TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7722-1 : 2009


PHỤ LỤC S (quy định) Yêu cầu để nhận biết họ hoặc dãy đèn điện dùng cho thử nghiệm điển hình



tải về 1.38 Mb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.38 Mb.
#22301
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

PHỤ LỤC S

(quy định)



Yêu cầu để nhận biết họ hoặc dãy đèn điện dùng cho thử nghiệm điển hình

S.1. Yêu cầu chung

Khi chọn (các) mẫu thử nghiệm điển hình từ dãy đèn điện có cùng cấu tạo để kiểm tra thử nghiệm điển hình thì (các) đèn điện được chọn phải là đèn điện đại diện cho phối hợp bất lợi nhất của các phần tử và vỏ bọc.



S.2. Dãy hoặc họ đèn điện

Dãy hoặc họ đèn điện có cùng cấu tạo phải được xem là:

a) phù hợp với các cùng một phần 2 của tiêu chuẩn áp dụng;

b) được trang bị bóng đèn có cùng tính chất như:

1) bóng đèn sợi đốt kể cả bóng đèn halogen sợi đốt;

2) bóng đèn huỳnh quang;

3) bóng đèn phóng điện.

c) thuộc cùng cấp bảo vệ chống điện giật;

d) thuộc cùng phân loại IP.

Sự phù hợp được thiết lập bằng cách tuân thủ với Điều S.2.

CHÚ THÍCH: Từng dãy đèn điện yêu cầu phải xem xét từng trường hợp một. Dãy đèn điện cần được chế tạo từ cùng nhà chế tạo, với cùng hệ thống đảm bảo chất lượng. Các kiểu đèn điện khác nhau của một dãy nhất thiết phải giống hệt về vật liệu được sử dụng, linh kiện và công nghệ áp dụng. (Các) mẫu thử nghiệm điển hình cần được chọn có sự kết hợp giữa nhà chế tạo và trạm thử nghiệm.
PHỤ LỤC T

(tham khảo)



Tham chiếu đến cấp 0

T.1. Lời giới thiệu

Trong những năm gần đây, đèn điện cấp 0 không được chế tạo. Theo khuyến cáo từ ACOS và để theo thông lệ an toàn chung, đèn điện cấp 0 bị loại bỏ khỏi tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, ở một số nước vẫn còn loại thiết bị này, đặc biệt là ở các hệ thống lắp đặt đã cũ. Vì lý do này nên cần thiết giữ lại phụ lục này để tham chiếu cho các yêu cầu thử nghiệm cấp 0.



T.2. Định nghĩa

Xem 1.2.21.



T.3. Yêu cầu và thử nghiệm

Các sửa đổi dưới đây được thực hiện cho IEC 60598-1, phiên bản 5.0, để xóa tham chiếu cho cấp 0 trong phần nội dung chính của phiên bản 6:

1.2.22 Xóa chú thích 2. Chú thích 3 trở thành chú thích 2.

2.2 Thay câu thứ nhất của đoạn thứ nhất như sau:

Đèn điện phải được phân loại theo loại bảo vệ chống điện giật được cung cấp, là cấp I, cấp II và cấp III (xem định nghĩa ở Mục 1).

Xóa câu thứ hai của đoạn thứ nhất.

Xóa đoạn thứ hai.

Xóa đoạn cuối và chú thích cuối.

4.7.1 Sửa đổi phần đầu của đoạn thứ nhất để đọc như sau:

Ở đèn điện di động cấp I, II và đèn điện cố định cấp I và II có…

4.13.4 Xóa đoạn thứ hai.

Bảng 5.1 Xóa dòng đầu tiên.

8.2.1 Sửa đổi phần đầu của đoạn thứ sáu để đọc như sau:

Đèn điện cấp I và cấp II được thiết kế ...

Bảng 10.2 và 10.3 Xóa "cấp 0 và" trong đầu đề của cột thứ hai.

Bảng 10.3 Sửa đổi dòng thứ nhất để đọc là:

Cấp II1)

Phụ lục M Sửa đổi dòng thứ nhất, ô thứ hai của bảng để đọc là:

Đèn điện cấp I
PHỤ LỤC U

(tham khảo)



Chiều dài đường rò và khe hở không khí đối với đèn điện trong đó có thể đòi hỏi mức độ sẵn có cao hơn (chịu xung cấp III)

U.1. Lời giới thiệu

Các giới hạn về chiều dài đường rò và khe hở không khí ở Mục 11 của tiêu chuẩn này được thiết lập liên quan đến IEC 60664 và dựa trên mức chịu xung cấp II. Mức này của cấp chịu xung được xem là thích hợp trong sử dụng bình thường của đèn điện thuộc phạm vi áp dụng của các tiêu chuẩn TCVN 7722 (IEC 60598). Phụ lục tham khảo này mô tả các yêu cầu nặng nề hơn của IEC 60664 cho phép đèn điện có khả năng quá điện áp cao hơn đối với mức chịu xung cấp III nếu yêu cầu cấp chịu xung cao hơn.



U.2. Yêu cầu đối với mức chịu xung cấp III

Các yêu cầu tăng lên đối với mức chịu xung cấp III được nêu trong Bảng U.1. Các giới hạn này áp dụng thay cho các giới hạn nêu trong Bảng 11.1 của Mục 11 của tiêu chuẩn này nếu yêu cầu thông số chịu xung cấp III.

CHÚ THÍCH: Cần tham khảo IEC 60664-1 để có mô tả chi tiết về độ nhiễm bẩn hoặc cấp quá điện áp.

Khoảng cách tối thiểu quy định dựa trên các tham số dưới đây:

- để sử dụng đến 2 000 m trên mực nước biển;

- nhiễm bẩn độ 2 trong đó thường chỉ xuất hiện nhiễm bẩn không dẫn nhưng đôi khi có thể dẫn tạm thời do ngưng tụ;

- thiết bị có cấp chịu xung II là thiết bị tiêu thụ năng lượng được cấp nguồn từ hệ thống lắp đặt cố định.

Bảng U.1 - Khoảng cách nhỏ nhất đối với điện áp hình sin (50/60 Hz)
Mức chịu xung cấp III


Điện áp làm việc hiệu dụng
không vượt quá
V

Khoảng cách
mm

50

150

250

500

750

1 000

Chiều dài đường rò b

- PTI của cách điện chính a


- PTI của cách điện phụ a
- Cách điện tăng cường

 600


< 600

 600


< 600

0,6


1,2

-

-



-

1,5


1,6

1,5


1,6

3,2d


3

3



3

3

6


4

5



4

5

8


5,5


8

5,5


8

11

8

10

8



10

16


Khe hở không khí c

- Cách điện chính

- Cách điện phụ

- Cách điện tăng cường





0,2


-

-

1,5

1,5


3

3

3



6

4

4



8

5,5


5,5

11

8

8

16



a PTI (chỉ số phóng điện bề mặt) phù hợp với IEC 60112.

b Đối với chiều dài đường rò, điện áp một chiều tương đương bằng với giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều hình sin.

c Đối với khe hở không khí, điện áp một chiều tương đương bằng với giá trị đỉnh của điện áp xoay chiều.

d Đối với vật liệu cách điện có PTI  600, giá trị này giảm xuống hai lần cho cách điện chính đối với vật liệu này.

CHÚ THÍCH: Ở Nhật, không áp dụng giá trị cho trong Bảng 11.1. Nhật yêu cầu giá trị lớn hơn các giá trị nêu trong bảng trên.

Đối với các phụ kiện trong mạch thứ cấp, áp dụng Bảng 11.1.


PHỤ LỤC V

(quy định)



Các yêu cầu thử nghiệm bổ sung đối với khối đầu nối có tiếp điểm nối đất không bắt ren lắp liền để nối trực tiếp đến hộp đèn điện hoặc đến các phần của thân đèn điện

V.1. Yêu cầu bổ sung cho 7.2.1

Mối nối đất phải có điện trở nhỏ và không được bị hư hại do ứng suất cơ, ví dụ trong khi nối dây pha và dây trung tính với khối đầu nối chung, v.v…

Các yêu cầu thử nghiệm đối với độ bền cơ:

Tiếp điểm nối đất không bắt ren lắp liền để nối trực tiếp đến hộp đèn điện hoặc đến các phần của thân đèn điện phải thể hiện là một mối nối cố định và tin cậy giữa đầu nối và tấm đỡ. Mối nối này không được lỏng ra nếu không sử dụng dụng cụ. Tiếp điểm nối đất không bắt ren trên bề mặt bên ngoài đèn điện phải được bảo vệ chống ứng suất cơ và hư hại từ bên ngoài đèn điện nhờ thiết kế kết cấu. Ứng suất cơ có thể xuất hiện khi đèn điện chạm vào các vật thể khác (ví dụ, bề mặt lắp đặt). Khối đầu nối có tiếp điểm nối đất không bắt ren lắp liền phải được lắp đặt phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm dưới đây.

Kiểm tra tính tín cậy của việc cố định đầu nối: Cố định chắc chắn khối đầu nối vào tấm đỡ được kiểm tra bằng thử nghiệm kéo. Đầu nối được lắp với ruột dẫn một sợi có diện tích mặt cắt lớn nhất theo thông số đặc trưng của đầu nối. Thử nghiệm kéo có tải bằng 20 N được đặt vào theo hướng bất lợi nhất. Sau thử nghiệm khối đầu nối vẫn phải giữ nguyên vị trí.

Kiểm tra đấu nối cơ vào tấm đỡ: Với thử nghiệm này, khối đầu nối chỉ được giữ bằng tiếp điểm nối đất với tấm đỡ dùng để cố định có vật liệu cách điện được loại bỏ. Tải thử nghiệm kéo bằng 50 N được đặt vào tâm của tiếp điểm nối đất theo chiều ngược với chiều đặt vào trong ít nhất 1 min. Tiếp điểm nối đất không bắt ren không hỏng sau thử nghiệm và đấu nối với tấm đỡ không bị lỏng ra.

Với mỗi thử nghiệm cơ này, điện trở giữa mối nối đất của đầu nối và tấm đỡ không được vượt quá 0,05  sau thử nghiệm.



V.2. Yêu cầu bổ sung cho 7.2.3

Yêu cầu thử nghiệm đối với mối nối điện:

Tiếp điểm nối đất không bắt ren lắp liền để nối trực tiếp đến hộp đèn điện hoặc đến các phần của thân đèn điện được giao nộp để thử nghiệm điện áp rơi. Với thử nghiệm này, khối đầu nối được lắp đặt trên tấm đỡ có chiều dày nhỏ nhất theo yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo và được lắp với ruột dẫn một sợi có diện tích mặt cắt lớn nhất theo thông số đặc trưng của đầu nối. Điện áp rơi được đo trên tuyến Ucs như chỉ ra ở Hình V.1. Phép đo được thực hiện như mô tả trong đoạn thứ nhất của Phụ lục này. Nếu điện trở đến tấm đỡ của khối đầu nối bất kỳ vượt quá 0,05  thì khối đầu nối bị loại.



Chú giải

1 ruột dẫn

2 đầu nối

3 tấm đỡ


Điện áp rơi Ucs giữa ruột dẫn và tấm đỡ.

Hình V.1 - Bố trí đối với thử nghiệm điện áp rơi
PHỤ LỤC W

(quy định)



Thử nghiệm nhiệt khác đối với đèn điện nhựa nhiệt dẻo

W.0. Lời giới thiệu

Phương pháp thử nghiệm dưới đây có thể được sử dụng làm phương pháp khác để thử nghiệm được đề cập ở 12.7.1.1 đối với đèn điện không có bộ điều khiển nhạy nhiệt độ, có lắp bóng đèn huỳnh quang  70 W. Trong trường hợp có nghi ngờ, áp dụng phương pháp thử nghiệm ở 12.7.1.1.



W.1. Thử nghiệm nhiệt liên quan đến các điều kiện sự cố trong bộ điều khiển bóng đèn hoặc thiết bị điện tử không có bộ điều khiển nhạy nhiệt trong đèn điện nhựa nhiệt dẻo dùng cho bóng đèn huỳnh quang  70 W

Đèn điện phải được thử nghiệm trong các điều kiện quy định ở điểm a), c), e), f) và h) của 12.4.1. Ngoài ra, áp dụng các yêu cầu dưới đây.

20 % của mạch bóng đèn trong đèn điện, và không nhỏ hơn một mạch bóng đèn, phải chịu các điều kiện không bình thường (xem điểm a) của 12.5.1).

Phải chọn (các) mạch bóng đèn có ảnh hưởng nhiệt lớn nhất đến điểm dùng để cố định và các bộ phận để hở còn các mạch bóng đèn khác phải làm việc ở điện áp danh định trong điều kiện bình thường.

Các mạch điện đã chịu các điều kiện không bình thường được cho làm việc ở 0,9, 1,0 và 1,1 lần điện áp danh định (hoặc giá trị lớn nhất của dải điện áp danh định). Khi các điều kiện ổn định ở từng điện áp trong ba điện áp thử nghiệm này, đo nhiệt độ cao nhất của cuộn dây và nhiệt độ cao nhất của điểm cố định và bộ phận để hở bị ảnh hưởng nhiệt lớn nhất. Không cần đo nhiệt độ của cơ cấu dây quấn cỡ nhỏ lắp bên trong mạch điện tử.

Đối với đèn điện dùng bóng đèn huỳnh quang có bộ điều khiển bóng đèn điện tử nguồn xoay chiều có lắp cuộn lọc, phải xác định điện áp yêu cầu để cho dòng điện làm việc bình thường. Cuộn lọc được cho làm việc ở 0,9, 1,0 và 1,1 lần điện áp này. Khi các điều kiện là ổn định ở từng điện áp thử nghiệm trong ba điện áp thử nghiệm này thì đo nhiệt độ cuộn dây cao nhất và nhiệt độ cao nhất của phần bất kỳ của bề mặt lắp đặt. Tất cả các phần khác của bộ điều khiển bóng đèn và bóng đèn phải ngừng hoạt động đối với thử nghiệm này.

Sự phù hợp:

Các giá trị của nhiệt độ đo được ở 0,9, 1,0 và 1,1 lần điện áp danh định (hoặc giá trị lớn nhất của dải điện áp danh định) được dùng cho các công thức hồi quy tuyến tính để tính nhiệt độ của bề mặt lắp đặt liên quan đến nhiệt độ cuộn dây balát/biến áp bằng 350 oC. Nếu chênh lệch giữa nhiệt độ cuộn dây đo được ở tọa độ 0,9 và 1,1 nhỏ hơn 30 oC thì thêm vào điểm thứ tư có tọa độ là ta của cuộn dây, ta của phần cố định hoặc phần để hở. Sau đó, vật liệu nhựa nhiệt dẻo phải chịu thử nghiệm ép viên bi mô tả ở 13.2.1 ở nhiệt độ ước tính theo đường hồi quy tuyến tính nhưng không nhỏ hơn 75 oC. Phải đo đường kính của vết lõm này và không được vượt quá 2 mm.

CHÚ THÍCH 1: Đây là thử nghiệm điều kiện sự cố nhưng không áp dụng thử nghiệm ở 25 oC ở 13.2.1. Khi áp dụng các yêu cầu ở 4.15 và 12.7, các chú thích dưới đây phải được xét đến.

CHÚ THÍCH 2: "Điểm dùng để cố định" (ở 12.7) nghĩa là điểm dùng để cố định của các phụ kiện và điểm dùng để cố định của đèn điện với bề mặt lắp đặt.

CHÚ THÍCH 3: "Bộ phận để hở" (ở 12.7) nghĩa là bề mặt bên ngoài của hộp đèn điện.

CHÚ THÍCH 4: Theo các yêu cầu ở 12.7, phép đo các bộ phận để hở chỉ hạn chế cho các bộ phận cố định đèn điện/phụ kiện hoặc các bộ phận cung cấp tấm chắn bảo vệ chống tiếp xúc ngẫu nhiên với bộ phận mang điện, như yêu cầu ở Mục 8 của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 5: Phải đo phần nóng nhất của phần vật liệu nhựa nhiệt dẻo cần thử nghiệm. Điểm này thường nằm trên bề mặt bên trong của hộp đèn điện mà không phải bề mặt bên ngoài.

CHÚ THÍCH 6: Các giới hạn nhiệt độ của vật liệu được quy định đối với cả vật liệu có tải cơ và không có tải cơ.

CHÚ THÍCH 7: Cần áp dụng phụ lục N với các yêu cầu ở 4.15.

CHÚ THÍCH 8: ta là ta danh định của đèn điện.


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các tài liệu tham khảo dưới đây đề cập đến các xuất bản cung cấp thông tin hoặc hướng dẫn và thậm chí không được trích dẫn trong các đoạn văn bản của tiêu chuẩn này hoặc được trích dẫn trong phần 2 của tiêu chuẩn này. Khuyến khích người đọc tìm kiếm khả năng có thể áp dụng các phiên bản mới nhất.

IEC 60050-195:1998, Amendment 1 (2001), International Electrotechnical Vocabulary - Part 195: Earthing and protection against electric shock (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 195: Nối đất và bảo vệ chống điện giật)

IEC 60050-604:1987, International Electrotechnical Vocabulary - Chapter 604: Generation, transmission and distribution of electricity - Operation (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Chương 604: Phát điện, tải điện và phân phối điện - Hoạt động)

TCVN 7670:2007 (IEC 60081:1997), Bóng đèn huỳnh quang hai đầu - Yêu cầu về tính năng

IEC 60216 (tất cả các phần), Electrical insulating materials - Properties of thermal endurance (Vật liệu cách điện - Đặc tính của độ bền nhiệt)

IEC 60364 (tất cả các phần), Low-voltage electrical installations (Hệ thống lắp đặt điện hạ áp)

IEC 60364-4-443:1995, Amendment 1 (1998), Electrical installations of buildings - Part 4: Protection for safety - Chapter 44: Protection against overvoltages - Chapter 443: Protection against overvoltages of atmospheric origin or due to switches (Hệ thống lắp đặt điện cho các tòa nhà - Phần 4: Bảo vệ an toàn - Chương 44: Bảo vệ chống quá điện áp - Chương 443: Bảo vệ chống quá điện áp có nguồn gốc khí quyển hoặc do cơ cấu đóng cắt)

TCVN 7447-5-51:2004 (IEC 60364-5-51:2001), Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà - Phần 1: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Quy tắc chung

IEC 60364-7-702, Electrical installations of buildings - Part 7: Requirements for special installations or locations - Section 702: Swimming pools and other basins (Hệ thống lắp đặt điện cho các tòa nhà - Phần 7: Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt hoặc địa điểm đặc biệt)

TCVN 7722-2-3 (IEC 60598-2-3), Đèn điện - Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể - Đèn điện chiếu sáng đường và phố)

TCVN 7722-2-5 (IEC 60598-2-5), Đèn điện - Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể - Đèn pha)

IEC 60598-2-6, Đèn điện - Phần 2: Yêu cầu cụ thể - Mục 6: Đèn điện có biến áp hoặc bộ chuyển đổi lắp sẵn dùng cho bóng đèn sợi đốt

IEC 60664-3, Insulation coordination for equipment within lowo-voltage systems - Part 3: Use of coating, potting or moulding for protection against pollution (Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị bên trong hệ thống hạ áp - Phần 3: Sử dụng lớp phủ, hoặc đúc để bảo vệ chống nhiễm bẩn)

IEC 60695 (tất cả các phần), Fire hazard testing (Thử nghiệm nguy cơ cháy)

IEC 60695-2 (tất cả các phần 2), Fire hazard testing - Part 2: Glowing/hot-wire based test methods (Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm dựa trên sợi dây nóng đỏ/nóng)

IEC 60695-2-11, Fire hazard testing - Part 2-11: Glowing/hot-wire based test methods - Glowwire flammability test method for end-products (Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phần 2-11: Phương pháp thử nghiệm dựa trên sợi dây nóng đỏ/nóng - Phương pháp thử nghiệm tính dễ cháy của sợi dây nóng đỏ đối với sản phẩm cuối cùng)

TCVN 6614-3-1 (IEC 60811-3-1), Phương pháp quy định cho hợp chất PVC - Thử nghiệm nén ở nhiệt độ cao - Thử nghiệm tính kháng nứt

TCVN 7863 (IEC 60901), Bóng đèn huỳnh quang một đầu đèn - Yêu cầu về tính năng

TCVN 6479 (IEC 60921), Balat dùng cho bóng đèn huỳnh quang dạng ống - Yêu cầu về tính năng

TCVN 7684:2007 (IEC 60923), Phụ kiện dùng cho bóng đèn - Balát dùng cho bóng đèn phóng điện (Không kể bóng đèn huỳnh quang dạng ống) - Yêu cầu tính năng

IEC 60925, DC supplied electronic ballasts for tubular fluorescent lamps - Performance requirements (Balát điện tử được cấp nguồn một chiều dùng cho bóng đèn huỳnh quang dạng ống - Yêu cầu về tính năng)

TCVN 7674 (IEC 60929), Balát điện tử được cấp điện từ nguồn xoay chiều dùng cho bóng đèn huỳnh quang dạng ống - Yêu cầu tính năng

TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001), Thiết bị công nghệ thông tin - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung

IEC 60972, Classification and interpretation of new lighting products (Phân loại và giải thích các sản phẩm chiếu sáng mới)

TCVN 5175 (IEC 61195), Bóng đèn huỳnh quang hai đầu - Quy định về an toàn

IEC 61210, Connecting devices - Flat quick-connect terminations for electrical copper conductors - Safety requirements (Thiết bị nối nhanh - Đầu nối nối nhanh dạng dẹt dùng cho ruột dẫn điện bằng đồng - Yêu cầu an toàn)

IEC 61346-1, Industrial systems, installations and equipment and industrial products - Structuring principles and reference designations - Part 1: Basic rules (Hệ thống công nghiệp, hệ thống lắp đặt và thiết bị và sản phẩm công nghiệp - Nguyên tắc kết cấu và ký hiệu tham chiếu)

IEC 61995 (tất cả các phần), Devices for the connection of luminaires for household and similar purposes (Thiết bị để đấu nối đèn điện dùng cho gia đình và mục đích tương tự)

ISO 75-2:1993, Plastics - Determination of temperature of deflection under load - Plastics and ebonite (Chất dẻo - Xác định nhiệt độ biến dạng khi có tải - Chất dẻo và Ebonit)

ISO 1891, Bolts, screws, nuts and accessories - Terminology and nomenclature (Bulông, vít, đai ốc và phụ kiện - Thuật ngữ và danh pháp)

ANSI C136, American National Standard for Roadway Lighting Equipment - Fiber-Reinforced Plastic (FRP) Lighting Poles (Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ về thiết bị chiếu sáng đường phố - Cột chiếu sáng chất dẻo có sợi tăng cường (FRP))

AS 3771, Road lighting luminaires with integral control gear (Đèn điện chiếu sáng đường có bộ điều khiển lắp liền)
MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

Mục 0: Giới thiệu chung

0.1. Phạm vi áp dụng và đối tượng

0.2. Tài liệu viện dẫn

0.3. Yêu cầu chung

0.4. Yêu cầu thử nghiệm chung và kiểm tra

0.5. Phụ kiện của đèn điện

0.6. Danh mục các phần của TCVN 7722-2 (IEC 60598-2)

Mục 1: Định nghĩa

1.1. Yêu cầu chung

1.2. Định nghĩa

Mục 2: Phân loại đèn điện

2.1. Yêu cầu chung

2.2. Phân loại theo cấp bảo vệ chống điện giật

2.3. Phân loại theo cấp bảo vệ chống sự xâm nhập của bụi, vật rắn và hơi ẩm

2.4. Phân loại theo vật liệu của bề mặt đỡ mà đèn điện được thiết kế

2.5. Phân loại theo trường hợp sử dụng

Mục 3: Ghi nhãn

3.1. Yêu cầu chung

3.2. Ghi nhãn trên đèn điện

3.3. Thông tin bổ sung

3.4. Thử nghiệm nhãn

Mục 4: Kết cấu

4.1. Yêu cầu chung

4.2. Thành phần thay thế được

4.3. Đường đi dây

4.4. Đui đèn

4.5. Đui tắcte

4.6. Khối đầu nối

4.7. Đầu nối và đấu nối nguồn

4.8. Thiết bị đóng cắt

4.9. Lớp lót và ống lót cách điện

4.10. Cách điện kép và cách điện tăng cường

4.11. Mối nối điện và bộ phận mang dòng

4.12. Vít và mối nối (cơ) và miếng đệm

4.13. Độ bền cơ

4.14. Hệ thống treo và phương tiện điều chỉnh

4.15. Vật liệu bắt lửa

4.16. Đèn điện dùng để lắp đặt trên bề mặt bắt lửa bình thường

4.17. Lỗ thoát nước

4.18. Khả năng chống ăn mòn

4.19. Bộ mồi

4.20. Đèn điện sử dụng trong điều kiện có rung lắc - Yêu cầu về rung

4.21. Tấm che bảo vệ

4.22. Phụ kiện cho bóng đèn

4.23. Nửa đèn điện

4.24. Bức xạ tia cực tím

4.25. Nguy hiểm về cơ

4.26. Bảo vệ ngắn mạch

4.27. Khối đầu nối có tiếp điểm nối đất không bắt ren lắp liền

Mục 5 - Dây đi bên ngoài và dây đi bên trong

5.1. Yêu cầu chung

5.2. Đấu nối nguồn và dây đi bên ngoài khác

5.3. Dây đi bên trong

Mục 6 - Chưa sử dụng

Mục 7 - Quy định cho nối đất

7.1. Yêu cầu chung

7.2. Quy định cho nối đất

Mục 8 - Bảo vệ chống điện giật

8.1. Yêu cầu chung

8.2. Bảo vệ chống điện giật

Mục 9 - Khả năng chống bụi, vật rắn và hơi ẩm

9.1. Yêu cầu chung

9.2. Thử nghiệm đối với sự xâm nhập của bụi, vật rắn và hơi ẩm

9.3. Thử nghiệm ẩm

Mục 10 - Điện trở cách điện và độ bền điện, dòng điện chạm và dòng điện trong dây dẫn bảo vệ

10.1. Yêu cầu chung

10.2. Điện trở cách điện và độ bền điện

10.3. Dòng điện chạm và dòng điện trong dây dẫn bảo vệ và bảng điện

Mục 11 - Chiều dài đường rò và khe hở không khí

11.1. Yêu cầu chung

11.2 .Chiều dài đường rò và khe hở không khí

Mục 12 - Thử nghiệm độ bền và thử nghiệm nhiệt

12.1. Yêu cầu chung

12.2. Chọn bóng đèn và balát

12.3. Thử nghiệm độ bền

12.4. Thử nghiệm nhiệt (làm việc bình thường)

12.5. Thử nghiệm nhiệt (điều kiện không bình thường)

12.6. Thử nghiệm nhiệt (cuộn dây trong bộ điều khiển bóng đèn không đạt thử nghiệm)

12.7. Thử nghiệm nhiệt liên quan đến các điều kiện sự cố trong bộ điều khiển bóng đèn hoặc cơ cấu điện tử lắp trong đèn điện nhựa nhiệt dẻo

Mục 13: Khả năng chịu nhiệt, cháy và phóng điện bề mặt

13.1. Yêu cầu chung

13.2. Khả năng chịu nhiệt

13.3. Khả năng chịu lửa và chịu cháy

13.4. Khả năng chịu phóng điện bề mặt

Mục 14: Đầu nối bắt vít

14.1. Yêu cầu chung

14.2. Định nghĩa

14.3. Yêu cầu chung và nguyên tắc cơ bản

14.4. Thử nghiệm cơ

Mục 15: Đầu nối không bắt ren và mối nối điện

15.1. Yêu cầu chung

15.2. Định nghĩa

15.3. Yêu cầu chung

15.4. Hướng dẫn chung cho các thử nghiệm

15.5. Đầu nối và mối nối dùng cho dây đi bên trong

15.6. Thử nghiệm điện

15.7. Đầu nối và mối nối dùng cho dây đi bên ngoài

15.8. Thử nghiệm cơ

15.9. Thử nghiệm điện

Phụ lục A (quy định) - Thử nghiệm để xác định bộ phận dẫn là bộ phận mang điện có thể gây điện giật

Phụ lục B (quy định) - Bóng đèn thử nghiệm

Phụ lục C (quy định) - Điều kiện mạch không bình thường

Phụ lục D (qui định) - Hộp chống gió lùa

Phụ lục E (quy định) - Xác định độ tăng nhiệt của cuộn dây bằng phương pháp tăng điện trở

Phụ lục F (quy định) - Thử nghiệm điện trở đối với ứng suất ăn mòn của đồng và hợp kim đồng

Phụ lục G (quy định) - Đo dòng điện chạm và dòng điện trong dây dẫn bảo vệ

Phụ lục H - Để trống

Phụ lục I - Để trống

Phụ lục J (tham khảo) - Giải thích mã IP đối với các cấp bảo vệ

Phụ lục K (tham khảo) - Phép đo nhiệt độ

Phụ lục L (tham khảo) - Hướng dẫn để áp dụng tốt thiết kế đèn điện

Phụ lục M (quy định) - Xác định chiều dài đường rò và khe hở không khí

Phụ lục N (tham khảo) - Giải thích ghi nhãn đối với đèn điện không thích hợp để lắp trên bề mặt bắt lửa bình thường và được bọc vật liệu cách nhiệt

Phụ lục O - Để trống

Phụ lục P (quy định) - Yêu cầu về hấp thụ đối với tấm che bảo vệ lắp với đèn điện được thiết kế dùng cho bóng đèn halogenua kim loại phát bức xạ UV mức cao

Phụ lục Q (tham khảo) - Thử nghiệm sự phù hợp trong quá trình chế tạo

Phụ lục R (quy định) - Trình tự các điều sửa đổi có các yêu cầu nặng nề/khắc nghiệt hơn đòi hỏi sản phẩm phải được thử nghiệm lại

Phụ lục S (quy định) - Yêu cầu để nhận biết họ hoặc dãy đèn điện dùng cho thử nghiệm điển hình

Phụ lục T (tham khảo) - Tham chiếu đến cấp 0

Phụ lục U (tham khảo) - Chiều dài đường rò và khe hở không khí đối với đèn điện trong đó có thể đòi hỏi mức độ sẵn có cao hơn (chịu xung cấp III)

Phụ lục V (quy định) - Các yêu cầu thử nghiệm bổ sung đối với khối đầu nối có tiếp điểm nối đất không bắt ren lắp liền để nối trực tiếp đến hộp đèn điện hoặc đến các phần của thân đèn điện

Phụ lục W (quy định) - Thử nghiệm nhiệt khác đối với đèn điện nhựa nhiệt dẻo

Thư mục tài liệu tham khảo



1 Có phiên bản 2.1 (2005) gồm IEC 60432-2 (1999) và sửa đổi 1.

2 Các thử nghiệm và yêu cầu ở Phụ lục G này được lấy từ IEC 60990. Để có chi tiết, xem IEC 60990


tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương