đơn vị

Thể hiện giá trị của đơn vị là sử dụng định nghĩa của đơn vị để thực hiện các phép đo mà so sánh giá trị của một đại lượng nào đó cùng loại đơn vị với giá trị của đơn vị. Đây là bước quan trọng trong việc thực hiện phép đo giá trị của đại lượng bất kỳ trong khoa học. Việc thể hiện giá trị của đơn vị cơ bản là đặc biệt quan trọng. Thể hiện giá trị của các đơn vị dẫn xuất về nguyên tắc là tiếp sau việc thể hiện đơn vị cơ sở.

Có nhiều cách khác nhau để thể hiện thực tế giá trị của một đơn vị, và phương pháp mới có thể được phát triển do tiến bộ khoa học. Mọi phương pháp phù hợp với các định luật vật lý đều có thể được sử dụng để thể hiện đơn vị SI. Tuy nhiên, thường là hữu ích khi xem xét các phương pháp thực nghiệm để thể hiện đơn vị, và CIPM khuyến nghị các phương pháp như vậy, các phương pháp này được trình bày như là một phần của sổ tay về SI.

0.4. Cách sắp xếp các bảng

Từ phần 3 đến 14 của tiêu chuẩn này, các đại lượng và mối quan hệ giữa chúng, là tập hợp con của ISQ, được trình bày trên các trang bên trái, và đơn vị SI (và một số đơn vị khác) được trình bày trên các trang bên phải. Một số đại lượng và đơn vị bổ sung cũng được trình bày trên các trang bên trái và trang bên phải, một cách tương ứng. Số mục của đại lượng được viết pp-nn.s (pp, số phần; nn, số chạy tương ứng trong phần đó; s, điều nhỏ). Số điều của đơn vị được viết pp-nn.l (pp, số phần; nn, số chạy tương ứng trong phần đó; I, ký tự dưới).


ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Quantities and units – Part 1: General

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra thông tin chung và các định nghĩa liên quan tới đại lượng, hệ đại lượng, đơn vị, ký hiệu của đại lượng và đơn vị, các hệ đơn vị nhất quán, đặc biệt là Hệ đại lượng quốc tế (ISQ) và Hệ đơn vị quốc tế (SI).

Các nguyên tắc đưa ra trong tiêu chuẩn này nhằm áp dụng chung trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau, và là lời giới thiệu cho các tiêu chuẩn khác thuộc bộ tiêu chuẩn này.

Các đại lượng thứ tự và tính chất danh nghĩa nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.



2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), Từ vựng quốc tế về đo lường học – Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

CHÚ THÍCH: Nội dung trong điều này về bản chất giống như trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007). Một số chú thích và ví dụ được sửa đổi.

3.1. Đại lượng

Tính chất của một hiện tượng, vật thể hoặc chất mà độ lớn có thể được biểu thị bằng một số và một mốc quy chiếu.

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm “đại lượng” chung có thể phân ra theo một số mức độ của các khái niệm cụ thể như trình bày trong bảng sau. Phía bên trái của bảng trình bày các khái niệm cụ thể của “đại lượng”. Đây là các khái niệm chung cho những đại lượng riêng biệt ở cột bên phải.

Độ dài, l

Bán kính, r

Bán kính của vòng A, rA hoặc r (A)

Bước sóng, λ

Bước sóng của bức xạ natri D, λD hoặc λ (Na; D)

Năng lượng, E

Động năng, T

Động năng của hạt i trong một hệ đã cho, Ti

Nhiệt năng, Q

Nhiệt lượng của mẫu hơi nước i, Qi

Điện tích, Q

Điện tích của proton, e

Điện trở, R

Điện trở của một điện trở i trong một mạch đã cho, Ri

Nồng độ lượng chất của thực thể B, cB

Nồng độ lượng chất của etanol trong mẫu rượu i, ci (C2H5OH)

Nồng độ số lượng của thực thể B, CB

Nồng độ số lượng của erythrocyte trong mẫu máu i, C (Erys; B­i)

Độ cứng Rockwell C (tải 150 kg), HRC (150 kg)

Độ cứng Rockwell C của mẫu thép i, HRCi (150 kg)

CHÚ THÍCH 2: Mốc quy chiếu có thể là đơn vị đo, thủ tục đo, mẫu chuẩn hoặc một kết hợp của chúng. Về độ lớn của đại lượng xem 3.19.

CHÚ THÍCH 3: Ký hiệu của đại lượng cho trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7870 (bộ ISO 80000 và IEC 80000), Đại lượng và đơn vị. Ký hiệu của các đại lượng được viết kiểu chữ nghiêng. Một ký hiệu đã cho có thể chỉ các đại lượng khác nhau.

CHÚ THÍCH 4: Đại lượng như được định nghĩa ở đây là vô hướng. Tuy nhiên vectơ hoặc tenxơ cũng được xem là đại lượng nếu các thành phần của nó là đại lượng.

CHÚ THÍCH 5: Khái niệm “đại lượng” nói chung có thể phân ra thành, ví dụ “đại lượng vật lý”, “đại lượng hóa học” và “đại lượng sinh học”, hoặc “đại lượng cơ bản” và “đại lượng dẫn xuất”.

CHÚ THÍCH 6: Thích hợp với TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 1.1, bổ sung thêm một chú thích.

3.2. Loại đại lượng

Mặt chung của các đại lượng có thể so sánh với nhau.

CHÚ THÍCH 1: Loại đại lượng thường được viết tắt là “loại”, ví dụ: trong các đại lượng thuộc cùng loại.

CHÚ THÍCH 2: Sự phân chia khái niệm “đại lượng” thành nhiều loại ở một mức độ nào đó có tính chất tùy ý.

VÍ DỤ 1: Các đại lượng đường kính, chu vi và bước sóng, nói chung đều được xem là đại lượng cùng loại, cụ thể là thuộc loại đại lượng độ dài.

VÍ DỤ 2: Các đại lượng nhiệt lượng, động năng và thế năng, nói chung đều được xem là đại lượng cùng loại, cụ thể là thuộc loại đại lượng năng lượng.

CHÚ THÍCH 3: Các đại lượng cùng loại trong một hệ đại lượng đã cho có cùng thứ nguyên. Tuy nhiên, các đại lượng cùng thứ nguyên không nhất thiết là cùng loại.

VÍ DỤ: Đại lượng mômen lực và năng lượng theo quy ước không được coi là đại lượng cùng loại, tuy vậy chúng lại có cùng thứ nguyên. Tương tự, nhiệt dung và entropi, số các thực thể, độ thấm tương đối, tỷ khối cũng có cùng thứ nguyên mặc dù không cùng loại.

CHÚ THÍCH 4: Thuật ngữ đại lượng ở nữa bên trái của bảng trong 3.1, Chú thích 1 thường được sử dụng đối với “loại đại lượng” tương ứng.

CHÚ THÍCH 5: Thích hợp với TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 1.2, trong đó “loại” được đưa ra như thuật ngữ được thừa nhận. Chú thích 1 được thêm vào.



3.3. Hệ đại lượng

Tập hợp các đại lượng cùng với một tập hợp các phương trình không mâu thuẫn nhau liên kết các đại lượng đó.

CHÚ THÍCH 1: Các đại lượng thứ tự, như độ cứng Rockwell C, và tính chất danh nghĩa, như màu của ánh sáng, thường không được xem là một bộ phận của hệ đại lượng vì chúng quan hệ với các đại lượng khác chỉ thông qua mối liên hệ thực nghiệm.

CHÚ THÍCH 2: Thích hợp với TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 1.3, trong đó Chú thích 1 khác.



3.4. Đại lượng cơ bản

Đại lượng thuộc một tập hợp nhỏ được chọn theo quy ước của một hệ đại lượng đã cho, trong đó không đại lượng nào thuộc tập hợp nhỏ có thể diễn đạt theo các đại lượng khác trong tập hợp nhỏ đó.

CHÚ THÍCH 1: Tập hợp nhỏ nêu trong định nghĩa được gọi là “tập hợp các đại lượng cơ bản”.

VÍ DỤ: Tập hợp các đại lượng cơ bản trong Hệ đại lượng quốc tế (ISQ) được cho ở 3.6.

CHÚ THÍCH 2: Các đại lượng cơ bản là độc lập với nhau vì một đại lượng cơ bản không thể được thể hiện như là tích lũy thừa của các đại lượng cơ bản khác.

CHÚ THÍCH 3: “Số các thực thể” có thể coi là đại lượng cơ bản trong bất cứ hệ đại lượng nào.

CHÚ THÍCH 4: Thích hợp với TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 1.4, trong đó định nghĩa khác đôi chút.

3.5. Đại lượng dẫn xuất

Đại lượng trong một hệ đại lượng được định nghĩa theo các đại lượng cơ bản của hệ đó.

VÍ DỤ: Trong hệ đại lượng có đại lượng cơ bản là độ dài và khối lượng, khối lượng riêng là đại lượng dẫn xuất được định nghĩa là tỷ số giữa khối lượng và thể tích (độ dài mũ ba).

CHÚ THÍCH: Thích hợp với TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 1.5, trong đó ví dụ khác đôi chút.



3.6. Hệ đại lượng quốc tế

ISQ

Hệ đại lượng dựa trên bảy đại lượng cơ bản: độ dài, khối lượng, thời gian, cường độ dòng điện, nhiệt độ nhiệt động lực, lượng chất và cường độ sáng.

CHÚ THÍCH 1: Hệ đại lượng này được công bố trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7870 (ISO 80000 và IEC 80000) Đại lượng và đơn vị, Phần 3 đến 14.

CHÚ THÍCH 2: Hệ đơn vị quốc tế (SI) (xem 3.16) dựa trên ISQ.

CHÚ THÍCH 3: Thích hợp với TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 1.6, trong đó khác ở Chú thích 1.

3.7. Thứ nguyên đại lượng

Thứ nguyên của đại lượng

Thứ nguyên

Biểu thị sự phụ thuộc của một đại lượng vào các đại lượng cơ bản của hệ đại lượng như là tích lũy thừa của các thừa số tương ứng với đại lượng cơ bản, bỏ qua mọi thừa số bằng số.

VÍ DỤ 1: Trong ISQ, thứ nguyên đại lượng của lực được biểu thị bằng dim F = LMT-2.

VÍ DỤ 2: Trong hệ đại lượng trên, dim ρB = ML-3 là thứ nguyên đại lượng của nồng độ khối lượng của thành phần B và ML-3 cũng là thứ nguyên đại lượng của khối lượng riêng, ρ.

VÍ DỤ 3: Chu kỳ, T, của một con lắc có độ dài l ở một địa điểm có gia tốc rơi tự do g là

hoặc trong đó

Từ đó, dim C(g) = TL-1/2

CHÚ THÍCH 1: Lũy thừa của một thừa số là thừa số đó đã được nâng lên số mũ. Mỗi thừa số là một thứ nguyên của đại lượng cơ bản.

CHÚ THÍCH 2: Thể hiện ký hiệu quy ước thứ nguyên của đại lượng cơ bản là chữ in hoa thẳng đứng có chân. Thể hiện ký hiệu quy ước thứ nguyên của đại lượng dẫn xuất là tích lũy thừa thứ nguyên của các đại lượng cơ bản theo định nghĩa của đại lượng dẫn xuất. Thứ nguyên của đại lượng Q được biểu thị là dim Q.

CHÚ THÍCH 3: Khi suy ra thứ nguyên của đại lượng, không cần quan tâm đến đặc trưng vô hướng, vectơ hoặc tenxơ của nó.

CHÚ THÍCH 4: Trong một hệ đại lượng đã cho,

- các đại lượng cùng loại có cùng thứ nguyên;

- các đại lượng có thứ nguyên khác nhau luôn luôn là các đại lượng khác loại, và

- các đại lượng cùng thứ nguyên không nhất thiết là cùng loại.

CHÚ THÍCH 5: Ký hiệu thể hiện thứ nguyên của các đại lượng cơ bản trong ISQ là:



Đại lượng cơ bản

Ký hiệu thứ nguyên

Độ dài

Khối lượng

Thời gian

Cường độ dòng điện

Nhiệt độ nhiệt động lực

Lượng chất

Cường độ sáng


L

M

T



I

Θ

N



J

Như vậy, thứ nguyên của đại lượng Q được biểu thị bằng dim , trong đó các số mũ, gọi là số mũ thứ nguyên, là âm, dương hoặc không. Các thừa số có số mũ không và số mũ 1 thường được bỏ đi. Trường hợp tất cả các số mũ bằng không, xem 3.8.

CHÚ THÍCH 6: Thích hợp với TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 1.7, trong đó khác ở Chú thích 5, ví dụ 2 và 3, trong đó “thứ nguyên của đại lượng” và “thứ nguyên” được đưa ra như thuật nhữ được thừa nhận.



3.8. Đại lượng thứ nguyên một

Đại lượng không thứ nguyên

Đại lượng mà tất cả số mũ của các thừa số tương ứng với đại lượng cơ bản trong thứ nguyên đại lượng của nó bằng không.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “đại lượng không thứ nguyên” nói chung được dùng và nêu ở đây là do những nguyên nhân lịch sử. Xuất phát từ thực tế là trong biểu thức thứ nguyên của các đại lượng đó tất cả số mũ đều bằng không. Thuật ngữ “đại lượng thứ nguyên một” phản ánh quy ước trong đó thể hiện kí hiệu cho thứ nguyên của các đại lượng như vậy là ký hiệu 1, xem Điều 5. Thứ nguyên này không phải là một con số, mà là thành phần trung gian đối với phép nhân của thứ nguyên.

CHÚ THÍCH 2: Đơn vị đo và giá trị của đại lượng có thứ nguyên một là các số, nhưng những đại lượng đó mang nhiều thông tin hơn là một con số.

CHÚ THÍCH 3: Một số đại lượng thứ nguyên một được định nghĩa là tỷ số của hai đại lượng cùng loại. Các đơn vị dẫn xuất nhất quán là số một, ký hiệu 1.

VÍ DỤ: Góc phẳng, góc khối, chiết suất, độ thấm tương đối, tỷ khối, hệ số ma sát, số Mach.

CHÚ THÍCH 4: Số các thực thể là đại lượng thứ nguyên một.

VÍ DỤ: Số vòng của một cuộn dây, số phân tử trong một mẫu đã cho, sự suy biến các mức tăng năng lượng của một hệ thống lượng tử.

CHÚ THÍCH 5: Thích hợp với TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 1.8, trong đó khác ở Chú thích 1 và 3, trong đó “đại lượng không thứ nguyên” được đưa ra như thuật ngữ được thừa nhận.

3.9. Đơn vị của phép đo

Đơn vị đo

Đơn vị

Đại lượng thực vô hướng, được định nghĩa và thừa nhận theo quy ước mà mọi đại lượng cùng loại khác có thể được so sánh để thể hiện tỷ số của đại lượng thứ hai với đại lượng thứ nhất bằng một số.

CHÚ THÍCH 1: Đơn vị đo được thể hiện bằng tên và ký hiệu được ấn định theo quy ước.

CHÚ THÍCH 2: Đơn vị đo của các đại lượng cùng thứ nguyên có thể được thể hiện bằng tên và ký hiệu như nhau cả khi các đại lượng đó không cùng loại. Ví dụ, jun trên kenvin, J/K, là tên và ký hiệu của đơn vị đo nhiệt dung và đơn vị đo entropi là hai đại lượng không được xem là cùng loại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tên riêng của đơn vị đo được giới hạn chỉ để sử dụng với các đại lượng của một loại xác định. Ví dụ, đơn vị đo giây mũ trừ một’ (1/s) được gọi là héc (Hz) khi sử dụng cho tần số và becquerel (Bq) khi sử dụng cho hoạt độ phóng xạ. Một ví dụ khác, jun (J) được sử dụng như một đơn vị năng lượng nhưng không bao giờ được dùng như một đơn vị mômen lực, nghĩa là niutơn mét (N·m).

CHÚ THÍCH 3: Đơn vị đo của đại lượng thứ nguyên một là các số. Trong một số trường hợp các số này có tên riêng, ví dụ radian, steradian và deciben, hoặc được diễn tả bằng các tỷ số như milimol trên mol bằng 10-3 và microgam trên kilôgam bằng 10-9.

CHÚ THÍCH 4: Đối với một đại lượng đã cho, thuật ngữ “đơn vị” thường được kết hợp với tên đại lượng, ví dụ “đơn vị khối lượng” hoặc “đơn vị của khối lượng”.

CHÚ THÍCH 5: Thích hợp với TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 1.9, trong đó định nghĩa và chú thích 2 khác không đáng kể, trong đó “đơn vị đo” và “đơn vị” được đưa ra như thuật ngữ được thừa nhận.

3.10. Đơn vị cơ bản

Đơn vị đo được thừa nhận theo quy ước cho đại lượng cơ bản.

CHÚ THÍCH 1: Trong hệ đơn vị nhất quán mỗi đại lượng cơ bản chỉ có một đơn vị cơ bản.

VÍ DỤ: Trong SI, mét là đơn vị cơ bản của độ dài. Trong hệ CGS, centimét là đơn vị cơ bản của độ dài.

CHÚ THÍCH 2: Đơn vị cơ bản cũng có thể dùng cho đại lượng dẫn xuất có cùng thứ nguyên.

VÍ DỤ: Đại lượng dẫn xuất lượng mưa, khi được định nghĩa là thể tích diện tích (thể tích trên diện tích), có mét là đơn vị dẫn xuất nhất quán trong SI.

CHÚ THÍCH 3: Đối với số các thực thể thì số một, ký hiệu là 1, có thể xem là đơn vị cơ bản trong bất cứ hệ đơn vị nào. So sánh chú thích 3 trong 3.4.

CHÚ THÍCH 4: Thích hợp với TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 1.10, trong đó ví dụ của chú thích 2 khác không đáng kể. Câu cuối trong chú thích 3 được bổ sung thêm.



3.11. Đơn vị dẫn xuất

Đơn vị đo của đại lượng dẫn xuất.

VÍ DỤ: Mét trên giây, ký hiệu m/s, và centimét trên giây, ký hiệu là cm/s, là các đơn vị dẫn xuất của tốc độ trong SI. Kilômét trên giờ, kí hiệu là km/h, là đơn vị đo tốc độ ngoài SI nhưng được chấp nhận dùng với SI. Knot, bằng một hải lý trên giờ, là đơn vị đo tốc độ ngoài SI.

[TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), 1.11]




tải về 416.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương