TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7722-1 : 2009



tải về 1.38 Mb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.38 Mb.
#22301
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19

9.2.0. Thử nghiệm

Đèn điện chống sự xâm nhập của vật rắn (chữ số IP đặc trưng thứ nhất là 2) phải được thử nghiệm với dầu dò thử nghiệm tiêu chuẩn quy định trong TCVN 4255 (IEC 60529) theo các yêu cầu ở Mục 8 và Mục 11 của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Không yêu cầu thử nghiệm đèn điện có chữ số IP đặc trưng thứ 2 bằng viên bi như quy định ở TCN 4255 (IEC 60529).

Đèn điện chống sự xâm nhập của vật rắn (chữ số IP đặc trưng thứ nhất là 3 và 4) phải được thử nghiệm ở tất cả các điểm có thể (trừ miếng đệm) bằng đầu dò phù hợp với đầu dò thử nghiệm C hoặc D của IEC 61032, đặt với lực như chỉ ra trong Bảng 9.1:



Bảng 9.1 - Thử nghiệm đèn điện chống sự xâm nhập của vật rắn




Đầu dò thử nghiệm theo IEC 61032

Đường kính sợi dây dò
mm


Lực đặt
N


Chữ số IP thứ nhất là 3

C

2,5

3  10 %

Chữ số IP thứ nhất là 4

D

1

1  10 %

Đầu của sợi dây dò phải được cắt vuông góc với chiều dài của nó và không có bavia.

9.2.1. Đèn điện chống bụi (chữ số IP đặc trưng thứ nhất là 5) phải được thử nghiệm trong tủ bụi tương tự như chỉ ra trong Hình 6, trong đó bộ tan được duy trì ở dạng lơ lửng nhờ luồng không khí. Tủ này phải chứa 2 kg bột tan trong mỗi mét khối thể tích của nó. Bột tan sử dụng phải có khả năng lọt qua sàng có mắt lưới hình vuông có đường kính sợi danh nghĩa là 50 m và khoảng cách tự do danh nghĩa giữa các sợi dây là 75 m. Không được sử dụng sàng này quá 20 lần thử nghiệm.

Thử nghiệm phải được tiến hành như sau:

a) Đèn điện được treo bên ngoài tủ bụi và làm việc ở điện áp nguồn danh định cho đến khi đạt đến nhiệt độ làm việc.

b) Đèn điện, trong khi vẫn hoạt động, được đặt ở vị trí ít bị xáo trộn nhất trong tủ bụi.

c) Cửa tủ bụi được đóng lại.

d) Đóng điện cho quạt/máy thổi để bột tan ở dạng lơ lửng.

e) Sau 1 min, ngắt điện cho đèn điện và để nguội trong 3 h trong khi vẫn duy trì bột tan ở dạng lơ lửng.

CHÚ THÍCH: Khoảng thời gian 1 min giữa đóng điện cho quạt/máy thổi và ngắt điện cho đèn điện để đảm bảo rằng bột tan thực sự ở dạng lơ lửng xung quanh đèn điện trong quá trình làm mát ban đầu, điều này là rất quan trọng đối với đèn điện nhỏ hơn. Ban đầu, cho đèn điện làm việc như điểm a) để đảm bảo tủ thử nghiệm không bị quá nhiệt.



9.2.2. Đèn điện kín bụi (chữ số IP đặc trưng thứ nhất là 6) được thử nghiệm theo 9.2.1.

9.2.3. Đèn điện chịu nước nhỏ giọt (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 1) phải chịu mưa nhân tạo bằng 3 mm/min trong 10 min, rơi thẳng đứng từ độ cao 200 mm so với phần cao nhất của đèn điện.

9.2.4. Đèn điện chịu nước mưa (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 3) chịu phun nước trong 10 min bằng thiết bị phun như chỉ ra trên Hình 7. Bán kính của ống hình bán nguyệt phải càng nhỏ càng tốt và thích hợp với kích cỡ và vị trí của đèn điện.

Ống phải được khoan lỗ sao cho tia nước hướng trực tiếp vào tâm của vòng tròn và áp suất nước ở lối vào của thiết bị phun xấp xỉ 80 kN/m2.

Ống phải dao động qua góc 120o, mỗi phía 60o so với mặt thẳng đứng, thời gian của một dao động hoàn chỉnh (2 x 120o) là khoảng 4 s.

Đèn điện phải được lắp ở trên đường trục của ống sao cho các đầu của đèn điện tiếp nhận đầy đủ các tia nước phun trùm lên. Đèn điện phải được xoay quanh trục thẳng đứng của nó trong khi thử nghiệm với tốc độ bằng 1 r/min.

Sau thời gian 10 min này, ngắt điện cho đèn điện và để nguội tự nhiên trong khi vẫn tiếp tục phun nước trong 10 min nữa.

CHÚ THÍCH: Ở Nhật, chấp nhận ống dao động thử nghiệm và miệng phun thử nghiệm như mô tả trong TCVN 4255 (IEC 60529).



9.2.5. Đèn điện chịu nước bắn tóe (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 4) được phun nước từ mọi hướng trong 10 min bằng thiết bị phun như trên Hình 7 và được mô tả ở 9.2.4. Đèn điện phải được lắp dưới đường trục của ống sao cho các đầu của đèn điện được bao phủ đủ các tia nước.

Ống phải dao động xung quanh góc xấp xỉ 360o, 180o ở hai phía của mặt thẳng đứng, thời gian của một dao động hoàn chỉnh (2 x 360o) là khoảng 12 s. Đèn điện phải được xoay quanh trục thẳng đứng của nó trong khi thử nghiệm với tốc độ bằng 1 r/min.

Vật đỡ thiết bị cần thử nghiệm phải ở dạng lưới để tránh đóng vai trò là màng ngăn. Sau thời gian 10 min này, ngắt điện cho đèn điện và để nguội tự nhiên trong khi vẫn tiếp tục phun nước trong 10 min nữa.

CHÚ THÍCH: Ở Nhật, chấp nhận ống dao động thử nghiệm và miệng phun thử nghiệm như mô tả trong TCVN 4255 ( IEC 60529).



9.2.6. Đèn điện chịu nước phun (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 5) được ngắt điện và ngay sau đó, chịu nước phun trong 15 min từ mọi hướng bằng một vòi phun có miệng phun có hình dạng và kích thước chỉ ra trên Hình 8. Miệng phun phải được giữ cách mẫu 3 m.

Áp suất nước tại miệng phun phải được điều chỉnh để đạt được lưu lượng nước phun ra bằng 12,5 l/min  5 % (xấp xỉ 30 kN/m2).



9.2.7. Đèn điện chịu nước phun mạnh (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 6) được ngắt điện và ngay sau đó, chịu nước phun trong 3 min từ mọi hướng bằng một vòi phun có miệng phun có hình dạng và kích thước chỉ ra trên Hình 8. Miệng phun phải được giữ cách mẫu 3 m.

Áp suất nước tại miệng phun phải được điều chỉnh để đạt được lưu lượng nước phun ra bằng 100 l/min  5 % (xấp xỉ 100 kN/m2).



9.2.8. Đèn điện kín nước (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 7) được ngắt điện và ngay sau đó, ngâm vào nước trong 30 min sao cho điểm cao nhất của đèn điện thấp hơn bề mặt nước tối thiểu là 150 mm và phần thấp nhất của đèn điện phải chịu chiều cao cột nước tối thiểu là 1 m. Đèn điện phải giữ đúng vị trí bằng phương tiện cố định bình thường của nó. Đèn điện dùng các bóng đèn huỳnh quang dạng ống phải được đặt ở tư thế nằm ngang, dưới bề mặt nước 1 m, với bộ tán xạ hướng lên.

CHÚ THÍCH: Cách xử lý này chưa đủ khắc nghiệt đối với đèn điện làm việc dưới nước.



9.2.9. Đèn điện kín nước có áp suất (chữ số IP đặc trưng thứ hai là 8) được gia nhiệt bằng cách đóng điện cho bóng đèn hoặc bằng phương pháp thích hợp khác, sao cho nhiệt độ của vỏ đèn điện cao hơn nhiệt độ của nước trong thùng thử nghiệm từ 5 oC đến 10 oC.

Sau đó, đèn điện phải được ngắt điện và chịu áp suất nước bằng 1,3 lần áp suất tương ứng với độ sâu ngâm lớn nhất danh định trong thời gian 30 min.



9.3. Thử nghiệm ẩm

Tất cả đèn điện phải chịu được điều kiện ẩm có thể xuất hiện trong sử dụng bình thường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng xử lý ẩm mô tả ở 9.3.1, ngay sau đó là các thử nghiệm ở Mục 10.

Lối vào cáp, nếu có, phải để mở; nếu có các lỗ đột lửng thì một trong các lỗ đột lửng phải được đột bỏ.

Bộ phận có thể tháo ra bằng tay, ví dụ, phụ kiện điện, vỏ bọc, kính bảo vệ, v.v… phải được tháo ra và nếu cần, phải chịu xử lý ẩm cùng với bộ phận chính.

9.3.1. Đèn điện đượt đặt ở tư thế bất lợi nhất trong sử dụng bình thường, trong tủ ẩm có chứa không khí có độ ẩm tương đối duy trì ở 91 % đến 95 %. Nhiệt độ của không khí ở mọi nơi có thể đặt mẫu phải duy trì trong phạm vi 1 oC của giá trị thích hợp bất kỳ từ "t" từ 20 oC đến 30 oC.

Trước khi đặt vào tủ ẩm, mẫu phải được đưa về nhiệt độ từ "t" đến (t + 4) oC. Mẫu phải được giữ trong tủ 48 h.

CHÚ THÍCH: Đa số các trường hợp, mẫu có thể được đưa về nhiệt độ quy định từ "t" đến (t+ 4) oC bằng cách giữ mẫu trong phòng ở nhiệt độ này trong ít nhất 4 h trước khi xử lý ẩm.

Để đạt đến điều kiện quy định trong tủ, cần đảm bảo tuần hoàn không khí bên trong tủ là không đổi và thường sử dụng tủ có cách nhiệt.

Sau xử lý này, mẫu không được bị hư hại ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

Mục 10: Điện trở cách điện và độ bền điện, dòng điện chạm và dòng điện trong dây dẫn bảo vệ

10.1. Yêu cầu chung

Mục này quy định các yêu cầu và thử nghiệm đối với điện trở cách điện, độ bền điện, dòng điện chạm và dòng điện trong dây dẫn bảo vệ của đèn điện.



10.2. Điện trở cách điện và độ bền điện

Đèn điện phải có đủ điện trở cách điện và độ bền điện.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm ở 10.2.1 và 10.2.2 trong tủ ẩm hoặc trong phòng trong đó mẫu được đưa về nhiệt độ quy định, sau khi lắp lại các bộ phận đã bị tháo ra.

Thiết bị đóng cắt, nếu có, phải ở vị trí đóng cho tất cả các thử nghiệm, trừ các thử nghiệm giữa các bộ phận mang điện được cách ly bằng núm thao tác của thiết bị đóng cắt.

Trong quá trình thực hiện các thử nghiệm này, phải ngắt điện các linh kiện dưới đây sao cho điện áp thử nghiệm đặt lên cách điện của linh kiện, nhưng không đặt lên các phần tử chức năng điện cảm hoặc điện dung của các phụ kiện này, khi thích hợp:

a) tụ điện nối song song;

b) tụ điện giữa các bộ phận mang điện và thân đèn điện;

c) cuộn cảm hoặc biến áp nối giữa các bộ phận mang điện.

Nếu không thể đặt lá kim loại đúng vị trí lên lớp lót hoặc tấm chắn thì các thử nghiệm phải được thực hiện trên ba mẫu lớp lót hoặc tấm che đã được lấy ra và đặt giữa hai viên bi kim loại có đường kính bằng 20 mm được ép vào nhau với lực bằng 2 N  0,5 N.

Các điều kiện thử nghiệm đối với balát có lắp tranzito phải như quy định trong IEC 61347.

CHÚ THÍCH 1: Cách điện giữa các bộ phận mang điện và thân đèn điện, cũng như giữa các bộ phận kim loại chạm tới được và lá kim loại bên trong lớp lót cách điện và tấm chắn, được thử nghiệm theo loại cách điện yêu cầu. Thuật ngữ "thân" gồm cả bộ phận kim loại chạm tới được, vít cố định chạm tới được và lá kim loại tiếp xúc với bộ phận chạm tới được bằng vật liệu cách điện.

Khi tiến hành thử nghiệm độ bền trên đèn điện có bộ điều khiển điện tử, có thể xảy ra điện áp mạch bóng đèn lớn hơn điện áp nguồn của đèn điện. Điều này được chỉ ra bằng thông số Uout ghi trên bộ điều khiển bóng đèn. Trong trường hợp này, điện áp thử nghiệm đặt lên các phần của mạch bóng đèn phải được tính từ thông số Uout ghi trên bộ điều khiển bóng đèn thay vì U.

CHÚ THÍCH 2: "U" = điện áp làm việc.

10.2.1. Thử nghiệm - Điện trở cách điện

Điện trở cách điện phải được đo với điện áp một chiều xấp xỉ 500 V sau 1 min đặt điện áp.

Đối với cách điện của các bộ phận SELV của đèn điện, sử dụng điện áp một chiều 100 V để đo.

Điện trở cách điện không được nhỏ hơn các giá trị quy định trong Bảng 10.1.



Cách điện giữa các bộ phận mang điện và thân của đèn điện cấp II không phải thử nghiệm nếu cách điện chính và cách điện phụ có thể được thử nghiệm riêng rẽ.

Bảng 10.1 - Điện trở cách điện tối thiểu

Cách điện của các bộ phận

Điện trở cách điện tối thiểu

M

Đèn điện cấp I

Đèn điện cấp II

Đèn điện cấp III

SELV:




Giữa các bộ phận mang dòng khác cực tính

a

a

a

Giữa các bộ phận mang dòng và bề mặt lắp đặt *

a

a

a

Giữa các bộ phận mang dòng và các bộ phận bằng kim loại của đèn điện

a

a

a

Giữa bề mặt bên ngoài của dây hoặc cáp mềm tại chỗ được kẹp bằng cơ cấu chặn dây và bộ phận kim loại chạm tới được

a

a

a

Ống lót cách điện như mô tả trong Mục 5

b

b

a

Không phải SELV




Giữa các bộ phận mang điện khác cực tính

b

b

-

Giữa các bộ phận mang điện và bề mặt lắp đặt *

b

b và c, hoặc d

-

Giữa các bộ phận mang điện và bộ phận kim loại của đèn điện

b

b và c, hoặc d

-

Giữa các bộ phận mang điện có thể trở nên khác cực tính thông qua thao tác đóng cắt

b

b và c, hoặc d

-

Giữa bề mặt bên ngoài của dây hoặc cáp mềm tại chỗ được kẹp bằng cơ cấu chặn dây và bộ phận kim loại chạm tới được

b

c

-

Ống lót cách điện như mô tả trong Mục 5

b

b và c, hoặc d

-

Cách điện chính dùng cho điện áp SELV (a)

1

Cách điện chính dùng cho điện áp không phải là SELV (b)

2

Cách điện phụ (c)

2

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (d)

4

* Bề mặt lắp đặt được phủ lá kim loại để thực hiện thử nghiệm này.

Lớp lót và tấm chắn cách điện chỉ phải thử nghiệm nếu khoảng cách giữa các bộ phận mang điện và bộ phận kim loại chậm tới được, khi không có lớp lót hoặc tấm chắn, nhỏ hơn khoảng cách quy định trong Mục 11.

Cách điện của ống lót, cơ cấu chặn dây, vật mang sợi dây hoặc kẹp phải được thử nghiệm theo Bảng 10.1 và, trong quá trình thử nghiệm, cáp hoặc dây phải được bọc bằng lá kim loại hoặc được thay thế bằng thanh kim loại có cùng đường kính.

Không áp dụng các yêu cầu này cho phương tiện hỗ trợ khởi động được nối có chủ ý đến nguồn lưới nếu chúng không phải là bộ phận mang điện.

CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục A về thử nghiệm đối với bộ phận mang điện.



10.2.2. Thử nghiệm độ bền điện

Đặt điện áp có dạng sóng về cán bộ là hình sin với tần số 50 Hz hoặc 60 Hz và có giá trị quy định ở Bảng 10.2 trong 1 min qua cách điện được chỉ ra trong Bảng 10.2.

Ban đầu, đặt không quá một nửa điện áp quy định, sau đó tăng đều đến giá trị đầy đủ.

Đối với biến áp cao áp dùng cho thử nghiệm, khi các đầu nối ra bị ngắn mạch sau khi điều chỉnh điện áp ra đến điện áp thử nghiệm thích hợp thì dòng điện ra phải ít nhất là 200 mA.

Rơle quá dòng không được nhả khi dòng điện ra nhỏ hơn 100 mA.

Cần cẩn thận sao cho giá trị hiệu dụng của điện áp thử nghiệm đặt vào được đo trong phạm vi sai số là 3 %.

Cũng phải cẩn thận để lá kim loại đặt sau cho không xảy ra phóng điện bề mặt tại các gờ của cách điện.

Đối với đèn điện cấp II có cả cách điện tăng cường và cách điện cáp, phải cẩn thận để điện áp đặt vào cách điện tăng cường không tạo ứng suất quá mức lên cách điện chính hoặc cách điện phụ.

Phóng tia lửa mà không gây sụt áp thì được bỏ qua.

Không được có phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng trong quá trình thử nghiệm.

Không áp dụng các yêu cầu này cho phương tiện hỗ trợ khởi động được nối có chủ ý đến nguồn lưới nếu chúng không phải là bộ phận mang điện.

Đối với đèn điện có bộ mồi, độ bền điện của các bộ phận của đèn điện phải chịu điện áp xung thì được với bộ mồi hoạt động, để đảm bảo rằng cách điện của đèn điện, hệ thống đi dây và các bộ phận tương tự là đủ.

Đối với đèn điện có bộ mồi và đui đèn mà theo hướng dẫn của nhà chế tạo đui đèn chỉ đạt được bảo vệ điện áp xung lớn nhất của chúng khi bóng đèn được gài vào thì phải gài bóng đèn giả cho thử nghiệm này.

CHÚ THÍCH 1: Bóng đèn giả cần được cung cấp cùng với mẫu thử nghiệm điển hình.

CHÚ THÍCH 2: Yêu cầu này cho phép thiết kế đầu đèn/đui duy trì kích thước hợp lý trong khi cho phép điện áp xung tăng đến mức đảm bảo khởi động nóng bóng đèn phóng điện (ví dụ các ứng dụng trong phòng quay phim, chụp ảnh).

Đèn điện có bộ mồi được nối đến nguồn cung cấp ở 100 % điện áp danh định, trong thời gian 24 h. Bộ mồi nào bị mất hiệu quả trong thời gian này phải được thay ngay lập tức. Sau đó, thử nghiệm độ bền điện với giá trị quy định trong Bảng 10.2 được đặt lên đèn điện với tất cả các đầu nối (trừ đầu nối đất) của bộ mồi được nối với nhau.

Đối với đèn điện có bộ mồi bằng tay như nút ấn, đèn điện được nối đến nguồn cung cấp ở 100 % điện áp danh định và chịu chu kỳ đóng cắt "3 s đóng/10 s cắt" trong tổng thời gian 1 h. Chỉ sử dụng một bộ mồi cho thử nghiệm này.

Đèn điện có bộ mồi được cung cấp cùng với balát được ghi nhãn để sử dụng dành riêng với bộ mồi có cơ cấu giới hạn thời gian, phù hợp với TCVN 7590-2-9 (IEC 61347-2-9), cũng phải chịu thử nghiệm này nhưng trong thời gian gồm 250 chu kỳ đóng/cắt, giữ thời gian cắt bằng 2 min.

Không được có phóng điện bề mặt hoặc phóng điện đánh thủng trong quá trình thử nghiệm độ bền điện.

Khi tiến hành thử nghiệm độ bền điện trên đèn điện có bộ điều khiển điện tử, có thể xảy ra điện áp mạch bóng đèn danh định lớn hơn điện áp nguồn của đèn điện. Điều này được chỉ ra bằng thông số Uout ghi trên bộ điều khiển bóng đèn. Trong trường hợp này, điện áp thử nghiệm đặt lên các phần của mạch bóng đèn phải được tính từ thông số Uout được ghi nhãn trên bộ điều khiển bóng đèn thay vì U.



CHÚ THÍCH 2: "U" = điện áp làm việc.

Bảng 10.2 - Độ bền điện

Cách điện của các bộ phận

Điện áp thử nghiệm

V

Đèn điện cấp I

Đèn điện cấp II

Đèn điện cấp III

SELV:




Giữa các bộ phận mang dòng khác cực tính

a

a

a

Giữa các bộ phận mang dòng và bề mặt lắp đặt *

a

a

a

Giữa các bộ phận mang dòng và các bộ phận bằng kim loại của đèn điện

a

a

a

Giữa bề mặt bên ngoài của dây hoặc cáp mềm tại chỗ được kẹp bằng cơ cấu chặn dây và bộ phận kim loại chạm tới được

a

a

a

Ống lót cách điện như mô tả trong Mục 5

a

a

a

Không phải SELV:




Giữa các bộ phận mang điện khác cực tính

b

b

-

Giữa các bộ phận mang điện và bề mặt lắp đặt *

b

b và c, hoặc d

-

Giữa các bộ phận mang điện và bộ phận kim loại của đèn điện

b

b và c, hoặc d

-

Giữa các bộ phận mang điện có thể trở nên khác cực tính thông qua thao tác đóng cắt

b

b và c, hoặc d

-

Giữa bề mặt bên ngoài của dây hoặc cáp mềm tại chỗ được kẹp bằng cơ cấu chặn dây và bộ phận kim loại chạm tới được

b

c

-

Ống lót cách điện như mô tả trong Mục 5

b

b và c, hoặc d

-

Cách điện chính dùng cho điện áp SELV (a)

500

Cách điện chính dùng cho điện áp không phải là SELV (b)

2U** + 1 000

Cách điện phụ (c)

2U** + 1 000

Cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (d)

4U** + 2 000

* Bề mặt lắp đặt được phủ lá kim loại để thực hiện thử nghiệm này.

** U trong trường hợp này là điện áp danh nghĩa pha-trung tính của hệ thống nguồn có trung tính nối đất. Xem thêm IEC 60664-1.




tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương